Các công ước của Liên Hợp quốc và các tổ chức của Liên Hợp quốc:
- Công ước của Liên Hợp quốc về điều kiện đăng ký tàu biển 1986.
- Quy tắc York Antwerp 1994
- Các nguyên tắc hướng dẫn của các Hiệp hội phân cấp tàu biển 1998
Các công ước của Ủy ban hàng hải quốc tế:
- công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến đâm va giữa các tàu thuyền 1910;
- các công ước về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến trợ giúp và cứu hộ trên biển 1910;
1.5.3 Các tập quán và thông lệ quốc tế
Ở Việt nam, cũng như nhiều nước trên thế giới, trong lĩnh vực bảo hiểm thân tàu, bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia thì các tập quán và thông lệ quốc tế được rút ra từ thực tiễn bảo hiểm hàng hải đóng một vai trò hết sức quan trọng và được áp dụng rất rộng rãi.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Rủi Ro Trong Bảo Hiểm Thân Tàu Căn Cứ Vào Nguồn Gốc Sinh Ra Rủi Ro
- Ý Nghĩa, Vai Trò Của Bảo Hiểm Thân Tàu Trong Thương Mại Hàng
- Luật Áp Dụng Trong Bảo Hiểm Thân Tàu Biển Ở Việt Nam
- Đối Tượng Hợp Đồng Bảo Hiểm Thân Tàu
- Ký Kết Hợp Đồng Bảo Hiểm Thân Tàu
- Phạm Vi Trách Nhiệm Bảo Hiểm Thân Tàu
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Các tập quán bảo hiểm hàng hải quốc tế bao gồm các quy tắc do các tổ chức, các hiệp hội bảo hiểm hàng hải quốc tế xây dựng trên cở sở đúc rút từ thực tiễn bảo hiểm hàng hải, được các bên tự nguyện áp dụng, và các tập quán, thông lệ quốc tế khác.
Như chúng ta đã biết, do giao lưu hàng hoá ngoại thương giữa các nước rất phát triển nên việc có những quy định chung cho các nước trong lĩnh vực thương mại, hàng hải, bảo hiểm, tài chính là rất cần thiết. Vì vậy, các tổ chức, hiệp hội quốc tế đã xây dựng và ban hành các quy tắc chung điều chỉnh các phát sinh từ các quan hệ này và các bên khi tham gia hợp đồng chỉ cần ghi "áp dụng quy tắc nào". Thí dụ Các quy tắc hướng dẫn của Các hiệp hội phân cấp tàu biển 1998; Quy tắc York Antwerp 1994 về tổn thất chung…
5 Tham khảo thêm tài liệu số 27, 28, 29, 30, 31
Bên cạnh các quy tắc được các tổ chức, hiệp hội ban hành như đã phân tích ở trên, thì tập quán hàng hải quốc tế cũng được sử dụng nhiều trong bảo hiểm thân tàu biển. Do các nước khác nhau thì có tập quán khác nhau, nên việc áp dụng nguyên tắc thoả thuận áp dụng tập quán hàng hải trong bảo hiểm thân tàu giúp cho các bên tận dụng được các tập quán tốt, tránh được các tranh chấp do không biết được các tập quán riêng ở khu vực liên quan đến hoạt động bảo hiểm thân tàu.
Nguyên tắc công nhận tập quán quốc tế được thừa nhận trong pháp luật bảo hiểm Việt Nam. Đối với bảo hiểm hàng hải, chỉ cần các bên tham gia thể hiện mong muốn thì có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế trong hợp đồng bảo hiểm [3; đ2] mà không cần phải có một trong hai bên là tổ chức hay cá nhân nước ngoài [4; đ 827-828]; [1; đ 3-4].
Hiện nay, hầu hết các đơn bảo hiểm thân tàu do các công ty bảo hiểm Việt nam cấp đều bị chi phối bởi Luật và tập quán Anh, cụ thể là Luật bảo hiểm hàng hải Anh (MIA) 1906 và Các điều khoản bảo hiểm thân tàu của Hiệp hội các nhà bảo hiểm Luân Đôn, đặc biệt là Điều khoản bảo hiểm thân tàu thời hạn (Institute Time Clause – Hulls) ITC 280 1/10/1983 và phiên bản sửa đổi sau cùng ngày 1/11/19956.
Thực tiễn pháp điển hoá pháp luật hàng hải trong thời gian gần đây đã chứng tỏ rằng, luật pháp quốc gia và tập quán của các quốc gia khác nhau trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, trong đó có bảo hiểm thân tàu mang nhiều nét tương đồng và có xu hướng hợp nhất hóa. Phần Bảo hiểm hàng hải trong Bộ Luật Hàng hải Việt nam và Bộ Luật Hàng hải Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa chủ yếu dựa vào Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906. Luật Thương mại hàng hải Ucraina 1993 và Luật thương mại hàng hải Liên bang Nga 1999
6 Nguồn của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam
cũng dựa nhiều vào pháp luật bảo hiểm hàng hải của các nước phát triển Châu Âu, trong đó có Anh, Đức để xây dựng phần bảo hiểm hàng hải của mình.
Bảo hiểm thân tàu là một loại hình bảo hiểm đặc biệt, rất phức tạp và có giá trị lớn. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, bởi tàu biển là một đối tượng đặc biệt và có phạm vi hoạt động rất rộng, lại liên quan đến nhiều chủ thể, đối tượng, thiên về kỹ thuật nhiều hơn là tính pháp lý. Luật áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm thân tàu rất rộng và liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Do đó pháp luật bảo hiểm thân tàu bên cạnh yếu tố pháp lý, thường thiên về mặt kỹ thuật và thương mại nhiều hơn.
Kết luận
Như vậy có thể thấy rằng, bảo hiểm thân tàu là bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời có thể bao gồm cả bảo hiểm cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp tàu đâm va nhau. Bảo hiểm thân tàu có thể theo chuyến, theo thời hạn, có thể bảo hiểm mọi rủi ro hay bảo hiểm các hiểm họa cụ thể và bảo hiệm phụ. Bảo hiểm thân tàu là một loại bảo hiểm quan trọng và phức tạp, với những rủi ro được bảo hiểm thường rất đa dạng, gây ra những tổn thất lớn, đôi khi mang tính thảm họa và không thể lường trước được. Bảo hiểm thân tàu có vai trò lớn trong đời sống kinh tế của xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế. Với tư cách là loại hình bảo hiểm đầu tiên, bảo hiểm thân tàu có một lịch sử phát triển lâu đời, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và đặc biệt phát triển ở Anh. Bảo hiểm thân tàu cũng là một trong những loại hình bảo hiểm xuất hiện sớm nhất tại Việt nam, tuy có bề dày phát triển chưa lâu, chỉ mới từ năm 1965, với quy mô ban đầu rất hạn chế, ngày nay đã trở thành một loại hình bảo hiểm
quan trọng của Việt nam, góp phần không nhỏ trong việc phát triển đội tàu Việt nam, hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm thân tàu được quy định trước tiên theo hợp đồng bảo hiểm thân tàu được ký kết giữa các bên dựa trên cơ sở thoả thuận. Quy định của Pháp luật Việt nam về bảo hiểm thân tàu, cụ thể là chương bảo hiểm hàng hải của Bộ Luật Hàng hải Việt nam 1990, được xây dựng chủ yếu dựa trên Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906, Luật có thể coi là mẫu mực trong bảo hiểm hàng hải và là cơ sở để nhiều nước xây dựng pháp luật bảo hiểm hàng hải của mình. Tuy nhiên do chưa nhận thức được đúng mức những đặc thù của bảo hiểm hàng hải nên trong quá trình chuyển đổi còn có nhiều vấn đề bị bỏ sót hay hiểu chưa đúng. Tháng 5 năm 2005 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật hàng hải Việt nam sửa đổi. Bộ luật hàng hải Việt nam 2005 đánh dấu những cố gắng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực hàng hải, trong đó có bảo hiểm hàng hải, cũng như bảo hiểm thân tàu nói riêng. Bảo hiểm hàng hải trong Bộ luật hàng hải Việt nam 2005 được dựa trên Luật bảo hiểm Hàng hải Anh 1906, sửa đổi, bổ sung những bất cập đã tồn tại nhiều năm nay, nhằm góp phần phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chiến lược hội nhập quốc tế của Việt nam. Do đó trong chương này, Luận văn sẽ nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm thân tàu trên cơ sở phân tích các điều khoản quy định trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906, so sánh đối chiếu với các quy định của Bộ Luật hàng hải Trung quốc 1992, bộ luật chịu ảnh hưởng lớn của MIA, Luật Thương mại hàng hải Ucraina 1993, Luật thương mại Hàng hải Liên Bang Nga 1999, nơi bảo hiểm thân tàu có lịch sử phát triển mang nhiều nét giống Việt nam, và là hai bộ luật
chịu ảnh hưởng của “Allgemeine Deutsche Seeversichrungsbedingungen” 19197 của Đức và so sánh đối chiếu với pháp luật Việt nam về hợp đồng bảo hiểm thân tàu trong Bộ luật hàng hải Việt nam, nhằm tìm hiểu những mặt tích cực của pháp luật bảo hiểm thân tàu Việt nam đồng thời phát hiện những điểm chưa phù hợp, chưa đầy đủ, để có hướng khắc phục. Đối với những
phần được sửa đổi trong Bộ Luật Hàng hải Việt nam 2005, Luận văn sẽ đề cập cụ thể. Những vấn đề vẫn được giữ nguyên trong Bộ luật hàng hải Việt nam 2005 so với Bộ luật hàng hải Việt nam 1990, Luận văn sẽ đề cập chung là Bộ Luật hàng hải Việt nam.
Bảo hiểm thân tàu, như chương 1 đã phân tích, là một loại bảo hiểm lớn, cả gói và rất phức tạp, liên quan đến rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, trong phạm vi hạn hẹp của Luận văn, tác giả không thể đề cập hết mà chỉ chú trọng phân tích một số nội dung cơ bản của bảo hiểm thân tàu, cụ thể là khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu, đối tượng hợp đồng bảo hiểm thân tàu; quyền lợi bảo hiểm; số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm; kí kết và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Luận văn đi sâu phân tích phạm vi bảo hiểm thân tàu theo Điều khoản bảo hiểm thân tàu thời hạn – Institute Time Clause – Hull 1/11/1995 (ITC 1995) của Hiệp Hội các nhà bảo hiểm Luân đôn, được coi là Điều kiện bảo hiểm chuẩn và được nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt nam áp dụng rộng rãi.
2.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu
Qua điều 1 và điều 2, Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906, có thể định nghĩa hợp đồng bảo hiểm thân tàu như sau: hợp đồng bảo hiểm thân tàu là một hợp đồng mà trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải, nghĩa là những tổn thất xảy do những
7 Xem phần lịch sử bảo hiểm thân tàu thế giới
rủi ro hàng hải gây ra đối với đối tượng bảo hiểm thân tàu, theo cách thức và mức độ mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 đưa ra giải thích chi tiết thế nào là rủi ro hàng hải, theo đó, rủi ro hàng hải trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu là “những rủi ro do hậu quả của việc lái tàu hoặc xảy ra trong việc lái tàu ở biển gây ra, nghĩa là những rủi ro ở biển, cháy, rủi ro chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, bắt giữ, câu lưu và câu thúc của vua chúa và nhân dân, vứt hàng xuống biển, hành vi phi pháp và bất kỳ những rủi ro nào khác, những rủi ro thuộc loại tương tự hay những rủi ro được quy định rò trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu” [6; đ3]. Chỉ những tổn thất liên quan đến một hành trình đường biển mới là tổn thất hàng hải và là đối tượng của bảo hiểm thân tàu. Tổn thất hàng hải không chỉ là những tổn thất trên biển mà còn bao gồm cả những tổn thất đường thủy nội địa hay trên bộ, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên [6; đ 2]. Điều này đảm bảo cho người được bảo hiểm tùy vào khả năng tài chính của mình để chọn điều kiện tham gia bảo hiểm.
Theo Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906, hành trình đường biển là:
- mọi hành trình hàng hải hợp pháp;
- hành trình của tàu có nguy cơ bị những rủi ro hàng hải;
- hành trình mà qua đó thu được hoặc kiếm được tiền cước, tiền lãi hoặc lợi nhuận khác tính bằng tiền [6; đ 3].
Hợp đồng bảo hiểm thân tàu theo Bộ Luật hàng hải Trung quốc 1992 (BLHH TQ) được định nghĩa gần giống với Luật bảo hiểm hàng hải Anh. Tuy nhiên rủi ro hàng hải được thay bằng cụm từ “hiểm họa được bảo hiểm”, được định nghĩa là bất cứ hiểm họa hàng hải nào do hai bên thỏa thuận, kể cả các hiểm họa xảy ra trong vùng nội thủy hoặc trên đất liền liên quan đến hành trình đường biển. Tuy nhiên Bộ luật không giải thích thế nào là hành trình đường biển [7; đ 216].
Bộ Luật Thương mại Hàng hải Ucraina và Bộ luật thương mại Hàng hải Liên Bang Nga đều đưa ra khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hải (bảo hiểm thân tàu) tương đối giống nhau, rất sơ lược, nếu không có cụm từ hàng hải thì không khác mấy với khái niệm bảo hiểm thông thường. Rủi ro hàng hải được thay thế bằng “nguy hiểm hoặc tai nạn (sự kiện bảo hiểm)”, là những nguy hiểm và tai nạn do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu [8; 239], [37; 246]. Hành trình đường biển, cũng như phạm vi xảy ra tổn thất không được đề cập đến.
Theo điều 200 Bộ Luật Hàng hải Việt nam 1990, có thể định nghĩa hợp đồng bảo hiểm thân tàu như sau: “Hợp đồng bảo hiểm thân tàu là hợp đồng được kí kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm mà theo đó người bảo hiểm thu bảo hiểm phí do người được bảo hiểm trả và người được bảo hiểm được người bảo hiểm bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các hiểm họa hàng hải gây ra theo mức độ và điều kiện đã thỏa thuận với người bảo hiểm”.
Tuy dựa trên cơ sở Luật bảo hiểm hàng hải Anh, nhưng quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải (trong đó có bảo hiểm thân tàu) trong Bộ Luật Hàng hải Việt nam 1990 vừa thiếu vừa không chặt chẽ. Bộ Luật Hàng hải Việt nam 2005 đã sửa đổi về căn bản khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu, dựa vào Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 một cách tối đa, theo đó, “hợp đồng bảo hiểm thân tàu là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải mà theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng” (khoản 1, điều 226). Bộ luật hàng hải Việt nam 2005 cũng định nghĩa rủi ro hàng hải, theo đó, rủi ro hàng hải là “những rủi ro xẩy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy nổ, chiến tranh, cướp biển, trộmg cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu,