Vẫn còn một số vụ án sai lầm nghiêm trọng, làm oan người vô tội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền công dân, quyền con người, đã xảy ra một số vụ dùng nhục hình gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết người, gây bức xúc trong dư luận như các vụ: Điều tra viên Công an Sóc Trăng đã dùng nhục hình ép Trần Văn Đở và 06 bị can khác phải khai theo ý chí của mình là đồng phạm trong vụ giết người, cướp tài sản dẫn đến việc khởi tố, bắt giam oan 07 người (Năm 2013); 05 cán bộ Công an Tuy Hòa - Phú Yên (năm 2012) dùng nhục hình dẫn đến cái chết của Ngô Thanh Kiều (bị nghi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản). Điều tra viên Công an Bắc Giang (năm 2014) nhục hình nghiêm trọng đối với bị can Nguyễn Thị Nguyệt Nga (bị đưa ra xét xử về tội Mua bán trái phép chất ma túy)…
Việc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, thực hiện thẩm quyền phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của viện kiểm sát các cấp vẫn còn nhiều hạn chế. Trong số 281.839 bị tạm giữ hình sự, có 3559 trường hợp tạm giữ sau chuyển xử lý hành chính do không đủ yếu tố để khởi tố hình sự (số liệu 2010-2014), quá hạn tạm giữ 766 trường hợp, quá hạn tạm giam 4646 trường hợp, trong đó, có 132 trường hợp thuộc trách nhiệm của VKS.
Bảng 2.6: Số người bị tạm giữ, tạm giam quá hạn trong 05 năm 2010-2014
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng số bị tạm giữ | 57.257 | 72.051 | 76.159 | 76.536 | 76.372 |
Cơ quan bắt giữ trả tự do | 1933 | 2.365 | 2.615 | 2.245 | 1.314 |
Quá hạn tạm giữ | 121 | 131 | 165 | 162 | 187 |
Quá hạn tạm giam | 1399 | 822 | 387 | 1051 | 987 |
Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc để quá hạn | 38 | 5 | 53 | 21 | 15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 8
- Về Mối Quan Hệ Giữa Viện Kiểm Sát Nhân Dân Và Cơ Quan Điều Tra Trong Giai Đoạn Khởi Tố, Điều Tra Vụ Án Hình Sự
- Kết Quả Kiểm Sát Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Về Tội Phạm Trong Giai Đoạn Khởi Tố Vụ Án Hình Sự 05 Năm (2010-2014)
- Hoàn Thiện Một Số Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Liên Quan Đến Nhiệm Vụ, Quyền Hạn, Và Trách Nhiệm Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Trong Giai
- Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 13
- Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Những tồn tại, hạn chế trên chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chưa có những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của người cung cấp thông tin, cũng như quyền và nghĩa vụ của người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bị tạm giữ, người bị tình nghi.., dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng còn có sự lúng túng trong việc áp dụng các quy định về quyền, nghĩa vụ của những đối tượng này, gây ảnh hưởng đến quyền con người của họ.
Thứ hai, mối quan hê ̣phố i hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trên cơ sở chứ c năng, nhiệm vụ của mỗi ngành ở một số nơi còn chưa tốt, làm giảm hiệu lực, hiệu quả đấu tranh phòng , chống tội phạm và bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Thứ ba, một số lãnh đạo, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp chưa làm hết trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành tổ chức, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Thủ trưởng một số đơn vị Viện kiểm sát nhân dân các cấp chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đặc biệt là trong việc bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân khi
thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, cũng như việc bố trí cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp;
Thứ tư, năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ; kiểm sát viên còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; một số kiểm sát viên thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vi ̣trí, vai trò, thẩm quyền của
Viện kiểm sát trong việc bảo đảm quyền con người nhất là ở giai đoan tố, điều tra vụ án hình sự.
khởi
Chương 3
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
Từ những bất cập, vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn như đã nêu trên, việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cũng như đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, là rất cần thiết. Một mặt, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hay đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Viện kiểm sát, là cơ sở pháp lý cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách thuận lợi. Một khác, Viện kiểm sát có điều kiện để trở thành một cơ quan chịu trách nhiệm về việc đảm bảo những quyền con người được pháp luật ghi nhận, được thực hiện trên thực tế và góp phần xử lý những vi phạm về quyền con người một cách kịp thời. Theo đó, chúng tôi xin đưa ra hệ thống những kiến nghị và giải pháp như sau:
3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
3.1.1. Hoàn thiện một số nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự
Bất kỳ một hoạt động nào, muốn được thực hiện một cách nhất quán và chính xác, cũng đều cần phải có những nguyên tắc mang tính chỉ đạo, định hướng. Trong pháp luật tố tụng hình sự, đặt ra nguyên tắc là để đảm bảo những điều kiện nhất định hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Tố tụng hình sự [56]. Thông qua việc “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”, bộ luật tố tụng
hình sự hướng tới mục đích “góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Do đó, nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự phải là những phương châm, định hướng chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, thể hiện đầy đủ quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người. Đối với việc bảo đảm quyền con người, các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự được xây dựng với hai định hướng: Xử lý nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật đối với người thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm quyền công dân, quyền con người và đảm bảo quá trình tiến hành tố tụng của chủ thể tiến hành tố tụng không làm hạn chế, hay vi phạm quyền con người.
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đã quy định gần 30 nguyên tắc, là cơ sở quan trọng cho mọi hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, một số nguyên tắc đã tỏ ra không hoàn toàn phù hợp trong tình hình mới, đặc biệt là khi Hiến pháp 2013 được ban hành và có hiệu lực, đặt ra yêu cầu kiện toàn những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến những nguyên tắc hoạt động tố tụng hình sự cơ bản, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của tố tụng hình sự trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3.1.1.1. Về nguyên tắc suy đoán vô tội
Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự của Liên hợp quốc năm 1966 đều có quy
định: “Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó”. Đây là một nguyên tắc tiến bộ, và được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.
Theo đó, Việt Nam đã cam kết thực hiện nguyên tắc này thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982, và thậm chí tư tưởng của nguyên tắc này đã được đề cập từ rất sớm trong một số văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Chẳng hạn, tại Thông tư số 2252/HCTP ngày 29/10/1953 đã hướng dẫn: “Không nên có định kiến rằng, hễ người bị truy tố là nhất định có tội mà đối xử như người có tội; bị can trước khi tuyên án được coi như vô tội để toà án có thái độ hoàn toàn khách quan”. Mặc dù vậy, Hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay vẫn chưa ghi nhận chính thức thuật ngữ “suy đoán vô tội”, cũng như ghi nhận đầy đủ nội hàm của nguyên tắc này, và xét một cách tổng thể, nguyên tắc này cũng chưa được đảm bảo một cách toàn diện trong thực tiễn ứng dụng.
Xuất phát từ quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, đem đến sự cân bằng trong hoạt động tố tụng hình sự giữa một bên là các cơ quan tiến hành tố tụng và một bên là người bị buộc tội, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định chi tiết, đầy đủ hơn, bảo đảm sự tương thích với nội hàm của nguyên tắc suy đoán vô tội trong Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự của Liên hợp quốc năm 1966.
Trên quy định của Hiến pháp 2013, Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống những nguyên tắc cơ bản, trong đó có việc hoàn thiện nguyên tắc suy đoán vô tội. Cụ thể, Điều 13 Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định:
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội.
Chúng tôi cho rằng: Nhằm thực hiện mục đích của tố tụng hình sự là xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, thì việc Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa tiêu đề của nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự 2003) thành nguyên tắc “Suy đoán vô tội”; sửa đổi căn bản nội dung của nguyên tắc như trên, là hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013, và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
3.1.1.2. Về nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc bao quát của tố tụng hình sự, có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo đảm quyền con người. Nội dung của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự, cần bảo đảm: Cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng cần nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự; bảo đảm mọi hành vi tố tụng, đặc biệt là các biện pháp cưỡng chế tố tụng phải được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, không được làm những gì mà pháp luật tố tụng hình sự không cho phép, đồng thời không được đùn đẩy trách nhiệm, nghĩa vụ pháp luật bắt buộc, như: khởi tố vụ án, xử lý nghiêm
minh, bảo đảm các quyền của người tham gia tố tụng, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc xác minh, xử lý tội phạm, người phạm tội.Trong hoạt động kiểm tra, kiểm sát, giám đốc các hoạt động tố tụng, các hành vi tố tụng, nếu phát hiện vi phạm thì nhất thiết phải kịp thời hủy bỏ, khắc phục hậu quả như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, điều tra bổ sung, hủy bản án, trả tự do cho người bị tạm giam, tạm giữ v.v….
Hiện nay, dự thảo sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng đưa ra giải pháp hoàn thiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong đó, quy định:
1. Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
2. Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm về những quyết định, hành vi của mình.
3. Người vi phạm pháp luật khi tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự [58].
Về cơ bản, những nội dung của Dự thảo là hợp lý, tuy nhiên, để đảm bảo những yêu cầu như trên đã phân tích, chúng tôi đề xuất:
Thứ nhất, về khoản 1: cần sử dụng từ “tuân thủ”, thay cho từ “thực hiện”, nhằm làm nổi bật yêu cầu chấp hành pháp luật tố tụng hình sự.
Thứ hai, về khoản 2: cần quy định rò chịu trách nhiệm là chịu trách nhiệm về vấn đề gì?
Thứ ba, về khoản 3, quy định “Người vi phạm pháp luật khi tham gia tố tụng”, có thể là công dân, không phải công chức, viên chức, nếu sử dụng cụm từ “xử lý kỷ luật”, thì không hợp lý.
Do đó, theo chúng tôi, Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cần sửa đổi như sau:
“1. Mọi hoạt động tố tụng của những chủ thể tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng phải tuân thủ những quy định của Bộ luật này.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, và tính có căn cứ của các quyết định, hành vi tố tụng của mình.
3. Người vi phạm pháp luật khi tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
3.1.1.3. Về nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng
Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, chỉ rò: “Cải cách mạnh mẽ thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp” [16]. Do vậy, chúng tôi đồng tình với quan điểm của PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí về việc Bộ luật tố tụng hình sự cần phải bổ sung nguyên tắc cơ bản: “Bảo đảm mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án phải được công khai, minh bạch” [10].
Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự hiện nay chỉ được kiểm soát thông qua cơ chế giám sát nội bộ, hoặc kiểm sát của Viện kiểm sát là chủ yếu. Hoạt động giám sát của Quốc hội không được thực hiện thường xuyên mà chỉ thực hiện theo định kỳ, trên cơ sở báo cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng và thực tế, hoạt động này chưa thực sự hiệu quả vì không mang tính kịp thời. Bổ sung nguyên tắc trên, nghĩa là mọi hoạt động Tố tụng hình sự từ khi áp dụng một số biện pháp ngăn chặn, biện pháp thu thập chứng cứ (trước khi có quyết định khởi tố của cơ quan có thẩm quyền); đến giai đoạn khởi tố; điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đều sẽ được công khai, minh bạch. Điều này, phần nào tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận và chủ động trong quá trình tố tụng, tự mình