Khái Quát Về Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo Ở Việt Nam Hiện Nay Việt Nam Là Một Quốc Gia Ở Khu Vực Đông Nam Á Và Đông Á - Thái Bình

* Indonexia là quốc gia có đông người theo Hồi giáo nhưng không coi Hồi giáo là quốc đạo. Nhà nước Indonexia nhấn mạnh niềm tin vào Thượng đế trong năm nguyên tắc làm nền tảng chính trị và tư tưởng của nền Cộng hòa là: Thượng đế, nhân đạo, dân chủ, thống nhất và công bằng.

Hiến pháp Indonexia tôn trọng và đảm bảo Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Điều 28E khẳng định "Mọi người đều được tự do lựa chọn và thực hành tôn giáo theo sự lựa chọn của mình [32], Mọi người đều có quyền tự do về đức tin và tự do bày tỏ quan điểm và suy nghĩ theo lương tâm mình (Điều 28E, khoản 2). Nhà nước phải được dựa trên niềm tin một và chỉ một vào Đức Chúa Trời. Nhà nước bảo đảm tất cả mọi người được tự do thờ phụng, tùy theo tôn giáo hay niềm tin của mình (Điều 29).

Ở Indonexia hầu như không có ai là người không có tín ngưỡng, tôn giáo. Luật pháp Indonexia còn quy định hàng năm người lao động được nghỉ làm việc, ngoài những ngày lễ của dân tộc, còn được nghỉ năm ngày lễ của các tôn giáo được Nhà nước công nhận. Chính sách đối với tôn giáo ở Indonexia chủ yếu là hỗ trợ cho tôn giáo phát triển, Chính phủ hỗ trợ tài chính cho hoạt động của các tôn giáo, nhất là việc hỗ trợ cho tín đồ Hồi giáo đi hành hương viếng Thánh địa Mếc- ca. Khác với một số nước, các tôn giáo ở Indonexia không phải đóng một số loại thuế như: thuế đất, thuế nhà cửa,… Chính phủ đặc biệt khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức tôn giáo hoạt động trong lĩnh vực giáo dục [6]. Theo thống kê của Bộ Tôn giáo Indonexia, năm 1996, chỉ tính riêng giáo dục phổ thông Hồi giáo có 23.625 trường tiểu học, 7.547 trường trung học cơ sở, 2.701 trường trung học với tổng số 7,5 triệu học sinh(chiếm 20% số học sinh cả nước), 14 trường Đại học Hồi giáo cấp quốc gia, 33 trường đại học Hồi giáo cấp tỉnh. Đặc biệt, do các tôn giáo tham gia tích cực vào lĩnh vực giáo dục nên ở Indonexia không có sự phân biệt bằng cấp đào tạo giữa trường của Nhà nước và trường của tôn giáo, tất cả đều có giá trị như nhau [1].

Chính phủ quan sát ngày lễ tôn giáo sau đây như là ngày lễ quốc gia: Ascension của Thiên sứ, Eid al-Fitr, Eid al-Adha, Hồi giáo năm mới, Thứ Sáu Tuần Thánh, Thăng Thiên của Chúa Kitô, sự ra đời của nhà tiên tri Muhammad, Giáng

sinh, Phật giáo kỳ nghỉ lễ hội Waisak, năm mới của Trung Quốc, và Hindu kỳ nghỉ Nyepi. Các Hindu ngày lễ được công nhận là ngày lễ khu vực ở Bali, và Bali không làm việc trên Saraswati ngày, Galungan, và Kuningan.

Ngoài việc giúp đỡ, hỗ trợ cho các hoạt động của tôn giáo, công tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo ở Indonexia cũng được duy trì mang tính hành chính như đăng ký các tổ chức tôn giáo, xây dựng nơi thờ tự, thúc đẩy việc nộp thuế, xuất bản kinh sách,… Các việc đào tạo, phong chức, phong phẩm do các tôn giáo tự thực hiện theo quy định riêng đã đăng ký. Bộ tôn giáo với tư cách là cơ quan dại diện cho Nhà nước chứng kiến các cuộc lễ đó. Mặc dù khuyến khích các tôn giáo phát triển nhưng một số hoạt động tôn giáo lại được giới hạn khá chặt chẽ. Ví dụ như việc xây dựng nơi thờ tự, theo quy định, trong hồ sơ của một cộng đồng tôn giáo phải có chữ ký của ít nhất 90 tín đồ và chữ ký đồng ý của 60 người dân ở xung quanh nơi định xây dựng. Điều này rất khó thực hiện đối với cộng đồng tôn giáo thiểu số như Công giáo, Tin lành [6].

Mặc dù chính sách tôn giáo của Indonexia khá bình đẳng giữa các tôn giáo nhưng thực tế Indonexia đứng trước những bất hòa giữa bộ phận người Hồi giáo và người Kito giáo diễn ra ở nhiều nơi, thậm chí đã dẫn đến những hoạt động cực đoan gây khủng bố đẫm máu.

1.2.3.4. Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng và tôn giáo, hiện nay nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có năm tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin lành. Chính sách tôn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của Trung ương được quy định trong các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước và được quy định trong Hiến pháp.

Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giành riêng một điều về quyền tự do tín ngưỡng, "Công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân không được cưỡng chế công dân đi theo tôn giáo hoặc từ bỏ tôn giáo, không được phân biệt, kỳ thị người có tôn giáo và người không tôn giáo. Nhà nước bảo đảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

hoạt động tôn giáo bình thường. Nghiêm cấm bất kỳ người nào lợi dụng hoạt động tôn giáo để phá hoại trật tự xã hội, tổn hại đến sức khỏe của công dân, làm ảnh hưởng các chế độ giáo dục của Nhà nước. Đoàn thể tôn giáo và sự nghiệp tôn giáo không chịu sự chi phối của thế lực bên ngoài" [23].

Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI năm 2002 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục khẳng định quan điểm đổi mới đối với công tác tôn giáo, trong đó có quan điểm: kiên trì chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo". Về mặt quy định của pháp luật, năm 1949 Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Điều lệ quản lí cơ sở hoạt động tôn giáo” và “Quy chế quản lí người nước ngoài hoạt động tôn giáo ở lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Tới năm 2004, Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua “Điều lệ Sự vụ Tôn giáo”. Năm 2005, Cục Các vấn đề Tôn giáo Nhà nước của Trung Quốc đã cho ban hành quy định về “Phương pháp đăng kí và xét duyệt việc thiết lập cơ sở sinh hoạt tôn giáo”.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - 6

Pháp luật Trung quốc quy định 4 nguyên tắc: (1) Bảo đảm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân, giữ gìn đoàn kết tôn giáo và hài hòa xã hộ; (2) Bất cứ tổ chức và cá nhân nào cũng không được cưỡng chế công dân tin hoặc không tin theo tôn giáo, không được kỳ thị giữa công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc công dân không có tín ngưỡng, tôn giáo; (3) Nhà nước dựa theo pháp luật bảo hộ các hoạt động tôn giáo bình thường, duy trì và bảo vệ các đoàn thể tôn giáo, cơ sở hoạt động của tôn giáo và các quyền lợi hợp pháp của tín đồ tôn giáo; (4) Bất cứ tôn giáo và cá nhân nào cũng không được lợi dụng tôn giáo để tiến hành phá hoại trật tự xã hội, gây tổn hại sức khỏe của công dân, cản trở chế độ giáo dục quốc gia và các hoạt động khác gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;

Trong Điều lệ Sự vụ tôn giáo của Trung Quốc quy định cụ thể về các hoạt động tôn giáo: Các đoàn thể tôn giáo được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của Điều lệ quản lý đăng ký đoàn thể xã hội; được biên soạn in ấn xuất bản phẩm có tính tư liệu nội bộ tôn giáo; được thành lập trường, viện nghiên cứu để đào tạo chức sắc, được tuyển chọn người đi đào tạo theo quy định; được thiết lập các cơ

sở hoạt động tôn giáo (đơn vị cơ sở của đoàn thể tôn giáo, gắn với nơi thờ tự) nếu hội đủ các điều kiện về tôn giáo và xã hội; được tu sửa, tôn tạo, xây dựng chùa, quán, nhà thờ, được tạc tượng lộ thiên ngoài cơ sở tôn giáo. Đất đai, nhà cửa, công trình kiến trúc, thiết bị và các tài sản, thu nhập hợp pháp khác của các đoàn thể tôn giáo, cơ sở tôn giáo đang sử dụng hợp pháp đươc pháp luật bảo hộ, không được gây tổn hại đến di vật văn hóa do đoàn tể tôn giáo, cơ sở tôn giáo sở hữu và sử dụng.

Điều lệ Sự vụ tôn giáo của Trung quốc giành hẳn một chương nói về trách nhiệm trước pháp luật, trong đó chỉ rõ cả đoàn thể tôn giáo, cơ sở tôn giáo lẫn cơ quan công quyền đều phải có trách nhiệm thực hiện những quy định của pháp luật về tôn giáo.

Trong bản kế hoạch hành động nhân quyền quốc gia 2010 - 2015, chính phủ Trung Quốc tái khẳng định việc “Đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo thông thường của nhân dân” [44]. Tính tới những năm 80 trở lại đây, mỗi năm đã có khoảng 600 nhà thờ Kitô giáo được xây mới tại Trung Quốc, và tới cuối năm 2011, đã có 58 triệu bản “Thánh kinh” được in ấn phát hành, đồng thời các ấn phẩm tôn giáo trong các hoạt động còn được ưu đãi miễn nhiều loại thuế khóa khác nhau. Theo con số thống kê sơ bộ của Chính phủ Trung Quốc, hiện có hơn 100 triệu tín đồ tôn giáo sinh hoạt tại 139 ngàn điểm sinh hoạt tôn giáo được cấp phép. Trong các tôn giáo này thì có 360 ngàn tín đồ truyền giáo chuyên nghiệp, 5500 đoàn thể tôn giáo khác nhau, trong các đoàn thể này lại có 100 viện, trường đào tạo về tôn giáo. Ngoài năm tôn giáo được chính quyền công nhận, thời gian gần đây Trung Quốc xuất hiện thêm những tôn giáo mới như Do Thái giáo, Chính thống giáo, Baha'I [54].

Trung Quốc là quốc gia đại diện cho nhóm các quốc gia quản lý các tổ chức xã hội trong đó có các tổ chức tôn giáo bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, Trung Quốc cũng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xét ở một khía cạnh nào đó, Chính phủ Trung Quốc coi chính sách tôn giáo là vấn đề cần được quan tâm một cách đặc biệt. Trung Quốc cũng thể hiện việc tôn trọng tự do tín ngưỡng của dân chúng nhưng cũng tránh để truyền bá tôn giáo quá mức có thể phát triển thành nhân tố gây mâu thuẫn

và đối kháng xã hội. Đôi chỗ, tôn giáo nói chung và nhất là Công giáo thường bị đánh giá là có gắn kết với các thế lực kinh tế, chính trị tại nước ngoài, và điều này có khả năng gây phương hại tới sự ổn định xã hội của Trung Quốc.

Như vậy, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo có thể chia thành 3 hình thức sau:

- Quốc gia theo mô hình thế tục: là nước không nâng đỡ cũng không đối nghịch một tín ngưỡng nào hay một thực hành tôn giáo nào. Trong Hiến Pháp ghi rõ "nguyên tắc thế tục", áp dụng chính sách tách biệt giữa giáo hội và Nhà nước, điển hình như Pháp, Mỹ.

- Quốc gia theo chế độ thần quyền: Khi trong một nước mà quyền bính được coi như xuất phát trực tiếp từ một vị thần linh hay từ Thiên Chúa, và được thực thi bởi những người được phong ban ủy quyền tôn giáo, điển hình là Ả- rập Xê - út. Một tôn giáo nào đó được Hiến pháp của nước ấy tuyên bố sự trội vượt trên các tôn giáo khác và hưởng một quy chế đặc ân. Lúc đó quyền lợi của các tôn giáo thiểu số có thể bị dẹp bỏ hay bị hạn chế đã dẫn đến đụng độ giữa các cộng đồng tôn giáo.

- Quốc gia đảm bảo quyền bằng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cu ba. Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được ghi nhận là quyền Hiến định và có những quy định gọi là “đặc thù” cho hoạt động tôn giáo.

Chương 2

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TỰ DO TÔN GIÁO TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY


2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Việt Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á - Thái Bình

Dương, một khu vực có hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng và phồn thịnh, điều này đã tác động đến Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, làm cho đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam càng trở nên phong phú, đa dạng.

2.1.1. Khái quát về tín ngưỡng ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 95% dân số Việt Nam có tín ngưỡng, lớn nhất là tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây là hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến nhất của người Việt đã hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm. Tín ngưỡng này ảnh hưởng quan niệm đạo hiếu của đạo Khổng, quan niệm rằng, con người sau khi chết linh hồn vẫn tồn tại, linh hồn tổ tiên vẫn có mối liên hệ, tác động đến đời sống của con cháu. Hiện nay, tín ngưỡng này đã trở thành một chuẩn mực ứng xử của người Việt Nam và trở thành một đạo lý truyền thống cao đẹp của dân tộc, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ, tổ tiên.

- Gắn liền và phản ánh sâu đậm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là hình thức tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc. Đây là hình thức thờ thần, thờ vị thần là các vị tướng dũng cảm, khi còn sống họ có công trạng với dân với nước như Thánh Gióng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, các bậc danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, những ông vua tài đức: Lý Công Uẩn, Trần Thái Tông,… Tín ngưỡng này luôn gắn với lễ hội như: Lễ hội các vua Hùng, Đức Thánh Gióng, An Dương Vương, Trần Hưng Đạo...với cả hệ thống đình, đền, miếu, phủ, thờ các vị này, số lượng người hành hương đến đây ngày càng tăng như Lễ hội Giỗ tổ Hùng vương (ngày mồng 10 tháng 3) có số lượng hành hương về ngày một tăng, những năm sáu mươi của thế kỷ 20 chỉ có khoảng 10 vạn người, những năm

chín mươi khoảng 70-80 vạn người, những năm gần đây, đặc biệt là các năm 2010, 2011, 2012 lên tới trên 5 triệu lượt người hành hương [46].

Lễ hội Gióng đã được UNESCO cộng nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.

- Tín ngưỡng còn là niềm tin của một cộng đồng người tin vào sự che chở, phù hộ của một vị thần linh trấn giữ, hộ mệnh cho một làng, một vùng, hoặc một khu vực, đó là tín ngưỡng thờ Thành hoàng. Thành hoàng ngự trị ở ngôi đình của làng, xóm, là chỗ dựa tinh thần và là biểu tượng của sức mạnh cộng đồng. Gắn liền với hình thức tín ngưỡng này là hệ thống lễ hội ở các đình, đền trên phạm vi toàn quốc.

- Tín ngưỡng thờ Mẫu: là hình thức tín ngưỡng phổ biến và đa dạng diễn ra ở hầu hết các vùng miền tại Việt Nam. Tín ngưỡng này tôn thờ, thánh hóa vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam, thể hiện sự ghi nhận công ơn của giới nữ và để tri ân đối với công sinh thành, dưỡng dục của người Mẹ. Có Mẫu là thiên thần, có Mẫu là nhân thần; có Mẫu tạo dựng nên giống nòi, có Mẫu có công đánh giặc giữ nước; có Mẫu xuất hiện từ huyền thoại, nhưng có Mẫu lại là con người cụ thể; có Mẫu xuất thân từ gia đình quyền quý, có Mẫu được tôn vinh chỉ là những người bình dân nghèo khổ; có Mẫu lại chăm lo cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Ngoài những hình thức tín ngưỡng dân gian tiêu biểu trên, ở nước ta còn nhiều loại tín ngưỡng dân gian khác như: tín ngưỡng phồn thực, thờ thần tạo dựng giống nòi,…

- Nước ta có 53 dân tộc thiểu số, xếp theo 8 nhóm ngôn ngữ - dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có những hình thức tín ngưỡng tiêu biểu riêng, tiêu biểu là các hình thức tín ngưỡng: Tàn dư của tục thờ vật tổ của người Khơmu; hình thức vạn vật hữu linh của các tộc người sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên; tín ngưỡng hồn lúa và các nghi lễ nông nghiệp trong các dân tộc thiểu số như Tày (hội Lồng Tồng), Mường, Thái (lễ cầu mùa Lệ Hạy), Mông, Ê đê, Lô Lô; hình thức ma thuột chưa bệnh của người Mường, Thái; tín ngưỡng thờ cúng thổ thần, thần bảo trợ bản mường, buôn làng của người Tày, Nùng; tín ngưỡng Saman giáo của người Tày (Then), Thái (Một), Mường (Mỡi).

2.1.2. Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam

2.1.2.1. Phật giáo

Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, năm 198 được truyền tới Việt Nam. Đạo Phật thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị Phật thời quá khứ, hiện tại, vị lai, các vị Bồ tát, La Hán. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã dung hợp với tín ngưỡng bản địa, nên ở một số chùa còn thờ các vị thánh có công với nước. Trong buổi đầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, các thiền sư cao tăng đồng thời cũng là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa có vai trò quan trọng trong công cuộc hộ quốc, an dân. Đến thời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo trở thành quốc đạo. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đông đảo chức sắc cùng phật tử đã luôn đoàn kết cùng với nhân dân cả nước chống ngoại xâm. Sau khi nước nhà thống nhất, năm 1981, các tổ chức, hệ phái Phật giáo đã thống nhất vận động và thành lập nên một tổ chức chung duy nhất cho Phật giáo Việt Nam, lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, với đường hướng hoạt động“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Tính đến tháng 12/2011, số người theo đạo Phật có trên 10 triệu Phật tử quy y Tam bảo (chưa kể khoảng hơn một nửa dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo ở những mức độ khác nhau), chiếm hơn 12% dân số cả nước, trong đó có

46.495 tăng ni, 14.778 ngôi chùa (trong đó Phật giáo Nam tông Khơ-me có 1,3 triệu tín đồ, 8.574 tăng, 454 ngôi chùa); có 04 Học viện Phật giáo, 08 lớp Cao đẳng, 30 trường Trung cấp Phật học và hàng trăm lớp Phật học tại các chùa; có các tờ báo và tạp chí lớn, như: Tuần báo Giác Ngộ, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Tạp chí Khuông Việt, Phật giáo Nguyên thủy; thành lập được 58 đơn vị tỉnh, thành hội Phật giáo, công nhận 06 Hội phật tử tại các nước, như: Nga, Czech, Đức, Hung - ga - ri, Ba Lan, Ucraina [2].

2.1.2.2. Công giáo

Công giáo ra đời vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, đến nay đã trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới, với khoảng 1,2 tỷ người ở khắp các châu lục và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống chính trị, xã hội các nước.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023