ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HOÀI QUY
BẢO HIỂM THÂN TÀU
TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT BIỂN VÀ QUẢN LÝ BIỂN MÃ SỐ: 50512
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 2
- Phân Loại Rủi Ro Trong Bảo Hiểm Thân Tàu Căn Cứ Vào Nguồn Gốc Sinh Ra Rủi Ro
- Ý Nghĩa, Vai Trò Của Bảo Hiểm Thân Tàu Trong Thương Mại Hàng
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾN
HÀ NỘI - 2005
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU
BIỂN ...……………………………………………………. 7
1.1 Khái niệm bảo hiểm thân tàu……………………………………….. 7
1.1.1 Định nghĩa bảo hiểm thân tàu ………………………………..….. 7
1.1.2 Các loại hình bảo hiểm thân tàu ……………………………..….. 9
1.1.2.1 Phân loại căn cứ vào thời hạn ……………………………… 10
1.1.2.2 Phân loại căn cứ theo phạm vi bảo hiểm …………………… 11
1.2 Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm thân tàu ………….…………….. 12
1.2.1 Rủi ro trong bảo hiểm thân tàu …………………………….……. 12
1.2.1.1 Phân loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào nguồn
gốc sinh ra rủi ro …………..……………………………….. 13
1.2.1.2 Phân loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào nghiệp
vụ bảo hiểm ………………..……………………………….. 14
1.2.2 Tổn thất trong bảo hiểm thân tàu ………………………………… 15
1.2.2.1 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ khả năng
bồi thường………………………..…………………………. 16
1.2.2.2 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào mức
độ …………………………………………………………… 16
1.2.2.3 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào tính
chất của tổn thất…………………………………………….. 18
1.3 Vai trò của bảo hiểm thân tàu ……………………….……………… 20
1.4 Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm thân tàu ………………. 22
1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm thân tàu thế giới .… 22
1.4.2 Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm thân tàu Việt nam ... 29
1.5 Luật áp dụng trong bảo hiểm thân tàu biển ở Việt nam ….……….. 32
1.5.1 Pháp luật quốc gia …………………………………………….…. 33
1.5.1.1 Pháp luật chuyên ngành…………………………...………… 33
1.5.1.2 Các luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt
Nam ……………………………………………………...…. 34
1.5.2 Các điều ước quốc tế …………………………………………….. 35
1.5.3 Các tập quán và thông lệ quốc tế ………………………………… 36
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI ..………………... 40
2.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu …………………...……….. 41
2.2 Đối tượng hợp đồng bảo hiểm thân tàu ……………………………. 44
2.3 Quyền lợi bảo hiểm ……………….……………………….………… 47
2.4 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm ………………………………….. 49
2.5 Kí kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu …………………………………. 53
2.5.1 Yêu cầu bảo hiểm…………………………………………….…... 53
2.5.2 Chấp nhận bảo hiểm………………………………………….…... 56
2.5.3 Đóng phí bảo hiểm……………………………………………….. 56
2.5.4 Bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm……………………………… 57
2.6 Nghĩa vụ các bên khi xảy ra tổn thất………………………….…….. 59
2.7 Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thân tàu ……………………………. 63
2.7.1 Các rủi ro được bảo hiểm ………………………………………… 65
2.7.1.1 Các hiểm họa được bảo hiểm……………………………….. 65
2.7.1.2 Rủi ro ô nhiễm…………………………………….………… 69
2.7.1.3 Trách nhiệm đâm va………………………………………… 70
2.7.1.4 Tổn thất chung và cứu hộ ………………………………….. 72
2.7.1.5 Chi phí tố tụng và đề phòng hạn chế tổn thất…………….… 72
2.7.2 Các rủi ro loại trừ …………………………………………….….. 73
2.7.2.1 Rủi ro chiến tranh…………………………………………… 74 2.7.2.2 Rủi ro đình công…………………………………….……… 74
2.7.2.3 Các hành động ác ý…………………………………………. 78
2.7.2.4 Rủi ro phóng xạ, hạt nhân…………………………………… 75
2.7.2.5 Các hiểm hoạ loại trừ……………………………………….. 75
2.7.2.6 Những chi phí không được bồi thường……………………… 76
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG
HẢI…………………………………………..……….…… 79
3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm
thân tàu Việt nam ……………………………………………………. 79
3.1.1 Những bất cập của pháp luật Việt nam hiện hành về bảo hiểm
thân tàu..…………………………………………………………. 79
3.1.2 Thực tiễn kí kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu và thực trạng thực
thi pháp luật bảo hiểm thân tàu tại Việt nam ……….…………… 85
3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế biển và chính sách hội nhập ……….... 89
3.2 Định hướng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân
tàu tại Việt nam …………………………..…...……………………… 91
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thân tàu ……….…………..…. 92
3.2.2 Thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu tham
gia Tổ chức Thương mại Thế giới ……..………….……………. 93
3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo
hiểm thân tàu tại Việt nam ………………………………………….. 94
3.3.1 Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thân tàu…………...……………... 94
3.3.2 Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu từ phía
các cơ quan tiến hành tố tụng ……………………………………
3.3.3 Nâng cao vai trò của người được bảo hiểm ………………………
3.3.4 Nâng cao vai trò của các công ty bảo hiểm ……………..……….
3.3.5 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo hiểm thân tàu …………….….. KẾT LUẬN ……………………………………………………………….. TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………..
102
104
106
107
110
112
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vận tải đường biển đóng một vai trò chủ đạo trong kinh tế thế giới, đứng đầu trong hệ thống vận chuyển quốc tế. Theo số liệu của Liên Hợp quốc, vận tải đường biển đảm nhận hơn 90% lượng hàng hoá lưu thông toàn cầu. Các tàu chở dầu chuyên chở khoảng 60% lượng dầu thô thế giới, loại năng lượng chính hiện nay của con người. Trong thế kỷ 21, vận tải đường biển vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng và quyết định trong nền kinh tế toàn cầu.
Vận tải bằng đường biển luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể dẫn đến tổn thất và thiệt hại. Các trường hợp bất khả kháng hay hành vi sai sót của các nhân viên hàng hải có thể gây ra những tổn thất rất lớn. Bảo đảm an toàn hàng hải và giảm thiểu tai nạn trên tàu là một vấn đề phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh như kĩ thuật, tổ chức, nhân sự, kinh tế và pháp lí. Trong đó bảo hiểm hàng hải được xem là một biện pháp bảo đảm an toàn hiệu quả trong vận tải biển, vừa là một công cụ pháp lý vừa là một khái niệm kinh tế.
Vận tải đường biển mang tính quốc tế, vì vậy bảo hiểm hàng hải cũng vượt ra ngoài lãnh thổ một quốc gia và nắm những nguồn tài chính khổng lồ tập trung ở những trung tâm tài chính quốc tế. Theo nghĩa rộng, bảo hiểm hàng hải được xem là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo hợp đồng ký kết giữa các chủ thể tham gia vận tải biển. Quan điểm này xuất phát từ chỗ cho rằng vận tải biển luôn đi cùng với những rủi ro có thể gây ra những thiệt hại vật chất lớn, thiệt hại về tính mạng và những thảm họa môi trường khó khắc phục cũng như những hậu quả khác và bảo hiểm hàng hải là nguồn bồi thường những thiệt hại gây ra cũng như giảm thiểu hay ngăn ngừa những tổn thất có thể lường trước.
Tàu biển là phương tiện có thể nói duy nhất trong vận tải đường biển. Là một cấu trúc nổi phức tạp về công nghệ, mỗi con tàu đã hạ thủy và qua chạy thử vào thời điểm hiện nay trung bình có giá trị tương đối lớn, khoảng 30-40 triệu đô la Mỹ đối với tàu của các nước phát triển. Tàu biển Việt nam thường có giá trị khoảng 2-3 triệu đô la Mỹ, so với các nước là nhỏ, nhưng so với khả năng tài chính của các doanh nghiệp vận tải biển Việt nam, đây là một con số không nhỏ. Do đó những rủi ro xảy ra với con tàu trong quá trình hành thủy có nguy cơ khiến các chủ tàu phải gánh chịu những thiệt hại vật chất rất lớn, thường vượt quá khả năng tài chính của họ. Bảo hiểm thân tàu sẽ giúp các chủ tàu được bảo vệ khi con tàu gặp những hiểm họa của Biển cả và Đại dương và khi có tổn thất xảy ra, sẽ giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả của các rủi ro, đưa con tàu trở về trạng thái làm việc bình thường.
Hiện nay bảo hiểm thân tàu ngày càng trở nên cấp thiết bởi tai nạn trên biển tuy có giảm về số lượng nhưng tác hại của chúng lại ngày càng lớn và đôi khi tổn thất thường dẫn đến phá sản và bảo hiểm thân tàu giúp giảm nhẹ gánh nặng do những tai nạn có thể gây ra. Bảo hiểm thân tàu là loại bảo hiểm lớn, cả gói, bao gồm những rủi ro đặc biệt phát sinh trong qua trình vận hành tàu biển, đòi hỏi kinh nghiệm, quan hệ quốc tế, sự hiểu biết tường tận công việc hàng hải, các đặc điểm kĩ thuật trong khai thác tàu biển và nhiều kiến thức khác.
Bảo hiểm hàng hải Việt nam nói chung cũng như bảo hiểm thân tàu tại Việt nam nói riêng còn đang trên con đường hình thành và phát triển, lại đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia toàn cầu hóa. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài pháp luật bảo hiểm thân tàu ở Việt nam là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu sâu về bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải là một việc làm quan trọng và cấp bách, bởi có liên quan chặt chẽ với thực tiễn hoạt động hàng ngày của
thuyền trưởng và thuyền viên, chủ tàu. Hiểu rò về bảo hiểm thân tàu sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng tàu và ngăn ngừa được những thiệt hại có thể xảy ra, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế biển và thương mại hàng hải.
2. Tình hình nghiên cứu và những đóng góp của đề tài
Như trên đã đề cập, bảo hiểm thân tàu Việt nam là một lĩnh vực tương đối mới mẻ và chưa được quan tâm đúng mức nên hiện nay hầu như chưa có công trình riêng nào nghiên cứu về vấn đề này.
Dưới góc độ nghiệp vụ nói chung thì vấn đề bảo hiểm thân tàu được đề cập đến trong một số tài liệu mang tính chuyên ngành khác nhau như: chuyên ngành bảo hiểm, chuyên ngành ngoại thương…
Dưới góc độ khoa học pháp lý, có thể khẳng định rằng cho tới thời điểm này chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện các khía cạnh pháp lý về bảo hiểm thân tàu ở Việt nam. Do đó nghiên cứu đề tài này trong thời điểm hiện nay là việc làm hoàn toàn mới, không có sự trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào hiện có trong lĩnh vực này ở Việt nam.
Hy vọng rằng Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý, cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm hàng hải, đồng thời cung cấp những thông tin khoa học có giá trị để từ đó cơ quan có thẩm quyền cũng như các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm thân tàu có hiệu quả cao hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc thực hiện đề tài
Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo hiểm thân tàu Việt nam, so sánh với pháp luật bảo hiểm thân tàu của một số nước láng giềng với Việt nam và các nước có nền công nghiệp