Phát Triển Các Hoạt Động Tôn Giáo, Tín Ngưỡng, Lễ Hội


công nghệ cao, tủ lạnh, internet, K+, điều hoà, máy giặt, trang trí nội thất bàn ghế, giường tủ… Bên cạnh đó, nhà cửa được người dân làng nghề xây dựng lại với quy mô lớn, vững chắc, hiện đại. Qua nghiên cứu 30 trường hợp hộ gia đình làm nghề chạm khắc gỗ ở làng Phù Khê Đông cho thấy, 30/30 gia đình đã sử dụng các phương tiện hiện đại nêu trên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Ông Lê Văn Bình, sinh năm 1967, chủ cửa hàng gỗ ở làng Phù Khê Đông cho biết: “So với trước đây, cuộc sống của người dân đã thay đổi rất nhiều, kinh tế khấm khá, nhà tạm bị xoá bỏ, thay vào đó là nhà tầng. Gia đình nhà tôi cũng thay đổi rất nhiều, kinh tế phát triển nên đã mua sắm hết các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống để giữ gìn sức khoẻ để làm nghề. Các thiết bị hiện đại khiến gia đình tiết kiệm thời gian và công sức để nghỉ ngơi sau thời gian làm việc vất vả”. Có thể nhận thấy, khi kinh tế phát triển, các gia đình làm nghề có điều kiện để trang bị các thiết bị hiện đại để hưởng thụ cuộc sống hiện đại và từ đó có sức khoẻ để tái sản xuất các mặt hàng của làng nghề.

4.3.4. Chuyên môn hoá trong quá trình sản xuất

Đến năm 2020 dự báo các thành tố của văn hóa làng nghề sẽ có sự biến đổi không đồng đều. Có thể nhận thấy không gian, cảnh quan kiến trúc nhà ở và quy hoạch không gian ở của các gia đình thợ thủ công sẽ có những biến đổi dễ nhận biết. Ngoài ra, còn có nhiều thành tố khác sẽ có những thay đổi rò rệt: lối sống, nếp sống, tín ngưỡng thờ tổ nghề, các di tích và lễ hội liên quan đến tổ nghề…

Về phương diện văn hóa nghề, sự biến đổi càng dễ nhận biết trong đó hàng loạt những vấn đề có liên quan đến nghề sẽ có những thay đổi rò rệt cụ thể. Trong sản phẩm, sản phẩm tiêu dùng truyền thống sẽ phát triển phong phú hơn. Đồng thời, không tránh khỏi một số yếu tố truyền thống bị mai một trong nhiều khâu của nghề như: kỹ thuật sản xuất, các loại sản phẩm.

Chính những điều này đã làm cho quá trình chuyên môn hoá trong sản xuất diễn ra mạnh mẽ. Trước đây, các gia đình cùng nhau sản xuất một mặt hàng, tạo ra tính cạnh tranh lớn, thu nhập thấp và không ổn định, kinh tế chưa có điều kiện phát triển. Hiện nay các gia đình của làng nghề đã có sự phân công và chuyên môn hoá và liên


kết giữa các gia đình làm nghề theo nhóm. Trong làng nghề gốm Phù Lãng, cứ khoảng từ 3 đến 5 gia đình liên kết với nhau cùng sản xuất một mặt hàng gốm để bán buôn cho các đầu mối nhập hàng. Gia đình gốm Nhung, gốm Đại, gốm Thiều, gốm Ngọc liên kết với nhau để chuyên sản xuất tranh gốm, trong đó gốm Nhung và gốm Đại chuyên làm tranh phong cảnh như: biển đảo, thực vật…, còn gốm Ngọc và gốm Thiều chuyên làm tranh động vật, con người như: tranh Lý Ngư vọng nguyệt, Vinh quy bái tổ, Đám cưới chuột… Theo chủ gốm Nhung cho biết, gia đình chuyển sang làm hàng tranh gốm này được gần 10 năm và đã tạo được thương hiệu trên thị trường và chỉ sản xuất mặt hàng này thôi, còn các mặt hàng khác về gốm chuyển sang các gia đình khác chuyên làm. Ở làng gốm Phù Lãng, các gia đình đã dần dần đi vào chuyên môn hoá sản xuất từ một đến hai mặt hàng để bán ra thị trường tiêu thụ. Ở làng chạm khắc gỗ Phù Khê và làng gò, đúc đồng Đại Bái thì tình hình sản xuất mặt hàng chuyên môn hoá đang diễn ra mạnh mẽ và dần đi vào chiều sâu để tạo thương hiệu trong quá trình làm nghề.

4.3.5. Mối quan hệ dòng họ, làng xóm ở các làng nghề

Quan hệ của người dân về mặt huyết thống, dòng tộc và làng xóm có nhiều thay đổi trong thời gian tới. Do sản xuất phát triển, sản phẩm làng nghề bán ra thị trường nhiều, tính cạnh tranh lớn, các đơn hàng được đặt trên nguyên tắc hợp đồng tài chính… Người dân làng nghề làm việc với nhau đa phần bằng nguyên tắc pháp lý, yếu tố tình cảm bị giảm đi. Mặt khác, trước đây các gia đình cùng anh em, họ hàng đều tập trung sản xuất mặt hàng, nhưng hiện nay và trong tương lại, xu hướng cá thể hoá các hộ gia đình sẽ diễn ra mạnh mẽ vì mục đích lợi nhuận. Quan hệ làng xóm bị nới lỏng, do thời gian vật chất ít, người dân không có điều kiện gặp gỡ nhau, khiến cho sự thân thiết giữa các gia đình làm nghề với nhau đi vào tính khép kín, ít quan tâm đến nhau, thờ ơ với vụ việc của nhau… Tình trạng này sẽ diễn ra mạnh mẽ trong tương lai nếu không có sự điều tiết kịp thời của cơ quan quản lý và cộng đồng cư dân tại chính làng nghề truyền thống. Trong tương lai, quan hệ dòng họ, làng xóm sẽ bị phai mờ do thời đại mới mang lại, cùng với việc người dân từ làng lên phố… dẫn đến các mối quan hệ của người dân trong làng sẽ đơn giản hoá và mang yếu tố kinh tế thị trường là chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.


4.3.6. Phát triển các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội

Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - 20

Có thể nói, khi đời sống kinh tế phát triển, xã hội ổn định, người dân làng nghề sẽ nhìn nhận lại các giá trị văn hoá tinh thần và họ sẽ phát triển chúng ở một tầm cao mới. Đó là các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng mà biểu hiện đỉnh cao là việc diễn ra lễ hội tại các làng nghề truyền thống hiện nay. Qua khảo sát các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, vượt qua yếu tố thời gian và sinh tồn vững chắc trong tinh thần của mỗi người dân làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh hiện nay. Trong tương lai, tại các làng nghề Đại Bái, Phù Lãng, Phù Khê… sẽ phát triển mạnh mẽ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng như đi lễ, cùng nhau đứng ra lo liệu để tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống - biểu hiện cao nhất của hình thái tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta hiện nay. Theo số liệu cung cấp của Sở Công thương Bắc Ninh cho biết, các lễ hội và hoạt động kèm theo hàng năm chi khá nhiều kinh phí, quy mô lớn, phục hồi các giá trị trong lễ hội ở các làng nghề truyền thống. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội sẽ ngày càng mở rộng về quy mô không gian, thành phần cộng đồng cùng những hoạt động khác diễn ra tại các làng nghề ở Bắc Ninh trong thời gian tới đây.

4.4. Vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4.4.1. Phát triển văn hóa làng nghề gắn liền với phát triển kinh tế - xã hộiở các địa phương

4.4.1.1. Xây dựng chiến lược

Để phát huy vai trò và giá trị của văn hóa làng nghề trong tiến trình hội nhập, trước hết phải xây dựng chiến lược phát triển sau:1/Đẩy mạnh phát triển các thiết chế văn hóa xã hội đang tồn tại và có xu hướng phát triển, đồng thời khôi phục lại các thiết chế ở những làng nghề đang bị mai một do quá trình CNH, HĐH nông thôn đem lại. Khuyến khích và tuyên truyền nếp sống văn hóa mới cho toàn thể người dân địa phương. 2/Phát triển văn hóa làng nghề truyền thống phải chú trọng tới đời sống của người dân nông thôn, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh người của dân địa phương. 3/Trong quá trình phát triển kinh tế và xây


dựng văn hóa mới, cần giữ gìn các giá trị văn hóa làng nghề như: bảo vệ và tôn tạo di tích, cảnh quan làng nghề cổ; đồng thời khôi phục và phát triển các phong tục tập quán tốt đẹp của làng nghề. 4/Trong chính sách phát triển văn hóa làng nghề cần có chính sách công nhận và khuyến khích nghệ nhân dân gian, chú trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các sản phẩm của làng nghề truyền thống địa phương.

Có thể nói, phát triển văn hóa nông thôn là mục tiêu quan trọng của quá trình CNH, HĐH nông thôn. Vì vậy, cần chú trọng phát triển văn hóa làng nghề là một giải pháp vừa có tính trước mắt, vừa có tình lâu dài để thực hiện mục tiêu đó. Sự biến đổi về văn hóa làng nghề minh chứng vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội đương đại. Nó vừa là động lực phát triển kinh tế, đồng thời tạo sức đề kháng chống lại những luồng văn hóa độc hại do mặt trái của cơ chế thị trường đem lại.

4.4.1.2. Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cơ bản đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định là một khâu đột phá chiến lược. Phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách cần được quan tâm thực hiện ở nhiều cấp ngành khác nhau. Từ khi công cuộc đổi mới của đất nước được khởi xướng đến nay, nhiều làng nghề truyền thống đã được bảo tồn và phát triển, nhu cầu tiêu thụ về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ngày càng cao: trong lĩnh vực sản phẩm phục vụ tâm linh, các mặt hàng chế tác mỹ nghệ, đồ gốm sứ gia dụng… ở một số làng nghề truyền thống vùng châu thổ sông Hồng như: gò, đúc đồng Đại Bái, gốm Phù Lãng, chạm khắc gỗ Phù Khê, dệt Hồi Quan, tranh Đông Hồ…

Tuy nhiên, sản phẩm của làng nghề truyền thống chưa thỏa mãn được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, các làng nghề thiếu thợ có tay nghề cao, một phần do số nghệ nhân truyền nghề ở địa phương còn quá ít và đã cao tuổi. Chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với nghệ nhân làng nghề chưa được quan tâm đúng mức nên không thu hút được nhân tài truyền dạy nghề cho lực lượng lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, do cơ cấu tổ chức sản xuất ở các làng nghề còn


mang tính nhỏ lẻ, cục bộ nên vấn đề truyền dạy nghề còn mang nặng tính cha truyền con nối, nếu tổ chức lớp học cũng chỉ theo cách kèm cặp bằng phương pháp một thầy một trò, hoặc một thầy dạy từ hai đến ba trò. Phần lớn nghệ nhân là người cao tuổi, số lượng ít và muốn truyền nghề cho lớp con cháu nhưng tâm lý thanh niên không muốn học nghề truyền thống mà muốn thoát ly ra thành phố làm việc. Truyền nghề thực chất là việc lưu giữ nghề bằng phương pháp chỉ dẫn, chỉ bảo trực tiếp từ nghệ nhân cao tuổi, tốn ít kinh phí, dễ học, dễ dạy. Tuy nhiên, cách truyền dạy này không thể phân chia thành từng học phần, từng chương trình giảng dạy theo trình tự nhất quán mà mỗi một nghệ nhân truyền dạy theo một kiểu, không ai giống ai. Do vậy, hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, không đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Thực tế cho thấy, để đào tạo nghề cho lao động đạt hiệu quả như mong muốn cần có sự quan tâm của các ban ngành địa phương với chính sách thu hút nhân tài, vinh danh nghệ nhân có công truyền dạy nghề, liên kết họ tham gia giảng dạy nghề bởi chính họ là nhân tố quan trọng trong việc lưu giữ và bảo tồn ngành nghề truyền thống. Đồng thời, cần tiến hành xây dựng chương trình liên kết đào tạo nghề với các nghệ nhân tại địa phương theo mô hình sau:

1/Xây dựng mô hình liên kết đào tạo, truyền dạy nghề: Muốn khôi phục và phát huy văn hóa làng nghề thì trước hết phải quan tâm đến nghệ nhân, bởi họ chính là những nhân tố quan trọng lưu giữ vào bảo tồn nghề truyền thống. Do vậy, các ban ngành chức năng cần rà soát số lượng nghệ nhân ở các làng nghề, trên cơ sở đó đề ra chính sách trọng dụng và tôn vinh những nghệ nhân có đức, có tài, có công xây dựng phát triển làng nghề.

Để nâng cao hiệu quả công tác truyền dạy nghề, tránh thất truyền nghề truyền thống, trung tâm dạy nghề của tỉnh cần liên kết với những nghệ nhân ở các làng nghề tham gia xây dựng chương trình đào tạo nghề phù hợp với đầu ra sản phẩm của địa phương. Đồng thời, tiến hành thay đổi phương thức truyền nghề, trong đó chú trọng xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy một cách bài bản, khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào đào tạo, tăng cường thiết bị nâng cao chất lượng


cơ sở dạy nghề. Một vấn đề mấu chốt nữa là phải quan tâm đến đầu ra sản phẩm cho các làng nghề để người lao động yên tâm học nghề, nghệ nhân yên tâm truyền nghề. 2/Xây dựng mô hình sản xuất kết hợp với đào tạo, truyền dạy nghề: Ngoài chính sách vinh danh, trọng dụng nghệ nhân trong việc truyền dạy nghề, cần xây dựng mô hình sản xuất kết hợp với công tác truyền dạy nghề bằng cách hỗ trợ hoặc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các nghệ nhân để họ có điều kiện phát triển

nghề gắn với công tác đào tạo nghề cho học viên theo hướng đầu ra của sản phẩm.

3/Xây dựng mô hình nghệ nhân truyền, dạy nghề: Các làng Đại Bái, Phù Khê, Phù Lãng là ba trong số nhiều làng nghề có bề dày truyền thống trong lĩnh vực sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Đồng thời, ba làng nghề này đã và đang dẫn đầu về phát triển nghề thủ công, thu hút hàng nghìn lao động, đóng góp cho ngân sách địa phương mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề truyền thống mỹ nghệ Đại Bái cho biết: hiện nay làng nghề có tới hàng trăm hộ gia đình sản xuất mặt hàng đồ đồng, nhôm… và nộp vào ngân sách nhà nước lên tới trên 5 tỷ đồng. Với sự phát triển của các làng nghề hiện nay thì người nghệ nhân luôn đóng vai trò quyết định tới sự tồn vong của làng nghề truyền thống. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất thủ công cần có độ tinh xảo cao, sản xuất theo đặt hàng đơn chiếc thì cần phải có bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, và chỉ có những người nghệ nhân mới đáp ứng được yêu cầu khắt khe của sản phẩm thời kinh tế thị trường.

Thực tiễn còn cho thấy, để gìn giữ những giá trị tinh hoa của ngành nghề thủ công truyền thống thì rất cần có sự chung tay góp sức của các nghệ nhân làng nghề. Đồng thời đòi hỏi chính quyền các cấp ở địa phương cần xây dựng chiến lược phát triển làng nghề trong những năm tới trên cơ sở đào tạo, truyền nghề từ các nghệ nhân, đặc biệt đối với các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao, có khả năng bị mai một và thất truyền. Để làm được những việc trên, cần thực hiện những công việc sau: xây dựng chương trình định kỳ hàng năm tổ chức cuộc thi nâng cao tay nghề thợ giỏi; vinh danh những người có tay nghề cao, coi đó là niềm tự hào của quê hương. Xây dựng câu lạc bộ nghệ nhân; hàng năm có chính sách trọng thưởng


những người nghệ nhân có đức có tài trong việc đào tạo, truyền dạy nghề truyền thống. Ghi tên những nghệ nhân có công lưu giữ và truyền dạy những bí kíp nghề nghiệp gia truyền vào gia phả của làng nghề. Tuyên truyền, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, của huyện và tỉnh, thành phố về những tấm gương nghệ nhân điển hình trong việc giữ gìn, lưu truyền và giảng dạy đối với ngành nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là những bí quyết nghề có nguy cơ bị mai một và thất truyền.

4/Xây dựng mô hình Hiệp hội làng nghề truyền dạy nghề thủ công: Việc đào tạo nghề truyền thống cho lao động nông thôn để phát triển làng nghề đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Dạy nghề triển khai thí điểm đào tạo 3 mô hình để phát triển làng nghề: Thứ nhất là mô hình “cấy” nghề, xây dựng làng nghề mới. Thứ hai đào tạo nghề gắn với vùng nguyên liệu; thứ 3 đào tạo nhân lực làng nghề gắn với phát triển làng nghề. Nhìn chung phần lớn các làng nghề đều thiếu các lao động kỹ thuật, đặc biệt là thiếu thợ giỏi. Như vậy vấn đề xây dựng hiệp hội làng nghề để truyền dạy nghề thủ công cho lực lượng lao động tại địa phương là hết sức cần thiết. Nếu mô hình trên nhận được sự quan tâm định hướng của các cấp chính quyền địa phương thì sẽ là động lực thúc đẩy làng nghề trên nhiều phương diện: 1/Đào tạo nghề theo mô hình trên sẽ sát với nhu cầu thực tiễn của làng nghề; 2/Đào tạo nghề theo mô hình trên sẽ đáp ứng cho chủ doanh nghiệp và thợ thủ công về kiến thức tiếp thị, về chỉnh lý mẫu mã. Nó còn giúp cho làng nghề có thể phát triển nguồn nhân lực đối với các ngành nghề đang phát triển hoặc có xu hướng phát triển trong tương lai. 3/Đào tạo nghề theo mô hình trên sẽ kết nối được với doanh nghiệp đang sản xuất để tiếp nhận lao động và bao tiêu sản phẩm khi được các doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm và nhận làm việc tại công ty sẽ giúp người lao động nâng cao yên tâm làm việc, tập trung nâng cao tay nghề, khả năng tiếp thị sản phẩm.

4.4.1.3. Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa làng nghề

Trong những năm trở lại đây, nhiều làng nghề đã được phục hồi và phát triển mở rộng cả về quy mô lẫn phương thức sản xuất, thu hút và giải quyết một số


lượng lớn lực lượng lao động ở nông thôn, từng bước đem lại cuộc sống sung túc và ổn định cho người thợ thủ công. Để các làng nghề phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu mang tính bền vững đòi hỏi Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần tiến hành khảo sát, xây dựng đề án quy hoạch cho các làng nghề theo các cấu trúc cơ bản sau đây:

* Lập quy hoạch phát triển làng nghề, làng nghề là xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của các làng nghề đi vào nề nếp, phát triển đúng hướng mà Đảng và Nhà nước đề ra. Thông qua chương trình này, nhà nước xác định được tiềm năng và nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong xã hội và đề ra các biện pháp quản lý về kỹ thuật, công nghệ, về vốn thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề. Qua trường hợp các làng nghề Đại Bái, Phù Khê, Phù Lãng ở Bắc Ninh cho thấy chính quyền địa phương cần quy hoạch phát triển các làng nghề trên theo các cụm trung tâm sản xuất, dịch vụ của các thôn làng để tách thôn làng, tách khu dân cư ra khỏi nơi sản xuất. Đặc biệt, làng nghề Đại Bái cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải để tránh ô nhiễm môi trường sinh thái. Đối với làng nghề Phù Khê và Phù Lãng, cần xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp sản xuất và trung tâm giới thiệu sản phẩm của làng nghề. Như vậy, vấn đề lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các làng nghề có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho ở các làng nghề đi vào ổn định, làm đẹp cảnh quan, làm sạch môi trường ở làng nghề hiện nay.

* Đa dạng hóa các hình thức sở hữu: Từ khi nước ta xóa bỏ cơ chế bảo cấp đến nay, phần lớn kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ở các làng có xu hướng giảm dần. Ngược lại kinh tế tư nhân và số hộ cá thể có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Theo tư liệu điều tra, khảo sát ở ba làng nghề cho thấy: cả ba làng nghề đều tồn tại hình thức đa dạng về chủ sở hữu. Sự đa dạng hóa thành phần kinh tế ở các làng nghề đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

* Cải tiến và đổi mới quy trình sản xuất có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển ở các làng nghề. Xét về mặt công nghệ, kỹ thuật sản xuất ở các làng nghề hiện nay có thể phân ra làm hai loại: một loại không thể thay thế hoàn toàn công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022