Những Tác Động Của Cph Dnnn Đối Với Nlđ

CPH DNNN là việc chuyển một phần sở hữu DNNN sang sở hữu của cổ đông nhằm mục đích huy động mọi nguồn vốn từ tất cả các thành phần phát triển, phát huy tính tự chủ của NLĐ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực chất của CPH là quá trình thực hiện xã hội hóa sở hữu DNNN, chuyển thành DN thuộc quyền sở hữu nhà nước thành DN có nhiều chủ sở hữu với mục tiêu đảm bảo cho sự tồn tại vững chắc và sự phát triển không ngừng của DN theo sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. CPH DNNN là phương thức xã hội hóa sở hữu chuyển hình thái kinh doanh một chủ sở hữu Nhà nước là duy nhất trong DN thành công ty CP với nhiều chủ sở hữu.

b) Mục tiêu của CP hoá DNNN ở Việt Nam

Thứ nhất, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình tiếp tục đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao tính năng động, sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế nói chung, của khu vực DNNN nói riêng.

Thứ hai, huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước, để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển DN, nâng cao sức mạnh, hiệu quả của DN trên thị trường, tạo thêm việc làm, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước.

Thứ ba, thay đổi cơ cấu DNNN và kinh tế nhà nước, đổi mới căn bản quản lý Nhà nước đối với DNNN và phương thức hoạt động của DN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của từng DN cũng như toàn bộ nền kinh tế, tăng tài sản nhà nước, tạo điều kiện để khu vực kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường.

Thứ tư, tạo điều kiện để NLĐ trong DNNN CP hóa CP, tạo động lực làm việc, nâng cao vai trò làm chủ thực sự của họ

1.3.2 Bản chất pháp lý của việc CPH

Để xác định thực chất CPH DNNN, trước hết phải phân biệt hai quá

trình: CPH và tư nhân hóa. Trong đời sống kinh tế ở nhiều nước đã đề ra quá trình tăng cương vai trò khu vực tư nhân bằng cách giảm thiểu khu vực Nhà nước thông qua chương trình tư nhân hóa. Hiện nay các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Liên Xô cũ, Đông Âu… đã diễn ra các quá trình:

- Tự do hóa một phần chế độ sở hữu của Xí nghiệp, chuyển một phần sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Tự do hóa việc tham gia những hoạt động mà trước đây chỉ dành cho khu vực Nhà nước.

- Ủy quyền kinh doanh hoặc cho phép tư nhân ký hợp đông thực hiện những dịch vụ công cộng hoặc khu vực tư nhân thê các tài sản công cộng.

Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 3

Như vậy, có thể hiểu “tư nhân hóa là sự biến đổi tương quan nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường”. Quan niệm này cho ta thấy toàn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế nhằm khuyến kích mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của DN. Dành cho thị trường và vai trò điều tiết đáng kể qua tự do hóa giá cả. Thực chất quan niệm nêu trên mong muốn giảm bớt vai trò của DNNN, mở rộng khu vực tư nhân, đồng thời làm cho các DNNN phải chịu sức ép lớn của thị trường. Đây cũng là vấn đề cạnh tranh và chống độc quyền của các DNNN như hiện nay. Vì độc quyền làm trì trệ DN không phát triển được nếu thiếu sực cạnh tranh. Việc giảm bớt vai trò của Nhà nước có thể thực hiện bằng nhiều cách, trong đó có biện pháp bán DNNN dưới hình thức bán CP cho NLĐ trong và ngoài DN hay còn gọi là CPH DNNN. Sau khi trở thành công ty CP chủ sở hữu không chỉ còn của nhà nước mà trở thành một tập thể cổ đông. Chuyển DNNN từ chỗ chỉ là một chủ sở hữu Nhà nước thành công ty CP có nhiều chủ sở hữu đó là quá trình CPH DNNN. Nghĩa là CPH không chỉ diễn ra tại các DN tư nhân, công ty trách

nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh mà nó diễn ra tại các DNNN. CPH là quá trình thực hiện xã hội hóa sở hữu tại DN.

Như vậy, CPH DNNN chính là quá trình chuyển DN thuộc sở hữu Nhà nước sang hình thức CP thông qua quá trình chào bán các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu DN cho các cổ đông. Hay có thể hiểu là thông qua quá tình CPH DNNN mà DN trước đây thuộc sở hữu 100% của Nhà nước được chuyển sang một loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó Nhà nước có thể là một cổ đông.‌

1.4. Những tác động của CPH DNNN đối với NLĐ

1.4.1. Những tác động tích cực

CPH DNNN là việc chuyển mình mạnh mẽ của DNNN từ hoạt động có sự bảo đảm của Nhà nước sang hoạt động một cách độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về chính quyết định của mình. DNNN khi được bảo đảm hoạt động bởi Nhà nước đã thể hiện sự trì trệ, yếu kém, làm ăn thua lỗ dẫn đến quyền lợi của NLĐ không được bảo đảm. Một thực tế là, đa số DNNN sau khi chuyển đổi đã từ các DN thường xuyên liên tục thua lỗ trở thành các DN làm ăn có lãi. Qua đó, quyền lợi của NLĐ được bảo đảm, đời sống của NLĐ được nâng cao, từng bước được cải thiện.

Thu nhập của NLĐ là một thực tế rò ràng nhất minh chứng cho hiệu quả của hoạt động CPH DNNN đồng thời qua nâng cao thu nhập đã đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ. Khi các DNNN CPH, những lao động làm việc có hiệu quả được nâng lương, được đề bạt, cất nhắc một cách nhanh chóng, qua đó kích thích tinh thần hăng say lao động, làm việc và cống hiến của NLĐ.

Đời sống của NLĐ cũng được đảm bảo hơn khi bảo hiểm xã hội được đóng cao hơn. Khi lương của NLĐ được tăng cao thì cũng có nghĩa là mức đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ cũng tăng cao. Đóng góp cao vào bảo hiểm xã hội chính là tiền đề để họ có những mức bảo hiểm xã hội cao hơn so với các

DNNN trước đây. Đó chính là một bảo đảm cho NLĐ khi họ rơi vào các trường hợp bảo hiểm, qua đó mà quyền lợi của NLĐ được bảo đảm.

NLĐ cũng có cơ hội làm việc ở môi trường năng động, hiện đại hơn. Nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới cho thấy, môi trường làm việc chính là một động lực của NLĐ. Theo đó, NLĐ sẵn sàng làm việc ở một môi trường làm việc thân thiện, có cơ hội thăng tiến mà lương thấp hơn là ngược lại. Khi CPH DNNN thì Hội đồng quản trị cũng như Ban giám đốc buộc phải tổ chức DN một cách hiệu quả nhất cũng như cố gắng tạo môi trường làm việc tốt nhằm thu hút lao động lành nghề, lao động có chất lượng cao. Qua đó, thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh mà hơn hết là mục tiêu tăng thu nhập cho chính mình. Việc gắn lợi ích của DN vào lợi ích của từng thành viên trong DN đã thực sự nâng cao hiệu quả lao động khi mà NLĐ cũng như Ban giám đốc đều thấy việc kinh doanh của DN ảnh hưởng chính đến thu nhập thực tế của mình. Hoạt động CPH DNNN đã thực sự tạo nên chuyển biến khi mà chuyển từ tình trạng “cha chung không ai khóc” sang “của đau con sót”. Thực tế đó đã làm cho NLĐ cố gắng hơn, đội ngũ lãnh đọa DN cẩn thận hơn, và làm cho DN hoạt động hiệu quả hơn.

1.4.2. Những tác động tiêu cực

Tuy CPH DNNN mang lại những lợi ích nhất định nhưng cũng không có nghĩa là hoạt động này chỉ mang lại lợi ích. Thực tế cho thấy, hoạt động CPH DNNN cũng mang lại những tác động tiêu cực.

Một thực trạng có thể thấy là, để đảm bảo các yêu cầu trên, hầu hết các DN sau CPH đều đầu tư công nghệ mới, lựa chọn lao động giỏi, dẫn đến phải sắp xếp lại lao động. Quá trình CPH DNNN, ngoài việc sắp xếp, bố trí lại vốn, tài sản, đồng thời cũng là quá trình tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động, giảm bớt số lao động không đáp ứng được yêu cầu, không có nhu cầu sử dụng, nên hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tốt, góp phần nâng cao hiệu

quả sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, sau khi chuyển thành công ty CP, nhiều DN đã giảm tới 15% – 20% số lao động so với trước (Tạp chí cộng sản số 105 - 2006). Tình trạng suy thoái kinh tế mấy năm qua khiến Nhà nước phải thắt chặt vốn đầu tư để kiềm chế lạm phát, lãi suất ngân hàng quá cao khiến nhiều DN làm ăn thua lỗ phải thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Nhiều công ty sau CPH hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến phá sản. Hệ lụy của quá trình này là một bộ phận NLĐ bị mất việc làm.

Hơn nữa, khi được giao quyền tự chủ trong việc quản lý nên nhiều nơi đã xuất hiện tình trạng tùy tiện xây dựng thang bảng lương riêng, không thực hiện nâng lương nâng bậc cho NLĐ; lách luật bằng cách chỉ trả lương tối thiểu, phần còn lại biến báo dưới nhiều hình thức để trốn đóng bảo hiểm xã hội. Điều này gây thiệt thòi lớn cho NLĐ sau khi về hưu. Trong khi đó, do được giao quyền quá cao, Nhà nước lại chỉ quy định mức lương tối thiểu mà không quy định mức lương tối đa, khiến nhiều DN lợi dụng xây dựng mức lương cho lãnh đạo tới hàng trăm triệu đồng/người/tháng, trong khi NLĐ được hưởng thấp, chỉ được 6- 7 triệu đồng, có nơi còn thấp hơn đã gây bức xúc cho NLĐ. Nhiều nơi không công khai doanh số, doanh thu của DN và tiền lương từng người, khiến tổ chức công đoàn khó xây dựng thỏa ước lao động.

Thậm chí, nhiều DN sau khi CPH có vốn đầu tư nước ngoài đã cố tình hiểu sai quy định về mức lương tối thiểu. Họ tưởng rằng, chỉ cần trả lương cho NLĐ cao hơn lương tối thiểu mà không biết phải tùy thời gian để nâng bậc, nâng lương đã gây ra tình trạng đình công, bãi công trong nhiều DN ở Việt Nam.

CPH có tác dụng trong việc xã hội hóa tư liệu sản xuất trong DN thuộc sở hữu một chủ. Như vậy, các thực thể kinh tế vĩ mô cũng trở nên đa sở hữu như bản thân nền kinh tế vĩ mô, điều này tạo ra tương thích nhất định của các giải pháp quản lý vĩ mô là vi mô. CPH tạo cho những NLĐ có cơ hội thực sự

làm chủ DN nếu họ muốn bằng việc chủ sở hữu CP (hay góp vốn) trong DN. Họ góp phần hình thành nên các cơ quan quản lý DN, quyết định các vấn đề trọng đại của nó. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cực của người kinh doanh không chỉ đối với các vấn đề của DN mà cả đối với các vấn đề của nền kinh tế xã hội đất nước.

Những tác động to lớn mang tính phổ biến của CPH đương nhiên đúng với giải pháp CPH DNNN mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành. Trong bối cảnh Việt Nam những tác động này của CPH còn phát huy tác dụng lớn hơn, vì thực trạng của DNNN Việt nam đang đòi hỏi phải cải cách triệt để, trong lúc nhiệm vị đặt ra là không làm mất đi vai trò chủ đạo của chúng.

Tác động xã hội đáng chú ý khác của CPH là sự tiềm ẩn trong nó khả năng phân hóa xã hội và gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Tuy ảnh hưởng này của CPH không lớn như của tư nhân hóa song trong những nền kinh tế mà tệ nạn tham những diễn ra phổ biến thì đây là nguy cơ cần tính đến. Nguy cơ phân hóa giàu nghèo với tư cách là ảnh hưởng của CPH thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, việc CPH DNNN nhằm đạt tới mục tiêu đưa DN phát triển hiệu quả và bền vững. Trong đó có sự thay đổi cơ chế quản lý điều hành của DN, bố trí hợp lý bộ máy tổ chức, tinh giản lao động gián tiếp, quyền của DN được mở rộng và chủ động hơn, đáp ứng kịp thời cơ chế thị trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của NLĐ và cán bộ quản lý... Thông qua đó, DN được tổ chức một cách hiệu quả, đồng thời mang lại những lợi ích cho NLĐ. Để đảm bảo các yêu cầu trên, hầu hết các DN sau CPH đều đầu tư công nghệ mới, lựa chọn lao động giỏi, dẫn đến phải sắp xếp lại lao động. Tình trạng suy thoái kinh tế mấy năm qua khiến Nhà nước phải thắt chặt vốn đầu tư để kiềm chế lạm phát, lãi suất ngân hàng quá cao khiến nhiều DN làm ăn thua lỗ phải thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Nhiều công ty sau CPH hoạt động kém

hiệu quả, dẫn đến phá sản. Hệ lụy của quá trình này là một bộ phận NLĐ bị mất việc làm. Do vậy, một bộ phận lớn NLĐ trước đây làm việc trong các DNNN với những chế độ bắt nguồn từ bao cấp của nhà nước, cuộc sống của họ vốn dựa vào DN. Khi DN CPH, những lao động phổ thông chưa qua đào tạo sẽ bị mất việc làm trong DN CPH. Dĩ nhiên, cơ hội tìm việc của họ là mong manh vì ngay cả nơi họ đã từng làm việc cũng đã không có việc làm cho họ, không kiếm được việc làm cần thiết dễ đẩy những NLĐ đến cảnh đói nghèo và những tiêu cực xã hội.

Thứ hai, CPH sẽ chuyển những tài sản của Nhà nước thành tài sản cho một bộ phận nhỏ của người mua CP khi đánh giá không đúng giá trị tài sản của DN. Vì vậy, CPH có khả năng biến những người có quyền trong DN và trong bộ máy nhà nước trực tiếp quản lý DNNN thành những tỷ phú. Việc đánh giá không đúng tài sản của DNNN khi CPH, và tiếp đó là cơ chế bán CP không rò ràng làm cho tài sản của nhà nước trở thành tài sản của một nhóm người. Họ thường là những quan chức trong các cơ quan công quyền, hoặc bộ trong bộ máy DNNN. Lợi dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình, những người này xác định giá trị DN có lợi cho bản thân, thông đồng, móc ngoặc với nhau để thâu tóm CP hoặc tìm cách lũng đoạn công ty. Trong thực tế, có những DNNN được định giá 3 tỷ, 5 tỷ, song giá trị thực của nó lớn hơn hàng chục lần. CP được bán một cách thiếu công bằng nên chỉ tập trung vào một số ít người trong DNNN.

Như vậy, khi giá trị của DNNN được thị trường hóa, những cổ đông của DNNN trở thành các tỷ phú một cách hợp pháp. Những đối tượng như vậy nếu có kinh nghiệm và kiến thức sẽ làm giàu cho bản thân họ nhanh chóng nhờ vốn “đầu tư” của nhà nước qua CPH. Chính tình trạng như vậy sẽ ảnh hưởng đến vai trò của NLĐ trong DN CPH, NLĐ không phát huy được khả năng làm chủ thực sự của mình.

Thứ ba, một tác động nữa của CPH là tinh trạng gia tăng áp lực việc làm. Lực lượng dôi dư trong quá trình CPH DNNN sẽ tham gia vào đội quân thất nghiệp. Điều này làm gia tăng sức ép lên thị trường lao động vốn đã rất căng thẳng do tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Số lao động này nếu không được quản lý tốt cùng với sự quan tâm định hướng nghề nghiệp của nhà nước thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm bùng nổ các tệ nạn xã hội. Khi đó, Nhà nước sẽ phải chi những khoản tiền không nhỏ để giải quyết những hậu quả về mặt xã hội. Tuy nhiên tác động này chỉ là khả năng, nếu xử lý tốt việc CPH thì hậu quả đó có thể không xảy ra. Công ty CP Khánh Hội là một ví dụ.

Cuối năm 2005, một khách hàng của Công ty CP Khánh Hội xây dựng nhà máy ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và thành lập Công ty TNHH Osco. Công ty Khánh Hội chuyển toàn bộ lao động của xí nghiệp giày khoảng gần

2.000 người đến Công ty Osco làm việc và thông báo: Nếu ai đến Công ty Osco thì được Osco chi tiền thưởng Tết, ai không đi thì làm đơn xin nghỉ việc.

Với thông báo này, một số công nhân rất hoang mang nên phải theo Osco ra Bình Dương làm việc. Số lao động không đi được vì nơi làm việc quá xa, phải xin nghỉ việc. Anh Nguyễn Thế Tuyển, công nhân Xí nghiệp Giày Khánh Hội, cho biết: “Chúng tôi làm việc từ trước khi có ban giám đốc hiện nay, thế mà sau khi CP, chúng tôi được gì? Trong khi chỉ riêng người nhà của giám đốc, năm 2004 đã có hơn 5% CP”. Chỉ hơn 10 ngày sau khi NLĐ chuyển sang làm việc ở Bình Dương, Công ty CP Khánh Hội công bố mức lãi của năm 2005 là 17,3 tỉ đồng, cổ tức được chia 24%.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB-XH TPHCM, từ tháng 5-2003 đến nay, toàn TP đã CPH được 149 DN. Tổng số lao động của 149 DN này trước khi CPH là 43.803 người. Sau CPH, có 3.169 lao động dôi dư. Tổng cộng kinh phí hỗ trợ cho lao động dôi dư gần 89,5 tỉ đồng. Đây là con số được thống kê theo kế hoạch CPH của DN, còn thực tế sau CP, số liệu NLĐ nghỉ việc không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022