Kinh Nghiệm Bảo Đảm Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo Trong Pháp Luật Của Một Số Nước

do của mình để duy trì hoặc thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng của mình. (3) Quyền tự do biểu thị tôn giáo và tín ngưỡng chỉ có thể bị những hạn chế theo quy định của pháp luật đó là cần thiết để bảo vệ an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe hoặc đạo đức, hoặc quyền lợi tự do của người khác. (4) Cha mẹ hoặc người giám hộ, như trường hợp có thể được, có quyền để cung cấp cho giáo dục tôn giáo và đạo đức của trẻ em, phường đó là phù hợp với tín ngưỡng của họ [56].

- Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc năm 1981 đã đề cập đến quyền tự do lương tâm và tự do hành đạo, theo đó mỗi cá nhân có quyền được hưởng những quyền tự do công nhận và đảm bảo trong Hiến chương hiện tại mà không phân biệt về chủng tộc, nhóm sắc tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, khai sinh hoặc tình trạng khác. (ACHPR, Điều 2). Tự do lương tâm, tin theo và thực hành tự do tôn giáo được bảo đảm. Không ai có thể, theo pháp luật và trật tự, đưa ra các biện pháp hạn chế việc thực hiện các quyền tự do. (ACHPR, Điều 8)

- Hiến chương các nước Ả rập về quyền con người năm 2004 (sửa đổi Hiến chương năm 1994) quy định tại Điều 30, mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có thể phải chịu những giới hạn do pháp luật quy định. Tự do biểu hiện, thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng để thực hiện các nghi lễ một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác cũng bị giới hạn theo quy định của pháp luật, là cần thiết trong một xã hội khoan dung mà tôn trọng quyền tự do và quyền con người để bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hay đạo đức hoặc các quyền cơ bản và tự do của người khác. Cha mẹ và người giám hộ hợp pháp có quyền đảm bảo quyền giáo dục tôn giáo và đạo đức của trẻ em [57].

Như vậy, Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo không chỉ mang tính quốc gia, khu vực mà còn là vấn đề toàn cầu, được cả thế giới quan tâm. Mặc dù về mặt pháp lý, sự ủng hộ tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ban đầu không phải là những phát kiến tập thể của cộng đồng quốc tế mà nó xuất phát từ các quốc gia, đến nay trở thành nguyên tắc pháp lý mang tính toàn cầu, có giá trị nhân văn phổ quát.

1.2.3. Kinh nghiệm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong pháp luật của một số nước

Quyền tự do tôn giáo, quyền lợi của cá nhân khi tuyên chứng một tôn giáo mà mình lựa chọn là một trong những những quyền lợi bị vi phạm nhiều hơn cả trên thế giới, có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào. Việc xung đột giữa các tín đồ các tôn giáo, việc hạn chế quyền của Nhà nước khi xử lý vụ việc có liên quan đến tôn giáo diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, các văn bản bảo đảm tự do phụng tự đôi khi chỉ là bình phong.

Hiện nay có hai quan niệm đối nghịch nhau. Quan niệm thứ nhất của Âu châu và Mỹ châu bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân, chứ không bênh vực riêng một tôn giáo nào. Quan niệm thứ hai của Tổ chức Hồi giáo lại mang tính cách tương đối: các quyền cơ bản của con người phải thích ứng theo hoàn cảnh quốc gia nhất là theo luật Hồi giáo được thể hiện qua Bản tuyên ngôn nhân quyền của khối Ả rập được biểu quyết năm 2004, vì thế các nước này áp dụng quyền tự do tôn giáo theo luật charia (luật của Hồi giáo) như các nước Arabie Saoudite, Pakistan, Indonêxia, Iran.

Sau đây là quan điểm của một số quốc gia trên thế giới về quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo làm kinh nghiệm cho Việt Nam.

1.2.3.1. Cộng hoà Pháp

Cộng hòa Pháp là quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo: Công giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn có một số loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Pháp là quốc gia có truyền thống thế tục mạnh mẽ, nguyên tắc thế tục đã hình thành từ cuộc Cách mạng Pháp năm 1789. Trước năm 1905, có thể nói tôn giáo là một bộ phận của Nhà nước, được Nhà nước nuôi dưỡng, bảo trợ công khai. Nhà nước Pháp đã trả lương, trợ cấp cho tôn giáo, trả chi phí cho việc hành đạo, có những cơ sở tôn giáo công thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Luật về tách rời Nhà nước và Nhà thờ ra đời (gọi là Đạo luật 1905) đã khẳng định Nhà thờ tách rời khỏi Nhà nước trở thành một thực thể trong xã hội chịu sự quản lý của Nhà nước, tôn giáo được coi như những tổ chức xã hội khác. Điều 2 Đạo luật này quy định, Cộng hoà Pháp không thừa nhận, không trả lương và trợ cấp cho bất kỳ tôn giáo nào. Bắt đầu từ 1 tháng giêng sau khi ban hành luật này sẽ xoá

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - 5

bỏ mọi ngân sách của Nhà nước, của các tỉnh và các xã, xoá bỏ mọi khoản chi phí cho việc hành đạo. Đồng thời, Điều 44 luật này bãi bỏ tất cả những điều khoản về tổ chức của các tôn giáo mà Chính phủ Pháp trước đây công nhận, thay vào đó là các liên hội, hội hành đạo của các tôn giáo.

Sự thế tục ở Pháp là nguyên tắc tách biệt quyền lực chính trị với các tổ chức tôn giáo. Nhà nước phải trung lập và bảo đảm quyền tự do thờ cúng (nhưng các hoạt động thể hiện niềm tin tôn giáo phải tôn trọng trật tự công cộng); tự do nhận thức và không áp đặt ý kiến đối với người khác (tôn giáo, chủ nghĩa vô thần, thuyết bất khả tri hoặc tự do tư tưởng).

Với bản Hiến pháp năm 1958 của Pháp, sự thế tục đã tạo thành một kế ước cộng hòa và đảm bảo sự thống nhất quốc gia. Tại Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp thông qua ngày 4/10/1958 khẳng định: Pháp bảo đảm mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật không phân biệt nguồn gốc xuất thân, sắc tộc, tôn giáo. Mọi tín ngưỡng đều được tôn trọng [22].

- Trong lĩnh vực giáo dục: Việc lập ra các trường công lập thế tục thế kỷ XIX là một bước thiết yếu của chủ nghĩa thế tục tại Pháp, các trường công lập miễn phí và thế tục là một dịch vụ mà Nhà nước Pháp cung cấp cho công dân của mình, dù cho họ theo đức tin hay tín ngưỡng nào, nguyên tắc này đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho tất cả mọi người. Có thể dạy lịch sử và triết học gắn với tôn giáo, nhưng không thích hợp cho việc cải đạo hoặc biểu hiện một tôn giáo, hoặc của bất kỳ hệ tư tưởng nào.

Vào những năm 1990, nhiều vụ việc xảy ra (vụ mạng che mặt, khăn trùm đầu hồi giáo, khăn quàng cổ, …), một cuộc tranh luận về vấn đề mang khăn trùm đầu của các tín đồ Hồi giáo ở các trường học đã nảy sinh tại Pháp. Những người ủng hộ việc đeo mạng che mặt thông qua chủ nghĩa thế tục đã viện dẫn sự tự do nhận thức và nguyên tắc của Tuyên ngôn Nhân quyền. Cuộc tranh luận này đã kết thúc bằng việc bỏ phiếu đạo luật số 2004-228 ngày 15/3/2004, theo đó cấm mang các biểu tượng tôn giáo dễ thấy như đội mũ chỏm đầu của đàn ông Do Thái, đeo Thánh giá của Công giáo, khăn trùm đầu, che mặt của phụ nữ Hồi giáo trong các trường tiểu

học, trung học cơ sở hệ công lập và được đưa vào Bộ Luật giáo dục. Cuộc bỏ phiếu này đạt tỉ lệ cao 335/577 phiếu thuận trong Quốc hội Pháp.

Theo nguyên tắc trung lập của dịch vụ giáo dục công lập, một hệ quả của nguyên tắc thế tục, các nhân viên, giáo viên của các trường công lập không được thể hiện đức tin của tôn giáo giáo họ trong khi thực hiện nhiệm vụ. Các bậc phụ huynh học sinh với tư cách là người sử dụng dịch vụ công cộng được tự do mặc đồ họ muốn trong khuôn viên nhà trường (ví dụ khi họ đến đón con em của họ).

- Nguyên tắc thế tục đối với phụ nữ: Từ năm 1944, phụ nữ Pháp đã được quyền bỏ phiếu, việc này trước đó đã bị những người cấp tiến trong Thượng viện phản đối vì sợ phụ nữ ảnh hưởng bởi các linh mục, nghịch lý là họ đang liên minh với những nghị sỹ Công giáo bảo thủ. Đến năm 1999, nguyên tắc bình quyền đã được đưa vào Hiến pháp, tiếp đó vào năm 2000, đạo luật về bình quyền đã quy định nam nữ bình đẳng đối với các chức vụ chính trị.

- Đối với việc bày tỏ niềm tin tôn giáo: Ngoài việc đeo biểu tượng tôn giáo, người ta có thể nêu ra vấn đề các bữa ăn thích hợp trong căng tin trường học, bệnh viện, những ngày lễ đặc biệt và việc thu xếp thời gian làm việc cho các lễ tôn giáo, xây dựng nơi thờ tự và sắp xếp không gian cầu nguyện tại nơi làm việc hay học tập, nơi công cộng tạm thời dành cho phụ nữ, diễu hành nơi công cộng, thậm chí áp dụng các quy tắc pháp lý riêng biệt. Hai nguyên tắc chi phối các quyết định cho những trường hợp này là sự trung lập tuyệt đối của các quan chức nhà và sự xử lý bình đẳng đối với những người sử dụng dịch vụ công.

Khác với công chức phải thực hiện theo nguyên tắc trung lập của các dịch vụ công, những người sử dụng dịch vụ công không phải tuân thủ nghĩa vụ này. Họ có quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo của họ thông qua trang phục hoặc các biểu tượng họ mang, ngay cả tại các cơ sở dịch vụ công, miễn sao đảm bảo sự hoạt động tốt của các dịch vụ công này và không gây rối trật tự công cộng.

- Các ngày nghỉ lễ tôn giáo: Tại Pháp, theo truyền thống, các lễ hội tôn giáo hợp pháp, các ngày nghỉ lễ tôn giáo được đưa vào lịch học của các trường học. Đối với công chức có thể xin phép nghỉ làm nhân dịp ngày lễ tôn giáo mình. Lãnh đạo

cơ quan sẽ xem xét nếu việc nghỉ của công chức đó không cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan.

- Về đất đai, cơ sở thờ tự: Cộng hoà Pháp nói riêng, các Nhà nước tư bản nói chung đều quy định quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Do vậy, không có sự tách biệt giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sở hữu nhà cửa, các công trình xây dựng trên nó. Đất đai, tài sản tôn giáo đều phải nộp thuế như các chủ thể khác, và chịu một mức thuế như thuế tư nhân.

- Tự do ngôn luận: Tại Pháp tự do ngôn luận chỉ có giới hạn pháp lý dựa trên sự bảo vệ các quyền tự do cơ bản và bảo vệ con người. Trong khuôn khổ thế tục của pháp luật, biểu đạt tôn giáo và chống tôn giáo đều được chấp thuận theo cùng một cách, không có hành vi phạm tội truyền đạo, cũng không có hành vi phạm tội báng bổ. Tuy nhiên, những lời này chỉ trở nên đáng bị lên án khi chúng kêu gọi thù hận tôn giáo, phỉ báng tôn giáo. Sự rút phép thông công, bỏ đạo hay dị giáo không được pháp luật Pháp tính tới, trừ khi chúng đi kèm với cuộc tấn công con người hoặc gây rối trật tự công cộng.

1.2.3.2. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều tôn giáo: Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo, Do thái giáo, Islam giáo, Phật giáo, trong đó Tin lành là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, có nhiều giáo phái khác nhau (Bắp tít, Trương lão, Luther, Phục lâm, …). Tự do tôn giáo ở Mỹ bao hàm hai nội dung có tính nguyên tắc gồm: Nhà nước phân tách với nhà thờ và Nhà nước bảo đảm tự do hành đạo. Địa vị của tôn giáo trong đời sống tinh thần của Hoa Kỳ đặc biệt được quan tâm. Các giáo hội Tin Lành và Giáo hội Công giáo Mỹ đang gây ảnh hưởng lớn đến các tổ chức tôn giáo ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển và các trung tâm tôn giáo thế giới như Hội đồng Nhà thờ thế giới, Toà Thánh Vatican.

Năm 1784 Hiến pháp của Hoa Kỳ được thông qua Điều VI, khoản 3 quy định: “ Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, các thành viên của cơ quan lập pháp các bang, các quan chức trong cơ quan hành pháp của Liên bang lẫn tiểu bang đều phải tuyên thệ hoặc xác nhận sự ủng hộ Hiến pháp này. Nhưng không một điều kiện tôn

giáo nào bị coi là bắt buộc như tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào các chức vụ, công sở của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” [31].

Ngoài ra, trong điều sửa đổi thứ 1 bản Hiến pháp sửa đổi của Mỹ đã tuyên bố vấn đề tự do tín ngưỡng "Quốc Hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình" [30].

Nước Mỹ không có Luật tôn giáo riêng, việc quy định trong Điều VI hiến pháp và bản Hiến pháp sửa đổi thứ nhất có ý nghĩa quan trọng trong các phán quyết của Toà án tối cao liên bang về các vấn đề liên quan tới tôn giáo và những nguyên tắc phán quyết do Tòa án tối cao xác lập. Trong các vụ kiện liên quan tới các vấn đề tôn giáo đều dựa trên ba nguyên tắc tính thế tục (ý đồ) và tính trung thực không thiên lệch (hiệu quả) của đạo luật, thứ ba là một đạo luật không được gây quá nhiều phiền phức (phiền phức), rối rắm cho quan hệ giữa chính phủ với tôn giáo, giáo phái hoặc giáo hội. Ngoài ra, Toà án tối cao cũng đưa ra hai nguyên tắc phán quyết quan trọng nhằm cân bằng giữa phép đo lợi ích của Quốc gia và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đó là: Thứ nhất, bất cứ hành vi tôn giáo nào cũng không được trái với luật pháp công cộng, những bộ luật riêng chỉ dành cho tôn giáo, giáo phái hoặc giáo hội sẽ là trái với Hiến pháp. Thứ hai, Chính phủ có quyền tiến hành hạn chế tôn giáo hoạt động, chỉ cần hành động hạn chế này là trung lập, có hiệu lực với tất cả mọi người, chứ không phải chỉ nhằm vào hoạt động tôn giáo. Toà án tối cao cho rằng, hai nguyên tắc này là nhằm bảo vệ lợi ích của công chúng xã hội, chứ không phải là mở cửa cho chính phủ dễ dàng can thiệp vào thực tiễn tôn giáo.

Qua nghiên cứu cho thấy mô hình thế tục của Mỹ có những đặc điểm sau: (1) thực hiện nguyên tắc phân ly, nhà nước không can thiệp công việc nội bộ của các tôn giáo nào cũng như không một tôn giáo nào được tham gia một cách công khai hay bí mật vào công việc của chính quyền; (2) Nhà nước Liên bang không ban hành một bộ luật riêng về tôn giáo, các tôn giáo hoạt động theo Bộ luật dân sự, các tổ chức tôn giáo khi đăng ký hoạt động tôn giáo áp dụng các quy định chung cho các

tổ chức, hiệp hội xã hội khác. Không có cơ quan quản lý về tôn giáo (3) Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc thu thuế tôn giáo, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể có sự ưu ái như giảm, miễn thuế cho các hoạt động từ thiện công ích

Mỹ là quốc gia đầu tiên tuyên bố tách Giáo hội khỏi Nhà nước, tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Các tôn giáo được xem là các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ như các tổ chức xã hội khác. Về hình thức chỉ trên phương diện nhà nước, trên thực tế Giáo hội luôn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các thể chế tư tưởng của nước này, trong đời sống chính trị xã hội, trong kinh tế và đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Các lĩnh vực có sự kết hợp giữa Nhà nước và giáo hội: Kết hôn, li hôn, kiểm soát sinh đẻ, lao động trẻ em, bảo hiểm xã hội, giáo dục, toà án và nhà tù, phụng vụ tôn giáo trong các lực lượng vũ trang, lễ tuyên thệ, luật về sự xúc phạm những thánh tích của giáo hội, luật về sự tuân thủ ngày chúa nhật, luật về sự tuân thủ các ngày lễ tôn giáo, kiểm duyệt, phát thanh và truyền hình. Tính tôn giáo đó xác định vị trí của con người trong đời sống Mỹ. Trong lời mở đầu Hiến pháp của 42 bang đều nói đến Chúa. Lễ nhậm chức tổng thống được tiến hành cùng với các nghi lễ tôn giáo. Tổng thống tuyên thệ đặt tay lên Kinh Thánh, chức sắc các tôn giáo – mục sư Tin lành, Giám mục Công giáo và từ năm 1957 có cả chức sắc Chính Thống giáo đọc kinh cầu nguyện Chúa ban phúc lành cho Tổng thống. Những thí dụ nêu trên nói lên một điều rằng, việc tách Giáo hội khỏi Nhà nước ở Mỹ ngày càng mang tính hình thức và việc tách Giáo hội khỏi Nhà nước không dẫn tới việc loại bỏ Giáo hội ra khỏi bộ máy của giai cấp thống trị. Với vị trí của tôn giáo như thế, Mỹ luôn có quan điểm đối ngoại tôn giáo rất khác, luôn nâng vấn đề tôn giáo lên vấn đề quan hệ đối ngoại quốc tế và thành tiêu chí ứng xử tôn giáo chung và lợi dụng vấn đề này can thiệp vào tiến trình luật pháp tôn giáo của các nước trong đó có Việt Nam.

1.2.3.3. Một số quốc gia Hồi giáo tiêu biểu

Tại một đất nước đạo Islam là quốc đạo, kinh Quar‟an là luật pháp thì lẽ dĩ nhiên tôn giáo này có vị trí đặc biệt, ảnh hưởng bao trùm lên toàn bộ các mặt của đời sống xã hội và trước tiên là lĩnh vực chính trị. Tại một số nơi, chính

quyền công khai hạn chế, kìm hãm, cấm đoán sự phát triển của các tôn giáo khác, áp dụng những qui định mang tính chất phân biệt đối xử thậm chí kỳ thị giữa các cộng đồng tôn giáo.

* Ả- rập Xê -út

Ả- rập Xê - út là nước theo chế độ quân chủ tuyệt đối, là nước duy nhất mang tên dòng họ Saud của quốc vương Abdullah bin Abdulaziz al-Saud. Toàn bộ quyền lực chính trị đều nằm trong tay Quốc vương và Hoàng gia. Vì là chế độ quân chủ chuyên chế nên Ả- rập Xê - út không có Hiến pháp và cũng không có Quốc hội. Kinh Quar‟an là Hiến pháp của Nhà nước, đồng thời Luật Shari‟a của đạo Islam là đạo luật chính dùng để điều hành và quản lý đất nước.

Tôn giáo và chính trị ở đây không tách rời nhau. Nhà nước cấp kinh phí xây dựng nhiều thánh đường và trường tôn giáo. Các đạo luật đều phải tuân thủ theo các quy định của Luật Islam giáo. Pháp luật được hình thành theo nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng nhưng lại phải được phê chuẩn bởi nghị định của Hoàng gia và phải phù hợp với Islam giáo và Kinh Qu‟ran. Quyền xét xử được thực hiện theo Luật Islam giáo. Ả- rập Xê - út duy trì Luật Islam giáo trong việc xét xử ở hệ thống các toà án nên chế độ xét xử rất hà khắc, theo đó duy trì các tội tử hình và nhục hình như cắt cụt tay hay chân do ăn cướp, đánh roi nếu bị “sai lạc tình dục” hay bị say rượu. Việc đánh roi tuỳ theo tội mà có thể từ vài chục roi đến vài nghìn roi, thực hiện từ vài tuần đến vài tháng.

Ả- rập Xê - út không có quyền tự do tôn giáo, nếu ai mắc tội xúc phạm giáo lý quốc gia đều bị Nhà nước hoặc cảnh sát tôn giáo trừng trị. Là một trong các quốc gia Hồi giáo giới hạn quyền tự do tôn giáo đến mức tối đa. Tại Ả-rập Xê-út, các cộng đồng tôn giáo khác bị cấm sinh hoạt tín ngưỡng tại nơi công cộng, hoạt động của các nhà thờ Thiên chúa giáo cũng bị đặt ngoài vòng pháp luật, tín đồ Hồi giáo khi cải đạo sang một tôn giáo khác đối diện với nguy cơ án tử hình. Hệ thống pháp luật của Ả-rập Xê-út dựa trên luật Shariah hà khắc, lực lượng cảnh sát Hồi giáo tại A-rập Xê-út (Muttawa'in) thường xuyên trừng phạt nghiêm khắc hoạt động truyền giáo, sinh hoạt tín ngưỡng... của các tôn giáo khác và cả những hành vi được coi là "không phù hợp với văn hóa Hồi giáo" tại nơi công cộng [51].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023