Mức Đóng Và Phương Thức Đóng Của Người Lao Động (Theo Điều 91 Luật Bhxh):


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


- Số thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng không quá 4 người, đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp nói trên.

3.6.4- Mức tiền tuất một lần đối với thân nhân người lao động đang làm việc hoặc người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí chết, tính theo số năm đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng, mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH theo quy định. Mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.

Mức tiền tuất một lần đối với gia đình người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng khi chết thì tính theo thời gian đã hưởng lương hưu hoặc hoặc trợ cấp; Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm

đi 0,5 tháng lương hưu đang hưởng; mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.

4- Quỹ bảo hiểm xã hội

4.1- Nguồn hình thành quỹ

Nguồn hình thành quỹ và quỹ thành phần (theo Điều 88 và Điều 89 Luật BHXH) bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

a- Quỹ ốm đau và thai sản do người sử dụng lao động đóng bằng 3% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động.

b- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động.

Bảo hiểm - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - 12

c- Quỹ hưu trí và tử tuất được hình thành từ các nguồn sau đây:

- Tiền đóng BHXH của người lao động theo mức quy định tại điểm 4.2.1 dưới

đây.

- Tiền đóng BHXH của người sử dụng lao động theo quy định tại điểm 4.2.2 dưới đây.

- Kinh phí được Nhà nước chuyển từ ngân sách vào quỹ BHXH để đảm bảo trả đủ lương hưu, trợ cấp BHXH đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH trước ngày 01/01/1995; đóng BHXH cho thời gian làm việc trước ngày 01/01/1995 đối với người lao động quy định tại khoản 4 Điều 139 Luật BHXH.

d- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. e- Hỗ trợ của Nhà nước


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


f- Các nguồn thu hợp pháp khác.

4.2- Mức đóng và phương thức đóng

4.2.1- Mức đóng và phương thức đóng của người lao động (theo Điều 91 Luật BHXH):

a- Hàng tháng, người lao động quy định có mức đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:

- Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009 mức đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH;

- Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 mức đóng bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH;

- Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 mức đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH;

- Từ tháng 01/2014 trở đi, mức đóng bằng 8% mức tiền lương, tiền công tháng

đóng BHXH;

b- Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng BHXH hằng tháng theo mức trên.

Phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần. c- Mức đóng và phương thức đóng của người lao động như sau:

- Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

+ Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009 mức đóng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

+ Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 mức đóng bằng 18% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

+ Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 mức đóng bằng 20% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

+ Từ tháng 01/2014 trở đi, mức đóng bằng 22% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Phương thức đóng được thực hiện hằng quý hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


nước ngoài. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thu nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng với tổ chức BHXH hoặc người lao động đóng qua cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người lao động đã tham gia BHXH hoặc đóng trực tiếp với tổ chức BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức nói trên hoặc truy nộp cho tổ chức BHXH sau khi về nước.

4.2.2- Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động (theo khoản 1 và 3 Điều 92 Luật BHXH):

a- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công tháng

đóng BHXH của những người lao động nói ở điểm 3.1. như sau:

- Mức đóng vào quỹ ốm đau và thai sản bằng 3% trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm quyết toán với tổ chức BHXH như sau:

+ Trường hợp số tiền được quyết toán nhỏ hơn số tiền đã được giữ lại, thì số chênh lệch dư phải trả lại quỹ BHXH vào tháng đầu quý sau.

+ Trường hợp số tiền được quyết toán lớn hơn số tiền đã được giữ lại, thì tổ chức BHXH cấp bù số tiền chênh lệch thiếu vào tháng đầu quý sau.

- Mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 1%;

- Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:

+ Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009 mức đóng bằng 11%;

+ Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 mức đóng bằng 12%;

+ Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 mức đóng bằng 3%;

+ Từ tháng 01/2014 trở đi, mức đóng bằng 14%;

b- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng theo mức đóng nói tại điểm a ở trên và trích từ tiền lương, tiền công tháng của người lao động theo mức đóng nói tại điểm a (4.2.5)

để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH.

c- Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại điểm a (4.2.2). Phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở người sử dụng lao động đăng ký với tổ chức BHXH.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


4.2.3- Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (theo Điều 93 Luật BHXH) a- Các trường hợp được tạm dừng đóng:

- Gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh;

- Gặp khó khăn do thiên tai, mất mùa. b- Điều kiện:

- Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a (4.2.2) được tạm dừng đóng khi có một trong các điều kiện sau:

+ Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;

+ Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).

- Thời gian tạm dừng đóng theo tháng và không quá 12 tháng. c- Thẩm quyền quyết định việc tạm dừng đóng:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm dừng đóng đối với các tổ chức kinh tế do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tạm dừng đóng đối với người sử dụng lao động do các bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý theo đề nghị của các bộ, ngành, cơ quan trung ương;

- Cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH cấp tỉnh quyết định tạm dừng đóng đối với người sử dụng lao động thuộc địa phương quản lý

d- Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Người lao

động được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy

định và được giải quyết hưởng chế độ hưu trí khi đủ điều kiện.

4.2.4- Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc (theo Điều 94 Luật BHXH): a- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy

định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


b- Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

c- Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng quy định tại điểm a và b cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung.

4.3- Sử dụng và quản lý quỹ BHXH

4.3.1- Sử dụng quỹ BHXH bắt buộc(theo Điều 90 Luật BHXH) : a- Trả các chế độ BHXH cho người lao động

- Quỹ ốm đau và thai sản trả chế độ ốm đau quy định tại điểm 3.2 và chế độ thai sản quy định tại điểm 3.3.

- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm 3.4.

- Quỹ hưu trí và tử tuất trả chế độ hưu trí quy định tại điểm 3.5 và 3.6. b- Đóng BHYT từ các quỹ thành phần sau:

- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đóng BHYT cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

- Quỹ hưu trí và tử tuất đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu.

c- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ khen thưởng người sử dụng lao

động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa lao động, bệnh nghề nghiệp.

d- Chi phí quản lý BHXH.

e- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định. 4.3.2- Chi phí quản lý( theo Điều 95 Luật BHXH):

a- Chi phí quản lý BHXH bắt buộc hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt

động đầu tư từ quỹ.

b- Chi phí quản lý BHXH bắt buộc bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm các khoản sau đây:

- Chi thường xuyên

c- Chi không thường xuyên, gồm:

- Chi làm Sổ BHXH, giấy tờ, biểu mẫu, chi phục vụ công tác thu, chi;


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


- Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

4.3.3- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

a- Hằng năm, ngân sách Nhà nước cấp đủ, kịp thời cho BHXH Việt Nam khoản kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT cho các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH trước ngày 01/01/1995, bao gồm các khoản:

- Lương hưu;

- Trợ cấp mất mức lao động;

- Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người phục vụ người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trang cấp dụng cụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Trợ cấp công nhân cao su;

- Tiền tuất và mai táng phí;

- Đóng BHYT theo chế độ;

- Lệ phí chi trả;

- Các khoản chi khác (nếu có).

b- BHXH Việt Nam thực hiện đầy đủ các quy định về việc lập dự toán và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

4.3.4- Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH:

a- BHXH Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH từ tiền tạm thời nhàn rỗi. Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.

b- Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết định việc đầu tư theo các hình thức sau đây:

- Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của Ngân hàng Thương mại của Nhà nước;

- Cho Ngân hàng Thương mại của Nhà nước vay;

- Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia;

- Đầu tư vào một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết

định.

4.3.5- Các hoạt động tài chính quỹ BHXH chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính và chịu sự kiểm toán của cơ quan kiểm toán Nhà nước.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


5- Chế độ bảo hiểm y tế (BHYT)

5.1- Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm y tế

Con người ai cũng muốn sống khoẻ mạnh, ấm no, hạnh phúc. Song, trong đời người những rủi ro bất ngờ như ốm đau, bệnh tật... có thể xảy ra. Và những chi tiêu đột suất khắc phục những rủi ro đó để khám và chữa bệnh - dù không lớn, cũng gây khó khăn cho tài chính của gia đình. Hơn nữa, nếu ốm đau dài hạn, không làm việc được thì thu nhập sẽ giảm và khó khăn tài chính càng tăng.

Để chủ động về tài chính cho khám và chữa bệnh, dù là bệnh thông thường, con người cũng đã biết sử dụng các biện pháp khác nhau, như để dành, bán tài sản, đi vay... Mỗi biện pháp đó đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì thế cuối thế kỷ XIX, bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời nhằm giúp đỡ mọi người lao động và gia đình của họ khi gặp rủi ro ốm đau

để ổn định đời sống, bảo đảm an toàn xã hội. BHYT là một chính sách mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám, chữa bệnh.

Đồng thời, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống con người được nâng cao và nhu cầu khám, chữa bệnh cũng tăng lên thì chi phí khám và chữa bệnh ngày một tăng lên, vì:

 Các trang thiết bị y tế hiện đại, đắt tiền.

 Các loại biệt dược, thuốc men cũng tăng giá do biến động giá cả chung của thị trường.

Do đó, phải huy động mọi thành viên xã hội đóng góp nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách. BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT khi ốm đau. Đó cũng là nhu cầu khách quan cần phải tiến hành BHYT.

BHYT ra đời có tác dụng thiết thực:

 Giúp cho những người tham gia BHYT khắc phục khó khăn về kinh tế khi rủi ro ốm

đau xẩy ra.

 Góp phần giảm "gánh nặng" cho Ngân sách Nhà nước.

 Góp phần nâng cao chất lượng và công bằng xã hội trong khám và chữa bệnh.

5.2- Đối tượng và hình thức bảo hiểm y tế 5.2.1- Đối tượng bảo hiểm y tế

a- ở các nước, đối tượng BHYT nói chung bao gồm mọi thành viên của xã hội từ 10 đến 65 tuổi. Tuy nhiên, thời kỳ đầu mới hình thành, thông thường chỉ áp


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


dụng đối với công nhân viên chức Nhà nước, dần dần mở rộng cho các thành viên khác có nhu cầu.

b- ở Việt Nam BHYT được áp dụng đối với những đối tượng sau:

- Những đối tượng thực hiện BHYT bắt buộc:

1) Người lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là người lao động) làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức.

2) Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

3) Người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.

4) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.

5) Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

6) Đại biểu Quốc hội đương nhiệm không thuộc biên chế Nhà nước và biên chế của cá tổ chức chính trị - xã hội; đại biểu Hội đồng nhân dân

đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH hàng tháng.

7) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng phụ cấp hàng tháng từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng bộ trưởng.

8) Thân nhân sĩ quan quân đội nhân dân đang tại ngũ; thân nhân sĩ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng công an nhân dân.

9) Các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng.

10) Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và người cao tuổi theo quy định tại

Điều 6 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ về quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi.

11) Các đối tượng được khám, chữa bệnh theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí