Các Biện Pháp Xử Lý Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Nổi Tiếng

nội dung, cùng diễn đạt một đối tượng hoặc diễn đạt hai đối tượng tương tự nhau. Ngược lại sự khác biệt về ý nghĩa có thể loại trừ khả năng nhầm lẫn giữa hai hàng hóa mà thông thường xét về mặt cấu trúc được coi là tương tự (ví dụ Star và Start). Hai dấu hiệu thuộc hai ngôn ngữ khác nhau những có cùng nghĩa tiếng Việt thì vẫn có thể coi là tương tự.

Dấu hiệu bị coi là tương tự về hình thức thể hiện với nhãn hiệu nổi tiếng nếu toàn bộ hoặc một phần chủ yếu của nhãn hiệu được trình bày theo cùng một phong cách, trong đó màu sắc của dấu hiệu được coi là một yếu tố của phong cách trình bày. Sự tương tự phụ thuộc vào ấn tượng tổng thể về mặt thị giác mà dấu hiệu tác động tới người tiêu dùng. Hai dấu hiệu có nội dung trình bày giống nhau hoặc có các thành phần chủ yếu giống nhau thì chúng tương tự nhau (kể cả hình hai chiều và hình khối). Nếu hai dấu hiệu có thành phần đặc trưng chủ yếu chính là màu sắc thì sự giống nhau về màu sắc và cách sắp xếp màu sắc sẽ dẫn tới khả năng tương tự gây nhầm lẫn. Màu sắc trong một số trường hợp không đóng vai trò chủ yếu nhưng chúng có tác dụng làm tăng hoặc giảm sự tương tự giữa hai nhãn hiệu.

Như vậy, trong việc xác định dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng thì dấu hiệu trùng xác định tương đối dễ dàng còn dấu hiệu tương tự xác định là rất khó khăn.

Ví dụ: Đơn đăng ký nhãn hiệu "MC" của Công ty cổ phần Sao Thái Dương (Hà Nội)

Về mặt dấu hiệu, đơn đăng ký chỉ chứa một phần dấu hiệu của nhãn hiệu nổi tiếng "MCDONALD", về mặt hàng hóa, mỹ phẩm thuộc nhóm 3 là khác biệt hoàn toàn với các sản phẩm thuộc Nhóm 29, 30 và 42 mang nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, do uy tín và ảnh hưởng sâu rộng của nhãn hiệu

« MCDONALD » nên khách hàng vẫn có khả năng bị nhầm lẫn rằng hàng hóa theo đơn đăng ký do tập đoàn MCDONALD’S CORPORATION (Hoa Kỳ) cung cấp. Vì vậy, căn cứ vào Điều 75 Luật SHTT, Cục SHTT đã từ chối

cấp văn bằng bảo hộ cho đơn vị trên với lý do tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng.

Ngoài ra, ta có thể tham khảo đến bản Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu gây xung đột). Theo đó, nhãn hiệu sẽ bị coi là gây xung đột với nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu này hoặc một phần của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt trước, sự phiên dịch hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng. Có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu hoặc phần cơ bản của nhãn hiệu này được sử dụng là đối tượng của đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Không kể đến các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này là đối tượng của đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký. Nhãn hiệu này sẽ bị coi là xung đột với nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu này hoặc một phần cơ bản của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng và khi có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

- Sự sử dụng nhãn hiệu đó biểu thị một mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, là đối tượng của đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký và của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng và có nguy cơ đe dọa đến lợi ích của họ;

- Sự sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng làm suy yếu hoặc lu mờ theo cách không công bằng những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Sự sử dụng nhãn hiệu đó có thể sẽ gây bất lợi cho những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng.

Chúng ta cần phải phân biệt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam - 11

Trên thế giới, điều chỉnh pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã bắt đầu từ thế kỷ XIX. Tại Điều 10 bis của Công ước Paris năm

1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã có quy định: "Tạo thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh mọi hành vi đi ngược lại các tập quán trung thực trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại". Luật cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam tại Điều 3 khoản 4 quy định: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng.

Tiếp theo đó, Điều 39 của Luật Cạnh tranh liệt kê 09 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Như vậy, bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là mọi hành vi trái với các chuẩn mực trung thực và lành mạnh trong quan hệ thương mại, gây thiệt hại chủ yếu đến doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu bao gồm hành vi cố tình tạo ra sự nhầm lẫn về cơ sở sản xuất, sản phẩm hoặc hoạt động kinh doanh của một đối thủ cạnh tranh; viện dẫn hoặc chỉ dẫn tạo nên sự nhầm lẫn trong suy nghĩ của công chúng về bản chất, phương thức sản xuất, đặc tính, khả năng ứng dụng hoặc số lượng hàng hoá…

Điều 130 Luật SHTT 2005 đã qui định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu (bao gồm cả nhãn hiệu nổi tiếng), có thể chia thành hai nhóm như sau: nhóm thứ nhất về sử dụng chỉ dẫn thương mại liên quan đến nhãn hiệu gây nhầm lẫn về nguồn gốc, đặc điểm, điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ; nhóm thứ hai về sử dụng tên miền gây nhầm lẫn với nhãn hiệu. Cả hai hành vi hành vi xâm phạm quyền và hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hai hành vi này về cơ bản là khác nhau. Đó chính là sự khác nhau về phạm vi áp dụng, yếu tố chủ thể và yếu tố lỗi.

Một là, về phạm vi áp dụng, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không chứng minh mình là nổi tiếng thì không thể căn cứ vào pháp luật về SHTT để bảo vệ khi bị xâm phạm. Tuy nhiên, cũng trong trường hợp này lại hoàn toàn có thể áp dụng Luật cạnh tranh để điều chỉnh, theo đó hành vi sử dụng chỉ dẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không phụ thuộc vào việc dấu hiệu chỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa. Từ sự phân tích này có thể thấy những "đối tượng có liên quan đến SHTT" thuộc phạm vi áp dụng Luật cạnh tranh rộng hơn so với pháp luật về SHTT. Các đối tượng như khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng, bao bì… nếu không được bảo hộ bằng các quy định riêng về SHTT thì hoàn toàn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo vệ trong Luật cạnh tranh.

Hai là yếu tố chủ thể, chủ thể hành vi cạnh tranh không lành mạnh là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan (Điều 3 khoản 1 Luật cạnh tranh). Chủ thể hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là bất kỳ chủ thể nào vi phạm độc quyền của chủ sở hữu đã được pháp luật quy định. Có thể lấy một ví dụ hình tượng như một doanh nghiệp tại Cà Mau đã copy nguyên vẹn một nhãn hiệu đã đăng ký cho cùng nhóm sản phẩm của doanh nghiệp khác có trụ sở và phạm vi hoạt động tại Cao Bằng. Giả sử rằng hai doanh nghiệp này không có quan hệ cạnh tranh với nhau trên thị trường địa lý liên quan (do ở quá xa nhau), thì chủ nhãn hiệu vẫn hoàn toàn có thể kiện về hành vi vi phạm quyền SHTT nhưng sẽ không thể kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Ba là yếu tố lỗi, Điều 40 của Luật cạnh tranh chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn phải "nhằm mục đích cạnh tranh", do đó không thể nói tới cạnh tranh không lành mạnh khi mà người chủ thể không biết mình đang thực hành vi bị cấm. Nghĩa là việc xác định yếu tố lỗi là rất quan trọng trong việc xem xét hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN lỗi không phải là yếu tố bắt buộc, dựa trên hành vi xâm phạm độc

quyền mà không cần quan tâm đến yếu tố lỗi đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN.

Qua phân tích trên có khẳng định việc tồn tại song song hai hành vi phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng và hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng là một sự bổ sung cho nhau. Trong các vụ việc mà các chủ thể kinh doanh không có căn cứ viện dẫn tới các quy định của pháp luật về SHTT để bảo vệ thành quả đầu tư, trí tuệ của mình, thì có thể tìm thấy các quy định trong Luật cạnh tranh và quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong Luật SHTT như là công cụ pháp lý tự vệ.

2.5.2. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Khi có hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền của mình. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà pháp luật cho phép chủ sở hữu được áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau.

Trước khi có Hiệp định TRIPS, pháp luật quốc tế về SHTT hầu như không có các qui định liên quan đến việc thực thi quyền SHTT. Hiệp định TRIPS được coi là một thành tựu của pháp luật quốc tế liên quan đến vấn đề này. Một trong những đặc điểm chính và tiến bộ của TRIPS là đã quan tâm rất nhiều đến lĩnh vực thực thi quyền thông qua các thủ tục được qui định trong pháp luật của các quốc gia thành viên cũng như chuẩn mực tối thiểu liên quan đến việc bảo vệ quyền SHTT. Phần 3 của TRIPS qui định về các thủ tục các biện pháp bảo vệ quyền SHTT ở các quốc gia thành viên trong đó có các biện pháp dân sự, hình sự, hành chính và biện pháp kiểm soát biên giới. Tuy nhiên, biện pháp hình sự và kiểm soát biên giới chỉ được áp dụng đối với hai đối tượng của quyền SHTT là hàng giả nhãn hiệu và vi phạm quyền tác giả, đồng thời cũng cho phép các quốc gia mở rộng đối tượng áp dụng hai biện pháp này sang đối tượng khác của quyền SHTT.

Nếu so sánh với pháp luật Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng Luật Sở hữu trí tuệ của chúng ta hoàn toàn phù hợp với các qui định của TRIPS. Không những thế, các qui định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các biện pháp bảo vệ quyền SHTT còn mở rộng và tiến bộ hơn mức tối thiểu mà TRIPS qui định. Pháp luật nước ta thừa nhận nhiều biện pháp bảo vệ quyền SHTT bao gồm: biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT. Luật SHTT cũng không giới hạn áp dụng các biện pháp cụ thể cho từng đối tượng của quyền SHTT mà các biện này được áp dụng cho tất cả các đối tượng. Việc qui định nhiều biện pháp bảo vệ quyền SHTT khác nhau cũng xuất phát từ chính sự phong phú, đa dạng của các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Hơn nữa, qui định nhiều biện pháp bảo vệ quyền SHTT còn nhằm xử lý hiệu quả hành vi xâm phạm quyền SHTT; bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của tác giả; chủ sở hữu các đối tượng SHCN và chủ thể quyền liên quan khác.

Khi có hành vi xâm phạm, việc xác định các biện pháp nào sẽ được áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu dựa vào hai yếu tố: một là sự lựa chọn của người bị xâm phạm; hai là tính chất, mức độ xâm phạm. Chủ thể quyền SHTT có thể lựa chọn các biện pháp bảo vệ khác nhau. Bên cạnh đó, dựa vào hành vi cũng như tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm, cơ quan nhà nước lựa chọn áp dụng các biện pháp bảo vệ được pháp luật qui định.

2.5.2.1. Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự là biện pháp mà các bên trong quan hệ dân sự thông qua nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí nhà nước (thông qua hệ thống pháp luật. Bản chất của biện pháp dân sự là điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, chủ thể tham gia bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý.

Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng thông qua biện pháp dân sự là việc chủ sở hữu nhãn hiệu, người có quyền sử dụng hợp pháp nhãn

hiệu (người được thừa kế quyền sở hữu nhãn hiệu, người nhận chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu…) trên cơ sở các quyền được pháp luật qui định thông qua tòa án nhân dân nộp đơn khởi kiện yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ nên khi có hành vi xâm phạm, nếu gây ra thiệt hại cho chủ thể quyền thì chủ thể quyền có quyền yêu cầu đòi bồi thường từ phía người vi phạm. Bên vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại trực tiếp cho bên bị vi phạm về những tổn thất mà mình gây ra. Trong biện pháp dân sự có biện pháp tự bảo vệ.

- Biện pháp tự bảo vệ:

Tự bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng là việc chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng tự mình đứng ra tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhằm khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi chúng bị xâm phạm.

Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam, được ghi nhận tại Điều 9, quyền tự bảo vệ tài sản tại Điều 169, Bộ luật dân sự năm 2005 và được cụ thể hóa tại Điều 198, Luật SHTT năm 2005.

Việc tự bảo vệ là một nhu cầu cần thiết trong mọi phương thức bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản nói chung và các quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến đối tượng quyền SHTT được bảo hộ nói riêng, trong đó có bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Biện pháp tự bảo vệ được thể hiện trước hết ở hành vi tiến hành các thủ tục cần thiết để xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng đồng thời áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa các hành vi xâm phạm. Khi có hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng xảy ra, chủ thể quyền có thể lựa chọn các biện pháp bảo vệ quyền của mình như: dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền; yêu cầu tổ chức, các nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm;

buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm hoặc khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình (Điều 198 Luật SHTT).

Có thể nói rằng biện pháp tự bảo vệ là biện pháp thể hiện cao nhất sự tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Nó thể hiện sự chủ động trong việc áp dụng các biện pháp áp dụng mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào. Trong quá trình giải giải quyết tranh chấp, các chủ thể có thể hòa giải, thương lượng với nhau để chấm dứt tranh chấp vào bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó, biện pháp này có ưu điểm là các chủ thể có thể dễ dàng áp dụng mà không phụ thuộc vào sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm trong một chừng mực nhất định. Hơn nữa, biện pháp tự bảo vệ là biện pháp có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm thời gian, chi phí. Trong khi việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khởi kiện không chỉ tốn kém về thời gian cho việc giải quyết theo trình tự tố tụng mà còn tốn kém chi phí cho việc tham gia tố tụng, chi phí giám định. Vì vậy, có thể nói rằng biện pháp tự bảo vệ mang lại hiệu quả nhanh chóng, có khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm ngay từ đầu. Tuy nhiên, do tính chất của biện pháp này là không có tính cưỡng chế nhà nước nên trong các trường hợp người có hành vi xâm phạm không tự nguyện chấm dứt hành vi xâm phạm thì biện pháp này chưa phát huy được tối đa hiệu quả trên thực tế.

- Các chế tài dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm

Điều 202 Luật SHTT 2005 qui định cho các chủ thể có quyền yêu cầu tòa án áp dụng các chế tài dân sự để xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng.

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm

Buộc chấm chấm dứt hành vi xâm phạm có nghĩa là tòa án ra một phán quyết buộc người đang thực hiện hoặc có nguy cơ sẽ thực hiện hành vi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022