phạm các quyền này khá phổ biến, điều này được thể hiện rõ là cứ mỗi khi có một sản phẩm uy tín nào đó bán chạy trên thị trường thì hầu như ngay lập tức có hàng giả. Hiện nay, tình trạng lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng xâm phạm quyền SHCN, hay nói rộng ra là quyền SHTT, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tình hình vi phạm quyền SHCN đang có xu hướng gia tăng nhất là đối với nhãn hiệu trong đó có nhãn hiệu nổi tiếng, có uy tín. Hàng hóa làm giả thường nhái theo nhãn hiệu hoặc trùng kiểu dáng nhằm đánh lừa khách hàng. Đặc biệt hàng giả xâm phạm quyền SHCN xuất hiện ngay cả ở những trung tâm thương mại, các siêu thị trong cả nước, ở nhiều mặt hàng khác nhau, từ những sản phẩm đơn giản như hộp diêm, gói tăm đến những mặt hàng có giá trị như ti vi, tủ lạnh, xe máy và cả những mặt hàng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Thị trường hàng giả bùng phát mạnh đến mức bảo động trong những năm gần đây, nhất là khi nền kinh tế thế giới dần hội nhập.Theo thống kê của Tổ chức Hải quan thế giới thì mức tiêu thụ hàng giả lên tới gần 500 tỷ USD trong năm 2006, chiếm từ 5-7% lượng hàng hóa toàn cầu [42]. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ không những ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu mà cả người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng. Xin đưa ra một ví dụ hai nhãn hiệu National và Panasonic là hai nhãn hiệu nổi tiếng và thường bị làm giả. Sau khi mua lại nhãn hiệu National, Panasonic đã hợp nhất hai nhãn hiệu này lại tưởng chừng sức sản xuất và sức cạnh tranh được tăng lên gấp bội. Nhưng cuối cùng Công ty điện tử Panasonic cố gắng sử dụng nhãn hiệu National một thời gian rồi quyết định xóa thương hiệu nổi tiếng này nguyên nhân chính là hàng gia dụng National bị làm giả tràn lan không thể quản lý được chất lượng. Hay như nhãn hiệu Chè đắng Cao Bằng một sản phẩm có uy tín, được bầu chọn danh hiệu "Cúp vàng thương hiệu Việt", "Hàng Việt Nam chất lượng cao", "Huy chương vàng thực phẩm an toàn", "Tóp - ten ngành nông - thủy hải sản"… nhưng Công ty chè đắng Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng đã bị thiệt hại nặng nề vì tin đồn thất thiệt và nạn hàng giả.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng.
Thứ nhất, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ luôn tạo ra "siêu lợi nhuận" nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia, kể cả những người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhất là những nhãn hiệu nổi tiếng thì hiện tượng làm giả càng nhiều và càng tinh vi.
Thứ hai, trong quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phần làm nên những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, còn phát sinh những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần với tính cạnh tranh cao và diễn biến phức tạp của nước ta. Các mặt hàng nội địa tuy đa dạng, phong phú và có cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện thu nhập bình quân thấp, giá hàng hoá sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao tạo nên sự bất cân đối. Vì vậy, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp "như thật" mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, không ít doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu sự tôn trọng người tiêu dùng, vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản phẩm được bảo hộ có uy tín, chất lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. Vì vậy, việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm SHTT tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.
Thứ ba, phần lớn các chủ SHTT chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm SHTT đối với sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng còn rất hạn chế. Hiện nay rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên chăm lo về SHTT, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có
chiến lược về SHTT, coi vấn đề SHTT là bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tài sản trí tuệ chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản thông thường. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lượng hàng hóa nhưng lại quên mất khâu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình ở những khu vực thị trường đã và sẽ phát triển. Nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả các sản phẩm của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Có những doanh nghiệp do sợ bị ảnh hưởng đến doanh số và mức tiêu thụ sản phẩm, không dám công khai về sản phẩm bị làm giả. Có những sản phẩm làm giả tinh vi đến mức chính doanh nghiệp sản xuất cũng không phát hiện được, đến khi biết, tuy có một số biện pháp khắc phục nhưng không đáng kể, coi như "chấp nhận sống chung với hàng giả".
Trong khi đó, những quy định về SHTT và hành vi xâm phạm SHTT lại chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ, đặc biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài xử lý mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm.
Thứ tư, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền SHTT còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 loại cơ quan (Ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan) cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm. Theo thông lệ ở các nước trên thế giới thì tòa án phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vai trò của tòa án rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Mỗi năm có tới hàng nghìn vụ vi phạm sở hữu trí tuệ được xử lý bởi các cơ quan hành chính, nhưng số vụ được đưa ra xét xử tại tòa án lại rất ít. Chưa kể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn
đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến SHTT, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ máy tính…
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Xử Lý Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Nổi Tiếng
- Biện Pháp Hành Chính, Hình Sự Và Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất, Nhập Khẩu Qua Biên Giới
- Thực Trạng Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Ở Việt Nam
- Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sự hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quan trọng hơn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới cần tiến hành một số giải pháp sau:
Một là, về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Các điều kiện đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo qui định Luật SHTT đã có nhưng việc áp dụng các điều kiện này thế nào khi đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng chưa được qui định rõ ràng.
Qua việc phân tích các tiêu chí Điều 75 Luật SHTT, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều các quy định mang tính chất định lượng, ví dụ như số lượng các quốc gia, số lượng người tiêu dùng...Vấn đề đặt ra ở đây là khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét một nhãn hiệu có phải là nổi tiếng không thì các tổ chức, cá nhân cần phải cung cấp số lượng bao nhiêu quốc gia mà nhãn hiệu đã được đăng ký, 30, 50 hay 70, vấn đề tương tự cũng đặt ra đối với số lượng người tiêu dùng. Nếu ở các quốc gia khác theo hệ thống luật Anh Mỹ, thì những quy định này thường được áp dụng dựa vào án lệ. Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thông luật Việt Nam, không thừa nhận án lệ như một nguồn gốc của luật. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn về vấn đề này để dễ dàng trong qua trình áp dụng thống nhất pháp luật.
Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong Điều 75 khoản 6 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại Điều 4 khoản 20 Luật SHTT. Định nghĩa tại Điều 4 của Luật SHTT chỉ yêu cầu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần được người tiêu dùng biến đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong khi tiêu chí lại nêu số lượng quốc gia bảo hộ, số lượng quốc gia công nhận. Theo tôi, cũng cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Còn một thực tế hiện nay ở Cục SHTT là việc công nhận một nhãn hiệu nổi tiếng trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào sự hiểu biết và nhận định của thẩm định viên. Việc từ chối bảo hộ một nhãn hiệu với lý do tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng chỉ căn cứ vào ý kiến chủ quan của thẩm định viên mà không cần tới ý kiến cũng như những bằng chứng chứng mình của chủ nhãn hiệu được cho là nổi tiếng. Trong trường hợp này dường như cơ quan nhà nước đã làm thay chủ nhãn hiệu nổi tiếng trong việc bảo vệ quyền mà không cần tính tới việc nếu không có căn cứ chứng minh thì chưa chắc nhãn hiệu đó đã là nổi tiếng và nhận định của thẩm định viên đã là chính xác. Có thể thấy rõ qua trường hợp nhãn hiệu "SH" sử dụng cho sản phẩm xe máy và phụ tùng xe máy. Rất nhiều đơn đăng ký của các chủ thể khác nhau có sử dụng thành phần chứ này đã bị từ chối bảo hộ vì tương tự với xe SH "được coi là nổi tiếng" hoặc "được coi là sử dụng rộng rãi" của công ty Honda (đơn 4-2004-12171, 4-2006-00642,4-2006-01777). Thế nhưng khi chính Công ty Honda đăng ký bảo hộ nhãn này thì lại bị từ chối với những nhãn đã đăng ký trước đó. Điều này chỉ có thể giải thích là do nhận định khác nhau của các thẩm định viên. Thực tế này nói lên việc thiếu những qui định hướng dẫn trong việc áp dụng luật dẫn đến các cách hiểu và áp dụng khác nhau. Do vậy, rất cần thiết phải có văn bản hướng dẫn chi tiết việc áp dụng luật để các quyết định do cơ quan nhà nước đưa ra thống nhất với nhau và đúng pháp luật.
Hai là, các tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng cần dành phần chủ động cho các doanh nghiệp bằng cách quy định thêm rằng doanh nghiệp có thể đệ trình bất kỳ yếu tố nào của doanh nghiệp mình để chứng minh cho
nhãn hiệu là nổi tiếng, Cục SHTT sẽ xem xét các yếu tố đó và quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng hay không. Đồng thời, cần phải có bảng danh sách nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam.
Một số nước trên thế giới ban hành danh mục các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng và được bổ sung liên tục hàng năm như Mỹ, Nhật Bản. Việc ban hành danh mục các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tránh tình trạng tranh chấp phát sinh khi cùng một nhãn hiệu hàng hoá nhưng quốc gia này công nhận là nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, quốc gia khác lại không công nhận. Đây cũng là một văn bản cần thiết mà Việt Nam cũng cần xem xét để ban hành.
Ba là, hoàn thiện các quy định pháp luật SHTT về việc xác định các hành vi xâm phạm nhất là xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng. Với vai trò quan trọng của nhẫn hiệu nổi tiếng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế đất nước thì tình trạng giả nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng nhiều, khó kiểm soát đã gây thiệt hại cho các nhà sản xuất. Để bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, đòi hỏi pháp luật phải có cơ chế bảo vệ hiệu quả. Theo đó, xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng là việc vô cùng quan trọng và cũng rất khó khăn. Theo qui định tại Điều 129 thì việc xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng khi có dấu hiệu "trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng". Việc xác định yếu tố được coi là trùng với phạm nhãn hiệu nổi tiếng tương đối dễ dàng, tức là dấu hiệu hàng hóa, dịch vụ xâm phạm giống hệt nhãn hiệu nổi tiếng cả về hình thức, cấu tạo…Nhưng việc xác định dấu hiệu được coi là tương tự với phạm nhãn hiệu nổi tiếng là rất khó khăn. Tương tự đến mức độ nào thì bị coi là xâm phạm. Theo thông tư 01/2007/BKHCN Điều 39 khoản 39.8 (i) thì dấu hiệu được coi là tương tự khi dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc hoặc/và nội dung hoặc/và cách phát âm hoặc/và ý nghĩa hoặc/và hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có
cùng một nguồn gốc. Có những dấu hiệu chỉ tương tự nhãn hiệu nổi tiếng một phần hoặc nội dung hoặc hình thức, người tiêu dùng cũng không nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ nhưng hành vi này cũng gây thiệt hại cho nhãn hiệu nổi tiếng. Pháp luật phải qui định rõ ràng hơn về vấn đề này.
Bốn là, bổ sung thêm các qui định về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là ngăn chặn nguy cơ xảy ra thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc kịp thời bảo toàn các chứng cứ chứng minh cho hành vi xâm phạm. Nhất là với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là rất cần thiết. Vì hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng rất lớn, quy mô, khối lượng lớn và rất tinh vi. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với việc ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hoá vi phạm vào các kênh thương mại và bảo vệ chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm. Vì những lý do này, Hiệp định TRIPS (Điều 50) và Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (Bilateral Trade Agreement-BTA) đều cho phép các cơ quan tư pháp được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng. Quy định biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tụng cần thiết, bởi vì, thủ tục này giúp chủ sở hữu thực hiện quyền này một cách đúng đắn, trong nhiều trường hợp thủ tục này giúp chủ sở hữu có thông tin và chứng cứ xác đáng để khởi kiện. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, tuy nhiên theo quy định Bộ luật, đương sự nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn thời cùng với nộp đơn khởi kiện, chứ không có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện. Đây là quy định chưa tương thích giữa Bộ luật Tố tụng dân sự của nước ta với Hiệp định TRIPS và Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ.
Để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hiệp định TRIPS (Điều 50) cũng quy định việc thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được thực hiện trong thời hạn nhất định và theo yêu cầu
của bị đơn, lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được xem xét lại, trong đó có cả việc nghe bị đơn trình bày ý kiến để đi đến quyết định sửa đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên biện pháp đó. Nội dung này cũng chưa được quy định trong Bộ luật Tố tụngđân sự năm 2004.
Vì vậy, do đặc thù của SHTT nhất là hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng hiện nay ngày càng nhiều, đa dạng Luật SHTT nên qui định cho phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện cũng là để phù hợp với pháp luật quốc tế.
Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, đưa nội dung giáo dục vào nhà trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền. Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết. Nâng cao hơn nữa vai trò của tòa án trong việc xét xử nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bảy là, tiếp tục tăng cường vai trò quản lý và điều hành của nhà nước, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sản xuất hàng hoá trong nước đủ sức cạnh tranh đối với hàng hóa ngoại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; hạn chế lạm phát và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tăng cường vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà