Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo


những văn bản hướng dẫn cụ thể việc cấp phép hoạt động cho các dòng tu Công giáo.

* Quản lý việc đăng ký chương trình hoạt động và lễ hội Công giáo

Nhằm đảm bảo cho các chương trình hoạt động của các giáo xứ, giáo họ và các dòng tu trên địa bàn ổn định, chấp hành pháp luật nhà nước, Ban Tôn giáo tỉnh đã yêu cầu chính quyền cấp quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn hướng dẫn các cơ sở Công giáo trên địa bàn hàng năm trước 15/10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi bản đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó đến UBND cấp xã, huyện, thành phố.

Việc đăng ký hoạt động sinh hoạt tôn giáo của các giáo xứ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến nay được chấp hành khá nghiêm túc, nội dung sinh hoạt tôn giáo về cơ bản đúng với nội dung đăng ký.

* Quản lý hoạt động từ thiện xã hội; xã hội hóa y tế, giáo dục của Công giáo trên địa bàn tỉnh

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, đặt nhiệm vụ phát triển dân sinh trong mối tương quan hài hòa và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế, giữa đầu tư phát triển kinh tế với đầu tư bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội, trong đó có các tổ chức tôn giáo và người dân. Đối với người Công giáo, tham gia vào công tác an sinh xã hội vừa là đạo lý, vừa là chức năng xã hội quan trọng gắn với quá trình truyền giáo, phát triển đạo. Các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo của tổ chức tôn giáo đều được chính quyền tạo điều kiện để tham gia.

* Quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, sửa chữa các công trình Công giáo trên địa bàn


Để thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN đối với đất đai tôn giáo giáo theo tinh thần Chỉ thị 1940/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn 3371/BNV-TH của Bộ Nội vụ, những năm qua chính quyền thành phố đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản kế hoạch để rà soát, xem xét đất đai tôn giáo. Kết quả rà soát cho thấy trên địa bàn tỉnh có 195/239 cơ sở tôn giáo được cấp giấy CNQSD đất (đạt 82%). Trong đó, Công giáo 66/78 cơ sở tôn giáo được cấp giấy CNQSD đất (đạt 85%). Một số cơ sở tôn giáo còn lại tuy được cấp giấy CNQSD đất nhưng đứng tên cá nhân, chưa làm thủ tục chuyển sang đất tôn giáo. Sau năm 1975, Công giáo có 28 trường hợp nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo mà Nhà nước đã và đang quản lý, bố trí sử dụng. Trong đó, có 23 trường hợp được sử dụng vào mục đích công như xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, sân vận động, nhà văn hóa và hội trường thôn; 05 trường hợp cấp cho dân ở hoặc làm đất sản xuất. Đa số, cơ sở do chính quyền quản lý sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi bỏ hoang, còn để nguyên trạng và bị xuống cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Thực tế cho thấy, quỹ đất cấp cho tôn giáo làm cơ sở thờ tự còn hạn chế, các địa phương đa số chưa quy hoạch quỹ đất cụ thể để cấp cho tổ chức tôn giáo. Vì vậy, các tôn giáo phải tự tìm quỹ đất cho mình, trong khi đó tín đồ một số tôn giáo là nhân dân lao động nghèo, là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tìm quỹ đất rất khó khăn. Do đó, thời gian qua một số nơi có đơn đòi lại các cơ sở thờ tự cũ, gây áp lực đối với chính quyền để cấp đất cho họ làm cơ sở thờ tự; một số chức sắc tôn giáo đã kích động, xúi giục tín đồ tự ý xây dựng nhà thờ, cơi nới nhà riêng hay căng bạt trên nền nhà thờ cũ… để sinh hoạt tôn giáo, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở một số địa phương. Mặt khác, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để vu khống Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, quyền tự do về tôn giáo.


Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 11

Việc mua bán, chuyển nhượng, hiến tặng đất giữa các hộ dân với tu sĩ, chức sắc để giáo hội mở rộng khuôn viên, tạo lập quỹ đất xây dựng cơ sở tôn giáo gắn với dạy nghề, mở nhà trẻ, mẫu giáo diễn ra khá phổ biến; việc xây dựng, cơi nới cơ sở tôn giáo trái pháp luật diễn ra phổ biến ở tỉnh Gia Lai và trong hầu hết các tôn giáo, không riêng gì Công giáo. Hệ quả của việc khiếu kiện, mua bán, sang nhượng đất đai, cơ sở thờ tự là vi phạm pháp luật về đất đai, không đồng tình với chính sách đất đai của Đảng, Nhà nước, làm tăng thêm mâu thuẫn xã hội, ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững về an ninh - quốc phòng trên địa bàn.

2.2.3.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh Gia Lai đẩy mạnh thông qua các hình thức hội nghị; lồng ghép qua các buổi tiếp xúc, làm việc với các chức sắc, chức việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh và tin bài đăng trên cổng thông tin điện tử Sở Nội vụ. Nhiều chủ trương, chính sách đã đi vào đời sống. Đặc biệt, Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo được phổ biến rộng rãi giúp cho việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) cũng thường xuyên phối hợp với Công an tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh để vận động, tuyên truyền, đấu tranh xóa bỏ tà đạo “Hà mòn”, “Tin lành Đêga” và các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật gây phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2018 đến 2020, trên cơ sở hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) đã tổ chức 18 lớp tuyên truyền, phổ biến cho chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo, với


3.150 lượt người tham dự và 03 Hội nghị phổ biến pháp luật về tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp tỉnh và huyện với 466 người tham dự [16]. Theo đánh giá của Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đến nay có trên 90% chức sắc, chức việc của các tôn giáo nói chung, trong đó có Công giáo trên địa bàn tỉnh được phổ biến, quán triệt Nghị quyết, Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật có liên quan đến tôn giáo như Luật đất đai, Luật xây dựng... Ngoài ra, tại các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 31 lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác tôn giáo cho Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND, cán bộ Mặt trận, Phụ nữ, Đoàn thanh niên và cán bộ phụ trách dân tộc- tôn giáo cấp xã với 3.702 người tham dự và 33 cuộc tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ thôn, làng, tổ dân phố, với 1.538 lượt người tham dự.

Qua công tác tuyên truyền, đã nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo; nâng cao tinh thần cảnh giác, không nghe, không tin và không làm theo lời xúi giục của kẻ xấu, tích cực đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đồng thời, tạo niềm tin và sự gần gũi giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo.

2.2.3.5. Hợp tác trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Thông qua các hoạt động đối ngoại tôn giáo tại địa phương, bạn bè Quốc tế đã hiểu hơn về chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam cũng như chính sách đối ngoại tôn giáo của tỉnh; quan hệ quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng, tăng cường, củng cố. Các đoàn đến địa bàn tỉnh thăm các tổ chức tôn giáo và làm công tác từ thiện như ông John Wong Wailong (tu sỹ dòng Phanxicô, quốc tịch Malaysia) đã đến thăm các giáo xứ, giáo họ tại tỉnh Gia Lai; các đoàn khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí. Ngoài ra, phối hợp với các ngành trao đổi và làm việc với các


cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam như Đoàn Đại sứ quán Hoa Kỳ về tình hình tự do tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa tôn giáo và Nhà nước để đồng bào Công giáo có cuộc sống tốt đẹp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết các vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở, ban ngành của tỉnh và chính quyền các địa phương giải quyết nhiều vụ việc phát sinh, nhằm tạo sự ổn định về tư tưởng và trật tự xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm được triển khai thường xuyên, nghiêm túc của các đoàn kiểm tra liên ngành và các cơ quan chức năng đã đem lại những kết quả nhất định.

Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 07 trường hợp Công giáo có đơn khiếu nại xin lại các cơ sở mà Nhà nước đang quản lý, sử dụng, cụ thể: Tòa Giám mục Kon Tum có đơn đòi lại Nhà thờ Hiếu Đạo và nhà xứ, đất nhà thờ Hoa Lư, trường Trung học Minh Đức, trụ sở Caritas, đất nhà thờ Thanh Bình (huyện Chư Prông), đất của giáo xứ Ninh Đức (huyện Chư Păh), một phần đất của nhà thờ Lệ Chí – Nam Yang (huyện Đak Đoa), dòng tu Phao Lô (thị xã Ayun Pa) xin lại 182m2 đất đã hiến. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã

có buổi làm việc trực tiếp với Tòa Giám mục Kon Tum để giải thích việc xin, đòi lại một số cơ sở thờ tự cũ là không có cơ sở và khẳng định chính quyền không đặt vấn đề trả lại cơ sở thờ tự cũ do Nhà nước quản lý sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) phối hợp với các


ngành có liên quan vận động các tổ chức tôn giáo tự tạo quỹ đất và Nhà nước sẽ tạo điều kiện trong việc xây dựng cơ sở thờ tự, nếu có nhu cầu chính đáng.

Để giải quyết nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của tổ chức tôn giáo, UBND tỉnh đã giao quyền sử dụng đất của Nhà nước cho một số tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau: UBND tỉnh đã giao 1.200m2 đất cho giáo xứ Ninh Đức (huyện Chư Păh); 4.677m2 cho Giáo xứ Phú Bổn (thị xã Ayun Pa) để xây dựng Hoa viên; 4.371m2 cho Giáo xứ Lệ Chí Nam Yang (huyện Đăk Đoa). Các trường hợp còn lại, UBND tỉnh trả lời không đặt vấn đề trả lại cơ sở thờ tự cũ do Nhà nước quản lý sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN.

Từ năm 2018 – 2020, Ban Tôn giáo đã tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của các đơn vị chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã kịp thời nhắc nhở UBND cấp huyện nghiêm chỉnh thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo; tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng tín đồ sinh hoạt tôn giáo; giải quyết dứt điểm những vấn đề phức tạp trong hoạt động tôn giáo kéo dài, không để xảy ra điểm nóng làm mất ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.

2.2.4. Nhận xét công tác QLNN đối với Công giáo

2.2.4.1. Những kết quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo và nguyên nhân

- Kết quả đạt được:


QLNN về hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh được các cấp uỷ Đảng, chính quyền xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn nhất quán quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân trên cơ sở pháp luật, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết dân tộc, vận động


đồng bào các tôn giáo thi đua yêu nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, góp phần tích cực xây dựng quê hương. Qua đó, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong đồng bào theo các tôn giáo và người dân hiểu rõ hơn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, thể hiện qua việc chức sắc các tôn giáo bày tỏ sự tin tưởng, phấn khởi trước những quy định mang tính thông thoáng trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo tiếp tục tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Nguồn lực của tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo đóng góp cho xã hội ngày càng được phát huy. Khối đoàn kết đồng bào các tôn giáo được củng cố trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 đã tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho mọi người thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, là cơ sở pháp lý để các cấp chính quyền thực hiện có hiệu quả công tác QLNN về tôn giáo, xử lý kịp thời các hoạt động tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của đông đảo quần chúng theo đạo, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng đường hướng, tôn chỉ mục đích của đạo và tuân thủ các quy định của pháp luật. Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng được các cơ quan chức năng thể chế hóa, hướng dẫn triển khai thực hiện, làm căn cứ cho việc thực thi chức năng, nhiệm của các cơ quan QLNN về tôn giáo và làm hành lang pháp lý cho các chức sắc, tín đồ Công giáo hoạt động đạo.

Tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo được kiện toàn, cơ bản đảm bảo được tính tổng thể; Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo được củng cố, kiện toàn; trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng, kinh


nghiệm QLNN về tôn giáo ngày càng được nâng cao; hiểu biết về tôn giáo ngày càng được mở rộng.

QLNN đối với các hoạt động tôn giáo của các chức sắc, tín đồ Công giáo ngày càng hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho chức sắc, tín đồ Công giáo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; thực hiện các lễ nghi tôn giáo thuận lợi, đúng quy định của pháp luật. Quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ việc đào tạo chức sắc, chức việc tại các Đại Chủng viện của Giáo hội.

Việc quản lý đất đai, cơ sở thờ tự, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự, các công trình, kiến trúc của Công giáo trên địa bàn tỉnh cũng đạt những kết quả nhất định.

Các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo của các tổ chức tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng cũng được chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, các chức sắc, tín đồ Công giáo đã có nhiều hoạt động từ thiện đa dạng, phong phú, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Công tác phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng ngày càng chặt chẽ hơn; các cấp, các ngành tăng cường QLNN về hoạt động Công giáo trên địa bàn, thực hiện tốt các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, từng bước đưa các hoạt động Công giáo trên địa bàn tỉnh vào nền nếp, đúng pháp luật.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả, làm nền tảng cho việc chấp hành đúng chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của các chức sắc tín đồ. Vận động, thuyết phục chức sắc, tín đồ chấp hành đúng pháp luật; thực hiện đồng bộ các biện pháp vừa kiên trì vận động, thuyết phục vừa tuyên truyền phê phán, lên án, tập trung phân hóa, cô lập, đấu tranh với các đối tượng cực đoan xúi giục, xử lý bằng pháp luật đối với những đối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023