pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật này”.
Rõ ràng là với những quy định cụ thể trong hai đạo luật quan trọng này đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư trong việc thành lập DNDA gắn với thực hiện DAĐT. Do đó, những người khởi xướng sẽ có thuận lợi rất nhiều trong việc sử dụng phương thức TTDA để thực hiện các DAĐT ở Việt Nam.
2.2.1.2. Các tổ chức tín dụng được cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Như đã trình bày ở chương 1, một đặc điểm quan trọng để các TCTD đưa ra quyết định cấp tín dụng bằng phương thức TTDA là việc TCTD chỉ“xem xét chủ yếu đến dòng tiền và thu nhập của dự án đóng vai trò là nguồn trả nợ và tài sản của dự án đóng vai trò là vật thế chấp cho khoản vay”. Điều này có nghĩa là các TCTD chỉ chú trọng đến tính khả thi và đặt trọn niềm tin vào khả năng thực hiện thành công của dự án được tài trợ, đồng thời sẽ nhận tài sản của dự án làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Ở Việt Nam hiện nay, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay không bảo đảm bằng tài sản đang được thực hiện theo nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm. Theo nghị định 163/2006/NĐ-CP thì bên nhận bảo đảm có thể nhận tài sản bảo đảm là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Nói cụ thể hơn là việc chính phủ cho phép các TCTD được phép nhận tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc các TCTD thực hiện phương thức TTDA ở Việt Nam, là phương thức tài trợ mà người vay là DNDA chỉ có thể thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay mà không còn tài sản nào khác để bảo đảm cho khoản TTDA của các TCTD.
2.2.1.3. Chính phủ đang thí điểm và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào mô hình đối tác công - tư
PPP là mô hình hợp tác công - tư mà theo đó Nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nước. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích tham gia cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn. Đây là hình thức hợp tác tối ưu nhằm khai thác được tiềm năng và kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân, đồng thời giúp cho người dân thụ hưởng được dịch vụ công đảm bảo chất lượng.
PPP đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới từ nhiều thập kỷ qua và đã được đánh giá là thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, v.v. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, mô hình này chỉ mới được triển khai thí điểm sau khi “Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư” được ban hành kèm theo Quyết định 71/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành4. Trước đó, vào ngày
09/09/2008, bằng văn bản số 1482/TTg-KTN, Thủ tướng Chính phủ đã giao Tập đoàn Bitexco lập DAĐT dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với tổng mức kinh phí lên tới 14.355 tỉ đồng, thời gian thi công 36 tháng theo mô hình PPP. Đây là cũng là dự án trọng điểm nằm trong hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam có tổng chiều dài 100km.
TTDA với đặc trưng là cấu trúc dự án thành một DNDA độc lập có sự tham gia của nhiều bên bao gồm những người khởi xướng dự án, các nhà tài trợ, kể cả chính quyền và thường được thực hiện ở lĩnh vực CSHT kỹ thuật của nền kinh tế. Do đó, với việc chính phủ Việt Nam chính thức ban hành quy chế thí điểm áp dụng mô hình PPP tại Việt Nam đã tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi để các TCTD có điều kiện tham gia TTDA thông qua việc cung cấp các nguồn vốn vay thương mại cho các nhà đầu tư để thực hiện các DAĐT theo hình thức PPP.
4 Các DAĐT theo hình thức BOT, BTO và BT được xem là mô hình PPP kiểu cũ
2.2.2. Những khó khăn
Ngoài những thuận lợi như đã nêu trên, hoạt động TTDA của các TCTD ở Việt Nam vẫn còn gặp không ít khó khăn. Những khó khăn cho việc vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới bao gồm:
2.2.2.1. Vai trò của dự án đầu tư bị xem nhẹ
Chúng ta biết rằng, DAĐT đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình thẩm định để ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư và quyết định tài trợ của các TCTD. Bởi vì DAĐT là cơ sở để nhà đầu tư quyết định có nên bỏ vốn đầu tư vào DAĐT đó hay không thông qua kết quả nghiên cứu và thẩm định dự án của họ. Mặt khác, DAĐT còn là cơ sở để các TCTD đưa ra quyết định là có nên tài trợ cho DAĐT đó hay không dựa trên kết quả thẩm định DAĐT theo quan điểm của các TCTD.
Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay cho thấy, vai trò của dự án đang bị xem nhẹ. Hiện có rất nhiều DAĐT lập ra chỉ mang tính hình thức nhằm mục đích để đối phó với điều kiện cho vay của các TCTD là phải có DAĐT khả thi. Có rất ít nhà đầu tư chịu tốn kém chi phí, thời gian để có được một báo cáo nghiên cứu khả thi nghiêm túc. Kết quả là có rất nhiều DAĐT trong thực tế được lập hết sức sơ sài, thiếu cơ sở khoa học, kết quả nghiên cứu không đáng tin cậy.
Để triển khai nghiên cứu DAĐT, nhà đầu tư có thể sử dụng các phòng ban, bộ phận chuyên môn của mình để lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập dự án. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên chất lượng các nghiên cứu các DAĐT này không đáp ứng được yêu cầu, chưa kể trong một số trường hợp, các DAĐT được lập ra trên cơ sở sao chép lại các DAĐT đang được thực hiện hoặc đang trong giai đoạn vận hành. Cũng có không ít khách hàng vay “khoán trắng” việc lập DAĐT cho cán bộ tín dụng của ngân hàng. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ tài chính Vương Đình Huệ thì: “Các dự án của Việt Nam ít có nghiên cứu khả thi có độ tin cậy cao. Việc lập các nghiên cứu
khả thi thường có chi phí khá lớn. Do đó, việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức đúng mức vấn đề này đã dẫn đến hệ quả là các báo cáo khả thi lập ra chỉ mang tính thủ tục là chính. Ngoài ra, hiện nay chính phủ chưa có một quỹ dành riêng để hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu khả thi. Do đó, số lượng các dự án có nghiên cứu khả thi hoàn chỉnh lại càng hạn chế. Kết quả là, đối tác bên ngoài khi tham gia đầu tư thường phải thuê tư vấn nước ngoài để làm lại báo cáo nghiên cứu khả thi, gây phát sinh thêm nhiều chi phí không cần thiết và kéo dài thời gian thẩm định dự án” [12].
Rõ ràng là với nhận thức và thực trạng lập DAĐT như hiện nay, rất khó để có được nhiều dự án khả thi đúng nghĩa để thuyết phục được các TCTD chấp nhận tài trợ theo phương thức TTDA, một phương thức tài trợ có mức độ rủi ro cao hơn các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT.
2.2.2.2. Trình độ và kinh nghiệm thẩm định dự án của nhiều cán bộ thẩm định dự án còn hạn chế
Hiện nay, có rất ít cán bộ thẩm định dự án được đào tạo đúng chuyên ngành và hầu hết cán bộ thẩm định dự án đều tốt nghiệp từ các ngành kinh tế nên rất khó khăn trong việc thẩm định dự án ở khía cạnh thị trường, xây dựng, thiết bị công nghệ, pháp lý và môi trường, v.v. Trong khi các TCTD lại không có chủ trương thuê các chuyên gia, tư vấn kỹ thuật thẩm định do lo ngại tăng thêm chi phí. Một số cán bộ thẩm định tốt nghiệp từ các ngành kỹ thuật nhưng thường là chuyên ngành như xây dựng, kỹ thuật, v.v nên cũng rất khó khăn trong việc thẩm định hiệu quả tài chính của các DAĐT.
Thực tế hiện nay cho thấy, cán bộ thẩm định dự án làm việc lâu năm thường tự mình thẩm định dự án bằng sự hiểu biết, bằng kinh nghiệm có được và nguồn thông tin thu thập được. Những cán bộ thẩm định mới vào nghề thường là học hỏi lại kinh nghiệm và được sự chỉ dẫn của những người đi trước nên những người mới vào nghề nhiều khi chỉ biết làm theo mà không
hiểu được lý do vì sao phải làm như vậy. Do vậy, chất lượng của nhiều báo thẩm định thật sự có vấn đề.
2.2.2.3. Thiếu các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp
Các nhà tư vấn và quản lý dự án là các chủ thể không thể thiếu trong nhiều khoản TTDA. Các nhà tư vấn bao gồm tư vấn tài chính và tư vấn kỹ thuật. Nhìn chung thì đội ngũ tư vấn ở nước ta hiện nay hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu hẳn các chuyên gia có thể đảm đương nhiệm vụ là các giám đốc quản lý dự án. Riêng lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực có rất nhiều nhà tư vấn hoạt động, bao gồm tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ chọn thầu, tư vấn giám sát thi công, v.v. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như trình độ và năng lực chuyên môn chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu nguồn kinh phí để đầu tư chuyên sâu về trang thiết bị, về đào tạo, tư vấn phụ thuộc vào chủ đầu tư hay các yêu cầu có lợi, do áp lực công ăn việc làm, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp dẫn đến hậu quả là nhiều công trình thi công kém chất lượng, thất thoát, lãng phí, gây bức xúc trong xã hội.
Dưới góc độ là những nhà tài trợ, nếu tình trạng trên không sớm được khắc phục thì chắc chắn là các TCTD sẽ rất lo ngại khi tài trợ cho các DAĐT lớn, đặc biệt đối với các DAĐT có sử dụng các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.
2.3. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
2.3.1. Phân tích thực trạng vận dụng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Tình hình vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam được thể hiện qua Bảng 2.1 dưới đây. Từ Bảng 2.1 này cho thấy, ngoại trừ loại hình TCTD hợp tác là chưa vận dụng phương thức TTDA vào hoạt động cấp tín dụng của họ, các loại hình TCTD khác đều đã vận dụng phương thức
TTDA vào trong hoạt động cấp tín dụng cho các DAĐT của họ. Trong số các loại hình TCTD đã vận dụng phương thức TTDA trong hoạt động cấp tín dụng của họ thì có đến 4 trong 5 NHTM nhà nước đã vận dụng phương thức TTDA trong hoạt động cấp tín dụng của họ (chỉ trừ NHTM cổ phần Nhà ĐBSCL là chưa vận dụng phương thức TTDA). Đối với các NHTM cổ phần có đến 13 trong tổng số 34 ngân hàng đã vận dụng phương thức TTDA (chiếm tỷ lệ 34% về mặt số lượng TCTD vận dụng). Đây là những ngân hàng được xếp vào nhóm NHTM cổ phần hàng đầu trong khối NHTM cổ phần của Việt Nam như: ACB, Eximbank, Sacombank, MB, DongA Bank, v.v.
Đối với các NHTM liên doanh thì có 2 trong tổng số 4 NHTM liên doanh đã vận dụng phương thức TTDA vào hoạt động cấp tín dụng của họ là Indovina và Vinasiam (chiếm tỷ lệ 50% về mặt số lượng TCTD vận dụng). Đối với các NHTM 100% vốn nước ngoài thì hiện mới chỉ có 1 TCTD là Shinhan vina tham gia cấp tín dụng bằng phương thức TTDA cho các DAĐT ở Việt Nam trong tổng số 5 NHTM 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.
Đối với các TCTD phi ngân hàng thì mới chỉ có hai công ty tài chính là PVFC và EVNFinance vận dụng phương thức TTDA cho các DAĐT ở Việt Nam trong tổng số 18 công ty tài chính tính đến thời điểm 30/6/2013 (chiếm tỷ lệ 11% về mặt số lượng công ty tài chính vận dụng). Cho đến thời điểm này, chưa có một loại hình TCTD phi ngân hàng là công ty cho thuê tài chính nào tham gia vào các khoản TTDA cho các DAĐT ở Việt Nam.
Đối với loại hình TCTD của chính phủ thì hiện chỉ có VDB đã vận dụng phương thức TTDA vào hoạt động cấp tín dụng của họ. NHCSXH không thực hiện cấp tín dụng bằng phương thức TTDA.
Đối với loại hình TCTD nước ngoài thì chỉ có khoảng 6 trong tổng số 99 TCTD là chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam có tham gia vào các khoản TTDA cho các DAĐT ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các TCTD nước ngoài tham gia TTDA ở Việt Nam mà không thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Bảng 2.1: Số lượng TCTD vận dụng phương thức TTDA ở Việt Nam
Tổ chức tín dụng | Số lượng | Tổng số | Tỷ lệ | |
A | NHTM nhà nước | 4 | 5 | 80% |
1 | Agribank | |||
2 | BIDV | |||
3 | Vietcombank | |||
4 | VietinBank | |||
B | NHTM cổ phần | 13 | 34 | 38% |
1 | ACB | |||
2 | DaiABank | |||
3 | BacAbank | |||
4 | BaoVietBank | |||
5 | DongA Bank | |||
6 | Eximbank | |||
7 | Maritimebank | |||
8 | MB | |||
9 | OceanBank | |||
10 | Sacombank | |||
11 | SeaBank | |||
12 | TienphongBank | |||
13 | VIB | |||
C | NHTM liên doanh | 2 | 4 | 50% |
1 | Indovina | |||
2 | Vinasiam | |||
D | NHTM 100% vốn nước ngoài | 1 | 5 | 20% |
1 | ShinhanVina | |||
E | Công ty tài chính | 2 | 18 | 11% |
1 | EVNFinance | |||
2 | PVFC | |||
F | Tổ chức tín dụng của chính phủ | 1 | 2 | 50% |
1 | VDB | |||
G | TCTD nước ngoài | 6 | 99 | 6% |
1 | Cathay United | |||
2 | Citi Bank | |||
3 | Credit Agricole | |||
4 | HSBC | |||
5 | Lào Việt | |||
6 | Sumitomo |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Các Tổ Chức Tín Dụng Trong Tài Trợ Dự Án
- Tài Trợ Dự Án Giúp Quá Trình Chuyển Giao Và Sử Dụng Công Nghệ Mới Ngày Càng Nhiều Hơn
- Phân Tích Khả Năng Vận Dụng Và Mở Rộng Phương Thức Tài Trợ Dự Án Tại Các Tổ Chức Tín Dụng Ở Việt Nam
- Tình Hình Mở Rộng Ttda Tại Các Tctd Ở Việt Nam
- Tổng Vốn Đầu Tư Của Dự Án Nhà Máy Nhiệt Điện Phú Mỹ 2.2
- Những Kết Quả Đạt Được Và Những Hạn Chế Trong Việc Vận Dụng Và Mở Rộng Phương Thức Tài Trợ Dự Án Tại Các Tổ Chức Tín Dụng Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả [78]
2.3.2. Phân tích thực trạng mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Tình hình mở rộng phương thức TTDA ở Việt Nam từ năm 2002 - 2012 được thể hiện qua Bảng 2.2 dưới đây. Từ Bảng 2.2 này cho thấy, từ năm 2002 đến 2006, mỗi năm số lượng các DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA chỉ có 1 DAĐT (tỷ lệ tăng là 0% mỗi năm). Trong năm 2007, số lượng DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA tăng lên 4 DAĐT (tăng 300% về mặt số lượng). Tuy nhiên, trong năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, số lượng DAĐT được các TCTD cấp tín dụng bằng phương thức TTDA chỉ được 2 DAĐT (giảm 50% về mặt số lượng). Trong năm 2009, số lượng DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA có sự gia tăng đáng kể, đạt 9 DAĐT (tăng 350% về mặt số lượng) và cao nhất là vào năm 2010, có đến 12 DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA (tăng 35% so với 2009). Tuy nhiên, trong năm 2011 số lượng DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA giảm còn 6 DAĐT (giảm 50%) và trong năm 2012 vừa qua, chỉ có 1 DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA (giảm 83% so với 2011). Điều này cho thấy lịch sử thực hiện phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam xuất hiện không lâu (trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây) và đã phát triển mạnh trong năm 2010. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, do nền kinh tế Việt Nam có biểu hiện suy giảm kinh tế cộng với tình hình nợ xấu của các TCTD ở Việt Nam tăng cao, khiến số lượng các DAĐT trong 2 năm gần đây được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA có sự sụt giảm đáng kể.
Về mức cho vay bằng phương thức TTDA cho thấy, tổng mức cho vay bằng phương thức TTDA cao nhất là trong năm 2011, đạt 43.994,84 tỷ đồng, thấp nhất là ở năm 2005 chỉ có 1 DAĐT được tài trợ với dư nợ 180,63 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng giảm mức cho vay không đều nhau qua các năm. Năm 2006 tăng nhiều nhất là 600% và năm 1007 tăng thấp nhất là 63%. Tương tư