Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay - 2


Với việc ra đời của BLDS năm 2005 thay thế BLDS năm 1995, các quy

định pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm đã được hoàn thiện một cách

đáng kể. Có thể nói rằng, pháp luật Việt Nam đang hướng tới các chuẩn mực chung của các hệ thống pháp luật trên thế giới. Tuy vậy, do chưa có nghiên cứu đầy đủ nên nhiều quy định được xây dựng trên cơ sở học tập các kinh nghiệm của nước ngoài đã không phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Đó chính là vướng mắc trong việc thực thi và áp dụng pháp luật, trong đó có những bất cập trong việc thực thi các quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung và bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay nói riêng.

Việc nghiên cứu pháp luật giao dịch bảo đảm trong đó có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay đã được các học giả phương Tây quan tâm từ rất lâu, đã xây dựng được nhiều học thuyết, nguyên lý có liên quan đến các biện pháp bảo đảm. Tiêu biểu là các quốc gia như Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản… ở Việt Nam, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay vẫn còn là đề tài mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Các nghiên cứu về vấn đề này mới chỉ dừng lại ở các bài viết riêng lẻ hoặc là một phần nhỏ trong luận văn thạc sỹ với đề tài “Những nguyên lý pháp lý của thế chấp” của tác giả “Phùng Thị Thu Hường” tại trường đại học Quốc Gia Hà Nội. Công trình mang tính khái quát nhất về vấn đề này chính là chương “Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay” trong cuốn “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng” do Tiến sỹ Lê Thị Thu Thuỷ biên soạn.

Đây là công trình nghiên cứu mới, xét cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Cùng với tình hình nghiên cứu chung, luận văn góp phần làm sâu sắc thêm kiến thức lý luận, bổ sung và làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu riêng về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay tại các TCTD hiện nay.

III. Phương pháp nghiên cứu của luận văn


Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên nền tảng của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tôi sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp phân tích, tổng hợp các quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Phương pháp so sánh pháp luật: So sánh các quy định pháp luật trước

đây và các quy định pháp luật hiện hành.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay - 2

Phương pháp thống kê.

Tài liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm các quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu đã được công bố rộng rãi cũng như các bài viết trên các tạp chí khoa học, các tài liệu lưu hành nội bộ của một số Ngân hàng.

Ngoài ra, người viết còn sử dụng các số liệu của Tổng cục thống kê.

Luận văn được trình bày theo phương pháp truyền thống: Lý luận - thực trạng và giải pháp.

IV. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích:

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là một đề tài còn khá mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn tại Việt Nam. Với mong muốn tìm hiểu một vấn đề mới nhưng ngày càng trở nên phổ biến tại các tổ chức tín dụng, luận văn hướng tới làm rõ (i) một số vấn đề lý luận cơ bản xung quanh hoạt

động bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay, (ii) điều kiện và các biện pháp bảo

đảm đối với tài sản hình thành từ vốn vay và (iii) đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả đối với hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay tại các tổ chức tín dụng.

Nhiệm vụ:

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:

Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tiền vay, tài sản hình thành từ vốn vay, các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản


hình thành từ vốn vay, các điều kiện áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Phân tích thực trạng, đánh giá nguyên nhân của những vướng mắc liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, những mẫu thuẫn giữa quy định pháp luật và hoạt động thực tiễn.

Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật, cơ chế thực hiện để bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay thực sự hiệu quả.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Xuất phát từ thực tiễn làm việc cùng với việc tổng kết ý kiến của các

đồng nghiệp, trong luận văn này, người viết sẽ tập trung vào phân tích hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay tại các TCTD theo quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó chỉ ra các bất cập phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy định này để kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

V. Bố cục của luận văn: Luận văn này bao gồm: Mở đầu:

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về bảo đảm tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay

Chương 2. Tình hình thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay tại các tổ chức tín dụng

Chương 3. Các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Kết luận.

Tác giả mong nhận được những nhận xét cũng như những đóng góp quý báu

để việc nghiên cứu được hoàn thiện hơn.


Chương 1

Một số vấn đề lý luận về bảo đảm tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay

1.1. Khái niệm về bảo đảm tiền vay theo pháp luật dân sự

1.1.1. Khái niệm

Bảo đảm tiền vay là một khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng. Bảo hiểm tiền vay theo nghĩa rộng là việc TCTD áp dụng các biện pháp, bao gồm cả biện pháp nghiệp vụ và các biện pháp mang tính chất pháp lý, nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro đối với các khoản nợ. Theo nghĩa hẹp, bảo đảm tiền vay là việc các TCTD áp dụng các biện pháp do luật dân sự và luật chuyên ngành quy định để hạn chế rủi ro và tạo cơ sở kinh tế, cơ sở pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Nghị

định số 85/2002/NĐ-CP đã định nghĩa bảo đảm tiền vay như sau: “Bảo đảm tiền vay là giao dịch bảo đảm trong đó các bên thoả thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm mà pháp luật dân sự quy định nhằm phòng ngừa và hạn chế

đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong việc thu hồi các khoản nợ.

Khái niệm trên đã phản ánh tính chất và đặc điểm của bảo đảm tiền vay: bảo đảm tiền vay là một giao dịch bảo đảm, do vậy, có có đủ các yếu tố và tính chất của một giao dịch dân sự.

Chủ thể tham gia giao dịch này gồm hai bên: bên bảo đảm và TCTD (bên nhận bảo đảm). Bên bảo đảm gồm tất cả các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Đó là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.

Đối với chủ thể của giao dịch dân sự là cá nhân. Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Chỉ những người có năng lực hành vi dân sự mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của mình để họ có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa phát sinh từ giao dịch dân sự, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các giao dịch dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân


đựoc pháp luật công nhận ở từng độ tuổi nhất định, qua đó có thể đánh giá việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự của cá nhân đó có hợp pháp hay không. Như vậy, trong giao dịch bảo đảm tiền vay thì cá nhân phải từ đủ 18 trở lên. Trong trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên, đã lao động và có tài sản thì cũng không thể là chủ thể độc lập tham gia giao dịch bảo đảm độc lập bởi chưa

đủ năng lực hành vi dân sự theo Điều 19 BLDS năm 2005.

Đối với các chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác), các chủ thể này tham gia vào quan hệ giao dịch bảo đảm thông qua người đại diện của họ (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền).

Người đại diện của pháp nhân bao gồm người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân, nhân danh pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự.

Người đại diện cho hộ gia đình là chủ hộ được xác lập những giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ gia đình. Chủ hộ có thể uỷ quyền cho các thành viên khác đã thành niên trong gia đình đại diện cho hộ gia đình thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trong giao dịch bảo đảm giữa TCTD và hộ gia

đình thì TCTD thường yêu cầu tất cả các thành viên của hộ gia đình từ đủ 15 tuổi trở lên, đã lao động và có tài sản cùng ký tên hoặc có văn bản chấp thuận dùng tài sản của hộ gia đình để bảo đảm tiền vay. Điều này giúp TCTD tránh tranh chấp nhất là khi xử lý tài sản bảo đảm.

Người đại diện Tổ hợp tác là tổ trưởng do các thành viên cử ra được xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ, được xác định trong hợp đồng hợp tác. Tổ trưởng tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho tổ viên thực hiện giao dịch bảo đảm tiền vay cho Tổ.

Người đại diện của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện các giao dịch dân sự làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong quan hệ giao dịch bảo đảm theo điều lệ hoặc pháp luật quy định. Ví dụ, theo luật doanh nghiệp năm 2005 thì người đại


diện của công ty cổ phần chỉ được dùng tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính gần nhất của Công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, phải được HĐQT công ty có HĐQT thông qua (Điều 108).

Đối với bên nhận bảo đảm là TCTD có tư cách pháp nhân, được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho hoạt động tín dụng. Người đại diện cho TCTD tham gia quan hệ giao dịch bảo đảm là Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, do TCTD thực hiện việc kinh doanh qua hệ thống chi nhánh, mạng lưới phòng giao dịch nên những cá nhân được Chủ tịch HĐQT uỷ quyền sẽ đại diện cho TCTD trong giao dịch bảo đảm tiền vay.

Mặt khác, hai bên tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay phải tự nguyện khi xác lập và thực hiện giao dịch. Biểu hiện của sự tự nguyện là các bên có quyền thoả thuận mọi nội dung liên quan đến tài sản bảo đảm cũng như việc xác lập quyền và nghĩa vụ của mỗi bên mà không bị ép buộc, cấm đoán, cưỡng ép đe doạ bởi bên nào. Điều đó có nghĩa là các chủ thể được lựa chọn tham gia hay không tham gia quan hệ giao dịch bảo đảm. Thậm chí, khi đã tham gia giao dịch, các bên vẫn có thể đàm phán để chấm dứt giao dịch bảo đảm trước thời hạn. Do bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, nên người tham gia giao dịch bảo đảm phải hoàn toàn tự nguyện trong việc xác lập ý chí và bày tỏ ý chí của mình. Vì vậy, yếu tố tự nguyện của hai bên là cơ sở để xác định hiệu lực của giao dịch bảo đảm.

Mục đích của giao dịch là lợi ích mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Trong giao dịch bảo đảm tiền vay thì lợi ích mà các bên “nhằm phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong việc thu hồi các khoản nợ.” Theo định nghĩa trên thì vai trò chủ yếu của biện pháp bảo đảm tiền vay chính là phòng ngừa và hạn chế rủi ro cũng như nâng cao trách nhiệm của bên vay đối với việc hoàn trả khoản vay, không phải là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tín dụng xem xét cho vay đối với khách hàng. Việc


xác định mục đích của biện pháp bảo đảm tiền vay có ý nghĩa trong việc thầm định và xem xét phương án kinh doanh của khách hàng, tránh tình trạng sai lầm trong nhận thức chỉ chú trọng đến tài sản bảo đảm tiền vay.

Nội dung của giao dịch là tổng hợp điều khoản, các cam kết trong giao dịch quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm. Theo đó, các bên tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay thoả thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm mà pháp luật dân sự quy định. Cơ sở để các bên thảo luận biện pháp bảo đảm áp dụng là pháp luật hiện hành. Cụ thể tại thời điểm năm 1995, BLDS ghi nhận bảy biện pháp bảo đảm nhưng pháp luật chuyên ngành chỉ ghi nhận ba biện pháp bảo đảm tiền vay. Do vậy, các bên chỉ có thể lựa chọn các biện pháp được ghi nhận tại Điều 3 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP.

Giao dịch bảo đảm tiền vay được lập thành hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thì những hợp đồng giao dịch bảo đảm liên quan đến quyền sử dụng

đất, nhà ở…phải được công chứng, chứng thực. Mặt khác, hợp đồng bảo đảm có đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2000/NĐ-CP phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Đối với những trường hợp pháp luật quy định thì việc thực hiện đầy đủ quy

định về hình thức của hợp đồng là cơ sở để giao dịch bảo đảm có hiệu lực.

1.1.2. Phân loại:

Dựa trên các tiêu chí khác nhau, bảo đảm tiền vay được phân thành bảo

đảm tiền vay bằng các biện pháp mang tính chất truyền thống và không truyền thống. Các biện pháp mang tính chất truyền thống là cầm cố, thế chấp, đặt cọc, phạt vi phạm, bảo lãnh ngân hàng, ký cược, ký quỹ. Các biện pháp không mang tính chất truyền thống như: (i) Bảo hiểm trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, được xem xét như một hình thức bảo hiểm tự nguyện. Người mua bảo hiểm vay vốn tại Ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp thành lập và hoạt động hợp pháp, được phép kinh doanh bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm phát sinh khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả


nợ do các nguyên nhân: khách hàng bị phá sản hoặc gặp các sự kiện bất khả kháng. Đây là biện pháp hữu hiệu bởi nó có lợi cho tất cả các chủ thể. Đối với khách hàng thì nó bảo đảm uy tín, thanh danh của mình khi không thực hiện

được nghĩa vụ; ngân hàng thì có nhiều cơ hội nhận lại khoản tiền cho vay (cả gốc và lãi) còn công ty bảo hiểm thì nhận phí. Hiện nay, mô hình này đã bắt

đầu được áp dụng tại Việt Nam. (ii) Chuyển giao quyền yêu cầu đòi nợ: Biện pháp bảo đảm tiền vay này được thực hiện bằng cách ngân hàng bán quyền đòi nợ gốc và lãi của khách hàng vay cho một người khác và bằng cách này ngân hàng có thể nhận được một khoản tiền (bằng gốc cộng lãi vay trừ một số phần trăm nhất định). Biện pháp này thông thường được áp dụng trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc do nền kinh tế có thể có những biến động nhất định, lạm phát có thể bị đẩy lên cao. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế số 59/2006/QC- NHNN về mua bán nợ giữa các TCTD làm cơ sở cho việc thực hiện các nghiệp vụ trên.

Bảo đảm tiền vay hữu hình và bảo đảm tiền vay vô hình. Nếu như đối tượng của bảo đảm tiền vay hữu hình là bảo đảm bằng những tài sản hiện hữu của người đi vay như các động sản, bất động sản thì đối tượng của bảo đảm tiền vay vô hình là những tài sản phi vật chất của người đi vay như các tố quyền, các giấy tờ có giá…Những giấy tờ này được phát hành vì quyền lợi của ngân hàng hoặc được chuyển giao cho ngân hàng với tính cách là bảo đảm cho một khoản tiền ứng trước. Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam thì tài sản vô hình rất

đa dạng: quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu tác phẩm nghệ thuật, khoa học…

Hầu hết các nước đều chia bảo đảm thành hai loại căn bản là bảo đảm đối nhân. Theo đó, biện pháp bảo đảm đối nhân “là biện pháp cho phép chủ nợ có một người mắc nợ thứ hai bên cạnh người mắc nợ chính. Đối với tài sản của mỗi người mắc nợ, Chủ nợ chỉ thực hiện quyền của một chủ nợ có bảo đảm

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 11/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí