Kết Quả Kiểm Sát Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Về Tội Phạm Trong Giai Đoạn Khởi Tố Vụ Án Hình Sự 05 Năm (2010-2014)

của pháp luật. Trường hợp người bị bắt, người bị khởi tố không nhận tội, tài liệu chứng cứ có mâu thuẫn hoặc chưa rò, thì trước khi xem xét, phê chuẩn, Kiểm sát viên tr ực tiếp lấy lời khai người bị bắt. Trong trường hợp hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác, có sự phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, không để bị can phạm tội mới, bỏ trốn hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng khác. Quá trình khởi tố, điều tra, đã

tích cực đề ra yêu cầu điều tra. Trường hơp có d ấu hiệu tội phạm nhưng

chưa được khởi tố, kiên quyết yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhằm chống bỏ lọt tội phạm.

Trong những vu ̣án có luâṭ sư , người bào chữa và người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật; Viện kiểm sá đã chủ động tạo điều kiện tốt nhất để người bào chữa nghiên cứu hồ sơ, có mặt trong giai đoạn điều tra vụ án; tôn trọng và nghiêm túc xem xét đ ầy đủ, kịp thời ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm việc điều tra, thu thập chứng cứ khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.

Kết quả cụ thể trong 5 năm, từ 2010 – 2014 đối với việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự 05 năm (2010-2014)

Số năm

Tổng số tin báo tiếp nhận

Số vụ án đã khởi tố

Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố vụ án

Số vụ án Viện kiểm sát trực tiếp khởi tố

Viện kiểm sát hủy quyết định không khởi

tố vụ án

Năm 2010

86.462

54.487

210

121

65

Năm 2011

87.830

49.859

314

32

62

Năm 2012

92.335

54.480

442

70

46

Năm 2013

97.831

58.286

405

20

92

Năm 2014

106.717

63.995

495

32

47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 10

(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm sát hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010-2014)).

Nhìn bảng số liệu trên, nhận thấy, số lượng tố giác, tin báo về tội phạm tăng cao theo từng năm. Tuy nhiên, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã tăng cường kiểm sát việc khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 1866 vụ án; quyết định khởi tố và yêu cầu điều tra 275 vụ án. Đã quyết định hủy 312 quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra. Những số liệu trên thể hiện, Viện kiểm sát đã phát hiện tình trạng bỏ sót, bỏ lọt nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm của Cơ quan điều tra, bảo vệ được quyền công dân, quyền con người của người bị hai.

Trong công tác bắt giữ, chất lượng bắt, tạm giữ, tạm giam được nâng cao, và chính xác hơn. Trong 05 năm, cả nước có 355.841 người bị bắt, tạm giữ, trong đó khởi tố hình sự 332.122 người đạt tỉ lệ 93,33% (Năm 2014, tỷ lệ này là 98,18%). Do kiểm sát chặt chẽ hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra thu thập, cũng như vận dụng đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm sát đã không phê chuẩn 532 lệnh bắt khẩn cấp; hủy quyết định tạm giữ và không phê chuẩn gia hạn tạm giữ đối với 1.630 người; không phê chuẩn lệnh tạm giam và lệnh bắt tạm giam 1.475 bị can; không gia hạn tạm giam 1.897 bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra bắt tạm giam 627 bị can, góp phần bảo đảm việc bắt, tạm giữ, tạm giam đúng các quy định của pháp luật, tránh xâm phạm quyền con người.

Thực hiện chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Chỉ thị 06/CT-VKSTC về “Tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm” của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngày 06/12/2013, toàn Ngành đã tích cực, chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, kiểm sát 100% các vụ án ngay từ khi khởi tố; nâng cao trách nhiệm trong việc phê chuẩn và

ban hành các lệnh, quyết định thuộc thẩm quyền, đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật; nắm chắc tiến độ điều tra, bảo đảm việc thu thập chứng cứ đầy đủ, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật; chú trọng ban hành và nâng cao chất lượng các yêu cầu điều tra.

Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, từ năm 2010 đến 2014, Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 452.547 vụ/718.682 bị can. Cơ quan điều tra đã xử lý 372.377 vụ/593.270 bị can, đạt tỷ lệ 82,28% số vụ phải giải quyết (Trong đó, tỷ lệ số vụ kết thúc điều tra, đề nghị truy tố trên tổng số vụ cơ quan điều tra đã giải quyết, của cơ quan điều tra năm 2012 đạt 86,05%).

Bảng 2.2: Kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự 05 năm 2010-2014


Năm

Số vụ án/ bị can kiểm sát điều tra

Cơ quan điều tra giải quyết

Cơ quan điều tra kết thúc điều tra

Tỷ lệ kết thúc điều

tra

2010

78.844/123.744

63.394/98.608

54.487/93.332

85,94%

2011

87.667/141.073

71.337/114.907

61.204/108.745

85,79%

2012

94.007/151.603

78.074/128.025

67.190/122.676

86,05%

2013

94.932/151.786

79.468/127.159

67.930/122.070

85,48%

2014

97.097/150.476

80.104/124.571

66.601/119.820

83,14%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010-2014)).

Riêng năm 2013, số lượng các tội phạm trong lĩnh vực tăng mạnh, nhiều vụ án lớn được khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử. Điển hình như: Vụ Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và một số đối tượng khác đã làm trái quy định của pháp luật, gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng và tham ô hơn 1,5 tỉ đồng; Vụ Ngô Quang Đạo, Giám đốc Công ty cổ phần xăng dầu miền Bắc cùng đồng phạm làm giả 42 chứng thư bảo lãnh của ngân hàng, móc nối với cán bộ 3 chi nhánh Tổng

công ty Petech tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, để lừa đảo chiếm đoạt 549 tỉ đồng; Vụ Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm can tội “Kinh doanh trái phép”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; vụ Phạm Minh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán (SME) cùng một số đối tượng ký hợp đồng đầu tư chứng khoán niêm yết với Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) để lừa đảo chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng của PVI; vụ Công ty MB24, hoạt động trên phương thức sàn thương mại điện tử, qua trang web muaban24.vn để chiếm đoạt hơn 43 tỷ đồng của hàng nghìn người; Vụ Dương Anh Đức tổ chức đánh bạc tại Khách sạn Tuấn Sơn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, Cơ quan điều tra bắt giữ tại chỗ 104 người, thu giữ hơn 5,5 tỉ đồng; đã khởi tố vụ án, khởi tố 91 bị can;

Đáng lưu ý, xảy ra một số vụ án dùng nhục hình trong hoạt động tư pháp gây hậu quả nghiêm trọng, bức xúc trong dư luận. Như: Vụ dùng nhục hình dẫn đến hậu quả chết người xảy ra ở Công an thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, khởi tố 5 bị can về tội dùng nhục hình, 01 bị can về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. (Nguồn báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2013 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Năm 2014, khởi tố bị can đối với 01 Điều tra viên, 01 Kiểm sát viên về tội Làm sai lệch hồ sơ; 02 Điều tra viên, 01 Kiểm sát viên, nguyên Thẩm phán về các hành vi Dùng nhục hình, Làm sai lệch hồ sơ vụ án và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã có nhiều đổi mới trong hoạt động nghiệp vụ. Viện kiểm sát chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước nắm chắc tình hình vi phạm pháp luật và phạm tội, quản lý tình hình thông tin về tội phạm để chủ động đề xuất với cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác quản lý. Mặc khác, thông qua công tác nắm vững tình hình vi phạm pháp luật và phạm

tội, Viện kiểm sát đã kịp thời quản lý được phần lớn số lượng tố giác, tin báo về tội phạm mà Cơ quan điều tra đã tiếp nhận, nắm được việc Cơ quan điều tra phân loại vi phạm pháp luật và phạm tội, từ đó có biện pháp hạn chế tình hình khởi tố oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, ban hành tổng số 3.522 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm.

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự có những chuyển biến tích cực. Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát các cấp đã chú trọng việc phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, thiếu sót trong hoạt động điều tra, trong đó, đã ban hành 2.748 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra, 752 kiến nghị phòng ngừa vi phạm

và tội phạm.

Nhìn chung, công tác kiểm sát khởi tố, điều tra đã được chú ý chặt chẽ, đảm bảo áp dụng pháp luật nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đúng trong nhiều lĩnh vực, góp phần vào việc phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, đảm bảo việc giải quyết án hình sự đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra các vụ án của Viện kiểm sát nhân dân, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đạt được những thành quả nêu trên, là bởi các lý do sau:

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến công tác tư pháp, công cuộc cải cách tư pháp ngày càng được chú trọng và đẩy maṇ h , đồng bộ với cải cách lập pháp, hành pháp, hướng tới một nền tư pháp công minh, độc lập, hiệu quả, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thứ hai, công tác lãnh đao , chỉ đaọ , điều hành trong Ngành về chủ

trương tăng cường trách nhi ệm công tố trong hoaṭ đ ộng điều tra, gắn công tố

với hoaṭ động điều tra được tăng cường và thưc

hi ện kip

thời, thể hiện rò vai

trò của Viện kiểm sát trong hoạt động bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thứ ba, vị trí , vai trò, quyền han c ủa Viện kiểm sát trong hoaṭ đ ộng

khởi tố, điều tra các vụ án hình sự ngày càng được củng cố và phát triển, ghi nhận rò hơn trong các văn bản pháp luật, nhất là Bộ luật tố tụng hình sự, Luật

Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân . Sự phát triển đó đã tao cơ s ở pháp lý thuận

lợi cho Viện kiểm sát thưc

hi ện tốt chức năng thưc

hành quy ền công tố và

kiểm sát khởi tố, điều tra các vụ án hình sự.

Thứ tư, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã có nhận thức khá đầy đủ vai

trò, vị trí c ủa công tác thưc hành quy ền công tố và kiểm sát khởi tố, điều tra

các vụ án hình sự, bám sát yêu cầu nhi ệm vu ̣c ủa Đảng và Nhà nước trong mỗi thời k ỳ. Nhờ đó đã có kế hoac̣ h b ố trí, sử dụng cán b ộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vu.̣

Thứ năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tích cưc ph ối hợp với các

ngành tư pháp trung ương xây dưng các văn b ản hướng dẫn liên ngành, các

thông tư, quy chế hoạt động phối hợp, hướng tới việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất.

Thứ sáu, Lãnh đao Viện kiểm sát nhân dân tối cao luôn chú trọng công

tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vu ̣cho cán b ộ ngành. Cán bộ, Kiểm sát viên đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, trau dồi kiến thức pháp luật, đúc rút kinh nghiệm, rèn luyện bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, để trở thành chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

2.2.2. Những hạn chế trong hoạt động bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân ở giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự cũng còn những hạn chế, thiếu sót như:

Viện kiểm sát không nắm được số liệu thực tế tội phạm đã xảy ra, chưa thực sự quản lý được số lượng nguồn tin báo, tố giác tội phạm; chưa kiểm sát chặt chẽ hoạt động xác minh, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nên không chủ động phát hiện được việc oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm ngay từ đầu, dẫn đến việc Tòa án tuyên không phạm tội còn nhiều, số vụ việc phải giải quyết bồi thường oan, sai, công khai xin lỗi hàng năm còn cao và tăng đáng kể so với cùng kỳ; Số vụ, việc quá hạn trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể:

Bảng 2.3: Số tố giác, tin báo về tội phạm quá hạn trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự 05 năm 2010-2014


Năm

Số tin báo tiếp nhận

Số tin báo đã giải quyết

Số tin báo quá hạn

Tỷ lệ quá hạn trên số chưa giải quyết

2010

86.462

71.547

3682

24,68%

2011

87.830

73.025

3908

26,39%

2012

92.335

81.339

2568

23,35%

2013

97.831

90.211

1405

18,4%

2014

106.717

98.235

1500

17,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010-2014)).

Đối với một số vụ việc, Viện kiểm sát tuy đã phát hiện được những vi phạm trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, nhưng ban hành kiến nghị chưa kịp thời; còn có hiện tượng nể nang, không ban hành kiến nghị mà chỉ trao đổi để khắc phục, làm tròn hồ sơ.

Trong công tác kiểm sát việc khởi tố còn để xảy ra những tình trạng bỏ sót, bỏ lọt tội phạm hoặc khởi tố không đúng pháp luật, có nhiều trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai khi chưa đầy đủ dấu hiệu của tội phạm, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hưởng tới quyền lợi

ích hợp pháp của công dân…. Trong 05 năm (2010-2014), tổng số bị cáo Tòa án nhân dân các cấp tuyên không phạm tội là 84 trường hợp; Viện kiểm sát tiếp nhận gần 150 trường hợp yêu cầu bồi thường oan, sai trong tố tụng hình sự. Trong đó, Viện kiểm sát đã giải quyết bồi thường đối với 88 trường hợp, với trên 10 tỷ đồng.

Tỷ lệ trả điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn cao. Trong đó, Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung 9.477 vụ cho Viện kiểm sát. Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung 6.450 vụ cho Cơ quan điều tra. Cụ thể:

Bảng 2.4: Số vụ án Tòa án trả điều tra bổ sung 05 năm 2010-2014


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Số vụ Tòa trả ĐTBS

2.155

2020

1570

1.738

1.812

Tỷ lệ

3.5%

2,24%.

2,09%

2,26%

2,4%

Số vụ VKS trả ĐTBS

1.571

1.262

1.216

1.351

1050

Tỷ lệ

2,76%

2,05%

1,77%

1,95%

1,55%

Tỷ lệ trả ĐTBS giữa các CQTHTT

6,26%

4,29%

3,86%

4,21%

3,95%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010-2014)).

Tỷ lệ án đình chỉ điều tra hàng năm vẫn còn ở mức cao, thể hiện công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra còn hạn chế.

Bảng 2.5: Số vụ án, bị can đình chỉ điều tra trong 05 năm 2010-2014



Năm

Số vụ án/ bị can Cơ quan điều tra đình chỉ

Số vụ án/ bị can Viện kiểm sát đình chỉ

Số bị can đình chỉ theo Điều 25 Bộ luật hình

sự

Số bị can đình chỉ do không phạm tội

2010

1742/1956

423/539

734

85

2011

1694/2087

561/1.286

1003

101

2012

1765/2031

440/837

1055

94

2013

1647/2054

443/869

876

46

2014

2069/2283

451/807

555

53

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của VKSND tối cao).

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí