Về Mối Quan Hệ Giữa Viện Kiểm Sát Nhân Dân Và Cơ Quan Điều Tra Trong Giai Đoạn Khởi Tố, Điều Tra Vụ Án Hình Sự

có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án hoặc quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân(trừ trường hợp) phạm tội quả tang, việc bắt giữ phải theo đúng quy định của Bộ luật tố, nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình (Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật (Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Công dân có quyền bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại; việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín phải đúng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi (Điều 29 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003); Người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại (Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003);

+ Không một công dân nào bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật (Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003); bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức về những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan đó (Điều 31 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).

+ Người bị tạm giữ có quyền được biết lý do mình bị tạm giữ, có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình, có quyền trình bày lời khai, quyền đưa tài liệu, đồ vật và các yêu cầu, có quyền khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 11, khoản 2 Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003);

+ Bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì, được giải thích quyền và nghĩa vụ, được trình bày lời khai, quyền được đưa ra các tài liệu, đồ vật và các yêu cầu, quyền được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, có quyền được nhận quyết định khởi tố, áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (khoản 2 Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Ngoài ra, bị can là người chưa thành niên, phải được áp dụng các quy định tại chương XXXII, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 – Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên.

+ Người bị hại (hoặc người đại diện hợp pháp của họ); Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật, yêu cầu; có quyền được thông báo về kết quả điều tra, có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường (Khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự 2003);

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 1 Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003);

+ Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; và được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm các quyền trên của những người tham gia tố tụng. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng liên quan đến họ, ngoài việc giải thích quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của điều luật tương ứng với tư cách tham gia tố tụng của họ, Điều tra viên phải giải thích những quyền công dân cơ bản được pháp luật tố tụng hình sự quy định và phải ghi rò vào biên bản. Nếu Cơ quan điều tra vi phạm quy định trên, thì Viện kiểm sát nhân dân có thể yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục kịp thời, nếu vi phạm nghiêm trọng thì phải có biện pháp xử lý thích hợp; hoặc trực tiếp giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ, để đảm bảo các quyền công dân, quyền con người cho những người tham gia tố tụng trên.

Khi kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm:

- Yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; như thẩm quyền bắt, thời hạn tạm giam… Yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của điều tra viên như bức cung, nhục hình khi hỏi cung bị can; vi phạm chế độ quản lý vật chứng… Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biên pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Viện kiểm sát thông qua hoạt động giám sát điều tra để phát hiện những sơ hở, thiếu sót, những nguyên nhân của tội phạm để kiến nghị với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp tích cực, chủ động phòng ngừa không để xảy ra tội phạm và các vi phạm pháp luật, nhằm xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm, phòng ngừa để hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm xảy ra.

Như vậy, khi Viện kiểm sát nhân dân tiến hành hoạt động kiểm sát tư pháp trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân được sử dụng tất cả những quyền năng pháp lý do luật định để phát hiện vi phạm và yêu cầu xử lý

Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 9

vi phạm của các cơ quan, của những người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra, nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình điều tra vụ án, bảo đảm bất cứ hành vi phạm tội nào xâm phạm đến quyền con người đều phải được phát hiện, xử lý trước pháp luật; và các hoạt động điều tra, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người bị bắt, bị tạm giữ, bị can được tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Tóm lại, thông qua các hoạt động thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tốđiều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bảo vệ quyền con người, bảo vệ các quyền cơ bản của công dân đã được pháp luật ghi nhận.

2.1.3. Về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là các cơ quan tiến hành tố tụng, có trách nhiệm chứng minh tội phạm và người phạm tội. Mặc dù là hai cơ quan độc lập, nhưng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do pháp luật quy định thì giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có mối quan hệ tất yếu khách quan.

Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự là mối quan hệ phối hợp và chế ước, nhằm mục đích là giải quyết đúng đắn, chính xác, đúng pháp luật các vụ án hình sự.

Phối hợp nghĩa là cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau theo một kế hoạch chung để đạt một mục đích chung [62]. Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thể hiện ở việc các chủ thể (Điều tra viên, Kiểm sát viên) tham gia vào mối quan hệ cùng hoạt động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, để hỗ trợ lẫn nhau trong giải quyết một công việc cụ thể nhất định liên quan đến quá trình điều tra vụ án. Sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong

việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án và xác định người thực hiện hành vi phạm tội là rất cần thiết.

Trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra được thực hiện thường xuyên. Khi có yêu cầu bàn bạc, trao đổi với nhau về quan điểm xử lý, giải quyết đơn tố giác, tin báo tội phạm thì Kiểm sát viên yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu và thông báo trước cho Viện kiểm sát một thời gian để có điều kiện nghiên cứu, trừ trường hợp khẩn cấp. Việc trao đổi quan điểm giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm có thể bằng văn bản hoặc thông qua các cuộc họp liên ngành. Ngoài quan hệ phối hợp thường xuyên theo định kỳ, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát còn tổng hợp tình hình tiếp nhận, kết quả xử lý tố giác, tin báo về tội phạm mà ngành mình theo dòi được, thông báo cho nhau biết để phối hợp thực hiện nhiệm vụ giải quyết và kiểm sát tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu phối hợp tốt trong giai đoạn này, Viện kiểm sát có thể khắc phục được những tồn tại trong hoạt động xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra như kéo dài thời gian xác minh, giải quyết hoặc có xác minh nhưng không ra quyết định giải quyết dẫn đến bỏ lọt tội phạm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đối với các vụ án đã được khởi tố, tiến hành điều tra, Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ, chỉ đạo và tạo điều kiện để Cơ quan điều tra khám phá vụ án, như: cử Kiểm sát viên tiếp cận điều tra ngay từ đầu, tham gia hoạt động điều tra, tham gia ý kiến về biện pháp điều tra, hướng điều tra, thậm chí ra yêu cầu điều tra, thu thập chứng cứ, đánh giá những chứng cứ mới thu thập được để khắc phục những sai sót có thể xảy ra. Đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, lãnh đạo Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra cùng tham gia chỉ đạo trực tiếp hoạt động điều tra, như khám nghiệm hiện trường,

khám nghiệm tử thi…, đồng thời, kiểm sát chặt chẽ hoạt động của Điều tra viên, giám định viên và những người tham gia khám nghiệm để đảm bảo không xảy ra các sai sót như thu thập dấu vết, vật chứng không đầy đủ, vẽ sơ đồ hiện trường không chính xác, không lấy mẫu vật để trưng cầu giám định, không niêm phong vật chứng, dấu vết hoặc việc lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi… không đầy đủ, không rò ràng, không chặt chẽ, thiếu khách quan… Những sai sót kể trên sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, có thể dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm. Do vậy, Viện kiểm sát thực hiện tốt công tác phối hợp, sẽ kiểm sát được hoạt động của Cơ quan điều tra, Cơ quan điều tra sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực trong điều tra phát hiện và xử lý tội phạm, đồng thời, góp phần bảo đảm quyền con người của những người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị can và những người tham gia tố tụng trong giai đoạn khởi tố - điều tra.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân không có nghĩa là Viện kiểm sát bao biện hay làm thay hoạt động điều tra, mà chỉ định hướng hoạt động điều tra, phục vụ cho mục đích chung là khởi tố, điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm, không xâm phạm các quyền con người nói chung và quyền con người trong tố tụng hình sự nói riêng.

Song song với quan hệ phối hợp, mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người tại giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự còn được thể hiện trong quan hệ “chế ước”. Ở bất kỳ một cơ chế hoạt động nào cũng phải có sự kiểm tra, để hoạt động đó thực hiện một cách nghiêm chỉnh, bất kỳ quyền hạn nào cũng phải chịu sự giám sát, nếu không sẽ dẫn đến lạm quyền. Quan hệ chế ước giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong quá trình điều tra vụ án được hiểu là sự hạn

chế lẫn nhau giữa các chủ thể tiến hành tố tụng trong những điều kiện nhất định được qui định bởi pháp luật nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm, người phạm tội. Sở dĩ Bộ luật tố tụng hình sự phải qui định những điều luật mang tính chế ước, bởi vì xuất phát từ việc Cơ quan điều tra phải khôi phục lại những tình tiết của vụ án, xác định chính xác hiện trường, thu giữ các vật chứng, chứng cứ... của vụ án đã xảy ra trước đó mà không ai trong số các điều tra viên được trực tiếp chứng kiến vụ việc, nhưng lại phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc mà Bộ luật tố tụng hình sự đã đặt ra, trong đó có nguyên tắc bảo đảm pháp chế, tôn trọng sự thật khách quan, xác định sự thật của vụ án... Trong giai đoạn điều tra vụ án, các hoạt động tố tụng được tiến hành bởi những người tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên. Họ cũng là những con người bởi vậy không thể nằm ngoài sự tác động của nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan. Đó là những yếu tố thuộc về trình độ, khả năng, kinh nghiệm, bản lĩnh... của chính những người đó. Ngoài ra, họ còn bị tác động bởi những yếu tố thuộc về xã hội như môi trường sống, những biến động của xã hội, tình hình tội phạm, sự suy thoái kinh tế... Tất cả những vấn đề này đều có ảnh hưởng nhất định, tác động không nhỏ đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Đồng thời, ở chừng mực nhất định, hoạt động của Cơ quan điều tra làm ảnh hưởng, liên quan đến quyền con người đã được pháp luật bảo vệ, nên phần lớn hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra liên quan đến việc hạn chế hoặc tước quyền con người đều bị Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ. Ví dụ: Cơ quan điều tra muốn áp dụng biện pháp cưỡng chế về tố tụng như bắt khẩn cấp, bắt bị can để tạm giam, áp dụng biện pháp tạm giam... thì đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Trong trường hợp Cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng các biện pháp nói trên không có căn cứ, tức là các quyết định vi

phạm pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền quyết định hủy bỏ quyết định trái pháp luật đó và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi lại toàn bộ các các quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân.

Tuy nhiên, Viện kiểm sát thực hiện quyền chế ước cũng trong phạm vi luật định chứ không phải Viện kiểm sát tự đặt ra và yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện. Trong trường hợp, quyết định của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra là không phù hợp thì Cơ quan điều tra có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định đó.

2.2. Thực tiễn hoạt động bảo đảm quyền con người của Viện Kiểm sát nhân dân trong các giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Trải qua 55 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành qua các giai đoạn phát triển của đất nước, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã có nhiều cố gắng, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và góp phần không nhỏ vào việc giữ vững trật tự an ninh toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm.

Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã quan tâm, chú trọng thực hiện nhiều biện pháp và tăng cường các biện pháp nghiệp vụ. Trong đó, chủ động phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra ngay từ khi phát hiện tội phạm và

trong suốt quá trình điều tra; luôn bám sát moi

hoaṭ đôn

g tố tun

g , giải quyết

kịp thời những vấn đề vướng mắc phát sinh ; Khi phát hiện những thiếu sót, vi phạm đã nhanh chóng yêu c ầu Cơ quan điều tra khắc phục, đảm bảo việc

xử lý vụ án đươc

toàn diên

có căn c ứ, đúng pháp luật. Khi xem xét, phê

chuẩn các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, nếu đủ căn cứ thì phê chuẩn ngay, tạo thuận lợi cho việc điều tra; Nếu chưa đủ căn cứ thì yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu, chứng cứ; Nếu thấy không có căn cứ, trái pháp luật thì kiên quyết không phê chuẩn hoặc yêu cầu hủy bỏ theo quy định

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí