Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 2

Lun văn có mc đích là m sáng tcơ slý lun và thc tin áp dng các quy định ca pháp lut vbo him xã hi tnguyn, từ đó đề xut nhng gii pháp nhm hoà n thin và tchc thc hin pháp lut vbo him xã hi tnguyn Vit Nam hin nay.

Lun văn có nhim vlà m sáng tcác vn đề lý lun vbo him xã hi tnguyn; thc trng và thc tin áp dng các quy định ca pháp lut vbo him xã hi tnguyn; nhng yêu cu và mt sgii pháp nhm hoà n thin pháp lut và tchc thc hin hthng bo him xã hi tnguyn nước ta hin nay.

Phm vi nghiên cu ca lun văn:

- Lun gii nhng vn đề vlý lun và thc tin vthc hin bo him xã hi tnguyn hin nay nước ta;

- Phân tích thc trng và đánh giá tình hình thc hin các quy định ca pháp lut vbo him xã hi tnguyn nước ta hin nay và mt snước trên thế gii để có thrút ra bà i hc kinh nghim;

- Trên cơ scác vn đề nghiên cu đưa ra mt sgii pháp nhm hoà n thin pháp lut và tchc thc hin hthng bo him xã hi tnguyn nước ta hin nay.

4. Cơ slý lun và phương pháp nghiên cu

- Cơ slý lun: Lun văn được thc hin da trên cơ slý lun ca chnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HChí Minh và các quan đim, đường li ca Đảng, các văn bn pháp lut ca Nhà nước vbo him xã hi tnguyn và quan đim ca Tchc Lao động Quc tế (ILO) vbo him xã hi tnguyn qua mt scông ước quc tế mà Vit Nam đã tham gia ký kết.

- Phương pháp nghiên cu: Để đạt được mc đích, nhim vnghiên cu đặt ra, tác giả đã sdng mt scác phương pháp khoa hc trên cơ sphương pháp lun ca chnghĩa Mác - Lênin, sdng tng hp các

phương pháp khoa hc chuyên ngà nh và liên ngà nh, trong đó coi trng phương pháp thu thp thông tin, kho sát, thng kê, phân tích, tng hp, tng kết thc tin v.v.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

5. Nhng đóng góp mi ca đề tà i

- Đây là lun văn đầu tiên nghiên cu v"Bo him xã hi tnguyn. Mt svn đề lý lun và thc tin áp dng".

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 2

- Vi kết qunghiên cu ca lun văn, tác gihy vng góp phn nâng cao nhn thc vý nghĩa ca bo him xã hi tnguyn đối vi các chththam gia, nâng cao trách nhim ca chthpháp lut trong vic xây dng và thc hin các quy định ca pháp lut vbo him xã hi tnguyn.

- Bước đầu tác giả đưa ra mt svn đề lý lun và thc tiến áp dng, mt scác gii pháp để hoà n thin hthng bo him xã hi tnguyn Vit Nam.

6. Kết cu ca lun văn

Ngoà i phn mở đầu, kết lun và danh mc tà i liu tham kho, ni dung ca lun văn gm 3 chương:

Chương 1: Mt svn đề lý lun vbo him xã hi tnguyn.

Chương 2: Quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện và thực tế ở Việt Nam.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chương I‌‌

MT SVN ĐỀ LÝ LUN VBO HIM XÃ HI TNGUYN


1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN


1.1.1. Định nghĩa về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trước khi đề cập đến bảo hiểm xã hội tự nguyện tác giả muốn nói đến bảo hiểm xã hội nói chung hay bảo hiểm xã hội bắt buộc đã được con người sử dụng từ rất lâu.

Bảo hiểm là một trong các phương pháp được con người nghĩ đến từ rất lâu bên cạnh các phương pháp phổ biến khác để đối mặt với các rủi ro như phòng ngừa, cứu trợ… Tuy nhiên, càng ngày bảo hiểm càng được coi là một phương pháp, công cụ hữu ích và giữ một vai trò quan trọng nhằm giúp con người phòng ngừa và vượt qua được những trở ngại rủi ro trong cuộc sống nhờ các đặc tính vững mạnh về khả năng tài chính, đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu đòi hỏi của con người.

Hệ thống bảo hiểm xã hội được ra đời đầu tiên trên thế giới là của Chính phủ Đức với cơ chế ba bên: Nhà nước - Giới chủ - Giới thợ cùng đóng góp nhằm bảo hiểm cho người lao động trong một số trường hợp rủi ro. Về sau, trước những tác động tích cực và khả năng hỗ trợ to lớn của bảo hiểm xã hội trong quan hệ lao động, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu học hỏi và áp dụng phương pháp này.

Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội cũng được biết đến từ rất sớm và cũng được coi là một trong những công cụ đắc lực trợ giúp cho lực lượng lao động, một lực lượng quan trọng trong công cuộc cách mạng và xây dựng đất nước. Cơ chế thực hiện bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay cũng là cơ chế ba bên: Nhà nước - Người sử dụng lao động - Người lao động trên cơ sở những đóng góp cam kết của người sử dụng lao động và người lao động cho một bên thứ

ba là cơ quan nhà nước tiến hành hoạt động bảo hiểm (Cơ quan Bảo hiểm xã hội từ Trung ương đến địa phương).

Bảo hiểm xã hội được hiểu là khoản trợ giúp cho người lao động giữ vững cân bằng thu nhập khi khoản thu nhập hàng tháng của họ bị đe dọa giảm sút, mất hẳn hoặc không đủ trang trải do những khoản chi tăng đột biến [19].

Cùng với sự phát triển của xã hội, các hình thức bảo hiểm ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh bảo hiểm xã hội còn có các hình thức bảo hiểm dân sự (hay còn gọi là các hình thức bảo hiểm thương mại).

Bảo hiểm dân sự chỉ là mối quan hệ kinh tế, dân sự phát sinh trong quá trình huy động sự đóng góp của cá nhân, tổ chức có nhu cầu bảo hiểm trong xã hội vào một quỹ tiền tệ tập trung để sử dụng vào việc bồi thường hoặc bù đắp tổn thất, thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra, nhằm góp phần đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra bình thường và đời sống của thành viên trong xã hội ổn định. Đối tượng của loại bảo hiểm này là tài sản (nhà xưởng, hàng hóa, công trình xây dựng v.v.) sức khỏe và tính mạng con người, trách nhiệm pháp lý đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Mức bảo hiểm dân sự thường do bên thực hiện bảo hiểm quy định trên cơ sở mức đóng bảo hiểm, giá trị của hợp đồng bảo hiểm, hạn mức trách nhiệm của bảo hiểm

v.v. Phạm vi của bảo hiểm dân sự không chỉ trong một quốc gia mà rộng khắp trên thế giới thông qua nghiệp vụ đối ngoại như tham gia tái bảo hiểm với các công ty bảo hiểm của các nước trên toàn thế giới. Một điểm khá cơ bản là tuy cùng mục đích phục vụ nhưng tính chất kinh doanh trong phương thức hoạt động của bảo hiểm dân sự thể hiện rò nét. Cũng chính vì vậy, người ta gọi hình thức bảo hiểm này là bảo hiểm thương mại.

Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của an toàn xã hội hay an sinh xã hội. Theo định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), an toàn xã hội là: "Sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, để đối phó với khó khăn về

kinh tế xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con". Qua đây, ta thấy những cơ chế cơ bản của hệ thống an toàn xã hội bao gồm cả bảo hiểm xã hội (hình thức bắt buộc và tự nguyện), ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội. Như vậy, an toàn xã hội có phạm vi rộng hơn rất nhiều so với bảo hiểm xã hội. Có thể nói rằng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ là một bộ phận trong nội dung của hệ thống an toàn xã hội.

Trong cuộc sống sinh hoạt con người luôn cần có những nhu cầu thiết yếu về mặt vật chất và tinh thần như ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chăm sóc y tế, giao tiếp, hưởng thụ văn hóa v.v. Để thỏa mãn những nhu cầu này mỗi bản thân con người phải tự lao động sản xuất ra của cải vật chất. Nói cách khác, để thỏa mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển, con người phải lao động để phục vụ chính mình. Nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu của mỗi người lại phụ thuộc vào khả năng lao động của chính họ. Trong quá trình lao động đó con người luôn chịu sự tác động của các quy luật khách quan, của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Những tác động con người có thể biết trước hoặc cũng có thể diễn ra một cách ngẫu nhiên, bất khả kháng mà con người không thể biết trước được. Con người có thể gặp vô số các sự cố rủi ro bất thường như lũ lụt, hạn hán, động đất, hỏa hoạn, bệnh tật, tai nạn, biến cố bất lợi trong kinh doanh, mất việc làm và chết v.v. dẫn đến những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe, tài sản v.v. Đó là những thiên tai, rủi ro khách quan nằm ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của con người, và không phải trong trường hợp nào con người cũng biết trước và phòng ngừa. Và khi đó chúng sẽ trở thành những lực lượng không kiểm soát được gây hại đến con người.

Khi rơi vào những trường hợp rủi ro trên, các nhu cầu thiết yếu của con người không những không giảm đi mà còn tăng lên rất nhiều những nhu cầu mới cầu thỏa mãn như: Khắc phục khó khăn về kinh tế, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, an dưỡng tuổi già v.v. Từ đó, nảy sinh những vấn đề mang tính

xã hội là làm sao vẫn đảm bảo được thu nhập để thỏa mãn được nhu cầu của cuộc sống khi có những rủi ro xảy ra. Các nhà nghiên cứu chính sách xã hội gọi đó là nhu cầu bảo hiểm xã hội. Thực tế cho thấy người lao động không chỉ làm việc cho mình mà còn cho cả xã hội nên nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống cần có sự san sẻ giúp đỡ nhau mà đã dẫn đến những hoạt động tập thể phát huy truyền thống tương thân, tương ái trong xã hội, và bảo hiểm xã hội tự nguyện xuất hiện bên cạnh bảo hiểm xã hội bắt buộc như một yêu cầu tất yếu khách quan.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng có nội dung gần gũi với bảo trợ xã hội nhưng bảo hiểm xã hội không đồng nghĩa với bảo trợ xã hội. Bảo trợ xã hội theo nghĩa chung nhất là hoạt động của tập thể cộng đồng xã hội, Nhà nước nhằm đảm bảo giúp đỡ các thành viên của mình ổn định cuộc sống khi gặp khó khăn. Bảo trợ xã hội xuất hiện từ khi con người còn sống theo cộng đồng, pháp luật bảo trợ xã hội là phương pháp chia sẻ cộng đồng và hoạt động của nó là hoạt động tập thể. Điều này có nghĩa là một hậu quả hay một rủi ro nào đó xảy ra với một thành viên của cộng đồng đều được giải quyết gắn liền với trách nhiệm của cả cộng đồng.

Như vậy, Bảo hiểm xã hội tự nguyện được hiểu như là một công cụ bảo đảm tối thiểu để người lao động duy trì và tái tạo khả năng lao động mà không phải là các khoản chi trả trực tiếp để người lao động chữa bệnh khi ốm đau, tai nạn. Các khoản chi trả trực tiếp như vậy do các quỹ bảo hiểm y tế thực hiện.

Từ khi triển khai đến nay bảo hiểm xã hội tự nguyện luôn phát huy tác dụng trong những lúc người lao động gặp khó khăn hiểm nghèo trên cơ sở những đóng góp của người lao động trước khi xảy ra những biến cố rủi ro đó. Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng giống như Bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ giúp đỡ người lao động giữ thăng bằng phần thu nhập bị giảm, bị

mất hoặc giúp họ trang trải một phần chi tiêu trong cuộc sống khi có những biến cố.

Thực chất bảo hiểm xã hội tự nguyện là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tích lũy dần do sự đóng góp tự nguyện của người lao động nhằm đảm bảo thu nhập để thoả mãn nhu cầu sinh sống thiết yếu cho người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

Tóm lại, bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể được hiểu như sau:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một hình thức bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức và quản lý hoặc do cộng đồng người lao động tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các thành viên nhằm đảm bảo thu nhập để thoả mãn nhu cầu sinh sống thiết yếu người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

Hoặc có thể nói: "Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội" [12].

Dưới góc độ kinh tế: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự đảo bảo thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc những rủi ro khác;

Dưới góc độ pháp lý: Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng hợp những quy định của Nhà nước, quy định các hình thức đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và các thành viên trong gia đình họ trong trường hợp bị mất hoặc giảm khả năng lao động, mất việc làm;

Dưới góc độ chính trị - xã hội: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một phạm trù xã hội, thuộc hệ thống các chính sách xã hội, là biện pháp nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong xã hội, con người luôn tác động vào tự nhiên để tạo ra những sản phẩm, những giá trị cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình. Đồng thời trong quá trình đó con người luôn chịu sự tác động của những quy luật khách quan, các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội.

Sự tác động của điều kiện tự nhiên đối với đời sống con người đó chính là những tác động ngẫu nhiên do thiên tai mang lại như gió, bão, lũ lụt, hạn hán dẫn đến đời sống sinh hoạt khó khăn, dẫn đến con người đòi hỏi phải có khả năng tài chính để khắc phục khó khăn đó. Bên cạnh sự tác động của điều kiện tự nhiên thì điều kiện kinh tế xã hội cũng là một tác động rất lớn tới toàn xã hội nói chung và từng người lao động nói riêng. Cụ thể đó là sự chuyển đổi nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển thì các quan hệ lao động càng được mở rộng nhưng các quan hệ này cũng hết sức phức tạp và nó còn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế như: lợi nhuận, cạnh tranh v.v. Từ đó, để đối phó con người đã đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa, né tránh, hạn chế và khắc phục khó khăn, rủi ro. Nhóm biện pháp phòng ngừa, né tránh, hạn chế rủi ro thường được con người đặt ra dưới dạng các quy định cụ thể mang tính mệnh lệnh trong từng lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt xã hội, chẳng hạn như: phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, phải mang quần áo bảo hộ lao động khi làm việc trong xưởng máy... Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh tế, yêu cầu tất yếu khách quan để cho các doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển là các doanh nghiệp phải có đẩy đủ điều kiện về vốn, sức lao động, khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Vì vậy, họ luôn cần có đội ngũ người lao động có tay nghề, trình độ, chuyên môn và phải có sức khỏe, tận tâm với nghề nghiệp. Nhóm biện pháp khắc phục rủi ro bao gồm biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm.

Chấp nhận rủi ro là chấp nhận tổn thất bằng cách mỗi cá nhân, đơn vị riêng lẻ tự chủ động lập quỹ dự trữ để bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra hoặc đi

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí