Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 2


bảo hiểm thân tàu phát triển. Qua đó Luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hiểm thân tàu tại Việt nam.

Do đây là một đề tài tương đối rộng và phức tạp, liên quan nhiều đến kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật bảo hiểm, Luận văn này chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu bảo hiểm thân tàu đối với các tàu biển chạy tuyến quốc tế, và tập trung tìm hiểu những vấn đề cơ bản của bảo hiểm thân tàu như khái niệm, các loại hình bảo hiểm thân tàu, ý nghĩa vai trò và lịch sử phát triển của bảo hiểm thân tàu Việt nam và thế giới, cơ sở pháp lý của bảo hiểm thân tàu, khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu và những nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Đồng thời luận văn cũng đi sâu phân tích Điều kiện bảo hiểm thân tàu thời hạn - Institute Time Clause-Hull 1/11/1995 (ITC 1995) của Viện các nhà bảo hiểm Luân đôn (so sánh với Điều kiện bảo hiểm thân tàu thời hạn

- Institute Time Clause-Hull 1/10/1983 (ITC 1983), là những điều khoản làm cơ sở cho các hợp đồng bảo hiểm thân tàu trên thế giới, đã và đang được áp dụng chủ yếu trong các đơn bảo hiểm thân tàu chạy tuyến quốc tế của Việt nam.

Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Nghiên cứu khái quát về bảo hiểm thân tàu, ý nghĩa vai trò của bảo hiểm thân tàu và lịch sử hình thành, phát triển của bảo hiểm thân tàu trên thế giới cũng như ở Việt nam, cơ sở pháp lý của bảo hiểm thân tàu Việt nam

2. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải như hợp đồng bảo hiểm thân tàu, phạm vi bảo hiểm thân tàu và một số điều khoản cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu theo quy định của pháp luật Việt nam và pháp luật một số nước trên thế giới, qua đó chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong hệ thống pháp luật bảo hiểm thân tàu Việt nam.


3. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu, góp phần nâng cao hiệu quả của bảo hiểm thân tàu đối với nền kinh tế.

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Cơ sở phương pháp luận được tác giả sử dụng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, xã hội học các phương pháp khác, kết hợp lý luận và thực tiễn để giải quyết nội dung mà Luận văn đặt ra.

5. Cơ cấu của Luận văn Mở đầu

Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 2

Chương 1: Khái quát chung về bảo hiểm thân tàu

Trong chương này tác giả chủ yếu trình bày một cách khái quát về bảo hiểm thân tàu, đề cập đến cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của bảo hiểm thân tàu, trong đó xem xét khái niệm, vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm thân tàu cũng như lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm thân tàu trên thế giới và ở Việt nam.

Chương 2: Nội dung cơ bản của bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải

Chương 2 được dành cho việc phân tích những nội dung cơ bản của bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải, như hợp đồng bảo hiểm thân tàu, đối tượng bảo hiểm thân tàu, giá trị bảo hiểm và số tiềm bảo hiểm, kí kết và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm của các bên khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm thân tàu, các điều khoản bảo hiểm thân tàu thường được áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm thân tàu trên thế giới cũng như ở Việt nam.


Chương 3: Định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu

Tại chương 3, tác giả đưa ra những căn cứ khoa học để khẳng định sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hiểm thân tàu đồng thời xác định những định hướng để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu, qua đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bảo hiểm thân tàu ở Việt nam.

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo


CHƯƠNG 1

KHÁT QUÁT CHUNG‌

VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU


1.1 Khái niệm bảo hiểm thân tàu


1.1.1 Định nghĩa bảo hiểm thân tàu

Bảo hiểm tàu biển là một loại hình bảo hiểm ra đời sớm nhất trong số các loại hình bảo hiểm. Đơn bảo hiểm cổ nhất còn lưu giữ được đến ngày nay là đơn bảo hiểm cấp năm 1347 cho tàu Santa Clara trong hành trình vận chuyển hàng hóa từ Genoa (Ý) đến quần đảo Majorca (Tây Ban Nha).

Lịch sử bảo hiểm hàng hải nói chung, trong đó có bảo hiểm thân tàu, gắn liền với việc xuất hiện những thành phố-quốc gia của Ý trong thời trung cổ như Venice, Genoa và những thành phố khác, những nơi trở nên giàu có nhờ việc buôn bán phát đạt ở Địa Trung Hải. Những thành phố cảng và bản thân các cảng biển trở thành trung tâm của đời sống thương mại và kinh tế. Chủ tàu hay người vận chuyển phải trả cho các nhà buôn một khoản “tiền rủi

ro” theo điều kiện vay lãi, tùy thuộc vào loại tàu, tính chất và khối lượng hàng hóa vận chuyển cũng như thời gian dự tính của chuyến đi [41; 15-17]1. Từ đó xuất hiện khái niệm vay bảo đảm bằng tàu hay còn gọi là “vay mạo hiểm”, theo đó, trách nhiệm của người vay tiền sẽ được huỷ bỏ nếu tàu bị tổn thất.

Dần dần với sự phát triển của nền kinh tế, đã xuất hiện một loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải độc lập, dưới hình thức đơn bảo hiểm, không còn điểm nào chung với hợp đồng vay bảo đảm bằng tàu trước kia nữa.

Bảo hiểm trong khái niệm chung nhất là một ngành kinh tế đặc biệt. Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm, song tựu chung lại bảo hiểm được


hiểu là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm do những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.

Bảo hiểm ra đời là do sự tồn tại khách quan của rủi ro. Tiền bồi thường bảo hiểm chủ yếu là để khắc phục hậu quả của rủi ro. Phí bảo hiểm thu được thường được gọi là phí bảo hiểm dùng để bồi thường tổn thất. Như vậy về bản chất, bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hay một số người cho tất cả mọi người tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu.

Bảo hiểm hàng hải được xem là một biện pháp bảo đảm an toàn hiệu quả trong vận tải biển, đồng thời là một công cụ pháp lý và là một khái niệm kinh tế. Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sóng, liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển.

Có nhiều loại bảo hiểm hàng hải khác nhau, nhưng có 3 loại bảo hiểm chính: i) bảo hiểm thân và máy tàu (Hull and Machinery Insurance); ii) bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu hay còn gọi là bảo hiểm dự phòng và bồi thường ((P&I Insurance); và iii) bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (Cargo Insurance).

Bảo hiểm thân tàu là loại bảo hiểm tàu biển quan trọng. Bảo hiểm thân tàu có thể định nghĩa là bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời có thể bao gồm cả bảo hiểm cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp tàu đâm va nhau (tuỳ theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu). Đây là loại bảo hiểm lớn, cả gói, bao gồm những rủi ro đặc biệt phát sinh trong qua trình vận hành tàu biển, đòi hỏi phải


1 Chỉ tài liệu tham khảo số 41, trang 15-17


có nhiều kinh nghiệm, có quan hệ quốc tế, hiểu biết tường tận công việc của các công ty hàng hải, hiểu biết kĩ thuật khai thác tàu biển. Pháp luật về bảo hiểm thân tàu biển có mối liên quan rất chặt chẽ với nhiều chế định của pháp luật hàng hải và các ngành luật khác.

Đối tượng bảo hiểm thân tàu là bản thân con tàu (vỏ, máy móc, trang thiết bị trên tàu). Cần lưu ý là trang thiết bị phụ tùng cần thiết của tàu vẫn được coi là đối tượng bảo hiểm ngay cả trong trường hợp những trang thiết bị và phụ tùng đó thuộc tài sản của chủ tàu hay do chủ tàu đi mượn, đi thuê, miễn là những trang thiết bị phụ tùng đó cần phải có trên tàu do yêu cầu bắt buộc của đăng kiểm hoặc cơ quan an toàn hàng hải. Ngoài ra còn tùy thuộc hợp đồng do hai bên kí kết, đối tượng bảo hiểm thân tàu còn có thể là bất kì một quyền lợi về tài sản nào gắn liền với hoạt động của con tàu (dầu, con-te- nơ…). Tàu đang đóng cũng có thể là đối tượng của bảo hiểm thân tàu [1; đ 201]2, [2; đ 227].

Bảo hiểm thân tàu là một loại bảo hiểm quan trọng nhất về tàu biển, bởi tàu biển là một đối tượng đặc biệt. Tàu biển, theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt nam, là cấu trúc nổi, có hoặc không có động cơ, chuyên dùng để hoạt động trên biển [2; đ 11], dùng để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, thăm dò-khai thác-chế biến tài nguyên biển, lai dắt cứu hộ trên biển, trục vớt tài sản chìm đắm và thực hiện các mục đích kinh tế khác. Một con tàu thương mại hiện đại mới hạ thủy và đã qua chạy thử thường có giá trị lớn, chưa kể đến hàng hóa trên tàu, đôi khi còn vượt cả giá trị con tàu. Ở Việt nam hiện nay, tàu biển phần nhiều thuộc loại già cỗi, có tuổi tàu thường trên 15 năm. Do đó việc bảo hiểm tàu là rất cần thiết, bởi những con tàu loại này thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi hoạt động trên biển.

1.1.2 Các loại hình bảo hiểm thân tàu


1.1.2.1 Phân loại căn cứ vào thời hạn

Căn cứ vào thời hạn, bảo hiểm thân tàu có thể chia thành hai loại, bảo hiểm theo thời hạn hay bảo hiểm theo chuyến:

i) Bảo hiểm theo thời hạn (Hull Time Insurance)

Bảo hiểm theo thời hạn là bảo hiểm thân tàu trong một thời gian nhất định. Loại hình bảo hiểm này thường áp dụng cho hầu hết các loại tàu. Thời hạn bảo hiểm theo hình thức này thường là 12 tháng hay ít hơn và phải được ghi rò trong hợp đồng. Thời điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của bảo hiểm cũng phải được quy định cụ thể. Trách nhiệm của người bảo hiểm bắt đầu từ 0 giờ và kết thúc vào 24 giờ của ngày ghi trên hợp đồng (thời gian tính theo nơi cấp đơn bảo hiểm). Chẳng hạn, các đơn bảo hiểm của Anh thường ghi “12 months from 1 February … to 31 January … both days inclusive” (12 tháng kể từ ngày 1 tháng 2… đến hết ngày 31 tháng 1).

Luật Bảo hiểm hàng hải Anh 1906 quy định thời hạn bảo hiểm thân tàu không được quá 12 tháng. Quy tắc bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ đối với tàu thuyền cá hoạt động trong vùng nội thủy và vùng biển Việt nam của Tổng công ty bảo hiểm Việt nam (Bảo Việt) năm 2001 và Quy tắc bảo hiểm thân tàu đối với tàu thuyền hoạt động trên sông hồ, vùng nội thủy, vùng biển Việt nam của Bảo minh năm 1999 quy định thời hạn bảo hiểm thân tàu không dưới 3 tháng và không quá 12 tháng. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, bảo hiểm thân tàu một số nước như Na uy lại đưa ra những biện pháp nhằm lôi kéo khách hàng bằng cách chấp nhận bảo hiểm trong thời hạn đến 5 năm với phí bảo hiểm không đổi. Do phí bảo hiểm đang có xu thế giảm nên hầu như các chủ tàu không ký bảo hiểm thân tàu với thời hạn dài đến như vậy.


2 Chỉ tài liệu tham khảo số 1, điều 201


Hình thức bảo hiểm theo thời hạn là loại hình bảo hiểm thân tàu thường gặp và thường được áp dụng cho các loại tàu khác nhau: tàu buôn (thường từ 100 GRT3 trở lên); tàu đánh cá; tàu dưới 100 GRT; tàu đặc biệt: nạo vét đẩy, kéo, xà lan; tàu gỗ, dàn khoan cố định hay di động hoặc các cấu trúc khác trong khai thác dầu.

ii) Bảo hiểm chuyến (Hull Voyage Insurance)

Bảo hiểm chuyến là bảo hiểm con tàu trong thời gian đi từ cảng này đến cảng khác (at and from) hoặc bảo hiểm cho một chuyến khứ hồi (round trip). Hình thức này thường dùng để bảo hiểm cho tàu mới đóng để xuất khẩu hoặc tàu sửa chữa. Trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu khi tàu nhổ neo từ cảng đi và kết thúc kể từ khi tàu thả neo an toàn tại cảng đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm (nếu hai bên không có thỏa thuận khác).

Đối với bảo hiểm thân tàu thời hạn hay theo chuyến, người bảo hiểm chỉ chịu trách trách nhiệm về những tổn thất xảy ra trong vùng hay hành trình hàng hải được ghi trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Vì lẽ đó, thực tiễn quốc tế yêu cầu hợp đồng bảo hiểm thân tàu phải có điều khoản về giới hạn hành trình hàng hải của tàu. Điều khoản này có liên quan đến cấp tàu. Trong trường hợp tàu vượt ra ngoài địa phận quy định hay đi chệch với hành trình hàng hải, bảo hiểm sẽ chấm dứt. Bởi vậy các bên thường phải quy định rất rò quyền và nghĩa vụ của mình trong khi thỏa thuận điều khoản về hành trình.

1.1.2.2 Phân loại căn cứ theo phạm vi bảo hiểm

Dựa trên phạm vi bảo hiểm thỏa thuận giữa các bên, bảo hiểm thân tàu có thể phân thành các loại sau:

i) Bảo hiểm mọi rủi ro (All Risks): là loại hình bảo hiểm thường được áp dụng, với phạm vi bảo hiểm rộng, bao gồm các tổn thất, thiệt hại, hư hỏng của tàu, bảo hiểm một phần trách nhiệm của chủ tàu đối với bên thứ ba và bảo


3 GRT: hay GT, dung tích toàn phần tính theo tấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022