Hệ Thống Tổ Chức Của Bhxh Việt Nam A- Hệ Thống Tổ Chức.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) được giao nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ BHXH. Để thực hiện điều lệ trên, về tổ chức, mỗi cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường sẽ thành lập một ban BHXH đặt dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Cơ quan Tài chính có trách nhiệm giám đốc chi tiêu của quỹ BHXH, hướng dẫn, giúp đỡ cơ quan quản lý quỹ thi hành đúng thể lệ tài chính của Nhà nước.

Theo Nghị định 31/CP ngày 30/03/1962, việc quản lý quỹ và thực hiện các chế

độ BHXH được giao cho 2 tổ chức thực hiện: Tổng Công đoàn Việt Nam thực hiện quản lý và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN với tỷ lệ 3,7% tổng quỹ lương của công nhân viên chức nhà nước. Bộ Nội vụ (sau này chuyển sang Bộ Lao động, rồi Bộ Thương binh và xã hội, sau cùng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) thực hiện chế độ hưu trí, mất sức lao động, tử tuất và quản lý thu 1% tổng quỹ lương của công nhân viên chức nhà nước.

Qua các giai đoạn khác nhau, mức đóng góp BHXH đã được điều chỉnh tăng dần cho phù hợp với chính sách giá, lương, tiền ở nước ta trong từng thời kỳ.

Cùng với sự đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 23/06/1993 quy định tạm thời chế

độ BHXH thay thế cho Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 (đã tồn tại 31 năm). Nội dung của Nghị định đã bao hàm những cải cách lớn về BHXH như: Mở rộng đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ BHXH, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp xây dựng quỹ BHXH của người sử dụng lao động và người lao động. Nâng mức thu quỹ BHXH lên 20% quỹ lương, trong đó người lao động đóng 5%; người sử dụng lao động đóng 15%, quỹ hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Có thể nói Nghị định 43/CP là bước

đệm cho một cuộc cải cách thực sự của hệ thống BHXH ở nước ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Giai đoạn từ 1995 đến nay

Đến năm 1995, sau gần 10 năm đổi mới từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường. Sự chuyển đổi này đã tạo nên các bước ngoặt trong hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt

Bảo hiểm - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - 10

động BHXH đòi hỏi phải có sự đổi mới trong chính sách BHXH. Trước hết, từng bước hình thành quỹ BHXH độc lập với NSNN để giảm dần sự bao cấp trong lĩnh vực này, và hơn nữa thúc đẩy sự phát triển của BHXH phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần và bảo đảm sự bình đẳng của người lao động trong các thành phần kinh tế.

Trong tiến trình cải cách kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách, chế độ BHXH trước đây không còn phù hợp nữa. Ngày 23/6/1994 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ Luật lao động có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995, trong đó chương XII đã xác lập và bảo vệ quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong việc tham gia BHXH. Các quy định này có ý nghĩa to lớn đối với lĩnh vực


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


BHXH và đây là lần đầu tiên ở nước ta, BHXH được quy định ở hình thức cao nhất trong một Bộ luật.

Nhằm cụ thể hóa các điều khoản của Bộ luật lao động về BHXH, Chính phủ đã ban hành các Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ BHXH và Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam (có chức năng quản lý BHXH trong toàn quốc). Nghị định số 45/CP ngày 15/06/1995, ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Theo đó:

+ Quỹ BHXH dần dần tách ra khỏi NSNN, có cơ quan quản lý thống nhất, hạch toán độc lập, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự đổi mới này đã xóa bỏ chế độ bao cấp, phát huy đầy đủ quyền và lợi ích của người lao động, không ỷ lại vào NSNN, mở đường cho sự nghiệp BHXH phát triển mạnh mẽ.

+ Đối tượng và phạm vi BHXH được mở rộng, không chỉ áp dụng BHXH bắt buộc đối với người lao động thuộc khu vực nhà nước mà còn mở rộng đối với lao động thuộc mọi thành phần kinh tế khác.

+ BHXH Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc ở 3 cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố), quận (huyện) trên cơ sở hợp nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để quản lý và thực hiện thống nhất các chính sách BHXH đối với người lao

động theo quy định của pháp luật. Xóa bỏ dần từng bước sự đan xen giữa chế độ, chính sách BHXH với chính sách chế độ ưu tiên, ưu đãi đối với người có công với nước. Thực hiện tiền tệ hóa trong các chế độ trợ cấp (trừ trường hợp đặc biệt được cấp bằng hiện vật

đối với các chế độ tai nạn lao động – BNN. Kế thừa và phát triển hợp lý các chế độ chính sách BHXH đã quy định trước đây đồng thời bổ sung sửa đổi các chế độ cụ thể mà xét thấy không thể áp dụng trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay.

Nghị định 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Theo Nghị định này, Bảo hiểm y tế được sáp nhập vào BHXH Việt Nam, bảo hiểm y tế được coi là một chế độ của BHXH theo đúng thông lệ quốc tế. Đồng thời Chính phủ đã có Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 trước đây.

Với những đổi mới nói trên các chế độ, chính sách BHXH từng bước phát huy tác

dông.


9.2- Hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam a- Hệ thống tổ chức.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có:

- ở Trung ương là BHXH Việt Nam.

- ở Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH Tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam.

- ở Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh.

b- Chức năng, nhiệm vụ

- BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.

- BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện có chức năng giúp gám đốc BHXH tỉnh quản lý quỹ BHXH và tổ chức thực hiện các chính sách BHXH trên địa bàn huyện.


ii- Nội dung các chế độ BHXH hiện hành ở Việt Nam

Việc thực hiện BHXH ở từng nước khác nhau tuỳ theo chế độ xã hội - kinh tế - chính trị của nước đó.

1- Các chế độ BHXH theo Công ước 102 của ILO:

Ngày 28/6/1952, tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước số 102 (convention No 102) về BHXH, gồm 9 nhánh chế độ:

- Chăm sóc y tế

- Trợ cấp ốm đau

- Trợ cấp thất nghiệp

- Trợ cấp tuổi già

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Trợ cấp gia đình

- Trợ cấp thai sản

- Trợ cấp tàn tật

- Trợ cấp tử tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


Các nước tham gia phê chuẩn công ước phải áp dụng tối thiểu 3 trong 9 chế độ trên, trong đó ít nhất phải áp dụng 1 trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất.

Trừ chế độ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ trợ cấp còn lại đều thực hiện trợ cấp bằng tiền: trợ cấp gia đình có thể bằng tiền và bằng hiện vật.

Các chế độ thiết lập ở các nước phải phù hợp với Công ước này. Nguyên tắc chung của Công ước đặt ra là phải đối xử bình đẳng giữa kiều dân và người trong nước.

2- Việt Nam tuy chưa phê chuẩn công ước 102 nói trên, nhưng trên thực tế đã lần lượt

áp dụng hầu hết các chế độ quy định trong công ước.

Theo Điều 4 - Luật Bảo hiểm xã hội (số 71/2006/QH ngày 29/06/2006) có các chế

độ BHXH sau:

2.1- Bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:

- Chế độ trợ cấp ốm đau

- Chế độ trợ cấp thai sản

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Chế độ hưu trí

- Chế độ tử tuất.

2.2- Bảo hiểm xã hội tự nguyện, gồm:

- Hưu trí

- Tư tuÊt

2.3- Bảo hiểm thất nghiệp, gồm:

- Trợ cấp thất nghiệp

- Hỗ trợ học nghề

- Hỗ trợ tìm việc làm

Nhưng theo Điều 4 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, thì có các chế độ BHXH sau:

- ốm đau

- Thai sản

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Hưu trí


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


- Tư tuÊt

Tuy nhiên người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao

động Việt Nam đã làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm: Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp và Hợp đồng cá nhân, thì chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.

Việc thực hiện BHXH được tiến hành theo hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Hai hình thức này được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH thích hợp.

3- Các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành

3.1- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

a- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Pháp luật về cán bộ, công chức. b- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp

đồng lao động có thời hạn đủ 3 tháng trở lên, người lao động làm việc trong HTX, liên hiệp HTX hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.

c- Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.

d- Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Pháp luật.

3.2- Chế độ ốm đau

Trợ cấp ốm đau thường được coi là trợ cấp ngắn hạn, là hình thức trợ cấp bằng tiền bù đắp thu nhập của người lao động tạm thời bị gián đoạn khi nghỉ việc có thời hạn do ốm đau.

Căn cứ vào những quy định của Luật BHXH, cần phân định rõ các trường hợp ốm

đau và mức hưởng trợ cấp BHXH tương ứng:

3.2.1- Điều kiện hưởng trợ cấp ốm đau. Người lao động tham gia BHXH khi nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro phải thoả mãn những điều kiện sau:

- Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

Nhưng nếu ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc dùng chất ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng trợ cấp ốm

đau.

- Có con nhỏ dưới 7 tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của tổ chức Y tế.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


- Đối với quân nhân, công an nhân dân thì mức trợ cấp ốm đau, nghỉ việc do thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số bằng 100% mức tiền lương làm căn cứ

đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc, mức trợ cấp nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau bằng 85% mức tiền lương đóng BHXH.

- Trong trường hợp người lao động bị mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế ban hành, nhưng sau thời hạn 180 ngày còn phải tiếp tục điều trị thêm thì thời gian điều trị thêm được hưởng trợ cấp bằng 70% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên; bằng 65% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ việc nếu

đã đóng BHXH dưới 30 năm.

Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày:

+ Bệnh lao các loại

+ Bệnh tâm thần

+ Bệnh sang chấn hệ thần kinh, động kinh

+ Suy tim mãn, tâm phế mãn

+ BƯnh phong

+ Thấp khớp mãn có biến chứng phần xương cơ khớp

+ Ung thư các loại ở tất cả các phủ tạng

+ Các bệnh về nội tiết

+ Di chứng do tai biến mạnh máu não

+ Di chứng do vết thương chiến tranh

+ Di chứng do phẫu thuật và tai biến điều trị

+ CNVC bị suy nhược cơ thể do bị tra tấn tù đầy trong hoạt động cách mạng. 3.2.2- Tuỳ theo điều kiện, ngành nghề lao động và thời gian tham gia đóng góp bảo

hiểm làm căn cứ tính thời gian để hưởng chế độ ốm đau:


* Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi bị ốm đau, được hưởng chế độ ốm đau:

+ 30 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.


+ 40 ngày trong 1 năm, nếu người đó đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ 50 ngày trong 1 năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


* Người lao động làm việc trong các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại (theo danh mục quy định của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên, được hưởng trợ cấp ốm đau:

+ 40 ngày trong 1 năm nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.


+ 50 ngày trong 1 năm nếu đã đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm


+ 60 ngày trong 1 năm nếu đã đóng BHXH từ trên 30 năm


* Người lao động bị mắc bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế quy

định thì thời gian được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày trong 1 năm tính cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. không phân biệt thời gian đóng BHXH nhiều hay ít. Riêng đối với sĩ quan QĐNDVN, công an nhân dân nghỉ hưởng chế độ ốm đau không khống chế số ngày nghỉ.

Nhưng sau thời hạn 180 ngày còn phải tiếp tục điều trị thêm thì thời gian điều trị thêm được hưởng trợ cấp bằng 70% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ việc (nếu đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên), bằng 65% (nếu đã đóng BHXH dưới 30 năm).

* Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con còn dưới 7 tuổi bị ốm đau, được hưởng trợ cấp BHXH, nhưng thời gian tối đa được hưởng trợ cấp từ 20 ngày/1 năm (đối với con dưới 3 tuổi) đến 15 ngày (đối với con từ 3 đến dưới 7 tuổi).

- Thời gian hưởng trợ cấp BHXH đối với người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số:

+ Lao động nữ nạo thai được nghỉ 20 ngày (nếu thai dưới 3 tháng), 30 ngày (nếu thai từ 3 tháng trở lên).

+ Nam thắt ống dẫn tinh, nữ thắt ống dẫn trứng được nghỉ việc 15 ngày.

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc hút điều hoà kinh nguyệt được nghỉ việc 7 ngày.

3.2.3- Thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp BHXH là thời gian tính theo quy định của Luật BHXH.

Thí dụ: Một người nghỉ ốm 7 ngày, trong đó có 1 ngày chủ nhật, 1 ngày nghỉ lễ, thì thời gian nghỉ ốm được hưởng trợ cấp là 7 - (1+1) = 5 ngày.

3.2.4- Mức trợ cấp ốm đau, nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số (nạo thai, đặt vòng, thắt ống dẫn tinh) được tính như sau:

Mức trợ cấp ốm đau = Mức trợ cấp 1 ngày x Thời gian được trợ cấp.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


Trong đó:


Mức trợ cấp

=

1 ngày


Tiền lương làm căn cứ tính BHXH của tháng trước khi nghỉ

26 ngày


x 75%


Tiền lương làm căn cứ tính BHXH của tháng trước khi nghỉ việc do ốm đau... nói trên, bao gồm: lương cấp bậc, phụ cấp, hợp đồng, thâm niên, chức vụ dân cử, chênh lệch hệ số bảo lưu, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có)...

3.3- Chế độ thai sản

Căn cứ vào các điều từ 27 đến 37 của Luật BHXH.

3.3.1- Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các khoản a, b, c và đ, khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH.

3.3.2- Điều kiện hưởng chế độ này là lao động nữ có 1 trong các trường hợp: có thai, sinh con (không phân biệt số lần sinh con) khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp thai sản bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ.

Người lao động (không phân biệt nam hay nữ) nếu nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình thì được hưởng trợ cấp thai sản.

Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

Người lao động là nữ sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

3.3.3-Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản:

- Khi có thai, người lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Nếu làm việc ở xa tổ chức y tế, người có thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ việc 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì được nghỉ việc 10 ngày (nếu thai dưới 1 tháng), 20 ngày (nếu thai dưới 3 tháng), 40 ngày (nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng), 50 ngày (nếu thai từ 6 tháng trở lên), không kể ngày nghỉ, lễ.

- Khi sinh con, trước và sau khi sinh, người lao động được nghỉ việc trong thời gian:

+ 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường

+ 5 tháng đối với người làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm theo chế độ 3 ca, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên, nữ quân nhân, công an nhân dân nói chung.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí