Đặc Điểm Của Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tự Do Tôn Giáo

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia, tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng. Khái niệm này thường được thừa nhận là có bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào.

Quan điểm về tự do tôn giáo của Công đồng Vatican II, Thánh Công đồng Vatican II tuyên bố: "Con người có quyền tự do tôn giáo, quyền tự do này con người không bị lệ thuộc vào áp lực của cá nhân, đoàn thể xã hội hay của bất cứ quyền bính trần gian nào khác. Với ý nghĩa đó, trong lĩnh vực tôn giáo, không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm, cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo lương tâm, dù cho đó là hành động riêng tư hay công khai, một mình hay cùng với người khác, trong những giới hạn chính đáng" [19]. Ngoài ra, theo Công đồng Vatican II, "Tự do tôn giáo còn có nghĩa là các cộng đoàn tôn giáo không bị ngăn cản trong việc tự do biểu lộ các hiệu năng riêng của giáo thuyết mình trong việc tổ chức xã hội và làm cho toàn thể sinh hoạt nhân loại được sống. Sau hết, theo bản tính xã hội của con người, cũng như theo bản chất của tôn giáo, con người có quyền dự to hội họp hay thành lập những hiệp hội giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội do cảm thức tôn giáo thúc đẩy" [20].

Tiếp cận theo các yếu tố cấu thành, thì khái niệm về Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được khẳng định tại Điều 18 Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền và tái khẳng định ở Điều 18 Công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị năm 1966. Điều 18 của Tuyên ngôn định nghĩa Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo như sau: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo; kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư" [29].

Về mặt nội dung, Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo bao gồm: quyền theo hoặc không theo một tôn giáo; quyền tự do thay đổi tôn giáo; quyền tự do thể hiện, bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo (quyền tự do thực hiện các hoạt động tôn giáo):

- Tự do lựa chọn theo hay không theo một tôn giáo nhất định, không thể ép buộc con người từ bỏ đức tin của mình hay buộc phải tôn thờ điều mà họ không có đức tin. Do đó con người phải được tự do lựa chọn đức tin của mình, tự do lựa chọn theo một tín ngưỡng, tôn giáo nhất định.

- Quyền tự do thể hiện, thực hành tín ngưỡng, tôn giáo dưới nhiều hình thức: thờ cúng, cầu nguyện, hành lễ, giảng đạo, truyền bá đức tin; đào tạo, bổ nhiệm những người đứng đầu phù hợp với quy định và tiêu chuẩn của tôn giáo theo tín ngưỡng; thành lập và duy trì các cơ sở nhân đạo hoặc từ thiện thích hợp; chế tạo, thu mua và sử dụng đồ vật cần thiết liên quan đến phong tục của một tôn giáo hay tín ngưỡng; phát hành và phổ biến các ấn phẩm tôn giáo; được có ngày nghỉ và kỷ niệm những ngày lễ và buổi lễ phù hợp với giáo luật tôn giáo hay tín ngưỡng của mỗi người.

- Quyền thay đổi tín ngưỡng, tôn giáo, việc theo hay không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào là biểu hiện của sự tự nguyện, tự do lựa chọn theo hay không theo hoặc từ bỏ một tôn giáo mà cá nhân họ đang theo.

Như vậy, Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm các quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo bao gồm các quyền: được tự do tin theo hoặc không tin theo, được tự do thay đổi tôn giáo; được thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng (trong khuôn khổ quy định của pháp luật). Việc thực hành quyền Tự do tín ngưỡng tôn giáo được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác.

1.1.2. Đặc điểm của quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo

- Quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo là một quyền con người cơ bản thuộc nhóm các quyền dân sự, chính trị, gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân, không thể chuyển giao, không thể chia cắt và không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai, và bất kỳ thể chế chính trị nào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được xác lập, thực hiện và phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong xã hội. Vì vậy, nó luôn phản ánh bản chất của chế độ chính trị xã hội và trình độ phát triển của xã hội.

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng sự tồn tại và phát triển của một tôn giáo phụ thuộc sự bành trướng của một thế lực chính trị có trong tay một tiềm lực kinh tế nhất định. Hồi giáo ra đời ở bán đảo Ảrập vào đầu thế kỷ VII (SCN) gắn liền với sự biến chuyển của xã hội công xã nguyên thủy sang chế độ xã hội có giai cấp, đòi hỏi phải thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một Nhà nước phong kiến. Phật giáo ra đời trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại bắt nguồn từ những nguyên nhân chính trị sâu xa, là trào lưu chống lại chế độ đẳng cấp và đạo Bà - la - môn. Kitô giáo ra đời là phản ứng của quần chúng trước chính sách áp bức bóc lột của đế quốc La Mã.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - 3

- Những quy tắc về tôn giáo trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là quy tắc đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa con người với thế giới; quy tắc đề cao, cổ vũ tình yêu thương đồng loại, sự công bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm, là nền tảng của quyền con người. Do đó, việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo không chỉ là một vấn đề luật pháp mà còn là một vấn đề về đạo đức. Tín ngưỡng tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức cá nhân, hiểu biết về thế giới quan của mỗi cá nhân. Niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, được coi là một nhân tố chủ đạo trong việc thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi người, đó là lý do vì sao tự do tôn giáo lại là một chủ đề nhạy cảm và có vẻ như là một quyền khi đề cập đến bị gây nhiều khó khăn hơn so với những vấn đề quyền con người khác.

- Quyền và tự do của cá nhân luôn gắn liền với quyền và lợi ích của cộng đồng, của dân tộc; quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo cũng gắn liền với độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, chủ quyền quốc gia, với an ninh và ổn định chính trị-xã hội. Bởi vậy, quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo không thể thoát ly khỏi tính đặc thù của điều kiện lịch sử, truyền thống văn hoá, hệ thống chính trị-xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là có thể viện dẫn những

truyền thống văn hóa đặc thù để biện luận cho những vi phạm hoặc để bảo vệ và duy trì những tập tục có tính chất phân biệt, đối xử về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

- Quyền và tự do cơ bản của mỗi người luôn gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Việc thừa nhận sự tôn trọng và bảo đảm quyền là tự do cơ bản của mỗi người không thể tách rời sự tôn trọng quyền và tự do của người khác cũng như quyền của tập thể và cộng đồng, rộng ra nữa là của dân tộc, quốc gia và cộng đồng nhân loại. Sẽ chỉ là ảo tưởng, mơ hồ và sai lầm về nhận thức luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn nếu quyền con người tách biệt khỏi nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người với tư cách là thành viên của xã hội và cộng đồng nhân loại. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo hoàn toàn không phải là trường hợp ngoại lệ. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo bản thân nó đã hàm chứa nghĩa vụ và trách nhiệm của người theo cũng như không theo, có cũng như không có, tín ngưỡng, tôn giáo. Nhưng thực tế vẫn có không ít người có đạo chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ khăng khít giữa quyền và nghĩa vụ của công dân dẫn đến hậu quả là trong khi thực hiện Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của mình mà đã làm ảnh hưởng đến lợi ích chung xã hội, hay không làm tròn nghĩa vụ của một công dân.

- Xét về vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo ở 3 cấp độ: tôn trọng quyền, bảo vệ và thực hiện quyền. Theo đó đòi hỏi Nhà nước phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp và gián tiếp vào việc hưởng thụ quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo đã được ghi nhận trong pháp luật; ngăn chặn sự vi phạm quyền từ bên thứ ba bằng cách đưa ra biện pháp và xây dựng những cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm. Đồng thời, để thực hiện được quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo được tốt, Nhà nước phải có những kế hoạch, chương trình, chính sách, luật cụ thể để bảo đảm cho mọi công dân, mọi người có tín ngưỡng, tôn giáo có thể hưởng thu quyền đến mức cao nhất.

- Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng không phải là quyền tuyệt đối, theo khoản 2 Điều 18 Công ước ICCPR, quyền này cũng có thể bị giới hạn và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe

hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác. Những giới hạn này chỉ được xem là căn cứ để phân biệt những hoạt động lợi dụng tôn giáo hay truyền bá những niềm tin đi ngược đạo đức, luân lý (tà giáo). Nhà nước được quyền dùng những biện pháp cần thiết để trấn áp những hành vi phi tôn giáo đó. Những giới hạn này chỉ được hình thành và áp dụng trên cơ sở luật pháp.

1.1.3. Một số nguyên tắc bảo đảm Quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo

1.1.3.1. Quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo là quyền con người cơ bản

Mọi cá nhân đều được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo mà không phải chịu bất kỳ sự ép buộc hay áp bức nào. Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo dành cho mọi người song những người thuộc các nhóm thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, những người bị giam giữ hay những người tị nạn cần được quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo thể hiện ở quyền tự do lựa chọn; giữ gìn, thay đổi tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện tín ngưỡng bằng những cách thức hợp lý.

1.1.3.2. Không phân biệt đối xử về tín ngưỡng và tôn giáo

Tất cả các hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo phải bị phản đối. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử thể hiện ở bất kỳ hình thức nào, ngăn cản, hạn chế hay thành kiến về tôn giáo hoặc tín ngưỡng, nhằm loại bỏ hay làm tổn hại đến việc công nhận và thực hiện quyền đó trên cơ sở công bằng. Cộng đồng quốc tế thừa nhận rằng, cần ủng hộ sự hiểu biết, khoan dung và sự tôn trọng tôn giáo khi giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng. Bất kỳ một quốc gia, một thể chế, tổ chức hay cá nhân khác vì lý do tín ngưỡng. Tất cả các quốc gia cần phải áp dụng những biện pháp ngăn chặn và loại bỏ sự phân biệt đối xử về tín ngưỡng trong nước mình.

1.1.3.3. Tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ

Tất cả các quốc gia có chủ quyền cần phải thực thi và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo thông qua các biện pháp lập pháp và các biện pháp

khác. Việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo không được vi phạm pháp luật và làm tổn hại tới lợi ích công cộng, các quyền và tự do cơ bản của những người khác.

Chính phủ của các quốc gia cần phải ban hành hay hủy bỏ các luật và áp dụng những biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và ngăn cấm bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Trong khi thể hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình, mọi cá nhân phải tuân thủ những quy định của pháp luật, nhằm mục đích giữ gìn an ninh, trật tự công cộng, đạo đức xã hội hoặc tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của những người khác.

Trên phương diện quốc gia, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo từ lâu đã là một quyền hiến định trong Hiến pháp nhiều nước trên thế giới. Theo nghiên cứu của Dự án Hiến pháp so sánh (Comparative Constitution Project - CCP), cho thấy sự hiện diện của tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong Hiến pháp các nước trên thế giới luôn đạt ở tỉ lệ cao. Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo luôn được coi là quyền cơ bản và được các quốc gia trên thế giới quan tâm rất sớm. Trước bản Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, đã có trên nửa số quốc gia trên thế giới ghi nhận, con số này tăng mạnh đến những năm 2000. Theo nghiên cứu của tổ chức CCP, ở thời điểm năm 2000 đã có khoảng 80% Hiến pháp thành văn đã được thông qua trên thế giới.

1.1.3.4. Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác

Không được sử dụng tôn giáo như một công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác là một nguyên tắc tối quan trọng trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc này phản đối việc xúi giục sự thù địch giữa các dân tộc, giữa các quốc gia hay can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác với lý do có sự kỳ thị về tín ngưỡng, tôn giáo. Cộng đồng quốc tế cần phải tôn trọng và xem xét toàn bộ việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở mỗi quốc gia trên cùng một tiêu chuẩn, với một thái độ khách quan, bình đẳng, công bằng.

1.2. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TỰ DO TÔN GIÁO TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.2.1. Tiêu chuẩn quốc tế

Cuộc đấu tranh cho tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo diễn ra liên tục trong nhiều thế kỷ, đã dẫn đến có vô số các cuộc xung đột bi thảm. Thế kỷ XX đã chứng kiến sự hệ thống hóa các giá trị phổ biến liên quan đến tự do tôn giáo và tín ngưỡng, mặc dù cuộc đấu tranh đã không giảm bớt. Liên Hiệp Quốc công nhận tầm quan trọng của tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948. Theo Điều này, mọi người đều có quyền tự do chính kiến, niềm tin, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư [28].

Cụ thể hóa Điều 18 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (công ước CCPR) cũng khẳng định: Mọi người đều có quyền tự do chính kiến, niềm tin, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyên, thực hành và truyền giảng.

1.2.1.1. Không phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo: được khẳng định ngay trong Điều 2 khoản 1 của công ước ICCPR, các quốc gia thành viên công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác.

Trong thời gian có tình trạng khẩn cấp xảy ra đe dọa sự sống còn của quốc

gia và đã được chính thức công bố, các quốc gia thành viên có thể áp dụng những biện pháp hạn chế các quyền nêu ra trong Công ước ICCPR, với điều kiện các biện pháp này không trái với những nghĩa vụ khác của quốc gia đó xuất phát từ pháp luật quốc tế và không chứa đựng bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc xã hội.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, …

Điều 2 khoản 2 công ước ICESCR cũng ghi nhận rằng: Các quốc gia thành viên cam kết bảo đảm các quyền được nêu trong công ước ICESCR sẽ được thực hiện không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo

Để giải thích cho nội dung này, Bình luận chung số 22 được thông qua lần thứ 48 năm 1993 của cơ quan nhân quyền, giải thích rằng: việc một tôn giáo được xác định là quốc giáo, là tôn giáo chính thức hay truyền thống, hoặc có số lượng tín đồ chiếm đa số trong xã hội không được sử dụng để làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền tự do quy định ở các Điều 18 và 27 ICCPR, cũng như không được tạo ra sự phân biệt đối xử với tín đồ của các tôn giáo khác, hoặc với những người không theo tôn giáo nào. Những hình thức phân biệt đối xử với tín đồ của các tôn giáo khác, hay với những người không theo tôn giáo trong bối cảnh này, ví dụ, việc quy định chỉ những tín đồ thuộc tôn giáo chiếm ưu thế mới được tham gia chính quyền hay dành những ưu đãi về kinh tế cho họ, đều trái với các quy định về quyền bình đẳng nêu ở Điều 26 ICCPR [33, 297].

Điều 5 trong Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 đã bao gồm một danh sách các quyền các nước thành viên cam kết bảo đảm mà không phân biệt, trong đó có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo.

Công ước UNESCO chống phân biệt đối xử trong giáo dục (1960) cũng cấm phân biệt đối xử dựa trên cơ sở tôn giáo, chính trị hay các quan điểm khác (Điều 1, đoạn 1). Hơn nữa Điều 5 (1) (b) đề cập đến giáo dục tôn giáo, đạo đức cho rằng các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023