sắp xếp lại công ty thì được tính cả thời gian làm việc tại công ty 100% vốn nhà nước, tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước (kể cả thời gian được cử đi học, công tác nhưng vẫn được công ty, cơ quan, đơn vị trả lương; thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời gian làm việc theo hình thức nhận khoán sản phẩm, công việc mà công ty trả lương, có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định) trước đó.
Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp xác định theo số năm (đủ 12 tháng) ở mỗi giai đoạn điều chỉnh hệ số lương và mức tiền lương tối thiểu chung, số tháng lẻ ở giai đoạn trước được cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo. Trường hợp ở giai đoạn cuối cùng còn tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc: dưới 01 tháng không được tính; từ đủ 01 tháng đến dưới 07 tháng được tính tròn 06 tháng; từ đủ 07 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn 01 năm.
+ Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính hỗ trợ thêm là tổng thời gian NLĐ thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước trừ đi thời gian NLĐ nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, thời gian hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên theo quy định (nếu có).
Tổng thời gian NLĐ thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước xác định theo quy định tại điểm d, khoản 4 Điều này.
+ Tiền lương, phụ cấp lương làm căn cứ tính trợ cấp, hỗ trợ thêm được tính theo các giai đoạn điều chỉnh hệ số lương và mức lương tối thiểu chung cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước (tính đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo), cụ thể như sau:
- Đối với thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp, hỗ trợ thêm trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 thì tính theo hệ số
lương (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, nếu có) bình quân 6 tháng liền kề thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2004 theo Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ.
- Đối với thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp, hỗ trợ thêm từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì tính theo hệ số lương (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, nếu có) bình quân 6 tháng liền kề thời điểm nghỉ việc theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 và Nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ.
- Mức lương tối thiểu chung tính trợ cấp, hỗ trợ thêm chia theo từng giai đoạn theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP.
- Ngoài các chế độ quy định như trên, NLĐ còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Có thể bạn quan tâm!
- Chế Độ Đối Với Nlđ Tiếp Tục Làm Việc Trong Dnnn Sau Khi Cph.
- Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội Và Một Số Quyền Lợi Vật Chất Khác
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 7
- Nguồn Kinh Phí Và Trách Nhiệm Chi Trả Chế Độ Cho Nlđ
- Những Yêu Cầu Về Đảm Bảo Quyền Lợi Của Nlđ Khi Cph Dnnn Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Một Số Đề Xuất Nhằm Phát Huy Dân Chủ Tại Công Ty Cp
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Theo Điều 6 Nghị định 91, Tiền lương, phụ cấp lương tính các chế độ cho NLĐ dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn được quy định như sau:
- Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) làm căn cứ để tính các chế độ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 91 được tính bằng mức bình quân tiền lương, phụ cấp lương (nếu có) của 05 năm cuối trước khi nghỉ việc. Trường hợp không đủ 05 năm thì được tính bằng mức bình quân tiền lương, phụ cấp lương (nếu có) của các năm đã làm việc trong khu vực nhà nước.
Hệ số tiền lương và phụ cấp lương trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 được tính theo hệ số tiền lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng
vũ trang và Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các DN; từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi được tính theo hệ số tiền lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế và Nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước.
- Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) làm căn cứ để tính các chế độ theo quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều 3; khoản 1 Điều 4 Nghị định 91 là tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) theo thang lương, bảng lương nhà nước, được tính theo từng giai đoạn điều chỉnh hệ số tiền lương.
Hệ số tiền lương để tính chế độ cho giai đoạn trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 là hệ số bình quân của 06 tháng liền kề đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2004 theo Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ; giai đoạn từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi là hệ số bình quân của 06 tháng liền kề đến thời điểm nghỉ việc theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007, Nghị
định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 và Nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ.
- Mức lương tối thiểu chung để tính chế độ cho giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 là 210.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2003
đến ngày 30 tháng 9 năm 2005 là 290.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng
10 năm 2005 đến ngày 30 tháng 9 năm 2006 là 350.000 đồng; giai đoạn từ
ngày 01 tháng 10 năm 2006 đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 là 450.000 đồng;
giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến ngày 30 tháng 4 năm 2009 là
540.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến ngày 30 tháng 4 năm 2010 là 650.000 đồng; giai đoạn từ 01 tháng 5 năm 2010 đến trước thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu chung tiếp theo là 730.000 đồng, giai đoạn hiện nay là 1.050.000 đồng.
Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo được áp dụng để tính chế độ cho NLĐ dôi dư tương ứng với mỗi giai đoạn điều chỉnh đó.
- Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) làm căn cứ tính chế độ quy định tại điểm c khoản 4 Điều 3 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 91 là tiền lương theo thang lương, bảng lương nhà nước, được tính tại thời điểm nghỉ việc.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 91, NLĐ dôi dư đã nhận trợ cấp theo quy định trên nếu được tuyển dụng lại vào công ty đã cho thôi việc thì phải trả lại toàn bộ số tiền đã nhận. Trường hợp được tuyển dụng vào công ty, cơ quan nhà nước khác thuộc khu vực nhà nước hoặc khi được công ty giao đất, giao rừng theo quy định thì phải trả lại số tiền trợ cấp theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định 91. Công ty, cơ quan thuộc khu vực nhà nước tuyển dụng lại NLĐ dôi dư hoặc công ty giao đất, giao rừng có trách nhiệm thu lại số tiền nêu trên từ NLĐ và nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
b. Chính sách đối với NLĐ dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng
Theo Điều 4 Nghị định 91, Chính sách đối với NLĐ dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng được quy định như sau:
- Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ được cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp.
Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp và tiền lương, phụ cấp lương làm căn cứ tính trợ cấp thực hiện theo quy định như đối với NLĐ dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Trợ cấp 70% tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) ghi trong hợp đồng (tiền lương, phụ cấp lương ghi trong hợp đồng là tiền lương tháng, tính theo hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, nếu có và mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định tại thời điểm nghỉ việc) cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
- Việc Trả lại trợ cấp khi được tuyển dụng lại được thực hiện như đối với NLĐ dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
2.3.2 Chế độ đối với NLĐ trong DNNN khác thực hiện CPH
Công ty CP được chuyển đổi theo hình thức CP hoá từ DNNN, có phương án cơ cấu lại được Hội đồng quản trị công ty quyết định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trong vòng 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN, thì NLĐ dôi dư được giải quyết các chính sách theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002, Nghị định 155/2004/NĐ-CP ngày 10.8.2004 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại DN và Thông tư 19/2004/TT-BLĐTBXH
ngày 22/11/2004 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 18/2005/TT-BLĐTBXH).
a. Chế độ đối với NLĐ ký Hợp đồng không xác định thời hạn.
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 41/2002/NĐ-CP được sửa đổi một số điều bởi Nghị định 155/2004/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại DN (Sau đậy gọi tắt là NĐ 41 và NĐ 155); mục điểm 1 mục II Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 18/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị đinh 41 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155 – Sau đây gọi tắt là Thông tư 19 và Thông tư 18), chế độ đối với NLĐ ký Hợp đồng không xác định thời hạn, khi DNNN CPH bị mất việc làm được quy định như sau:
* NLĐ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên được nghỉ hưu, không phải trừ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, ngoài ra còn được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau:
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp có tháng lẻ được tính trợ cấp như sau:
+ Nếu đủ 6 tháng trở xuống được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có);
+ Nếu trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp 02 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).
- Trợ cấp 05 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
- Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).
Trường hợp có tháng lẻ được tính theo nguyên tắc trên 6 tháng được tính là một năm, đủ 6 tháng trở xuống không được tính.
Thời gian để tính các khoản trợ cấp hưởng thêm theo quy định tại a2, a3 tiết a điểm 1 mục này được căn cứ vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (kể cả thời gian làm việc trong khu vực nhà nước được coi là đã đóng bảo hiểm xã hội) theo quy định của pháp luật và được tính đến ngày có quyết định nghỉ việc.
Tiền lương và các khoản phụ cấp lương để thực hiện chính sách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung là tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Trường hợp NLĐ chưa chuyển xếp lương thì thực hiện chuyển xếp lương theo quy định tại các Nghị định nêu trên.
Các khoản phụ cấp được tính bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực (nếu có).
Đối với công ty CP trong 12 tháng, tiền lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có) được tính tại thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật DN.
Mức lương tối thiểu làm căn cứ để tính các khoản trợ cấp cho đối tượng quy định này là mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
* NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động, nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội một lần cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng tại thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu và giải quyết nghỉ hưu theo chế độ hiện hành, bao gồm các trường hợp sau:
+. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 14 năm đến dưới 15 năm.
+ Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, có đủ 15 năm làm các nghề, công việc năng nhọc, độc hại hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc đủ 10 năm công tác thực tế ở chiến trường B, C trước ngày 30/4/1975, chiến trường K trước ngày 31/8/1989 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm.
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- NLĐ (không phụ thuộc vào tuổi đời) có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
* NLĐ dôi dư không thuộc đối tượng quy định nêu trên, thực hiện chấp dứt hợp đồng lao động và hưởng chế độ như sau:
- Trợ cấp mất việc làm được tính theo thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng.
- Được trợ cấp thêm 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước và được trợ cấp một lần với mức 5 (năm) triệu đồng.
- Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, bao gồm:
+ Thời gian NLĐ thực tế làm việc tại DNNN; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước (sau đây gọi chung là trong khu vực nhà nước);
+ Mọi thời gian có hưởng lương từ nguồn DNNN, ngân sách Nhà