Ý Nghĩa, Vai Trò Của Bảo Hiểm Thân Tàu Trong Thương Mại Hàng


hiểm chỉ chịu trách nhiệm khi tổn thất tổn thất chung nhằm mục đích tránh hay liên quan đến việc tránh một hiểm họa được bảo hiểm.

1.3 Ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng

hải

Bảo hiểm thân tàu có một vai trò rất quan trọng trong thương mại hàng

hải. Bảo hiểm thân tàu cùng lúc đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, cụ thể là:

Chức năng chuyển giao rủi ro. Bảo hiểm tồn tại là để đáp ứng những hậu quả tài chính của một số rủi ro nhất định, tạo ra một cảm giác yên tâm. Bảo hiểm có tầm quan trọng sống còn trong vận tải biển và thương mại hàng hải. Bảo hiểm thân tàu thực chất là một cơ chế chuyển giao rủi ro. Thông qua bảo hiểm thân tàu, những rủi ro và tổn thất về mặt tài chính sẽ được chuyển từ người được bảo hiểm sang công ty bảo hiểm (người bảo hiểm).

Chức năng dàn trải tổn thất. Bảo hiểm thân tàu thực hiện chức năng dàn trải tổn thất. Khi số đông người tham gia bảo hiểm thân tàu, không phải tất cả mọi người tham gia đều phải chịu rủi ro tổn thất, mà chỉ một số ít người trong đó không may gặp phải rủi ro. Những rủi ro này sẽ được dàn trải cho nhiều người cùng gánh chịu.

Chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bảo hiểm thân tàu có vai trò như một phương pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, mặt khác bảo hiểm thân tàu là một nhân tố không thể thiếu trong việc đảm bảo việc khai thác thương mại tàu một cách hiệu quả. Đồng thời bảo hiểm thân tàu còn có mục đích bảo đảm an toàn hàng hải.

Bảo hiểm thân tàu có vai trò giống như một lực thúc đẩy hoạt động của ngành vận tải biển, của thương mại hàng hải, thông qua việc cung cấp vốn đầu tư cho sản xuất từ các quỹ mà đáng ra phải giữ làm quỹ dự phòng những tổn thất tương lai. Phí bảo hiểm thường được coi là một loại “tổn thất” nhất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


định trong khai thác con tàu, nhưng nó giúp chủ tàu hoặc người thuê tàu có thể tự tin khai thác tàu với nhận biết rằng con tàu đã được bảo hiểm một số rủi ro, yên tâm trong hoạt động kinh doanh.

Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 4

Bảo hiểm thân tàu chủ yếu liên quan tới hậu quả tổn thất về tài chính của đối tượng bảo hiểm, tuy nhiên các công ty bảo hiểm cũng quan tâm nhiều tới kiểm soát tổn thất. Các công ty bảo hiểm thân tàu thực sự quan tâm tới việc giảm bớt tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất, qua đó không chỉ tăng lợi nhuận cho mình mà còn góp phần làm giảm lãng phí kinh tế sau mỗi tổn thất.

Trong quá trình triển khai các nghiệp vụ, người bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết, để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khoẻ con người, của cải và vật chất của xã hội. Thí dụ: thực hiện hỗ trợ các công cụ phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có thể...; giải quyết hậu quả kịp thời giúp chủ tàu ổn định kinh doanh và tài chính.

Thông qua việc tham gia bảo hiểm, các chủ tàu chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí không lớn nhưng sẽ tránh được các tổn thất nặng nề về tài chính có thể xảy ra, từ đó giúp các chủ tàu bảo toàn vốn, ổn định hoạt động, không rơi vào tình trạng kiệt quệ về tài chính dẫn tới phá sản.

Bằng việc tham gia bảo hiểm, chủ tàu đã chuyển phần rủi ro của mình sang công ty bảo hiểm (người bảo hiểm), qua đó giải tỏa được nỗi sợ hãi và lo lắng về những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra đối với tàu.

Với đặc điểm trong bảo hiểm là phí nộp trước, việc bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm chỉ được thực hiện khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra. Do vậy, các công ty bảo hiểm thân tàu có một quỹ tiền tệ tập trung khá lớn và sẽ được đem đi đầu tư sinh lời. Trên cơ sở của kết quả đầu tư, các công ty


sẽ có điều kiện giảm phí để từ đó thu hút khách hàng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Nói tóm lại, bảo hiểm tàu biển nói riêng, cũng như bảo hiểm hàng hải nói chung, là một yếu tố không thể thiếu trong thương mại hàng hải, đem lại những bảo đảm cụ thể về tài chính cho các đối tượng tham gia vận tải biển đối với những hiểm họa và tai nạn không lường trước được khi vận chuyển hàng hóa và hành khách và giúp giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn của thiên nhiên và về kỹ thuật có thể xảy ra trong vận tải biển, góp phần giúp đội tàu Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.‌

1.4 Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm thân tàu


1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm thân tàu thế giới

Bảo hiểm hàng hải là một loại hình bảo hiểm xuất hiện sớm nhất. Do thời cổ đại việc giao thương, buôn bán diễn ra nhộn nhịp chủ yếu bằng đường biển, và những thiệt hại xảy ra phần lớn do những tai nạn, tai họa trên biển. Người ta cho rằng bảo hiểm những rủi ro hàng hải đã xuất hiện ở các thành phố của Levant từ những năm 700-900 trước công nguyên.

Thời trung cổ, ở Lombardy và Pháp, bảo hiểm hàng hải đã là những khái niệm rất phát triển. Một trong số các văn bản pháp luật của thành phố Liguria, ban hành năm 1318 đã nói đến thực tiễn tại các cảng của Froren và Genoa. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải cổ xưa nhất còn giữ được xuất hiện vào năm 1347. Hợp đồng này được lập dưới hình thức một bức thư vay nợ có giá trị 107 đồng tiền bạc, theo đó người vay nợ không có nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp con tàu “Santa Clara” không cập bến trong vòng 6 tháng trong hành trình từ Genoa đến Majorca. Qua bức thư vay nợ có thể thấy, người cho vay, tức là người bảo hiểm đã nhận bảo hiểm những rủi ro nhất định: “Tôi chịu trách nhiệm với số tiền nói trên trong thời gian con tàu chưa cập cảng Majorca” [42; 12-19].


Vào giữa thế kỷ XIV người cầm quyền Genoa đã ra quy định buộc người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải trước sự chứng kiến của công chứng viên. Đồng thời quy định này cũng yêu cầu trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải có ít nhất 2 người bảo hiểm tham gia. Từ giữa thế kỷ XIV hợp đồng bảo hiểm hàng hải cũng bắt đầu được ký kết với sự tham gia của các nhà môi giới bảo hiểm – các tổng đại lý bảo hiểm.

Đóng góp quan trọng trong hệ thống pháp luật bảo hiểm hàng hải thời trung cổ phải kể đến “Chiếu dụ Barcelona” năm 1435 với nhiều điều khoản về bảo hiểm hàng hải. Đây có thể coi là văn bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm hàng hải.

Sự phát triển của bảo hiểm hàng hải thời Trung cổ còn được khẳng định bằng việc trong pháp luật Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp có những quy định cụ thể (ordonance) về các giao kèo xuất phát từ hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm hàng hải.

Những quy định về hàng hải và thương mại hàng hải được tập hợp và xuất bản năm 1761 ở Ruana có trích dẫn đơn bảo hiểm của Pháp năm 1630. Điều khoản và hình thức đơn bảo hiểm giống với đơn bảo hiểm của Anh thời kì đó và điều này cho phép suy luận rằng cả hai đơn bảo hiểm nêu trên đều áp dụng theo người Ý. Những nhà buôn Đức, Hà lan ở biển Bắc và biển Baltica cũng áp dụng đơn bảo hiểm này.

Năm 1681, các quy định về bảo hiểm hàng hải lần đầu tiên được Ludovique XIV hệ thống hóa tương đối thành công. Theo sáng kiến của Bộ trưởng Cobert, luật hàng hải và bảo hiểm hàng hải được pháp điển hóa và kết quả là luật “Ordonance sur la Marine” ra đời vào năm 1861. Luật bảo hiểm hàng hải các nước lớn ở Châu Âu đều phát triển dựa trên luật này. Dưới thời Napoleon một số luật liên quan đến bảo hiểm được đưa vào Bộ luật thương mại nổi tiếng “Code de Commerce” năm 1807. Các tòa án của hầu hết các


nước Châu Âu, trong đó có cả Anh đều áp dụng bộ luật này do thiếu luật quốc gia. Ở Đức, các quy định về bảo hiểm đã được đúc rút, hệ thống hóa và hợp thành Bộ Quy tắc chung về bảo hiểm, được ban hành năm 1867, được sửa đổi vào năm 1919, dưới tên gọi “Allgemeine Deutsche Seeversichrungsbedingungen” có hiệu lực cho đến tận ngày nay và có ảnh hưởng lớn đến pháp luật về bảo hiểm hàng hải của Nga và Ucraina.

Cuối thế kỷ XVI, sau khi đội tàu Armada của Tây Ban Nha bị tiêu diệt (năm 1588), thương mại hảng hải của Anh bắt đầu phát triển. Và tất nhiên là bảo hiểm hàng hải cũng chuyển từ Tây Ban Nha sang Anh. Vào thế kỷ XVII các nhà buôn Lombard chuyển đến sinh sống tại Anh là những người đặt nền móng cho sự phát triển của bảo hiểm hàng hải ở Anh. Những người Lombard nổi tiếng trong lĩnh vực này đến mức các đơn bảo hiểm hàng hải cấp tại Anverpanne được lập theo người Lombard trên phố Lombard Street ở Anh. Văn bản luật đầu tiên điều chỉnh bảo hiểm hàng hải của Anh được ban hành năm 1601.

Qua một trong số các hợp đồng bảo hiểm còn giữ được đến ngày nay, được lập ngày 20 tháng 1 năm 1660 cho thấy, bảo hiểm hàng hải vào thời đó có đối tượng không chỉ hàng hóa vận chuyển từ cảng này tới cảng khác mà là chính bản thân con tàu chở hàng. Cụ thể là trong hợp đồng bảo hiểm nói trên một vài thương nhân Luân Đôn đã nhận bảo hiểm với trị giá 900 bảng Anh trong trường hợp mất mát hư hỏng tàu và hàng hóa khối lượng 250 tấn đi từ Lissabon đến Venice với phí bảo hiểm là 0,4%. Thân tàu được bảo hiểm từ thời điểm tàu cập bến Lissabon, trong khi neo đậu tại cảng, chuyển hàng lên tàu, hành trình đến Venice và neo tại cảng trong thời gian 24 tiếng, còn đối với hàng hóa, thời hạn bảo hiểm là cho đến khi được bốc lên bờ tại Venice.

Đơn bảo hiểm quy định các hiểm họa có liên quan đến biển và cả những hiểm họa không liên quan đến biển như: cướp biển; chiến tranh;;bị bắt


giữ hay tịch thu bởi vua, hoàng tử hay dân của bất cứ quốc gia nào, hành động ác ý của thuyền trưởng và thuyền bộ; cũng như những tổn thất, thiệt hại và tai nạn khác có thể xảy ra với tàu, hàng hay một phần của những đối tượng này.

Đơn bảo hiểm cho thấy trách nhiệm của người bảo hiểm là không giới hạn. Người bảo hiểm là một nhóm các thương nhân liên kết với nhau để nhận bảo hiểm những rủi ro nói trên. Việc liên kết hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên và mỗi thành viên chịu trách nhiệm trong khoản tiền ghi trong đơn bảo hiểm.

Một thời gian dài bảo hiểm hàng hải ở Anh dựa theo án lệ, nhưng vào năm 1906 trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn phong phú, Luật bảo hiểm hàng hải Anh (Marine Insurance Act) đã được ban hành, bao gồm 94 điều, quy định tương đối cụ thể về bảo hiểm thân tàu. Luật này vẫn có hiệu lực cho đến ngày nay mà không hề có một sửa đổi bổ sung nào và có ảnh hưởng tương đối lớn tới bảo hiểm hàng hải thế giới. Tuy nhiên bên cạnh luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906, ở Anh, trung tâm của bảo hiểm hàng hải thế giới, hiện nay các tập quán ngày càng được áp dụng nhiều hơn. Viện các nhà bảo hiểm Luân Đôn (Institute of London Underwriters), thành lập năm 1884, đóng một vai trò lớn trong việc đúc kết và tập hợp các điều khoản bảo hiểm thân tàu.

Nói đến bảo hiểm hàng hải không thể không nhắc đến hãng bảo hiểm Lloyd, một hãng bảo hiểm thân tàu có truyền thống và lớn nhất thế giới, với mạng lưới đại lý có mặt ở hầu khắp các cảng biển trên toàn cầu. Lịch sử hình thành và phát triển của hãng Lloyd cũng rất đặc biệt.

Đến thế kỷ XVII, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phồn thịnh nhất. Tàu của các nước đi từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đều về cập bến hai bờ sông Thames của thành phố Luân Đôn. Các tiệm cà phê là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm… để giao dịch, trao đổi tin tức, bàn luận trực tiếp với nhau.


Edward Lloyd’s là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán cà phê ở phố Great Tower ở Luân Đôn vào khoảng năm 1692. Các nhà bảo hiểm thường đến đó để giao dịch và các nhà kinh doanh và môi giới thường đến đó để mua bảo hiểm. Ngoài việc quản lý quán cà phê, năm 1696 Edward Lloyd’s còn cho ra một tờ báo tổng hợp các thông tin về tàu đến tàu đi, giá các mặt hàng của vùng thuộc địa, chỉ số đặt bảo hiểm và các thông tin bổ ích khác đối với thuyền bộ và người bảo hiểm. Tờ báo “Lloyd’s List” được xuất bản từ năm 1734 cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên việc làm chính của ông vẫn là cung cấp địa điểm để khách hàng đến giao dịch bảo hiểm, hội họp.

Năm 1771 khách hàng của quán cà phê ông chủ Lloyd tập hợp thành một tổ chức tự nguyện “Society of Lloyd’s” để cùng nhau nhận bảo hiểm các rủi ro hàng hải bằng cách kí trong đơn bảo hiểm số tiền mà mỗi người nhận bảo hiểm và thực hiện việc đăng ký tàu. Sau đó tổ chức này rời địa điểm đến trung tâm hối đoái của Hoàng gia và ở đó đến năm 1828 thì rời đến toà nhà riêng của họ tại phố Leaden Hall.

Sau khi Lloyd chết, tổ chức này do Ulius Angerstein lãnh đạo từ năm 1790 đến năm 1796. Ông chính là người sáng lập thực sự của Lloyd ngày nay và nổi tiếng với cái tên “Cha đẻ của Lloyd”.

Mẫu đơn bảo hiểm của Lloyd được ban hành ngày 12 tháng 1 năm 1779 và kể từ đó nội dung không hề thay đổi. Chỉ có một thay đổi nhỏ trong vòng một trăm năm, nhưng đó lại là về chữ kí trên đơn bảo hiểm, mà lúc đầu là “In the Name of God, Amen” (dịch là: “Nhân danh Chúa, Amen”) và vào năm 1850 được đổi thành “be it known that” (dịch là: “được biết như là’). Đơn bảo hiểm của hãng Lloyd đã trở nên nổi tiếng chỉ ít lâu sau khi ra đời và được áp dụng rộng rãi.

Lloyd hoạt động với tư cách là tổ chức tư nhân đến năm 1871 thì hợp nhất lại theo luật Quốc hội và trở thành Hội đồng Lloyd’s và sau này đã trở


thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm và hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới. 40 năm sau, vào năm 1911 Hạ viện cho phép Lloyd, ngoài bảo hiểm hàng hải, được thực hiện các giao dịch thuộc mọi loại hình bảo hiểm. Tập đoàn này đã hoạt động như vậy cho đến ngày nay.

Theo thống kê, đến cuối năm 1994 tập đoàn Lloyd có 17624 thành viên cá nhân và 95 thành viên là tập đoàn, chia thành 179 nghiệp đoàn. Tổng tiền phí bảo hiểm hàng hải của hãng Lloyd năm 1994 là 1,376.90 bảng Anh, lớn hơn tổng số phí bảo hiểm của tất cả các nhà bảo hiểm khác của Anh cộng lại.

Thị trường bảo hiểm thân tàu thế giới hiện nay là một hệ thống kinh tế phức tạp với bộ phận cấu thành là các công ty bảo hiểm quốc gia của nhiều nước khác nhau tiến hành bảo hiểm hay tái bảo hiểm tàu biển nước ngoài không chịu sự điều chỉnh của luật pháp nơi tàu đăng ký [41; 124]. Nhiều công ty bảo hiểm (trong đó chủ yếu là của các nước phát triển) là thành viên của các tổ chức và hiệp hội hàng hải quốc tế, những cơ quan có nhiệm vụ hỗ trợ sự phát triển của bảo hiểm hàng hải, bảo vệ quyền lợi của các công ty bảo hiểm thông qua việc tư vấn và tổ chức các hoạt động chung. Thí dụ Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) ra các công ước nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm của ngành công nghiệp tàu biển thế giới. Hiệp hội bảo hiểm hàng hải quốc tế cũng tổ chức các cuộc hội thảo hàng năm, nơi các nhà bảo hiểm hàng hải từ khắp nơi trên thế giới thảo luận về các vấn đề bảo hiểm hàng hải và đưa ra những giai pháp và hướng đi cụ thể.

Anh là nước đứng đầu trên thị trường bảo hiểm thân tàu thế giới. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, Anh đã chiếm hơn 50% tải trọng tàu biển. Hiển nhiên đây cũng là nơi hình thành thị trường bảo hiểm thân tàu quốc gia hùng mạnh, cung cấp dịch vụ cho cả các chủ tàu nước ngoài. Không có một nước phát triển nào trên thế giới có thể bảo hiểm tàu của mình mà không có

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí