Phương án 1: Xác định số tiền cần chuyển dựa trên số tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tính thêm lãi gộp theo tỷ lệ đầu tư sinh lời bình quân hàng năm của quỹ. Tuy nhiên việc tính toán này rất phức tạp vì mỗi người có mức đóng khác nhau, thời gian tham gia khác nhau, việc chuyển đổi khác nhau, việc thực hiện lại do bảo hiểm xã hội cấp huyện đảm nhận nên sẽ gặp khó khăn.
Phương án 2: Tính cơ cấu theo thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện (ví dụ cơ cấu giữa bắt buộc và tự nguyện là 2/3, tức là 2 phần thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, 3 phần thời gian tham gia tự nguyện), sau đó tính mức lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc trợ cấp tử tuất của người đó theo mức thu nhập bình quân chung cả bắt buộc và tự nguyện, rồi phân bổ nguồn kinh phí chi trả cho người đó từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện theo cơ cấu nêu trên.
Thực hiện theo phương án này đảm bảo một cách tương đối việc phân bổ nguồn quỹ chi trả chế độ cho người lao động, đơn giản hơn trong quá trình thực hiện, đảm bảo cơ quan bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể thực hiện được và vẫn đảm bảo hạch toán, theo dòi riêng từng quỹ.
Thời điểm chuyển quỹ: Thực hiện chuyển quỹ định kỳ hàng tháng, khi giải quyết trợ cấp một lần theo dự toán hàng năm để đảm bảo nguồn chi trả chế độ cho người lao động.
Chương 2
QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN VÀ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. QUY ĐỊNH CỦA ILO VÀ MỘT SỐ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
2.1.1. Quy định của ILO về Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Khả Năng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Ở Việt Nam
- Các Nguyên Tắc Của Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Khái Quát Chung Về Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Thực Tế Thực Hiện Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Ở Việt Nam
- Những Kết Quả Bước Đầu Và Nhận Xét
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Tổ chức lao động Quốc tế ILO được thành lập vào ngày 11/4/1919 theo quyết định của Hội nghị thế giới họp ở Paris. Năm 1946 ILO trở thành cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc.
Mục tiêu của ILO là phấn đấu cải thiện điều kiện sống và làm việc thông qua các Công ước lao động Quốc tế và khuyến nghị đề ra tiêu chuẩn tối thiểu trong các lĩnh vực: tiền công, giờ làm việc, điều kiện tuyển dụng và an sinh xã hội, ILO cũng tiến hành nghiên cứu các hoạt động hợp tác kỹ thuật, kể cả dạy nghề và phát triển quản lý, để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, xóa bỏ thất nghiệp và đói nghèo, bảo vệ người lao động.
Tính đến tháng 5/1998, số thành viên của ILO là 173 nước. Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, ILO đã ban hành một số Công ước và Khuyến nghị. Một trong số đó phải kể đến Công ước 102 - Công ước quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội. Công ước 102 đã đưa ra 9 chế độ trợ cấp và khuyến nghị các quốc gia thành viên - tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể mà lựa chọn áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với mỗi quốc gia.
Các chế độ trợ cấp được ILO đưa ra đó là: trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, y tế, tàn tật, gia đình, thất nghiệp, tử tuất [13].
Đó là những quy định mang tính chuẩn mực quốc tế. Các nước thành viên tùy theo điều kiện cụ thể mà xem xét phê chuẩn áp dụng cụ thể. Hình
thức BHXH tự nguyện không phải là quốc gia nào cũng tiến hành. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia có hình thức bảo hiểm này đều thực hiện trên cơ sở nền tảng của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đây là hình thức phổ biến hiện nay, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển như Úc, Nhật, Cộng hòa Liên bang Đức... Điểm mấu chốt trong thực hiện hình thức bảo hiểm xã hội này là những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có mức thu nhập bình quân (được tính toán) theo quy định có thể tham gia bảo hiểm xã hội bổ sung tự nguyện để có mức trợ cấp cao hơn khi về hưu.
Việt Nam là thành viên của ILO, đã tham gia ILO trong các giai đoạn 1950-1976 và 1980-1985, sau đó gia nhập lại ILO vào năm 1992 sau khi bắt đầu quá trình đổi mới năm 1986.
Trên thực tế, kể từ năm 1990, ILO đã hoạt động trở lại ở Việt Nam vào thời điểm triển khai dự án ban hành Bộ luật Lao động với sự phối hợp của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật Lao động đầu tiên đã được soạn thảo với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO và được Quốc hội phê duyệt năm 1994, có hiệu lực từ ngày 1/1/1995.
Kể từ khi trở thành thành viên của ILO - từ năm 1992 đến nay, nước ta đã phê chuẩn 14 trên tổng số 196 Công ước của tổ chức này. Tuy nhiên, trong đó chúng ta chưa đủ điều kiện để phê chuẩn Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội. So sánh trong 9 chế độ trợ cấp quy định trong Công ước 102, Việt Nam còn thiếu chế độ trợ cấp: tàn tật, gia đình và trợ cấp thất nghiệp (riêng với trợ cấp thất nghiệp, Việt Nam sẽ thực hiện vào năm 2009).
2.1.2. Quy định của một số nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trên thế giới, đã có nhiều nước thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện, tuy nhiên mỗi nước có cánh thức tổ chức thực hiện và chế độ riêng, phù hợp với đặc điểm từng nước, như:
2.1.2.1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Pháp
Tại Pháp, bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời trước cả bảo hiểm thương mại, dưới dạng các quỹ tương tế. Từ cuối thế kỷ XIX, những đối tượng là người nông dân, thợ thủ công, người làm nghề đánh cá trên biển … Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Pháp áp dụng các chế độ sau:
- Bảo hiểm hưu trí;
- Bảo hiểm ốm đau, sinh đẻ, thương tật;
- Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp (bao gồm cả bệnh nghề nghiệp);
- Bảo hiểm thất nghiệp đối với những người làm công trong nông
nghiệp;
- Trợ cấp gia đình.
Người tham gia bảo hiểm xã hội hoàn toàn tự nguyện.
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được hình thành trên cơ sở đóng góp
của người tham gia bảo hiểm và được Nhà nước bảo trợ và hỖ trợ khi cần thiết. Quỹ này được hình thành ở cấp tỉnh hoặc liên tỉnh và 3 cấp trung ương.
Quản lý quỹ được thực hiện theo cơ chế tự quản do người tham gia tự bầu ra đại diện của mình. Các quỹ tỉnh/liên tỉnh thực hiện thu-chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Các quỹ trung ương thực hiện chính sách điều phối chung dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Hội đồng này có đại diện của các quỹ tỉnh/liên tỉnh.
Về hình thức đóng góp, để phù hợp với đặc điểm thu nhập đa dạng của các đối tượng tham gia bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội tự nguyện của Pháp đã tính toán mức đóng và quy ra điểm, tương ứng với một giá trị nhất định. Mỗi điểm tại mỗi thời điểm có giá trị khác nhau, tùy theo giá trị đồng tiền tại thời điểm tính và tổng lượng tiền dự tính cơ quan bảo hiểm xã hội có thể thu được trong năm.
Việc trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm được thực hiện thông qua hệ thống bưu chính Pháp, dưới hai hình thức chuyển vào tài khoản của người thụ
hưởng tại các bưu cục hoặc vào bất kỳ ngân hàng nào mà người thụ hưởng có tài khoản, làm tăng số tiền họ có trong tài khoản. Những người không có tài khoản được nhận trợ cấp bằng tiền mặt trực tiếp tại các bưu cục. Một số đối tượng đặc biệt (cao tuổi, tàn tật …) được bưu điện mang trợ cấp đến tận nhà.
2.1.2.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở các nước Đông Âu
Sau khi hệ thống xã hỘi chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, cùng với sự thay đổi thể chế chính trị, các chính sách xã hội trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội có sự thay đổi. Các nước như Ba Lan, Hungary đã có những điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội cho phù hợp với thể chế thị trường. Các nước này cũng đã thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện, song song với hệ thống bảo hiểm xã hội truyền thống (bắt buộc).
Ba Lan đã xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng cho những đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Ba Lan bắt đầu được thực hiện chính thức từ năm 1990. Chính phủ Ba Lan cũng cho phép các hiệp hội tương trợ bảo hiểm - là những tổ chức phi Chính phủ, được tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân và các thành viên trong gia đình họ. Như vậy, ở Ba Lan hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện độc lập với hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, trong thiết kế các chế độ luôn luôn có hai loại hình là tự nguyện hay bắt buộc để mọi người, tùy từng đối tượng cụ thể có thể hoặc bắt buộc phải tham gia hoặc tự nguyện tham gia.
Đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm những người không đáp ứng được các điều kiện đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, đó là những người làm việc trong các trang trại nhỏ, những nông dân cá thể, các thành viên trong gia đình họ.
Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
- Tai nạn, ốm đau và thai sản;
- Các chế độ bảo hiểm dài hạn, gồm bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm tàn tật, chế độ tử tuất;
- Trợ cấp gia đình.
Ngoài các chế độ trên (bằng tiền), người tham gia bảo hiểm còn được trợ cấp bằng hiện vật, như thuốc men, các phương tiện trợ giúp, đồ mặc và hiện vật cho trẻ sơ sinh, nhà ở (nhà dưỡng lão) đối với người già v.v.
Các trợ cấp ngắn hạn có thể được trả hoàn toàn hoặc từng phần, tùy theo thỏa thuận bảo hiểm. Điều này khác với loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, các trợ cấp trên phải trả hoàn toàn cho người tham gia bảo hiểm.
Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội do chủ trang trại và nông dân cùng đóng góp và được đóng theo quý. Mức đóng góp cho các chế độ bảo hiểm ngắn hạn do Chủ tịch quỹ bảo hiểm xã hội xác định theo quý. Mức đóng góp dài hạn dựa trên mức chi thực tế cho các chế độ này của quý trước đó, không có quy định cứng. Tuy nhiên, quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng chủ yếu do nhà nước tài trợ (phần đóng góp của người tham gia bảo hiểm chỉ đảm bảo được 10% chi trả các chế độ và các hoạt động). Do vậy, việc đóng góp này chủ yếu mang tính "trách nhiệm" của người muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện do Quỹ bảo hiểm xã hội nông nghiệp (KRUR) đảm nhiệm. Quỹ này có một cơ quan trung ương và 49 chi nhánh vùng và khoảng 200 chi nhánh địa phương, trực thuộc chi nhánh vùng...
Đồng thời với quỹ KRUR còn có các quỹ được thực hiện bởi các hiệp hội bảo hiểm tương hỗ, được gọi là bảo hiểm "theo nguyện vọng" để bổ sung cho các loại bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện nêu trên. Đây là loại bảo hiểm dựa trên hợp đồng giữa hai bên là cơ quan bảo hiểm và người được bảo hiểm. Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với bảo hiểm tuổi già. Mức đóng của loại hình bảo hiểm này phụ thuộc vào thỏa thuận bảo hiểm (tương tự như bảo
hiểm Nhân Thọ ở Việt Nam), phụ thuộc vào mức hưởng được ấn định và phụ thuộc vào thời hạn chi trả bảo hiểm. Vào độ tuổi và giới tính của người tham gia bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm này được gửi vào ngân hàng đầu tư để sinh lời.
Bảo hiểm xã hội đối với nông dân ở Phần Lan:
Phần Lan là một nước phát triển và nông dân chỉ chiếm 7% trong tổng số dân. Thu nhập của người nông dân khá đa dạng và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 50% trong tổng thu nhập. Đây là điều kiện rất lý tưởng để người nông dân có thể tham gia bảo hiểm xã hội.
Hệ thống bảo hiểm xã hội đối với nông dân ở Phần Lan bao gồm cả bảo hiểm dài hạn (hưu trí, tàn tật) và bảo hiểm ngắn hạn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp). Các chế độ bảo hiểm dài hạn do tổ chức bảo hiểm xã hội quốc gia (KELA) quản lý và thực hiện cho mọi người dân và nông dân được hưởng trợ cấp cơ bản từ hệ thống này (thấp hơn rất nhiều so với những người làm công ăn lương). Hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn cho nông dân do tổ chức bảo hiểm xã hội nông dân (MELA) quản lý. Hai loại trợ cấp này đảm bảo cho người nông dân có được trợ cấp hưu thỏa đáng.
Mức đóng bảo hiểm xã hội cho nông dân khá cao và tỷ lệ ngày càng tăng (trên 20% thu nhập cá nhân), tuy nhiên 4/5 trong số này là do nhà nước hỗ trợ.
Người nông dân đủ 65 tuổi (cả nam và nữ) được hưởng trợ cấp hưu. Mức hưởng phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp và thời gian đóng góp, nhưng tối đa bằng 60% mức thu nhập theo tính toán. Nếu nghỉ hưu sớm hơn (ở độ tuổi từ 64 trở xuống) thì mức trợ cấp bị giảm đi tương ứng.
Ngoài trợ cấp hưu, người nông dân Phần Lan còn được hưởng trợ cấp ốm đau, tai nạn hay thất nghiệp. Mọi nông dân từ 18 tuổi trở lên bắt buộc phải tham gia vào hệ thống bảo hiểm tai nạn cho nông dân. Những nông dân từ 14 đến 17 tuổi có thể tham gia tự nguyện. Ngoài ra, những người trên 65 tuổi có
thời tham gia tự nguyện cho chế độ bảo hiểm tai nạn. Mức trợ cấp được thực hiện như đối với khu vực làm công ăn lương do nhà nước quy định.
Về mặt tổ chức, MELA là tổ chức của nhà nước, ngoài phần đóng của nông dân, đa phần trong quỹ bảo hiểm là do ngân sách tài trợ và tài chính của MELA do Quốc hội điều hành và MELA là một thành viên của Hiệp hội an sinh xã hội quốc tế (ISSA).
2.1.2.3. Bảo hiểm xã hội cho nông dân ở Indonesia
Người nông thôn chiếm đại đa số trong dân cư ở Indonesia và đa số trong số họ có thu nhập ở mức tối thiểu, thậm chí dưới mức tối thiểu. Vì thế bảo hiểm xã hội cho nông dân là một chương trình không thể thiếu trong phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chính phủ Indonesia. Bảo hiểm xã hội cho nông dân ở Indonesia gồm chăm sóc y tế, tuất, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hưu. Chăm sóc y tế bao gồm chăm sóc cho cả trường hợp ốm đau, thai sản. Đối tượng hưởng chăm sóc y tế không chỉ người lao động mà cả vợ/chồng và những người con phụ thuộc. Chế độ thai sản chỉ áp dụng chi những người nữ nông dân tham gia bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp tuất áp dụng cho những người vợ góa và con nhỏ của người chết và được thanh toán một lần.
Trợ cấp hưu được áp dụng cho những người đã đạt đến độ tuổi nào đó (thông thường là 55 tuổi cho cả nam và nữ) và không còn khả năng làm việc. Bảo hiểm hưu trí được thực hiện dưới dạng một hệ thống tiết kiệm. Khi đến tuổi nghỉ hưu người nông dân mới được rút tiền ra (gồm cả phần lãi).
Mức đóng góp được thực hiện đồng nhất đối với mọi người tham gia bảo hiểm xã hội, không phụ thuộc vào thu nhập cá nhân của họ. Người nông dân có thể lựa chọn hình thức đóng góp một lần hoặc nhiều lần trong năm, tùy thuộc vào thời vụ và thu nhập của họ. Đối với những người làm công trong nông nghiệp, trừ chế độ hưu trí, các chế độ còn lại do chủ sử dụng phải đóng góp cho họ.