Tự Do Thể Hiện, Thực Hành Tín Ngưỡng, Tôn Giáo

phụ huynh có quyền tự do để bảo đảm rằng giáo dục đạo đức phải phù hợp với ý nguyện riêng của họ, ngoài ra điều này còn cho thấy không ai bị buộc phải tiếp thu các kiến thức về tôn giáo không phù hợp với niềm tin của họ.

Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt tội diệt chủng 1948 quy định: Quốc gia thành viên cam kết sẽ cấm và xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc đối với mọi hình thức và đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hay sắc tộc, trong đó có quyền tự do tư tưởng, dự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Liên quan đến phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp, Điều 1 khoản 1 Công ước số 111 của ILO năm 1958 quy định: Mọi sự phân biệt, bài trừ hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân tộc hoặc xuất thân xã hội, có tác động vô hiệu hóa hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp.

1.2.1.2. Tự do theo hay không theo một tôn giáo nhất định

Theo Bình luận chung số 22, quyền tự do chính kiến, niềm tin, lương tâm và tôn giáo có tính bao quát và sâu sắc. Nó bao gồm quyền tự do suy nghĩ về tất cả các vấn đề, tự do tin tưởng và giữ niềm tin vào các tôn giáo hay tín ngưỡng, cả trên phương diện cá nhân hay tập thể. Các quyền tự do này phải được tôn trọng và không thể bị hạn chế hay tước bỏ trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia như nêu ở Điều 4 của ICCPR [33, 294].

Các khái niệm "tín ngưỡng" (belief) và "tôn giáo" (religion) trong Điều 18 ICCPR cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những lòng tin hữu thần và vô thần. Điều này không chỉ được áp dụng với các tôn giáo, tín ngưỡng có tính thể chế mà còn với những tập tục truyền thống mang tính tôn giáo [33, 294].

Quyền tin hoặc theo một tôn giáo hay tín ngưỡng bao gồm quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hay tín ngưỡng để tin hoặc theo, kể cả việc thay đổi niềm tin từ tôn giáo, tín ngưỡng này sang tôn giáo, tín ngưỡng khác, hay thay đổi niềm tin từ vô thần sang hữu thần và từ hữu thần sang vô thần. Khoản 2 Điều 18 cấm cưỡng ép tin, theo, bỏ hay thay đổi tôn giáo, tín ngưỡng, kể cả bằng những chính

sách hay tập quán nhằm gây sức ép để đạt mục đích đó như hạn chế sự tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, việc làm hoặc hạn chế các quyền quy định trong Điều 25 và các Điều khác của ICCPR [33, 295].

- Năm 1981, Tuyên bố về xóa bỏ mọi hình thức ngược đãi tôn giáo và phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng được công bố. Tuyên bố này cũng bao gồm các nguyên tắc chung liên quan đến quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, "mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do theo một tôn giáo hoặc bất cứ tín ngưỡng nào mà mình lựa chọn và tự do, hoặc với tư cách cá nhân hay là cộng đồng cùng với người khác, ở nơi công cộng hay nơi riêng biệt biểu đạt tôn giáo hay tín ngưỡng của mình bằng thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giáo. Không một ai phải chịu sự ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hay một tín ngưỡng của họ (Điều 1). Tuyên bố khẳng định: “Không ai phải chịu sự phân biệt đối sử với bất cứ một quốc gia, tổ chức, nhóm người hay một cá nhân nào vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng” (Điều 2 khoản 1).

1.2.1.3. Tự do thể hiện, thực hành tín ngưỡng, tôn giáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Điều 18 ICCPR phân biệt giữa quyền tự do chính kiến, niềm tin, lương tâm, tôn giáo hoặc tín ngưỡng với tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng. Điều này không cho phép có bất kỳ sự giới hạn nào với quyền tự do chính kiến, niềm tin, lương tâm, và quyền tự do tin hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Những tự do này phải được bảo vệ không điều kiện, tương tự quyền tự do được giữ ý kiến nêu trong khoản 1 Điều 19 [33, 294].

Quyền tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng có thể được thực thi với tư cách cá nhân hoặc trong cộng đồng, cả ở nơi công cộng hay chỗ riêng tư; thể hiện ở các hành động như thờ cúng, tham gia những lễ hội tôn giáo, quan sát, thực hành và giảng dạy về tôn giáo. Khái niệm thờ cúng bao gồm những hoạt động lễ nghi, kỷ niệm, xây dựng những nơi thờ tự, sử dụng hay trưng bày các vật dụng và biểu tượng nghi lễ, tham gia các lễ hội và các ngày nghỉ lễ tôn giáo. Việc tuân thủ và thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng không chỉ bao gồm các hoạt

động nghi lễ, mà còn bao gồm việc tuân thủ các nguyên tắc về ăn kiêng, trang phục, sử dụng ngôn ngữ đặc biệt trong một nhóm. Ngoài ra còn bao gồm sự lựa chọn lãnh đạo tôn giáo, tăng lữ, người thầy tâm linh, thành lập các trường tôn giáo, biên soạn và phát hành các tài liệu tôn giáo [33, 295].

Tuyên bố về xóa bỏ mọi hình thức ngược đãi tôn giáo và phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng được công bố còn quy định việc bảo vệ các phương thức biểu hiện tôn giáo hay tín ngưỡng khác nhau gồm việc: thờ cúng, tụ hợp liên quan đến tôn giáo hay tín ngưỡng, thành lập cơ sở nhân đạo, từ thiện, phát hành và phổ biến các ấn phẩm tín ngưỡng, tôn giáo; thuyết giáo về một tôn giáo hay tín ngưỡng ở một nơi phù hợp; đào tạo, bổ nhiệm, bầu hay chỉ định những lãnh tụ kế nhiệm phù hợp với những yêu cầu và tiêu chuẩn của tôn giáo hay tín ngưỡng.

1.2.1.4. Quyền tự do tín ngưỡng của trẻ em và trách nhiệm của bố mẹ trong việc giáo dục tôn giáo, đạo đức cho con cái theo đạo đức riêng của họ

Theo Điều 14 của Công ước về quyền trẻ em (CRC, 1989) các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo của trẻ em. Quyền tự do thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể chịu những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết để bảo vệ an ninh công cộng, trật tự xã hội, y tế hay đạo đức của cộng đồng hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.

Ủy ban nhân quyền đã giải thích trong Bình luận chung số 22 đoạn 6, Các trường công lập có thể giảng dạy những môn học như lịch sử đại cương của các tôn giáo và tín ngưỡng, miễn là nội dung cần trung lập và khách quan. Việc các trường công lập giảng dạy giáo lý của một tôn giáo hay nội dung một tín ngưỡng nhất định là trái với quy định trong Khoản 4 Điều 18, trừ khi việc giảng dạy như vậy là do ý nguyện và thuộc vào quyền quyết định của các bậc cha mẹ.

Tuyên bố về xóa bỏ mọi hình thức ngược đãi tôn giáo và phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng được công bố còn quy đinh cụ thể quyền của trẻ em được tiếp cận giáo dục về tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền, trách nhiệm của cha mẹ liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng. Mọi trẻ em đều được hưởng quyền tiếp cận giáo dục về tôn giáo và tín ngưỡng phù hợp với nguyện vọng của cha mẹ,

trẻ em cần phải được bảo vệ khỏi bất cứ sự phân biệt đối xử nào vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng. Trẻ em phải được nuôi dưỡng trên tinh thần hiểu biết, khoan dung, hữu nghị giữa các dân tộc, tình anh em và hòa bình, tôn trọng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của người khác, và với ý thức đầy đủ rằng tài năng và sức lực của trẻ em cần phải được cống hiến nhằm phục vụ cho đồng bào của mình. Trong trường hợp một đứa trẻ không được cả cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp chăm sóc thì cần phải quan tâm thỏa đáng đến những nguyện vọng mà trẻ đã bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp trong vấn đề tôn giáo hay tín ngưỡng. Mọi tập tục tôn giáo và tín ngưỡng tác động đến trẻ em thông qua môi trường tôn giáo hay tín ngưỡng mà trẻ em đang sống không được làm tổn hại đến sự phát triển trí tuệ và thể chất hoặc sự phát triển đầy đủ của trẻ em.

1.2.1.5. Giới hạn của quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo

Nghiêm cấm các hoạt động tôn giáo, tự do tín ngưỡng có mục đích hoặc tính chất tuyên truyền cho chiến tranh hoặc hận thù, chia rẽ dân tộc, tôn giáo hay kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch hoặc bạo lực như đã nêu ở Điều 20 ICCPR. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ sử dụng pháp luật để ngăn chặn những hành động đó [33, 296].

Khoản 3 Điều 18 cho phép hạn chế quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác. Tuy nhiên, quyền không bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng và quyền của các bậc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp được giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ thì không được hạn chế trong mọi trường hợp. Các hạn chế trong Khoản 3 Điều 18 cần phải được quy định trong pháp luật và phù hợp với các quy định khác của ICCPR, đặc biệt là với các quy định về quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử trong các Điều 2, 3 và 26 của Công ước. Những hạn chế không được dựa trên lý do nào khác ngoài các lý do quy định ở Khoản 3 Điều 18, kể cả những lý do có thể được sử dụng phù hợp và tương ứng với mục tiêu đề

ra. Không được đặt ra các hạn chế nhằm mục đích phân biệt đối xử, hoặc thực thi các hạn chế theo cách thức phân biệt đối xử. Liên quan đến khía cạnh này, cần lưu ý là, các quan niệm về đạo đức có thể xuất phát từ nhiều truyền thống xã hội, triết học và tôn giáo khác nhau, do đó, những giới hạn về quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng với mục đích nhằm bảo vệ các giá trị đạo đức không được dựa hoàn toàn vào một truyền thống riêng biệt nào. Những người bị quản chế về mặt pháp lý, chẳng hạn như tù nhân, vẫn có quyền hưởng tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở mức độ cao nhất phù hợp với điều kiện quản chế [33, 296-297].

Việc một học thuyết chính trị được coi là nền tảng chính thức cho thể chế chính trị ở một quốc gia thành viên cũng không được sử dụng để làm ảnh hưởng đến các quyền tự do nêu ở Điều 18 và các quyền khác trong ICCPR, cũng như không được tạo ra sự phân biệt đối xử với những người không theo hay không tán thành học thuyết chính trị đó [33, 297].

ICCPR không quy định quyền được từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, mặc dù một số quốc gia đã ghi nhận quyền này bằng cách cho phép thực hiện nghĩa vụ khác thay thế. Mặc dù vậy, nếu quyền này được ghi nhận trong pháp luật hay trong thực tế thì không được áp dụng theo cách thức phân biệt đối xử giữa các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau [33,297-298].

- Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người dân thuộc về các dân tộc thiểu số, tôn giáo hay ngôn ngữ, năm 1992 cũng quy định tại Điều 4 khoản 2: Những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ có quyền hưởng nền văn hóa, được thừa nhận và thực hành tôn giáo, được sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng họ, dưới hình thức riêng rẽ hoặc trong tập thể, một cách tự do và không bị can thiệp hay bị bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào. Các quốc gia sẽ thực hiện các biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho những người thuộc các nhóm thiểu số được thể hiện những đặc điểm riêng có của họ và được phát triển vă hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống và tập quán của họ, trừ khi những thực hành cụ thể vi phạm pháp luật quốc gia và trái với các chuẩn mực quốc tế.

Trên thực tế hầu hết ở các quốc gia trên thế giới đều diễn ra tình trạng hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Theo nghiên cứu của tổ chức Pew, niềm tin và thực hành tín ngưỡng, tôn giáo có thể bị giới hạn không chỉ bởi những hành động của chính phủ mà còn bởi các nhóm xã hội, các tổ chức, cá nhân. Ở một số nơi chiến tranh xã hội có thể có một tác động thậm chí còn lớn hơn so với hành động của chính phủ. Giới hạn của Chính phủ có thể qua chính sách, pháp luật, chương trình hành động của chính quyền địa phương và chiếm một phần lớn trong hạn chế của chính phủ trên toàn thế giới. Theo khảo sát ở 64 quốc gia của tổ chức Pew, khoảng một phần ba các quốc gia có những hạn chế về tôn giáo, tín ngưỡng ở mức độ cao, nếu tính theo dân số thì có khoảng 70% dân số thế giới sống ở các nước có những hạn chế về tôn giáo ở mức cao và rất cao, gánh nặng thường rơi vào các nhóm tôn giáo thiểu số.

Bảng 1.1:


Nếu tính theo khu vực Trung Đông và Bắc Phi có mức độ hạn chế cao nhất sau 1


Nếu tính theo khu vực, Trung Đông và Bắc Phi có mức độ hạn chế cao nhất, sau đó là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và châu Mỹ có mức hạn chế trung bình thấp nhất ở cả 2 mặt.

Bảng 1.2:


Tổ chức Pew đưa ra 11 quốc gia với mức độ rất cao của chiến tranh xã hội 2

Tổ chức Pew đưa ra 11 quốc gia với mức độ rất cao của chiến tranh xã hội liên quan đến tôn giáo. Sáu là trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Indonesia, Bangladesh và Sri Lanka) và bốn là ở Trung Đông và Bắc Phi (Iraq, Israel, Sudan và Saudi Arabia). Một là ở Sub-Saharan Châu Phi (Somalia).

Bảng 1.3:


1 2 2 Các văn kiện khu vực Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người và 3

1.2.2. Các văn kiện khu vực

- Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản năm 1950 (ECHR, 1950) quy định: "1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; quyền này bao gồm tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng của mình và tự do, hoặc một mình hoặc với người khác và tại nơi công cộng hay riêng tư, để biểu đạt niềm tin tôn giáo, hoặc, trong việc thờ phụng, giảng dạy, thực hành và tu tập. 2. Tự do biểu đạt tôn giáo hay tín ngưỡng của một người chỉ phải chịu các giới hạn như đã được quy định bởi pháp luật và là cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an toàn công cộng, để bảo vệ trật tự công cộng, sức khỏe và đạo đức, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do của người khác".

Điều 9 khoản 1 ECHR quy định: “ Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; quyền này bao gồm tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng của mình và tự do một mình hoặc với người khác tại nơi công cộng hay riêng tư để biểu đạt niềm tin tôn giáo, hoặc trong việc thờ phụng, giảng dạy, thực hành và tu tập” [56].

ECHR cũng quy định về giới hạn quyền tại khoản 2, Điều 9 “Tự do biểu đạt tôn giáo hay tín ngưỡng của một người chỉ phải chịu các giới hạn như đã được quy định bởi pháp luật và là cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an toàn công cộng, để bảo vệ trật tự công cộng, sức khỏe và đạo đức, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do của người khác”. Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo tạm đình chỉ trong các trường hợp khẩn cấp tại điều 15 ECHR.

ECHR còn đưa ra nguyên tác cấm phân biệt đối xử trong việc hưởng các quyền trong công ước này với bất kỳ lý do nào như: giới tính, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, …

- Công ước Châu Mỹ về quyền con người năm 1969 bảo vệ quyền tự do lương tâm và tôn giáo quy định về quyền tín ngưỡng, tôn giáo tại Điều 12 ACHR: (1) Mọi người đều có quyền tự do lương tâm và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do để duy trì hoặc thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng của một người, và tự do tuyên xưng, phổ biến tôn giáo của một người hay tín ngưỡng riêng biệt hoặc cùng với những người khác, ở nơi công cộng hoặc riêng tư. (2) Không ai có thể bị hạn chế mà có thể làm giảm sự tự

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí