chống lại sự sử dụng của bị đơn đối với nhãn hiệu hàng hóa tương tự với nhãn hiệu của nguyên đơn nhưng chỉ cho những hàng hóa phi cạnh tranh.
Khái niệm về "sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa" được hiểu là sự làm giảm đi khả năng của NHNT trong việc nhận biết và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ, bất kể có tồn tại hay không tồn tại một sự cạnh tranh giữa chủ sở hữu NHNT và các bên khác, hay khả năng gây nhầm lẫn, lỗi lầm hay lừa dối. Định nghĩa này rõ ràng đã khẳng định rằng nguy cơ gây nhầm lẫn, mặc dù là một căn cứ cơ bản của sự xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa, không phải là một yếu tố được yêu cầu cho sự lu mờ theo quy định của pháp luật [29, tr. 35].
Thực tế ở Việt Nam cho thấy khái niệm "sự lu mờ của nhãn hiệu" đang còn rất xa lạ, tuy nhiên hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu nổi tiếng từ những đối tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật thì đã tồn tại từ rất lâu rồi. Việc cụ thể hóa thành quy định pháp luật yếu tố lu mờ về nhãn hiệu sẽ góp phần nâng cao khả năng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3.3.3. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong cơ chế thực thi bảo hộ Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, một quốc gia đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực thi quyền SHTT phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, tương thích với pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới đang một là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Để thực hiện được những mục tiêu đó, cần tuân thủ triệt thể các nguyên tắc cơ bản trong cơ bản trong cơ chế thực thi quyền SHTT:
Nguyên tắc hiện đại và khoa học:
Cơ chế thực thi phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Điều ước quốc tế về NHNT nói riêng, SHTT nói chung mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia ký
kết, đồng thời về cơ bản phải tương thích với hệ thống thực thi pháp luật NHNT của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Cơ chế thực thi quyền SHTT phải được xây dựng khoa học, đồng bộ, hệ thống và chặt chẽ, góp phần thúc đẩy hoạt động SHTT ở Việt Nam ngày càng ngang tầm khu vực và quốc tế.
Nguyên tắc hiệu quả:
Có thể bạn quan tâm!
- Những Quy Định Pháp Luật Và Thực Tiễn Bảo Hộ Nhãn Tiếng Của Việt Nam
- Các Trường Hợp Bị Xem Là Vi Phạm Nhãn Hiệu Nổi Tiếng
- Xây Dựng Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Về Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Mang Tính Thống Nhất, Đồng Bộ Và Lâu Dài
- Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện rõ nét nhất ở hệ thống các biện pháp chế tài phải thích hợp và đủ mạnh: thủ tục tiến hành các biện pháp phải linh hoạt, nhanh chóng và thuận lợi; các cơ quan thực thi phải phát huy có hiệu quả thẩm quyền và năng lực.
Nguyên tắc đúng đắn và công bằng:
Theo nguyên tắc này, hệ thống thực thi quyền SHTT phải có biện pháp đúng đắn và công bằng được quy định và áp dụng. Mọi người đều có cơ hội ngang nhau trong việc tham gia các quan hệ pháp luật liên quan đến quyền bảo hộ NHNT. Các thủ tục thực thi không hạn chế một cách bất hợp lý với bên nào. Quyết định giải quyết các vụ việc phải khách quan, có cơ sở, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Nguyên tắc thủ tục minh bạch, đơn giản mà không quá tốn kém:
Ý nghĩa nguyên tắc này là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các bên tham gia và thực hiện quyền tự bảo vệ trong các vụ tranh chấp. Mọi quy định về thủ tục phải được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng, công khai. Các quy định về thủ tục quá rườm rà, phiền phức hoặc không được công tố không phù hợp với nguyên tắc này.
Nguyên tắc cân bằng lợi ích:
Theo nguyên tắc này, việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT phải tạo được sự hài hòa và cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa chủ sở hữu quyền SHTT nói chung, NHNT nói riêng và cộng đồng xã hội.
3.3.4. Nâng cao ý thức và trình độ nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam
Muốn nâng cao ý thức và trình độ nhận thức của cộng đồng về vấn đề NHNT phải thông qua một quá trình phổ biến tuyên truyền, giáo dục đào tạo mang tính hệ thống. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thông tin về vấn đề NHNT ở Việt Nam còn những hạn chế như sau:
- Khả năng tiếp cận nguồn thông tin chưa mang tính hệ thống
- Nội dung, chất lượng thông tin chưa được cập nhập đầy đủ
- Tra cứu chưa thuận tiện, chưa dễ dàng, vì số lượng tư liệu giấy đang còn nhiều và còn rào cản về ngôn ngữ
- Đối tượng phục vụ công tác tuyên truyền còn hạn hẹp
- Các hình thức tuyên truyền còn nhiều hạn chế vì trình độ nhận thức và hiểu biết về SHTT nói chung, NHNT nói tiêng của các tầng lớp trong xã hội còn thấp.
Về lâu dài để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ý thức của cộng đồng chúng ta cần có những định hướng cơ bản như sau:
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm xây dựng một hệ thống thông tin về nhãn hiệu và NHNT đủ năng lực, hiện đại và hiệu quả:
+ Nâng cao năng lực tài nguyên thông tin
+ Nâng cao năng lực vận hành của hệ thống thông tin về quyền SHTT
+ Đào tạo bồi dưỡng các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý nhằm đảm bảo một đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ làm chủ hệ thống thông tin hiện đại.
- Cải tiến các hình thức tuyên truyền và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và kiến thức về quyền SHTT nói chung, nhãn hiệu và NHNT nói riêng:
+ Đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền cũng như đối tượng tham gia tuyên truyền.
Cục sở hữu nên công khai trước công chúng những thông tin liên quan đến các nhãn hiệu, các doanh nghiệp bị từ chối đăng ký nhãn hiệu do vi phạm các quy định về NHNT. Bên cạnh đó các cơ quan tòa án khi xử lý các vụ án liên quan đến NHNT cần mạnh tay hơn nữa để mang tính răn đe, tuyền truyền và nếu có thể nên xử lưu động các vụ án này để các doanh nghiệp cũng như nhân dân được nhận thức rõ hơn.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo mang tính quốc tế, quốc gia hay nhỏ hơn là cấp khu vực hoặc trong các trường học, các cuộc thảo luận của sinh viên.
+ Tăng cường công tác giáo dục đào tạo trong các trường học từ cấp phổ thông đến cao đẳng, đại học, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến SHTT nói chung, nhãn hiệu và NHNT nói riêng.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các chính phủ các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ các chương trình hợp tác về SHTT, đồng thời phát huy mạnh mẽ tiềm lực trong nước.
Có thể nói, Nhà nước đóng vai trò chính yếu trong việc xây dựng và vận hành cơ chế bảo hộ đối với nhãn hiệu. Vai trò này không chỉ được thể hiện thông qua việc hoạch định chính sách và ban hành pháp luật mà còn thể hiện ở việc thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống thực thi bảo hộ trên thực tế, trên cơ sở phát huy vai trò của các cơ quan chức năng cũng như sự hiểu biết, phối hợp của các tổ chức kinh tế, xã hội cũng như quần chúng nhân dân. Trong quá trình Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế quốc tế, dưới tác động ngày càng sâu động của xu hướng toàn cầu hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung, nhãn hiệu nói riêng là yêu cầu cấp bách hiện nay.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa đang là xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới, được nhắc đến ở khắp mọi nơi trong nhiều lĩnh vực. Ý nghĩa của toàn cầu hóa không chỉ giới hạn trong phạm vi lĩnh vực kinh tế mà còn liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, bao gồm cả hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật SHTT nói riêng của mọi quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa đã ngày càng xóa bỏ ranh giới quốc gia và thiết lập một thị trường thế giới toàn cầu bỏ qua những khác biệt về chính trị, văn hóa, truyền thống và rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các dân tộc, thị trường, và nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, vấn đề xâm phạm các giá trị của quyền SHTT cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này mang lại những thách thức không nhỏ cho việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, đặc biệt là đối với nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, sự phổ biến của mạng internet toàn cầu, việc khai thác hệ thống vệ tinh nhân tạo giúp kết nối người tiêu dùng với nhãn hiệu và sản phẩm mang nhãn hiệu ngày càng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Một nhãn hiệu thông thường ở một nước vì thế có cơ may trở nên nổi tiếng trên khắp toàn cầu. Điều này đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng bởi nguyên tắc pháp lý truyền thống đôi khi không thể phát huy hết tác dụng của mình. Do vậy trong bối cảnh hiện đại nhu cầu xây dựng và phát triển một cơ chế pháp lý chung mang tính toàn cầu nhằm bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ngày càng trở nên cần thiết.
Những kết quả của quá trình nghiên cứu cho thấy hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHNT đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất hài hòa với
các chuẩn mực pháp lý quốc tế cũng như pháp luật các nước. Đây là sự nỗ lực của Nhà nước trong việc tiếp thu những kinh nghiệm của các nước khác cũng như tham gia vào quốc tế hóa các quy định của khuôn khổ pháp lý quốc tế. Hệ thống này không chỉ đóng vai trò quyết định trong việc bảo hộ một cách hiệu quả các quyền và lợi ích của chủ sở hữu mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, đặc biết là các quan hệ kinh tế quốc tế.
Có thể thấy, Nhà nước ta đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của một hệ thống chính sách và pháp luật về SHTT nói chung, nhãn hiệu nói riêng đối với sự phát triển của quốc gia và có những nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác lập pháp. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả trong việc tạo ra một hệ thống pháp lý tiến bộ về bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ cần có những kế hoạch và chiến lược cụ thể, rõ ràng để nâng cao và phát triển hệ thống bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời tăng cường chế độ pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Nhất là khi khoảng cách giữa hệ thống pháp luật Việt Nam và các hệ thống pháp luật khác, cụ thể là hệ thống pháp luật EU vẫn còn xa.
Việt Nam cần có những giải pháp mang tính hiệu quả hơn tác động đa chiều đến các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đặc biệt là trong công tác lập pháp, cần xây dựng một hệ thống pháp luật về NHNT mang tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả thực thi cao. Việc ban hành Luật Nhãn hiệu là yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay. Đây là một xu hướng tất yếu mà các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện từ lâu, như Pháp ban hành Bộ luật SHTT (Intellectual Property Code), Trung Quốc ban hành Luật nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Law), Canada ban hành Luật nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Act)... Nhà nước cũng cần xem xét việc xây dựng và công bố danh mục nhãn hiệu nổi tiếng hay rất nổi tiếng trên thế giới mà chúng được biết đến hoặc sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, thông qua các kênh thương mại hay qua hoạt
động quảng cáo hoặc xúc tiến thương mại. Bên cạnh việc xây dựng danh mục nhãn hiệu nổi tiếng thế giới nhà nước cũng cần xây dựng một danh mục nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bao gồm những nhãn hiệu nội địa được công chúng biết đến là sử dụng rộng rãi như: Cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc …. Từ đó có chính sách mở rộng và phát triển các nhãn hiệu đó ra thị trường nước ngoài. Việc thành lập một tòa án chuyên trách có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến lĩnh vực SHTT cũng là một yêu cầu tất yếu, khi mà trong thời điểm hiện nay, vai trò của Tòa án Việt Nam trong lĩnh vực SHTT còn hạn hẹp, trong khi các vụ việc xâm phậm quyền SHTT ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Chính phủ (1996), Nghị định số 63/CP ngày 24/10 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.
2. Chính phủ (2001), Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24/101996, Hà Nội.
3. Chính phủ (2006) Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.
4. Chính phủ (2006) Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
5. Cục Sở hữu trí tuệ (2002), Quy chế 40/94/EC của Hội đồng về nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
6. Cục Sở hữu trí tuệ (2002), Chỉ thị 104/89/EEC của Hội đồng hướng dẫn đầu tiên về hài hòa pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
7. Cục Sở hữu trí tuệ (2002), Bản khuyến nghị chung cho các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
8. Cục Sở hữu trí tuệ (2002), Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
9. Cục Sở hữu trí tuệ (2003), Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
10. Cục Sở hữu trí tuệ (2007), "Bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng", Tài liệu khóa đào tạo ngày 19-20: Thủ tục phản đối và khiếu nại đối với nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp, Hà Nội