Bảo Đảm Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tự Do Tôn Giáo Trong Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay

Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, ban đầu là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ với tín ngưỡng, phong tục và lề lối phong kiến Việt Nam đương thời. Trong quá trình tồn tại, Công giáo đã gặp nhiều khó khăn bởi các yếu tố chủ quan và khách quan, đặc biệt dưới thời Nhà Nguyễn đạo Công giáo bị cấm gắt gao, quyết liệt, bằng nhiều các chỉ dụ bởi các đời vua khác nhau. Mặc dù vậy, với những nỗ lực của các thừa sai và được sự bảo trợ của thực dân Pháp, đạo Công giáo đã vượt qua được giai đoạn khó khăn để tồn tại và tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, một bộ phận người Công giáo bị thực dân Pháp lợi dụng vào việc chống phá Cách mạng Việt Nam.

Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập, Đại đội lần thứ nhất ra Thư chung 1980 có nội dung tiến bộ thích nghi thời đại là “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” xác định đường hướng hoạt động cho toàn đạo trong bối cảnh mới. Tính đến năm 2012, Công giáo Việt Nam có hơn 6,0 triệu giáo dân, hơn 4.000 linh mục, 44 giám mục, trong đó một vị là hồng y, trên 16.000 tu sĩ nam nữ, hơn 5.500 nhà thờ, nhà nguyện [2, 226].

2.1.2.3. Đạo Tin lành

Đạo Tin lành là một tôn giáo cải cách từ Công giáo ở Châu Âu từ thế kỷ

XVI. Đạo Tin lành truyền vào Việt Nam từ năm 1911 do các tổ chức Tin lành ở Mỹ truyền vào. Trước năm 1975, đạo Tin lành có ở cả hai miền nhưng phát triển chủ yếu ở miền Nam với khoảng 200 ngàn tín đồ. Sau năm 1975, cùng với sự rút lui của Mỹ và nhiều giáo sĩ nước ngoài, đạo Tin lành trong nước chững lại, nhưng đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, đạo Tin lành đã phục hồi nhanh chóng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên và hình thành nhiều tổ chức, nhóm, phái khác nhau, trở thành tôn giáo lớn.

Tính đến tháng 3 năm 2012, cả nước có hơn 1 triệu người theo đạo Tin lành chiếm hơn 1,14% dân số cả nước, trong đó số mục sư là 436, mục sư nhiệm chức là 306, truyền đạo là 458, chi hội 455, điểm nhóm 4.409, 351 nhà thờ, với hơn 90 tổ chức và nhóm Tin lành.

2.1.2.4. Đạo Cao đài

Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ là một tôn giáo nội

sinh, ra đời ở Tây Ninh vào năm 1926, do các vị là tư sản, địa chủ, công chức trong bộ máy chính quyền đương thời sáng lập, hoạt động chủ yếu ở Nam Bộ.

Đạo Cao Đài có biểu trưng thiêng liêng là Thiên nhãn (con mắt trái) tượng trưng cho sự cai quản thấu suốt của Thượng đế, thờ Đấng Thượng đế đã sanh hóa vũ trụ, toàn thể chúng sanh và thờ các Đấng Thiêng liêng: Lão Tử, Phật Thích Ca, Chúa Jesus, Khổng Tử, Quan Âm Bồ Tát, Lý Thái Bạch, Quan Thánh Đế Quân, Khương Tử Nha... một số hệ phái thờ cả Bác Hồ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Khi mới thành lập, đạo Cao Đài là một tổ chức tôn giáo thống nhất có Toà thánh ở Tây Ninh và xây dựng được hệ thống tổ chức Giáo hội hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Từ năm 1931 đến năm 1934, do điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm văn hoá và mâu thuẫn nội bộ giữa các vị chức sắc lãnh đạo Hội thánh, đạo Cao Đài từ một tổ chức thống nhất đã chia rẽ thành nhiều phái Cao Đài khác nhau. Đạo Cao Đài xây dựng hệ thống tổ chức hành chính đạo gồm 2 cấp: cấp Trung ương là Hội thánh và cấp cơ sở là Họ đạo; ở những tỉnh, thành phố có đông Họ đạo thì lập Ban Đại diện tỉnh, thành phố để giúp Hội thánh trong hoạt động tôn giáo ở cơ sở. Tôn chỉ của đạo Cao Đài là "Tam giáo quy nguyên ,

Ngũ chi hiệp nhất ". Mục đích là lấy sự thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - 7

làm phương châm hành đạo, lấy việc phụng sự chúng sinh làm hành động, lấy sự cứu rỗi các chơn linh làm cứu cánh, phấn đấu xây dựng một xã hội đạo đức, an lạc bằng tinh thần thương yêu đồng đạo.

Tính đến năm 2012, đạo Cao Đài có khoảng 2,5 triệu tín đồ, trên 10.000 chức sắc, 1.205 cơ sở thờ tự (tòa thánh, tổ đình, thánh thất, điện thờ Phật mẫu) ở 37 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ [2, 368]. Các phái Cao Đài hiện nay gồm: Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Ban Chỉnh đạo, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Minh Chơn đạo, Truyền Giáo Cao Đài, Cao Đài Chơn Lý, Cao Đài Cầu Kho Tam Quan, Cao Đài Bạch Y, Cao Đài Chiếu Minh Long Châu, Cao Đài Việt Nam (Bình Đức) và Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.

Nhìn chung, các Hội thánh Cao Đài hoạt động tuân thủ pháp luật, xây dựng đường hành đạo gắn bó với dân tộc theo phương châm “Nước vinh, Đạo sáng”.

2.1.2.5. Phật giáo Hoà Hảo

Phật giáo Hoà hảo do ông Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) khai lập năm 1939 tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc trước đây (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật, ông bà tổ tiên nhưng không bằng tượng cốt, tranh ảnh mà bằng tấm Trần Dà (tấm vải màu nâu). Quá trình phát triển của Phật giáo Hoà Hảo trải qua nhiều biến cố, có lúc bị lợi dụng trở thành một tổ chức phản động chống phá cách mạng nhất là từ năm 1947 khi Huỳnh Phú Sổ bị chết trong chiến khu.

Năm 1999, Phật giáo Hòa Hảo được công nhận là một tôn giáo hợp pháp, Đại hội đại biểu Phật giáo Hoà Hảo nhiệm kỳ I đã bầu ra Ban Đại diện toàn đạo; năm 2004, Đại hội nhiệm kỳ II đã thông qua Hiến chương với đường hướng hành đạo "Vì đạo pháp, vì dân tộc" và suy cử Ban Trị sự Trung ương gồm 21 vị, với cơ cấu tổ chức hành đạo 2 cấp, cấp toàn đạo gọi là Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo, cấp cơ sở gọi là Ban Trị sự xã. Đến năm 2012, Phật giáo Hoà Hảo có khoảng 1,3 triệu tín đồ (trong đó có 3.200 chức việc), 94 chùa, 50 Hội quán, 399 Toà đọc giảng ở 22 tỉnh, thành phố, tập trung đông nhất là ở An Giang (nơi có Tổ đình phật giáo Hòa Hảo và có trụ sở của Ban Trị sự Trung ương).

2.1.2.6. Hồi giáo (Islam)

Hồi giáo du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường và vào các thời điểm khác nhau. Vào thế kỷ thứ X, người Chăm đã theo đạo Hồi và cầu nguyện Thượng đế - Alla. Năm 1471 Nhà nước Chiêm Thành suy vong, một bộ phận cư dân Chăm- pa lưu tán xuống miền Tây Nam bộ và sang cả Ma-lai-xi-a, In-do-ne-xi-a và bị ảnh hưởng mạnh về Hồi giáo qua những nước này.

Tuy nhiên, do các quy định hà khắc và cứng nhắc của đạo Hồi nên đạo không phát triển mạnh như các tôn giáo khác ở Việt Nam mà chủ yếu trong cộng đồng người Chăm. Sau giải phóng miền Nam năm 1975, các tổ chức “Hội đồng Giáo cả Islam Việt Nam”, “Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam” đã tự giải tán. Trong số những người cầm đầu, một số đã vượt biên ra nước ngoài, một số còn lại tìm mọi cách hoạt động. Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay được Nhà nước công nhận

và tổ chức theo 2 cấp, cấp tỉnh và cấp cơ sở, ở một số tỉnh thành do nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ thì cho lập Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo. Ngày 7/01/1992, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 28/QĐ-UB công nhận “Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh”.

Đến nay, ngoài Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (BĐDCĐHG) thành phố Hồ Chí Minh còn có các Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo An Giang, Tây Ninh, Ninh Thuận, Hội đồng Sư cả Chăm Bàni Ninh Thuận, Ban Đại diện lâm thời cộng đồng Hồi giáo Bàni tỉnh Bình Thuận. Tính đến năm 2012, Hồi giáo có khoảng 75.000 tín đồ, chiếm 0,08% dân số cả nước, trong đó Hồi giáo chính thống Islam là 27.000, Hồi giáo không chính thống - Bani là 407); có 695 chức sắc (Islam: 288, Bani: 407); 79 cơ sở thờ tự (40 thánh đường, 22 tiểu thánh đường, 17 chùa) [2, 460]

2.1.2.7. Các tôn giáo khác

Ngoài sáu tôn giáo nói trên, ở Việt Nam có các tôn giáo khác với khoảng gần 1,8 triệu người chiếm khoảng 1,88% dân số cả nước.

- Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam: (TĐCSPHVN) do ông Nguyễn Văn Bồng sáng lập, thờ Phật và được chính quyền thuộc Pháp cấp phép hoạt động năm 1934. Với tôn chỉ, mục đích “Phước - Huệ song tu”, ngay từ khi ra đời TĐCSPHVN đã tập trung vào hoạt động từ thiện, nhân đạo thông qua việc lập các phòng thuốc nam chữa bệnh cứu người và tu hành theo giáo lý Phật giáo.

Là một tôn giáo ngay từ khi ra đời đã kết hợp việc hành đạo với chữa bệnh cứu người, các hội quán vừa là nơi hoạt động tôn giáo đồng thời là phòng thuốc nam phước thiện. Ngay từ khi mới ra đời, TĐCSPHVN luôn gần gũi, nuôi dưỡng và che dấu nhiều cán bộ cách mạng. Trong nghi lễ thờ cúng của tôn giáo này cũng thể hiện được lòng tôn kính với những người có công với đất nước. Ngày nay, cũng như nhiều tôn giáo khác đang hoạt động tại Việt Nam, TĐCSPHVN luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều hoạt động ích nước, lợi nhà như các hoạt động chữa bệnh, cắt thuốc nam miễn phí cho người nghèo, cứu trợ nhân đạo.

Năm 2007, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam được công nhận tổ chức tôn giáo. Về tổ chức, theo hệ thống từ Trung ương xuống cơ sở (có 4 cấp quản lý): Ban

trị sự Trung ương, Ban trị sự Tỉnh hội, Chi hội cấp huyện, chi hội cấp xã. Hội quán của TĐCSPHVN không có nhà tu hành mà chỉ có hội viên, tín đồ. Hội viên giữ vị trí lãnh đạo trong các cấp gọi là chức sắc.

Năm 1934, TĐCSPHVN có 7 hội quán và cũng là 7 phòng thuốc nam. Đến năm 1956 có 110 hội quan, năm 1971 có 181 hội quán, năm 1975 có 185 hội quán, năm 2004 có 201 hội quán. Năm 2012, có 207 hội quán trong đó gần 206 phòng thuốc nam với 4.800 chức sắc, chức việc, 900 y sĩ, y sinh, hơn 350.000 hội viên ở 23 tỉnh, thành phố từ Khánh hòa đến Cà Mau [2, 477]

- Đạo Bahai: thờ Thượng đế và Đức Ba-ha-u-la (Bahaullah). Đạo Baha‟i

được truyền vào Việt Nam khoảng năm 1954, tháng 4/1955 Hội đồng tinh thần Baha‟i đầu tiên được thành lập tại Sài Gòn. Năm 1957, Hội đồng tinh thần đầu tiên ở miền Trung được thành lập tại Trừng Giang, Điện Bàn (nay là tỉnh Quảng Nam).

Về tổ chức: Ở Trung ương có Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha‟i Việt Nam; ở địa phương có Hội đồng tinh thần địa phương. Tín đồ tôn giáo Bahai tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội cũng như các hoạt động cứu trợ thiên tai, lũ lụt, giúp đỡ trẻ mồ côi, khuyết tật.

Năm 2007, được cấp đăng ký hoạt động, năm 2008 được Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận tổ chức với tên gọi Hội đồng tinh thần Baha'i Việt Nam. Tính đến năm 2012, đạo Baha‟i có khoảng 7.000 tín đồ ở 45 tỉnh, thành phố [2, 473]

- Bửu Sơn Kỳ Hương: do ông Đoàn Minh Huyên khai lập giữa thế kỷ XIX (khoảng năm 1849), hiện nay có khoảng 15.000 tín đồ, trong đó có 116 chức việc, 18 chùa và 1 đình ở 9 tỉnh, thành phố, tập trung nhiều tại Vũng Tàu.

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không hình thành tổ chức hành chính đạo, chỉ có Ban quản tự chùa và chức việc quản lý, không có chức sắc. Việc liên kết tôn giáo của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chủ yếu thông qua đức tin của tín đồ, việc duy trì mối đạo chủ yếu thông qua đức hạnh của chức việc. Vì không có hệ thống tổ chức giáo hội nên phát triển theo hình thức truyền thừa, truyền giảng giáo lý của Thầy tổ cho các đệ tử thân tín. Chùa là tổ chức độc lập, là nơi thờ tự chung của cộng đồng để sinh hoạt lễ nghi tôn giáo ở mỗi địa phương. Trong chùa không bài trí ảnh hay

tượng Phật mà chỉ thờ một tấm vải mầu nâu sậm gọi là Trần Điều, treo trước tường chính điện. Vì vậy, việc công nhận tổ chức của đạo hiện nay đang được thực hiện theo từng chùa. Từ năm 2007 đến nay đã có 07 chùa được công nhận, 04 chùa được đăng ký hoạt động.

- Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa: do ông Ngô Lợi sáng lập năm 1867 tại Cù Lao Ba, thờ Phật, Thánh, Tiên. Năm 2006 được cấp đăng ký hoạt động và năm 2010 được Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận tổ chức tôn giáo. Hiện có khoảng 64 nghìn tín đồ, 400 chức việc, 55 chùa, 4 đình, 12 miếu, 04 mộc, 02 điện tại 12 tỉnh, thành phố, tập trung nhiều tại An Giang.

Cơ sở thờ tự của đạo là các chùa, đình, miếu, Tam bảo gia. Khác với chùa Phật giáo, đó không phải là nơi tu hành của sư mà chỉ là nơi thờ cúng và thực hiện các nghi lễ tôn giáo theo tôn chỉ “tu nhân - học phật” trong Tứ Ân, đồng thời là nơi chữa bệnh cho tín đồ. Về tổ chức: Ở Trung ương gọi là Đạo Hội, cấp cơ sở gọi là Gánh. Có 24 Gánh, đứng đầu mỗi Gánh có Trưởng Gánh, là người giữ trách nhiệm trông coi việc đạo, tổ chức cúng lễ trong Gánh. Đạo Tứ Ân Hiếu nghĩa là tôn giáo bản địa, đặc trưng của văn hóa Nam bộ và chỉ giới hạn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cư sỹ tu tại gia, lấy đạo hiếu làm đầu.

- Giáo hội Phật đường Nam tông Minh Sư đạo: còn gọi là Đạo Minh Sư được thành lập năm 1863, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các đấng Phật, Tiên, Thánh thần, hoạt động chủ yếu ở khu vực phía Nam, được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo năm 2007 và công nhận về tổ chức năm 2008.

Mô hình tổ chức Giáo hội gồm có cấp Trung ương với các cơ quan Hội đồng Trưởng lão, Ban Trị sự Trung ương Giáo hội; cấp cơ sở có Ban Trị sự tỉnh, thành phố và Ban Trị sự Phật đường. Hiện có hơn 11 nghìn tín đồ, trong đó có 400 chức sắc, 1.000 chức việc với 53 cơ sở thờ tự ở 20 tỉnh, thành phố.

- Minh lý đạo Tam tông miếu: còn được gọi là Minh Lý Đạo, được thành lập năm 1924, thờ Tam giáo (Phật giáo, Khổng giáo và Nho giáo), hoạt động chủ yếu ở các tỉnh khu vực phía Nam, được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo năm 2007, công nhận về tổ chức năm 2008.Về tổ chức giáo hội có hai cấp: Cấp Trung ương là

Hội đồng Hội thánh; cấp cơ sở là Chi đạo. Tôn chỉ, mục đích của Minh Lý đạo là sự kết hợp tinh hoa của ba tôn giáo lớn ở phương Đông làm một (Qui nguyên tam giáo) để hướng dẫn tín đồ, môn sanh tu hành, tự độ, vị tha, độ dẫn loài người xây dựng một xã hội hòa bình, an lạc.

Hiện có hơn 1 nghìn tín đồ, trong đó có 100 chức sắc, 300 chức việc với 04 cơ sở thờ tự hoạt động ở 03 tỉnh, thành phố là TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An.

- Đạo Bàlamôn: là tôn giáo hình thành tại Ấn Độ (còn gọi là Ấn Độ giáo) du nhập vào cộng đồng dân tộc Chăm từ đầu Công nguyên thông qua các thương gia Ấn Độ. Bản thân người Chăm Bàlamôn không gọi mình là Chăm Bàlamôn mà gọi là Chăm Ahiêr hoặc Chăm “Rặt” (Cham jat – Chăm gốc). Đạo Bàlamôn thờ các vị thần như Brama, Vitsnu, Siva và các Vua Chăm.

Hiện nay, người Chăm theo đạo Bàlamôn sống tập trung tại hai tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận với số lượng hơn 54 nghìn tín đồ, trong đó có 158 chức sắc bao gồm: Cả sư (gọi là Pô Dhia) là người lãnh đạo cao nhất trong làng của người Chăm Bàlamôn; hỗ trợ và kế thừa các vị Cả sư là các Phó Cả sư (Pô Bach) và các chức sắc (Paseh). Cơ sở thờ tự chủ yếu của đạo Bàlamôn là hệ thống các đền, tháp với gần 40 cơ sở. Năm 2010, Nhà nước đã cấp đăng ký hoạt động cho Ban Đại diện lâm thời Bàlamôn tỉnh Bình Thuận; năm 2011, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận và công nhận về tổ chức của tôn giáo này năm 2012.

Như vậy, Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Có cả những hình thức tôn giáo nguyên thủy trong các vùng người dân tộc thiểu số, tín ngưỡng dân gian của người Kinh, đến những tôn giáo hoàn chỉnh về mặt tổ chức. Trong các tôn giáo ấy có những tôn giáo ngoại nhập và cũng có tôn giáo nội sinh, nhưng tất cả các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hòa hợp, gắn bó với dân tộc và không có hiện tượng xung đột tôn giáo. Cho dù là tôn giáo nào, tín ngưỡng nào thì người Việt Nam cũng sẵn sàng đón nhận miễn là không xâm phạm lợi ích quốc gia và đi ngược truyền thống văn hóa của dân tộc.

2.2. BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TỰ DO TÔN GIÁO TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Quyền tự do tín ngưỡng đã được Đảng ta khẳng định từ những năm đầu thành lập và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ công bố chính thức trước quốc dân đồng bào ngay từ khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 03 tháng 9 năm 1945. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ: “Thực dân và phong kiến tiến hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương giáo đoàn kế” [45]. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta.

Từ khi tiến hành đổi mới toàn diện đất nước (1986), hội nhập quốc tế, Đảng ta đã hình thành từng bước tiếp cận mới về vấn đề tôn giáo. Các tôn giáo ở Việt Nam có sự phục hồi, phát triển nhanh chóng và có nhiều tác động tới tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng tôn giáo với "chiêu bài cũ và hình thức mới" nhằm chống phá cách mạng nước ta. Trước tình hình đó, Đảng ta đã tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác tôn giáo, khắc phục những sai lầm, hạn chế trước đây, nhìn tôn giáo qua quan điểm của Mác bị cắt xén, phiến diện "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân", giản đơn khi giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo, ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Đảng đã có bước chuyển đổi quan trọng trong nhận thức, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp với tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

2.2.1. Quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo tiếp tục được thể hiện trong các văn kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân”[7]. Đại hội VIII cũng lại khẳng định: "Thi hành nhất quán chính sách tôn trọng tự do

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023