Nguồn Kinh Phí Và Trách Nhiệm Chi Trả Chế Độ Cho Nlđ

nước, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (thời gian đào tạo, công tác, nghỉ ốm đau, thai sản...);

+ Thời gian làm việc theo hình thức nhận khoán sản phẩm, khối lượng công việc trong thời gian này mà DN có trả lương và có đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ theo quy định của pháp luật.

+ Đối với công ty CP hoạt động trong 12 tháng thì thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước tính đến ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật DN.

+ Thời gian được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước được (cộng dồn) và tính từ thời điểm bắt đầu làm việc lần đầu tiên đến thời điểm có quyết định nghỉ việc. Trong tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước phải trừ thời gian NLĐ đã nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, chế độ xuất ngũ hoặc phục viên.

- Nếu thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước có tháng lẻ được quy định như sau:

+ Dưới 1 tháng không được tính;

+ Từ đủ 1 tháng đến dưới 7 tháng được tính bằng 6 tháng thực tế làm việc.

+ Từ đủ 7 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng 1 năm thực tế làm việc.

- Trợ cấp một lần đi tìm việc làm là 6 (sáu) tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng. Nếu có nhu cầu học nghề thì được học nghề miễn phí tối đa là 6 tháng. Cơ sở học nghề do Sở Lao động – thương binh và xã hội chỉ định.

- Ngoài các chế độ trên, NLĐ còn được hưởng chế độ chờ nghỉ hưu; bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội; hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định hiện hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Tiền lương và các khoản phụ cấp lương để thực hiện chính sách đối

với NLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 3, Điều 4 của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung được thực hiện như sau:

Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 9

+ Đối với công ty CP hoạt động trong 12 tháng thì tiền lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có) được tính tại thời điểm DN được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật DN và theo từng giai đoạn (trước và sau ngày 01/10/2004) nói trên.

+ Mức tiền lương tối thiểu làm căn cứ tính chế độ đối với các đối tượng nêu trên tại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu, quy định cụ thể như sau:

- Trợ cấp mất việc làm cho thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 01/01/2003 được tính theo mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng.

- Trợ cấp mất việc làm cho thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước từ ngày 01/01/2003 trở đi được tính mức lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng; trợ cấp đi tìm việc làm, 70% tiền lương cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, được tính mức lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng.

Trường hợp có tháng lẻ được tính theo quy trên để làm tròn.

- NLĐ còn thiếu tối đa 05 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động (nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi) và đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, theo quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, được hưởng các chế độ sau:

+ Được trợ cấp mất việc làm cứ mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước là 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương (nếu có).

+ Được trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương (nếu có) cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa không quá 12 tháng.

+ Được đóng tiếp bảo hiểm xã hội hàng tháng với mức 15% tiền lương cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ) thì hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định hiện hành.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm nghỉ việc, bao gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức cụ, phụ cấp khu vực, hệ số chênh lệnh bảo lưu lương được tính theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm nộp bảo hiểm xã hội.

+ Thời gian đóng tiếp bảo hiểm xã hội kể từ ngày có quyết định nghỉ việc.

+ Hồ sơ, thủ tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

+ Trong thời gian tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội, nếu NLĐ bị chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất theo quy định hiện hành.

* Thời điểm tuyển dụng đối với NLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung được hướng dẫn tại Điểm 6, mục I Thông tư 19 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 18 được tính cụ thể như sau:

- Đối với NLĐ làm việc liên tục trong các cơ quan, đơn vị thì thời điểm tuyển dụng được tính từ ngày bắt đầu làm việc trong khu vực Nhà nước.

- Trường hợp NLĐ có thời gian không làm việc trong cơ quan, đơn vị thì thời điểm tuyển dụng được tính là thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng làm việc liên tục trong cơ quan, đơn vị.

Ngoài các chế độ trên, theo Điều 6, Nghị định 41 được sửa đổi một số điều bởi Nghị định 155, NLĐ bị mất việc làm còn được tạo điều kiện vay vốn

từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để tự tạo việc làm và được giới thiệu tìm việc làm mới theo quy định của pháp luật.

NLĐ được tái tuyển dụng vào công ty đã cho thôi việc, công ty, cơ quan khác thuộc khu vực Nhà nước bao gồm: công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, các cơ quan, đơn vị được hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước (hoặc được nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh giao đất, giao rừng) thì phải nộp bản sao quyết định nghỉ việc hưởng chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN và số tiền được hỗ trợ thêm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung cho người sử dụng lao động (01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước và 05 triệu đồng).

b. Chế độ đối với NLĐ ký Hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 41 được sửa đổi một số điều bởi Nghị định 155 được hướng dẫn tại Điểm 6, mục I Thông tư 19 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 18, Chế độ đối với NLĐ ký Hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, khi DNNN CPH bị mất việc làm được quy định như sau:

- Được trợ cấp mất việc làm cứ mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước là 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương (nếu có)

- Được trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương (nếu có) cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được quy định như đối với NLĐ dôi dư ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

- Trường hợp NLĐ còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động (nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến

dưới 55 tuổi) và đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, nay quy định cụ thể như sau:

Được trợ cấp mất việc làm cứ mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước là 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương (nếu có).

Được trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương (nếu có) cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Được đóng tiếp bảo hiểm xã hội hàng tháng với mức 15% tiền lương cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ) thì hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định hiện hành. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm nghỉ việc, bao gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, hệ số chệnh lệch bảo lưu lương được tính theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm nộp bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng tiếp bảo hiểm xã hội kể từ ngày có quyết định nghỉ việc.

Thời điểm tuyển dụng đối với NLĐ được thực hiện như theo quy định trên đối với NLĐ giao kết hợp đồng không xác định thời hạn.

NLĐ được tái tuyển dụng cũng phải trả lại tiền trợ cấp như quy định đối với NLĐ làm việc ký Hợp đồng không xác định thời hạn.

Một số nhận xét của tác giả:

Pháp luật chưa có sự thống nhất về việc quy định chế độ lao động dôi dư trong các DNNN CPH

Điều này thấy rò khi hiện nay, tùy vào mô hình công ty khác nhau mà dẫn đến áp dụng những quy định khác nhau cho lao động dôi dư, hoặc theo Nghị định 91 và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoặc theo Nghị định 41 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hai văn bản này song song tồn tại đều có hiệu lực áp dụng đối với mối loại lao động dôi dư khác nhau. Điều này cho thấy sự

chồng chéo của pháp luật. Không những thế, chế độ đối với lao động dôi dư theo Nghị định 91 và Nghị định 41 cũng không thống nhất với nhau, điều đó dẫn đến sự không công bằng cho NLĐ. Ví dụ theo Nghị định 41 được sửa đổi một số điều bởi Nghị định 155, NLĐ bị mất việc làm còn được tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để tự tạo việc làm và được giới thiệu tìm việc làm mới theo quy định của pháp luật, tuy nhiên Nghị định 91 không quy định chế độ này.

* Dù pháp luật quy định rất rò ràng về chế độ trợ cấp mà NLĐ được hưởng nhưng trên thực tế, nhiều DNNN khi CPH đã cố tình hiểu sai và thực hiện sai. Trường hợp của ông Dương Ngọc Cảnh sau đây là một ví dụ:

Ông Dương Ngọc Cảnh có 25 năm 5 tháng làm việc tại Công ty nhà nước, sau khi Công ty CPH, ông tiếp tục làm việc thêm 5 năm. Ngày 20/9/2011, ông nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, với tổng thời gian làm việc là 33 năm 5 tháng. Mức lương tháng ông Cảnh nhận trước khi thôi việc là: 813.333 đồng x 3,54 = 2.879.200 đ/tháng. Khi chấm dứt hợp đồng ông Cảnh được Công ty chi trả trợ cấp thôi việc mỗi năm công tác được 0,5 tháng lương cơ bản cộng với phụ cấp như sau:

- Thời gian trước khi Công ty CPH, Công ty chi trả theo chế độ DNNN là: 12,75 x (2,65+0,1) x 290.000 đồng = 10.168.125 đồng.

- Thời gian Công ty CPH, Công ty chi trả theo chế độ Công ty CP là: 2,5 x 3,54 x 813.333 đồng = 7.197.997 đồng.

Tổng chi trả là: 10.168.125 đồng + 7.197.997 đồng = 17.366.122 đồng.

[56] Mức lương tính trợ cấp thôi việc của ông Cảnh đáng lý phải là 2.879.200 đồng chứ không phải 813.333 đồng/tháng. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều DN đã cố tình tính sai làm NLĐ bị thiệt thòi.

* Không có chế độ cho NLĐ dôi dư đang làm việc ký Hợp đồng dưới 12 tháng.

Dù số lượng lao động dôi dư ký Hợp đồng dưới 12 tháng đối với

DNNN chiếm tỷ lệ không cao nhưng trên thực tế không phải không có. Việc cả Nghị định 41 và Nghị định 91 không quy định chế độ cho bộ phận lao động này là một thiếu sót dẫn đến thiệt thòi cho NLĐ. NLĐ bị mất việc làm mà không được chế độ trợ cấp gì là điều rất không thỏa đáng.

2.3.3 Nguồn kinh phí và trách nhiệm chi trả chế độ cho NLĐ

a) Nguồn kinh phí chi trả cho NLĐ

Theo Điều 7 Nghị định 91, Nguồn kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư do thực hiện CPH công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được lấy từ:

- Tiền bán CP lần đầu, bán DN.

- Trường hợp không đủ thì được bổ sung từ:

a) Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đối với công ty trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; toàn bộ tổng công ty, toàn bộ tập đoàn, công ty mẹ.

b) Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ đối với công ty trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ. Trường hợp không đủ thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

Theo Điều 4 quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con ban hành theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính – Sau đây gọi tắt là Quy chế 09, nguồn kinh phí chi trả cho NLĐ từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước. Theo đó Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư chịu trách nhiệm cấp kinh phí cho các công ty; cơ quan bảo hiểm xã hội; cơ sở dạy nghề cho NLĐ dôi dư; các tổ chức được thành lập để giải quyết lao động dôi dư trong các công

ty bị giải thể, phá sản; đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty nhà nước; nông, lâm trường quốc doanh kể cả phần kinh phí giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 91. Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý và điều hành.

- Nguồn của Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư bao gồm:

+ Nguồn thu từ CP hoá DN thành viên, công ty con, đơn vị phụ thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ quy định tại Điều 45 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP.

+ Nguồn thu từ bán, giải thể, phá sản đối với các DN thành viên, công ty con, đơn vị phụ thuộc Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ theo quy định của Chính phủ.

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Khoản thu khác (nếu có).

- Các DN được hỗ trợ kinh phí giải quyết chế độ cho NLĐ dôi dư do sắp xếp lại DN 100% vốn nhà nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu tính toán khi xác định chế độ chi trả cho NLĐ. Có trách nhiệm trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quy định, quyết toán đầy đủ nguồn thu từ CP hoá để chi trả trợ cấp cho NLĐ dôi dư theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. (Điều 9, quy chế 09)

b) Trách nhiệm chi trả các chế độ đối với NLĐ

Đối với các Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện CPH, trách nhiệm chi trả chế độ với NLĐ được quy định tại Điều 8 Nghị định 91 thuộc các chủ thể sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022