Giai Đoạn Từ 1960 Đến Trước Khi Bltths 1988 Ra Đời

tướng đã ban hành Nghị định 256/TTg ngày 1/7/1959 quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố, trong đó có quy định nhiệm vụ chung của Viện công tố là: "Nhiệm vụ của Viện công tố là điều tra và truy tố trước Tòa án những kẻ phạm pháp về hình sự; giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác điều tra của Cơ quan điều tra...", như vậy ngoài chức năng truy tố theo luật hình sự những kẻ phạm pháp, Viện công tố còn có chức năng trong việc giám sát chấp hành pháp luật trong điều tra vụ án hình sự.

Ngoài ra, Nghị định 256 còn quy định việc thực hiện nhiệm vụ của Viện công tố là: "… để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tài sản của công, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, bảo đảm công cuộc kiến thiết và cải tạo xã hội chủ nghĩa tiến hành thuận lợi”. Như vậy, trong giai đoạn này, đã có những quy định về việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân của Viện công tố, tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân.

1.3.2. Giai đoạn từ 1960 đến trước khi BLTTHS 1988 ra đời

Sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân thay thế cho Viện công tố được đánh dấu bằng sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 thay thế cho Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp năm 1959 bao gồm 10 chương, 112 Điều trong đó Chương VIII quy định về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Điều 105 của Hiến pháp năm 1959 quy định:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi luật định [34, Điều 105].

Ngày 15 tháng 7 năm 1960, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa II, kỳ họp thứ nhất đã thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân,

một trong các đạo luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Ngày 26-7-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số 20-L/CTN công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong hệ thống bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 gồm 6 chương, 25 Điều. Nội dung của đạo luật quy định các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, các công tác thực hiện chức năng, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện các công tác kiểm sát cụ thể, nhân viên, bộ máy làm việc và biên chế của Viện kiểm sát. Theo các quy định nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật, làm cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững”. Mục đích của việc kiểm sát là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi hợp pháp của công dân, góp phần đảm bảo cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thông nhất đất nước được tiến hành thắng lợi [35]. Những quy định này phù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ.

Theo quy định tại luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân có các chức năng, nhiệm vụ: Điều tra những việc làm phạm pháp về hình sự và truy tố trước Tòa án nhân dân những người phạm pháp về hình sự; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của Cơ quan Công an và của cơ quan điều tra khác; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử của các Tòa án nhân dân và việc chấp hành các bản án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ của các trại giam.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, trên cơ sở đường lối và nhiệm

vụ cách mạng được đề ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp năm 1980, thay thế cho Hiến pháp năm 1959, lúc này đã không còn phù hợp với giai đoạn cách mạng mới. Hiến pháp năm 1980 ra đời là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt văn bản pháp lý quan trọng. Hiến pháp năm 1980 tại Chương X có 5 điều trực tiếp quy định về Viện kiểm sát nhân dân, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong bộ máy Nhà nước và bổ sung những quy định mới về Viện kiểm sát nhân dân so với Hiến pháp năm 1959.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Hiến pháp năm 1980 đã xác định chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là:

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất [36, Điều 138].

Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 6

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 được Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 4 tháng 7 năm 1981; một mặt đã giữ lại những quy định về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức hoạt động còn phù hợp của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960; mặt khác đã có những bổ sung và cụ thể hoá về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân. Về chức năng, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 quy định:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang, các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát địa phương, các

Kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình [37, Điều 1].

Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân (Điều 2 Hiến pháp 1981). Đồng thời, lần đầu tiên Luật đã ghi nhận thực hành quyền công tố như là một chức năng chính của ngành Kiểm sát nhân dân. Theo quy định tại Luật này, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân có chức năng: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan Công an và các cơ quan điều tra khác; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của Toà án nhân dân; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc chấp hành các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam, giữ và cải tạo.

Trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự, chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong việc điều tra của Cơ quan Công an và của cơ quan điều tra khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân được ghi nhận trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân từ năm 1960 và đã được tiếp tục ghi nhận và có sự bổ sung trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan Công an và của cơ quan điều tra khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự với mục đích: Không để một hành vi phạm tội và người phạm tội nào tránh khỏi việc xử lý của pháp luật; Không để một công dân nào bị bắt giam, bị đưa ra xét xử hoặc bị hạn chế về các quyền dân chủ một cách trái pháp luật. Đến Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 mục đích này đã

được sửa đổi bổ sung và quy định cụ thể hơn nhằm: Mọi hành vi phạm tội đều phải được điều tra để xử lý theo pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội; Không để một người nào bị bắt, bị tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; Việc khởi tố và điều tra phải theo đúng quy định của pháp luật. Trong việc điều tra phải thu thập cả chứng cứ kết tội và chứng cứ gỡ tội, phải làm rò những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của bị can và tìm ra những nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm; Việc truy cứu trách nhiệm phải có đủ căn cứ và phải bảo đảm tính hợp pháp.

Nhìn chung, quy định chức năng việc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan Công an và Cơ quan điều tra khác của Viện kiểm sát trong các Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân các năm 1960, 1981 đã có sự kế thừa và sửa đổi cho phù hợp với tình hình đất nước trong các giai đoạn khác nhau. Tóm lại, việc thực hiện chức năng này của Viện kiểm sát đã góp phần đảm bảo việc điều tra của các cơ quan được khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Góp phần bảo đảm việc pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

1.3.3. Giai đoạn từ 1988 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám, với tinh thần đổi mới trên mọi mặt của đời sống xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời đáp ứng yêu cầu bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý kiên quyết và triệt để mọi hành vi phạm tội. Bộ luật quy định rò định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều

tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, đề cao vai trò của các tổ chức xã hội và công dân trong việc tham gia tố tụng, kết hợp sức mạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa với sức mạnh của quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Nhà nước ta được ban hành trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Bộ luật tố tụng hình sự 1988 đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 gồm: Lời nói đầu, 7 phần, 32 chương, 293 Điều. Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên được ban hành từ năm 1988, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1989. Bộ luật được xây dưng trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của pháp luật tố tụng hình sự truyền thống, quán triệt và thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta lúc bấy giờ, nhất là pháp luật tố tụng hình sự của Liên Xô (cũ). Sau khi ra đời, bộ luật đã đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự của nước ta, đã nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; Góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giữ vững an ninh, chính trị trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới của Nhà nước.

* Vai trò bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân thông qua các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là cơ sở pháp lý góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân trước những hành vi phạm của tội phạm và

người phạm tội. Trong bộ luật này, ngay ở Chương I về các nguyên tắc cơ bản đã ghi nhận một số nguyên tắc thể hiện được tư tưởng bảo vệ quyền con người, quyền công dân như các nguyên tắc: Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 3); Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật (Điều 4); Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (Điều 5); Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân (Điều 6); Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (Điều 7); Không ai bị coi là có tội, nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án (Điều 10); Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo (Điều 12). Tại Khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng có quy định: Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án. Như vậy, Viện kiểm sát là một trong ba cơ quan tiến hành tố tụng được quy định theo Bộ luật này, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Việc bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự được thể hiện trên phương diện: Một là, đấu tranh chống tội phạm, phát hiện kịp thời để đưa ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với người phạm tội xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, trong đó có các quyền của con người. Hai là, bảo đảm các quyền của người bị bắt, bị can, bị cáo, người bị kết án không bị pháp luật tước bỏ và được tôn trọng.

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự: Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát trong giai đoạn này nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời; không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị

hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tư do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật. Bên cạnh đó, cũng đảm bảo việc điều tra được khách quan, toàn diện, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.

Với nhiệm vụ, quyền hạn và các biện pháp thực hiện trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát vừa là người quyết định việc truy tố người phạm tội trước Tòa án để xét xử, bảo đảm nguyên tắc, bất cứ hành vi phạm tội nào xâm phạm đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân đều phải được phát hiện, xử lý trước pháp luật, vừa bảo đảm các hoạt động điều tra, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người bị tình nghi, bị can, bị cáo được tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Như vậy, sự tham gia của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự để thực hành quyền công tố và kiểm sát khởi tố, điều tra nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội và người phạm tội đều được phát hiện, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; đồng thời, bảo đảm việc điều tra tuân thủ đúng pháp luật, mọi hoạt động xâm phạm đến các quyền của con người, quyền cơ bản của công dân đều phải được phát hiện và xử lý.

Bên cạnh việc kiểm sát các hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của cơ quan điều tra nhằm đảm bảo: Việc tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý được chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Như vậy, hoạt động của Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là một trong những

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí