Luật Áp Dụng Trong Bảo Hiểm Thân Tàu Biển Ở Việt Nam


sự tham gia của các nhà bảo hiểm Anh, những người đã và vẫn đang ra điều kiện bảo hiểm và thu về những khoản tiền khổng lồ.

Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai đã làm cô lập đội tàu biển của nhiều quốc gia, việc mất vị thế trong hàng hải cũng như trong các lĩnh vực kinh tế khác đã khiến Anh không còn thế độc quyền trong bảo hiểm thân tàu. Tuy nhiên các nước khác vẫn tái bảo hiểm thân tàu cho các công ty bảo hiểm của Anh và kết quả là vào những năm 1970, có đến 40-45% phí bảo hiểm thân tàu của thế giới vẫn do các nhà bảo hiểm Anh thu.

Ảnh hưởng của các nhà bảo hiểm Anh còn ở chỗ họ chi bồi thường tái bảo hiểm trong khi chỉ nhận một phần phí bảo hiểm, do đó thường họ là những người ra điều kiện bảo hiểm. Thậm chí nếu nhà bảo hiểm nước ngoài có thể không cần sự hỗ trợ tái bảo hiểm của các nhà bảo hiểm Anh thì họ vẫn cần phải biết các điều kiện bảo hiểm của Anh, bởi các chủ tàu sẽ chọn mua bảo hiểm của các nhà bảo hiểm khác chỉ với lý do có được những điều kiện bảo hiểm có lợi hơn so với điều kiện bảo hiểm của các nhà bảo hiểm Anh.

Ngày nay Anh vẫn tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong bảo hiểm thân tàu thế giới. Năm 1995 tại thị trường bảo hiểm Luân Đôn, tổng số phí bảo hiểm thân tàu là 1,059 triệu bảng Anh [41; 55].

Luân Đôn là trung tâm của thị trường bảo hiểm thân tàu Anh. Lớn thứ hai là Liverpool, sau đó là Glasgow và một số thành phố cảng khác nữa.

Thị trường Luân Đôn bị tác động mạnh sau những tổn thất nặng nề cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, và những năm gần đây biểu giá phí bảo hiểm thân tàu đã trải qua một đợt lên giá kỷ lục, rồi sau đó lại xuống dốc một cách thảm hại. Trong lịch sử, hãng Lloyd vẫn luôn tiên phong trong những thay đổi có tính chu kì như vậy. Các thị trường bảo hiểm thân tàu khác trên thế giới hoặc là áp dụng theo biểu giá của Lloyd hoặc là bỏ thị trường. Mặc dù các nhà bảo hiểm thân tàu thế giới bắt buộc phải giảm đáng kể phí


bảo hiểm, họ vẫn phải ưu đãi các khách hàng ruột của mình và giữ thị phần trên thị trường bảo hiểm Luân Đôn. Họ thường chọn bảo hiểm các chủ tàu lớn có uy tín, có đội ngũ điều hành giỏi và kết quả kinh doanh hiệu quả, đặc biệt các hợp đồng bảo hiểm được gia hạn với các điều khoản có lợi hơn cho người được bảo hiểm. Năm 1996, đầu năm 1997 các điều khoản thuận lợi này được áp dụng nhiều hơn, bởi có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường bảo hiểm thân tàu thế giới để giành thị phần. Tuy nhiên trước kia nếu việc giảm biểu giá phí thường phải có cơ sở thì ngày nay việc giảm phí bảo hiểm là lại là kết quả của cuộc chiến trá hình giữa các nhà bảo hiểm.

Ngoài ra các nhà bảo hiểm còn có xu hướng đề nghị các chủ tàu kí hợp đồng dài hạn, thường là 24 tháng, thậm chí có những hợp đồng bảo hiểm thân tàu với thời hạn lâu hơn, thí dụ công ty “West” của Na uy đưa ra đơn bảo hiểm có thời hạn 5 năm với phí bảo hiểm không thay đổi. Các chủ tàu thường không mấy ai chấp thuận hợp đồng bảo hiểm dài hạn nếu họ biết rằng giá phí trên thị trường bảo hiểm sẽ tiếp tục giảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Thị trường bảo hiểm thân tàu lớn khác của thế giới là Mỹ. Những năm 1945 thị trường bảo hiểm Mỹ còn chưa thể nhận bảo hiểm tàu trị giá lớn hơn 2,5 triệu đô la Mỹ thì vào năm 1970 nó đã có thể bảo hiểm tàu trị giá 15 triệu đô la Mỹ và hiện nay, theo Chủ tịch Viện bảo hiểm Mỹ, các nhà bảo hiểm Mỹ có thể bảo hiểm mọi loại tàu, bất kể với giá trị bao nhiêu.

1.4.2 Lịch sử phát triển bảo hiểm thân tàu Việt nam

Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 5

Việt Nam là một đất nước có bờ biển dài hơn 3.200 km, có nhiều vũng, vịnh và nằm trên đường hàng hải quốc tế, vì vậy ngay từ thời xa xưa hoạt động thương thuyền và đóng tàu thuyền đã được phát triển. Hoạt động thương thuyền và phát triển cảng đã khuyến khích sự giao lưu thương mại với nước ngoài; đồng thời góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.


Tuy nhiên không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác bảo hiểm hàng hải xuất hiện từ bao giờ mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ... đã để ý đến Đông Dương. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc có đại diện tại Việt Nam là những Công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique. Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.

Ở Miền Nam Việt nam, thời Nguyễn Văn Thiệu, Bộ Luật thương mại được ban hành năm 1972, trong đó có một phần riêng về thương mại hàng hải, trong đó có quy định về bảo hiểm hàng hải.

Ở Miền Bắc bảo hiểm thân tàu chỉ chính thức xuất hiện cùng với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) ngày 15/01/1965, nhưng cũng chỉ là đại lý cho hàng Lloyd để bảo hiểm tàu Viễn dương.

Bảo hiểm thân tàu ở Việt nam có thể nói được chính thức ra đời sau Quyết định số 254 TC/BH ngày 25/5/1990 cho phép Tổng công ty bảo hiểm Việt nam tiến hành bảo hiểm thân tàu và thuyền viên.

Sau khi ra đời chính sách mở cửa, đã có một loạt văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm nói chung cũng như về bảo hiểm hàng hải nói riêng, như Nghị định 100/CP của Chính phủ năm 1993 về kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 74/CP của Chính phủ năm 1997 sửa đổi bổ sung Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm; Quyết định 581 TC/QĐ/TCNH năm 1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành Quy chế tạm thời về các quy định chung của hợp đồng bảo hiểm;


Đặc biệt sau khi Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời năm 2000, cùng với chương bảo hiểm hàng hải của Bộ luật hàng hải Việt nam, cũng như các quy tắc bảo hiểm thân tàu của tổng công ty bảo hiểm Việt nam (2001), quy tắc bảo hiểm thân tàu của Bảo minh (1999), đã tạo một khung pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động bảo hiểm thân tàu tại Việt nam.

Về tình hình bảo hiểm thân tàu tại Việt nam. Cho đến năm 1995, vẫn chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước Bảo Việt thực hiện bảo hiểm thân tàu, và các đơn bảo hiểm thân tàu do Bảo Việt cấp cũng chỉ với tư cách là đại lý của hãng Lloyd, nhận bảo hiểm thân tàu chủ yếu cho tàu viễn dương. Năm 1995, cùng với sự ra đời của một số công ty bảo hiểm khác như Công ty bảo hiểm Dầu khí (12/1994), Công ty liên doanh bảo hiểm Bảo Minh (1995), Công ty bảo hiểm Petrolimex (1995) thị trường bảo hiểm thân tàu Việt nam mới sôi động hơn chút ít.

Năm 1999 Hiệp hội bảo hiểm Việt nam được thành lập, đánh dấu một bước tiến quan trọng của ngành bảo hiểm Việt nam, trong đó có bảo hiểm thân tàu. Trong số 27 doanh nghiệp (bao gồm 2 công ty nhà nước, 10 công ty cổ phần và 15 công ty có vốn đầu tư nước ngoài), tham gia bảo hiểm, chỉ có 15 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm phi nhân thọ, và số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm thân tàu còn ít hơn nữa, chỉ khoảng xấp xỉ 10 doanh nghiệp, trong đó có Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex, Công ty bảo hiểm dầu khí… Điều này giải thích bởi tính đặc thù và giá trị lớn của loại hình bảo hiểm thân tàu.

Trong bảo hiểm thân tàu, chiếm thị phần lớn nhất vẫn là Bảo Việt, với hơn 40% doanh thu bảo hiểm thân tàu. Sau Bảo Việt là Bảo Minh, Công ty bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Công ty bảo hiểm dầu khí (PIC). Các công ty này đều là công ty nhà nước hoặc công ty cổ phần có các cổ đông là các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước.


Một đặc điểm nữa là các doanh nghiệp bảo hiểm thân tàu Việt nam hầu hết đều tái bảo hiểm lại cho các hàng bảo hiểm nước ngoài trong khu vực và trên thế giới.

Có thể nói bảo hiểm thân tàu còn tương đối mới mẻ với Việt nam. Với sự ra đời của Bộ Luật Hàng hải Việt nam năm 1990, đã có một chương riêng quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải, chủ yếu dựa trên Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906. Tuy nhiên do chưa nhận thức được những nét đặc thù của bảo hiểm hàng hải nên không tránh khỏi những thiếu sót. Nhiều khái niệm quan trọng của bảo hiểm hàng hải còn bị hiểu chưa đầy đủ hoặc bị bỏ sót. Mặt khác việc áp dụng tập quán quốc tế và dựa theo luật nước ngoài còn thực hiện cứng nhắc, chưa tính đến những đặc thù của bảo hiểm thân tàu Việt nam, do đó còn rất nhiều điểm bất cập. Bộ luật hàng hải Việt nam mới được Quốc hội thông qua hồi tháng 5 năm 2005 vừa qua (Bộ Luật hàng hải Việt nam 2005) đã có những sửa đổi bổ sung quan trọng về bảo hiểm hàng hải, trong đó có bảo hiểm thân tàu mà luận văn xin được trình bày cụ thể ở chương 2 và chương 3.

1.5 Luật áp dụng trong bảo hiểm thân tàu biển ở Việt nam

Những quan hệ pháp lý phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm thân tàu được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và đặc biệt là các tập quán quốc tế về bảo hiểm thân tàu và các nguồn áp dụng “phi điều ước” (non- treaties).

Việc áp dụng luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng bảo hiểm thân tàu phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc áp dụng các luật tương ứng khác của Việt Nam mà những quan hệ pháp luật phát sinh chưa được Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 và Luật kinh doanh bảo hiểm Việt nam 2000 điều chỉnh;


- Cho phép các công ty bảo hiểm có yếu tố nước ngoài tham gia bảo hiểm tại Việt nam;

- Nguyên tắc thoả thuận giữa các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm thân tàu, nếu các thoả thuận này không trái với pháp luật bảo hiểm Việt Nam;

- Nguyên tắc áp dụng các quy tắc quốc tế trong các quan hệ hợp đồng bảo hiểm theo sự thỏa thuận giữa các bên;

- Nguyên tắc về vị trí cao hơn của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia với pháp luật bảo hiểm quốc gia;

- Nguyên tắc áp dụng luật nước ngoài nếu luật này không trái với pháp luật Việt Nam.

1.5.1 Pháp luật quốc gia

Bảo hiểm thân tàu là một lĩnh vực phức tạp và liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác như kỹ thuật hàng hải, hàng hải,... nên luật điều chỉnh cũng rất rộng. Pháp luật quốc gia được áp dụng trong bảo hiểm thân tàu là pháp luật chuyên ngành và các luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

1.5.1.1 Pháp luật chuyên ngành

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm thân tàu được điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bảo hiểm (được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000) (khoản 1, điều 1). Tuy nhiên do bảo hiểm thân tàu, một loại hình của bảo hiểm hàng hải, là loại hình bảo hiểm rất đặc thù, nên Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 đã xác định rò quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải được thực hiện theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990, Bộ luật hàng hải sửa đổi bổ sung được Quốc hội thông qua tháng 5 năm 2005 (sau đây sẽ được gọi chung là Bộ Luật hàng hải) và chỉ những gì Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 không quy định thì mới áp dụng theo Luật Kinh doanh bảo hiểm (khoản 3 điều 12). Bộ luật hàng hải Việt nam có riêng


một chương quy định cụ thể về hợp đồng bảo hiểm hàng hải, trong đó có hợp đồng bảo hiểm thân tàu biển. Ngoài ra còn có các văn bản dưới luật điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm thân tàu, như Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kinh doanh Bảo hiểm; quy tắc bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ đối với tàu thuyền cá hoạt động trong vùng nội thủy và vùng biển Việt nam của Bảo việt (2001), quy tắc bảo hiểm thân tàu đối với tàu thuyền họat động trong vùng nội thủy, vùng biển Việt nam của Bảo Minh (1999)…

1.5.1.2 Các luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Tàu biển là cấu trúc nổi lớn và phức tạp, do đó bảo hiểm thân tàu rất phức tạp về kỹ thuật và nghiệp vụ, và hợp đồng bảo hiểm thân tàu được điều chỉnh bởi rất nhiều các luật khác có liên quan.

Trước tiên là Bộ luật hàng hải Việt nam và các văn bản quy phạm pháp luật hàng hải quy định về nhiều vấn đề liên quan đến tàu biển, đến hành trình đường biển và các tai nạn xảy ra trong một hành trình đường biển, các yếu tố của bảo hiểm thân tàu, như quy định về khả năng an toàn đi biển vào lúc bắt đầu chuyến đi của tàu; chứng từ vận chuyển (xác định chủ sở hữu tài sản và quyền lợi liên quan đến đối tượng bảo hiểm); quy định về tai nạn đâm va (xác định lỗi); quy định về nghĩa vụ đóng góp tổn thất chung… Việc giải quyết bồi thường bảo hiểm hàng hải không thể tách rời với các quy định của pháp luật hàng hải, như: quy định về đâm va; tổn thất chung, cứu hộ…

Các quan hệ phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm thân tàu còn được điều chỉnh bởi các luật có liên quan khác như luật dân sự, kinh tế, thương mại, môi trường, tài chính ngân hàng, hình sự v.v... Ví dụ: Bộ luật Dân sự 1995 có những quy định chung nhất về hợp đồng bảo hiểm (Mục 11, điều 571-584), điều khoản loại trừ trách nhiệm của người bảo hiểm trong gây ô nhiễm hay


nguy cơ ô nhiễm hay tổn hại môi trường lại cần phải tham chiếu Luật Bảo vệ Môi trường [10]…

1.5.2 Các điều ước quốc tế

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và pháp luật Việt Nam, cũng như các quan điểm khác nhau về việc chuyển hoá điều ước quốc tế thành pháp luật quốc gia của Việt Nam [27, 28, 29, 30,31]5.

Tuy nhiên đối với bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm thân tàu, các điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia có vị trí ưu tiên so với pháp luật quốc gia. Điều này được quy định trong khoản 2, điều 2, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000: “Trong trường hợp các điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”.

Theo quy định của Luật Ký kết và Thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005, điều ước quốc tế được coi là nguồn luật của pháp luật hàng hải Việt Nam phải là điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập. Các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động bảo hiểm thân tàu chủ yếu được ban hành bởi các Tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc (UN) và các Tổ chức của nó như Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Uỷ ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL); Uỷ ban Hàng hải Quốc tế (CMI), ASEAN, và có rất nhiều. Dưới đây là một số điều ước cụ thể:

Công ước của tổ chức hàng hải quốc tế:

- Công ước quốc tế về cứu hộ 1989;

- Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu

1992;

- Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển 1999.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022