quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; sau thời hạn đó, CP ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành CP phổ thông và họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ của CP phổ thông. Được biểu quyết với số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CP phổ thông, đó là đặc quyền của người sở hữu CP ưu đãi biểu quyết (số phiếu biểu quyết nhiều hơn là bao nhiêu sẽ do Điều lệ của công ty CP đó quy định). Đối với loại CP này, người sở hữu sẽ được biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
CP ưu đãi hoàn lại là CP được Công ty hoàn lại vốn bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của CP ưu đãi hoàn lại. Tuy nhiên, cổ đông sở hữu CP ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại Hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát (Khoản 1, Khoản 3 Điều 83 Luật DN 2005).
Đối với NLĐ mua CP trong DN CPH, NLĐ mua chủ yếu hai loại CP ưu đãi là CP ưu đãi cổ tức và CP ưu đãi hoàn lại.
Đây là một chính sách đúng đắn được áp dụng ở nhiều DN trên khắp thế giới. Nó làm tăng nhiệt huyết của NLĐ với công việc khi họ đồng thời trở thành chủ sở hữu DN. Ngoài ra, nó còn giúp NLĐ không bị “trắng tay” khi DN bị “đổi chủ”. Trở thành cổ đông của Công ty cũng là một đảm bảo tốt về việc làm cho NLĐ. Ngoài chính sách bán CP ưu đãi cho NLĐ hiện hành, Nghị định 59 đã bổ sung thêm nội dung quy định mới so với Nghị định 109/2007/NĐ-CP trước đó về vấn đề NLĐ có tên trong danh sách thường xuyên của DN tại thời điểm công bố giá trị DN CP hoá, thuộc đối tượng DN cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho DN trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày DN được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu) sẽ được mua thêm CP ưu đãi với mức mức 200 CP/01 năm cam kết làm việc tiếp trong DN nhưng tối đa không quá 2.000 CP cho một NLĐ. Đối với NLĐ giỏi,
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm theo mức 500 CP/01 năm cam kết làm việc tiếp trong DN nhưng tối đa không quá 5.000 CP cho một NLĐ. Quy định này đã mở rộng quyền mua CP của NLĐ khi họ có nhu cầu và khả năng mua thêm CP, khắc phục được hạn chế của Nghị định 109. Tuy nhiên, việc quy định hạn chế số lượng CP tối đa mà NLĐ được mua vẫn dẫn đến tình trạng nhiều NLĐ có điều kiện kinh tế nhưng không được mua thêm CP. Hơn thế nữa, trong một công ty CPH, nếu số lượng vốn điều lệ lớn, với quy định hạn chế số lượng CP được mua như trên, tỷ lệ cổ phiếu của NLĐ trong công ty nhỏ lẻ, rất khó có thể bảo vệ quyền lợi cổ đông của mình trước những cổ đông lớn nắm số phiếu áp đảo.
Giá bán CP ưu đãi cho NLĐ mua thêm này được xác định là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước). Số cổ phiếu ưu đãi NLĐ mua thêm được chuyển đổi thành CP phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.
Đối với số CP NLĐ được mua ưu đãi theo cơ chế hiện hành (mua tối đa 100 CP cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước) thì giá bán đã được điều chỉnh là bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
Thành viên Ban chỉ đạo CP hoá DN, trừ các thành viên là đại diện của DN CP hoá và NLĐ là người nước ngoài tuy là NLĐ nhưng không thuộc đối tượng được mua CP ưu đãi theo quy định này. (Khoản 3, điều 1 mục I, chương I, Khoản 1, điều 4, mục I, chương II Thông tư 196/2012/TT –BTC ngày ngày 26 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn việc bán CP lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH của các DN 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty CP – Sau đây gọi tắt là Thông tư 196)
Việc thị trường chứng khoán sụt giảm đến 70% năm 2008 đã tác động nghiêm trọng đến thu nhập của NLĐ, nhất là NLĐ phải vay vốn ngân hàng để mua cổ phiếu. Chính vì vậy, Nghị định 59 đã sửa đổi sẽ theo hướng mở rộng ưu đãi đối với NLĐ cam kết tiếp tục làm việc lâu dài cho DN. Tuy nhiên, dù đã có sự điều chỉnh về giá bán cổ phiếu ưu đã từ “60% giá đấu giá thành công bình quân” (nghị định 109) sang 60% giá đấu giá thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước) (Nghị định 59), nhưng với mức lương hiện nay, phần lớn NLĐ không thể nào mua nổi CP ưu đãi này. Mức lương bình quân 6 tháng đầu năm 2011 tại các DNNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 4.660.000 đồng/ người/tháng [58]. Xét tình hình trượt giá như hiện nay, mức lương này chỉ vừa đu trang trải cuộc sống ở mức tối thiểu cho NLĐ. Đồng Nai là thành phố công nghiệp mới chỉ đạt mức lương bình quân như vậy, thì so với mặt bằng chung của cả nước, NLĐ chắc chắn phần lớn không đủ tiền để mua CP.
Tại một DN may ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, công nhân phản ứng quyết liệt khi giá đấu thầu quá cao nên phần lớn NLĐ không thể mua CP. Đã vậy, ban Giám đốc công ty ra thông báo, trong vòng 10 ngày, công nhân phải đăng ký mua CP ưu đãi. Sau khi đăng ký, trong vòng một tuần, nếu không mua xem như “số cổ phiếu được phân phối không thuộc quyền sở hữu của người đó”. NLĐ nơi đây bức xúc: “Cách làm trên rò ràng là tước mất quyền lợi của chúng tôi và quyền lợi này đã rơi vào túi của người khác, có nhiều tiền hơn”.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 2
- Những Tác Động Của Cph Dnnn Đối Với Nlđ
- Đối Tượng Được Mua Cp Và Số Lượng Cp, Giá Ưu Đãi Được Mua
- Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội Và Một Số Quyền Lợi Vật Chất Khác
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 7
- Chế Độ Đối Với Nlđ Trong Dnnn Khác Thực Hiện Cph
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Tương tự, nhiều lao động tại Công ty Sản xuất và Thương mại Như Ngọc - TPHCM, cũng cho biết họ không có đủ tiền mua CP. Toàn bộ NLĐ nơi đây chỉ mua được chưa đến 4,5% CP trên vốn điều lệ của công ty. [59]
Đây là nguyên nhân chính khiến NLĐ không thể sở hữu được CP ưu đãi. Một số NLĐ tại khách sạn Tản Đà – TPHCM cũng cho biết tình trạng
tương tự. Vốn điều lệ khi CP là 12,6 tỉ đồng, trong đó NLĐ chỉ mua được chưa đến 10%. Nhiều nơi, CP của NLĐ rất thấp: Công ty Xuất nhập khẩu Bình Chánh chưa đến 5%; Công ty Cao su Bến Thành 1,6%; Chi nhánh SJC Nha Trang 0,32%... Cách đây không lâu, dư luận ồn ào vì vụ tranh chấp quyền kiểm soát Công ty CP Đay Sài Gòn. Khio vụ việc được giải quyết, các cơ quan chức năng mới phát hiện việc NLĐ vì không có tiền nên đã “bán lúa non” CP ưu đãi của mình.
Tại Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk, cũng chỉ có khoảng 5% - 6% NLĐ giữ lại được CP. Đây là thực trạng đã xảy ra nhiều năm. Tại công ty CP Khánh Hội Hơn 4.000 công nhân nhưng đến bây giờ không mấy người còn giữ CP. Chưa kể có người hiện đang giữ CP nhưng thực chất chỉ giữ cái tên, còn tiền mua CP là của người khác. [57]
Ngoài ra, do thị trường chứng khoán của nước ta từ năm 2008 đến nay luôn trong tình trạng đóng băng, nhiều NLĐ mua cổ phiếu diện này bị thua lỗ nặng nề khi giá cổ phiếu của nhiều DNNN sau khi CPH bị rớt giá thảm hại, dưới giá mua ưu đãi như mà như nhiều người vẫn ví von “cổ phiếu ưu đãi thành ngược đãi”. Vì vậy, không ít người đã “bán lúa non” để bảo toàn vốn và trả nợ (nếu đi vay tiền để mua cổ phiếu).
Thực trạng này gây nên một hậu quả rất đáng tiếc, bởi khi công ty phát hành thêm cổ phiếu thì những NLĐ không còn CP sẽ mất luôn quyền được mua CP ưu đãi. Hơn nữa, việc chuyển nhượng lén lút, “bán lúa non” cũng sẽ góp phần vào việc tư nhân hóa các Công ty Nhà nước được CPH, điều đó về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NLĐ khi chủ sở hữu của Công ty bị thay đổi bởi cá nhân ngoài DN có thể thu gom, nắm giữ phần lớn và có trường hợp giữ trên 50% tổng giá trị CP danh nghĩa và dần dần trở thành chủ nhân đích thực của DN.
Từ thực trạng trên, rò ràng có thể thấy cơ chế ưu đãi cho NLĐ mua CP hiện nay còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế về giá cả cũng như số lượng CP ưu đãi mà NLĐ được mua. Vì vậy, việc cần thiết là phải tạo được ra cơ chế và những ưu đãi khác để NLĐ có thể thực sự mua được CP và trở thành cổ đông công ty đúng nghĩa trên thực tế.
2.1.2 Bán, chuyển nhượng CP ưu đãi
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59, số cổ phiếu ưu đãi NLĐ mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành CP phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết. Trong trường hợp này, NLĐ được tự do chuyển nhượng CP theo quy định tại Điều 87 Luật DN 2005.
Trường hợp công ty CP thực hiện tái cơ cấu dẫn tới NLĐ phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ luật Lao động trước thời hạn đã cam kết thì số CP đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành CP phổ thông. Trường hợp NLĐ có nhu cầu bán lại cho DN số CP này thì công ty CP có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường. Quy định này chưa hợp lý vì trong trường hợp thị trường cổ phiếu biến động, giá cổ phiếu công ty giảm, NLĐ bán cổ phiếu chắc chắn bị thiệt, sẽ xảy ra trường hợp cổ phiếu ưu đãi thành ngược đãi.
Trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty CP toàn bộ số CP đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm CPH. Đối với NLĐ, quy định này rò ràng bất lợi vì giá giao dịch trên thị trường và giá được mua tại thời điểm CPH là khác nhau. Giá được mua tại thời điểm CPH là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước), giá này so với giá thị trường có thể thấp hoặc cao hơn nhiều lần. Nếu quy định như vậy sẽ thiệt thòi cho NLĐ và không đảm bảo công bằng trong trường hợp
NLĐ. Trong mọi trường hợp, NLĐ phải bán lại CP của mà mình được mua theo giá trần là giá mua tại thời điểm CPH.
2.2. Chế độ đối với NLĐ tiếp tục làm việc trong DNNN sau khi CPH.
Khi tiếp tục làm việc cho DNNN sau khi CPH, NLĐ ngoài việc được mua thêm cổ phiếu ưu đãi theo số năm làm việc cam kết còn được hưởng các chế độ sau:
2.2.1 Lương và phụ cấp lương dành cho NLĐ.
2.2.2 Thang bảng lương, phụ cấp lương trong các DNNN thực hiện CPH
a) Thang bảng lương cho NLĐ trong DNNN CPH
Theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các Công ty Nhà nước (Sau đây gọi tắt là Nghị định 205), NLĐ trong DNNN CPH được chia thành 07 loại đối tượng tương ứng với các thang bảng lương khác nhau, bao gồm:
Các thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
Các bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
Bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị;
Bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng;
Bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân;
Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và bảng phụ cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng;
Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
b) Chế độ phụ cấp lương đối với NLĐ
Có 5 loại phụ cấp lương dành cho NLĐ được quy định tại điều 4 Nghị định 205 như sau:
Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.
Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.
Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính Phủ, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 là 1.050.000 đồng/tháng.
2.2.3 Lương tối thiểu vùng
Ngoài việc quy định hệ thống thang bảng lương, phụ cấp lương cho NLĐ, pháp luật nước ta còn quy định lương tối thiểu vùng. Theo đó NLĐ làm việc trong các DNNN CPH tại các địa bàn khác nhau thì được hưởng mức lương tối thiểu theo địa bàn công tác khác nhau. Điều 2 Nghị định
70/2011/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2011 quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 như sau:
* Mức 2.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;
Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
Các thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và các huyện Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
* Mức 1.780.000 đồng/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;