chung như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, quyền bảo đảm về bí mật đời tư, an toàn thư tín, điện tín... Điều này cho thấy, vấn đề đảm bảo quyền con người của người bị bắt trong điều tra vụ án hình sự rất cần quan tâm và cẩn trọng.
Từ sự phân tích về khái niệm người bị bắt trong tố tụng hình sự và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự chúng ta có thể đưa ra khái niệm bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sư, như sau: Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao thẩm quyền điều tra trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật nhằm thiết lập, triển khai đầy đủ các quyền của người bị bắt trên cơ sở những bảo đảm chung cho quyền con người và quyền con người trong lĩnh vực tư pháp.
Đặc điểm: Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra những đặc điểm, nội dungcủa bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như sau:
Thứ nhất,bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra trước hết thể hiện trong việc phảibảo đảm các quyền công dân chung của họ:Các quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác như Luật bầu cử, Bộ luật dân sự, Luật s hữu trí tuệ… Là công dân, người bị bắt có quyền được tôn trọng và bảo đảm các quyền được pháp luật quy định, trừ các trường hợp BLTTHS quy định khác nhằmđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tố tụng hình sự. Phải nói rằng, trong khoa học luật tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng, vấn đề bảo đảm quyền công dân của người tham gia tố tụng chưa được chú ý nhiều. Trong nghiên cứu về “Bị can và bảo đảm quyền của bị can trong
BLTTHS 2003, thực trạng và định hướng hoàn thiện”, vấn đề này đã được TS. Nguyễn Duy Hưng phát hiện: “Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa đề cập nhiều đến khía cạnh các quyền công dân của một người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách bị can. Các quyền của bị can được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự phần lớn được đề cập trên phương diện quyền tố tụng và ít được đề cập trên phương diện quyền công dân. Tuy nhiên, với tư cách là đối tượng của khoa học luật tố tụng hình sự, việc nghiên cứu bảo đảm quyền công dân của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo cần đượcđặt trong bối cảnh các hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện để giải quyết vụ án”[18, tr.46].
Tố tụng hình sự là hoạt động đặc biệt liên quan đến việc kh i tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự liên quan đến việc phát hiện, xử lý hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm và xử phạt người phạm tội. Trong giai đoạn điều tra, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp bắt người là rất cần thiết để phục vụ cho việc chứng minh vụ án hình sự. Vì vậy, để đạt được mụcđích của tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự của bất kỳ một quốc gia nào cũng có quy định về những biện pháp cưỡng chế tố tụng, các hành vi, quyết định tố tụngđụng chạm đến quyền, lợi ích của công dân. Hay nói cách khác, cưỡng chế tố tụng hình sự, khả năng ảnh hư ng của hoạt động tố tụng hình sự tới các quyền con người của công dân là tất yếu.
Để bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung, quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra nói riêng dưới góc độ quyền công dân, thể hiện chủ yếu thông qua các nguyên tắc tố tụng hình sự trong đó có các nguyên tắc ảnh hư ng trực tiếp tới biện pháp ngăn chặn bắt người trong giai đoạn điều tra.Trong khoa học luật tố tụng hình sự, các nguyên tắc tố tụng hình sự được phân chia thành các nhóm khác nhau để
nghiên cứu, bao gồm: 1/ Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong hoạt động tố tụng; 2/ Các nguyên tắc liên quan đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án; 3/ Các nguyên tắc thể hiện tính dân chủ trong hoạt động tố tụng và 4/ Các nguyên tắc bảo đảm quyền con người của người tham gia tố tụng.
Trong số các nguyên tắc tố tụng hình sự cơ bản được quy định trong BLTTHS, các nguyên tắc thuộc nhóm thứ tư thể hiện rò nhất quan điểm của người làm luật liên quan đến bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bắt trong TTHS nói chung và đặc biệt là trong giai đoạn điều tra. Đó là: nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (điều 4), nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật (điều 5), nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (điều 6), nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân (điều 7), nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (điều 9), nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan (điều 29) và nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (điều 30)...,.
Ngoài ra, các nguyên tắc tố tụng khác mức độ này hay mức độ khác, gócđộ này hay góc độ khác đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc bảo đảm quyềncon người của người tham gia tố tụng nói chung, của người bị bắt nói riêng trong giai đoạn điều tra.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 2
- Khái Niệm, Đặc Điểm Của Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự
- Khái Niệm, Đặc Điểm Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự
- Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Hình Sự Trong Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Một Số Nước
- Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Về Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự
- Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự Qua Các Quy Định Về Biện Pháp Ngăn Chặn Bắt Người
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Thứ hai,bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tratừ góc độ này là đảm bảo cho người bị bắt có địa vị pháp lý phù hợp để bảo vệ mình trước việc bị nghi thực hiện tội phạm, bị buộc tộivà những điều kiện pháp lý cũng như thực tế để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng
được quy định. Là người bị nghi thực hiện tội phạm (người bị tạm giữ), bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong trường hợp đã bị kh i tố về hình sự),người bị bắt là người tham gia tố tụng có vị trí trung tâm, quyết định trong toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Mọi hoạt động tố tụng hình sự đều tập trung vào việc xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm để trên cơ s đó có quyết định xử lý phù hợp với quy định pháp luật. Vì vậy, có thể nói, các quy định của BLTTHS, các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đều trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều liên quan đến người bị bắt hoặc các chủ thể tham gia tố tụng khác.
Bảo đảm quyền con người của người bị bắt tronggiai đoạn điều tra từ góc độ này là xây dựng cơ s pháp lý và tạo điều kiện trên thực tế để: 1/ Những người bị bắt có khả năng chứng minh bác bỏ sự nghi ngờ phạm tội từ phía cơ quan điều tra, bác bỏ sự buộc tội của cơ quan điều tra và làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà người đó thực hiện; 2/ Cơ quan điều tra xác định chính xác, khách quan tội phạm, người phạm tội và áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật (kể cả BLHS và BLTTHS) để giải quyết vụ án. Và như vậy, theo chúng tôi, bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:
Một là, quy định đúng đắn, hợp lý về nội dung và thực hiện các nguyên tắc tố tụng hình sự đặc biệt là các nguyên tắc có liên quan một cách mật thiết đến quyền của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự;
Hai là, quy định hợp lý địa vị tố tụng của người bị bắt; quy định cụ thể, rò ràng quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan điều tra trong trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người;
Ba là, quy định đúng đắn chứng cứ và quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự đặc biệt là chứng minh được các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn
chặn bắt người của các cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn điều tra. Điều này nhằm tránh tình trạng tác động tới quyền cá nhân của người bị bắt;
Bốn là, quy định cụ thể, hợp lý điều kiện và thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng nói chung, các biện pháp ngăn chặn nói riêng. Đây là điều kiện tiên quyết và vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. B i lẽ nếu các điều kiện và thủ tục bắt người không được quy định chính xác và chặt chẽ rất khó có thể đảm bảo được quyền con người của chủ thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người.
Năm là, quy định các thủ tục bắt người trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng cụ thể, dân chủ, công khai;
Sáu là, quy định đầy đủ và chặt chẽ hậu quả tố tụng, chế độ trách nhiệmđối với các quyết định oan, sai đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra v.v…
* Như vậy, việc phân biệt bảo đảm quyền công dân và bảo đảm quyền tố tụng của người bị bắt trong giai đoạn điều tra chỉ là tương đối để phân tích về mặt lý luận. Thực ra, hai vấn đề này liên quan rất mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và có tác động qua lại rất lớn với nhau. Quyền công dân, quyền tố tụng đều là các nội dung của quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Người bị bắt chỉ có thể thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng của mình nếu quyền công dân của họ được tôn trọng và bảo đảm; và ngược lại, không thể nói đến quyền công dân nếu các quyền tố tụng quan trọng của người bị bắt không được bảo đảm thực hiện. Vì vậy, việc nghiên cứu cũng như thực hiện việc bảo đảm quyền công dân chung, quyền tố tụng của người bị bắt cần đồng thời được tiến hành. Có như vậy, quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra mới được bảo đảm một cách hiệu quả, góp phần
không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn lợi ích Nhà nước, cộng đồng và nhiệm vụ tố tụng đặt ra. Vì vậy, theo chúng tôi, khi nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra là cần tập trung phân tích các quy định của BLTTHS và thực hiện các quy định đó trên thực tế các nội dung cơ bản sau đây.
- Nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản tố tụng hình sự liên quan đến bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nhất là trong giai đoạn điều tra như tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (điều 4), nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (điều 6), nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân (điều 7), nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ , an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (điều 8), nguyên tắc suyđoán không có tội (điều 9), nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (điều 10), nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điều 11), nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (điều 12), nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan (điều 29), nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (điều 30) và nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (điều 31)… Nguyên tắc tố tụng hình sự là tư tư ng chỉ đạo được quy định trong BLTTHS cần được tuân thủ trong quá trình tố tụng trong đó có giai đoạn điều tra. Tuân thủ các tư tư ng chỉ đạo liên quan đến việc bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, đến quyền tố tụng của những người tham gia tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt.
- Nghiên cứu địa vị tố tụng của người tiến hành tố tụng và người bị bắttrong giai đoạn điều tra. Đặc biệt, cần tập trung vào việc nghiên cứu trách
nhiệm của cơ quan điều tra trong mối quan hệ với người bị bắt và quyền tố tụng của người bị bắttrong giai đoạn điều tra. B i vì tôn trọng quyền công dân, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước, của cơ quan Nhà nước đối với công dân là một trong những đặcđiểm của Nhà nước pháp quyền. Quan hệ giữa Nhà nước với công dân, mà cụ thể hơn là quan hệ giữa cơ quan, người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng nói chung, người bị bắtnói riêng là thể hiện rò nhất tính chất dânchủ trong xã hội, trong quá trình tố tụng hình sự. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong đó có cơ quan điều tra, quyền của người tham gia tố tụng là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo quyền con người của người bị bắttrong giai đoạn điều tra;
- Nghiên cứu về chứng cứ và quá trình chứng minh trong điều travụ án hình sự đểđảm bảo tính chính xác, khách quan của quá trình tố tụng. Quy định một cách chặt chẽ về chứng cứ, các đặc điểm của chứng cứ và thủ tục chứng minh (thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo cho việc xử lý chính xác, khách quan vụ án; từ đó là việc bảođảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra.
- Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn đặc biệt là tronggiai đoạn điều tra. Trong đó, chú trọng đến thẩm quyền (áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp), căn cứ áp dụng, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế tố tụng được người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị nghi thực hiện tội phạm, bị can khi có đủ căn cứ luật định nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản tr cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án [37, tr.69]. Là những biện pháp cưỡng chế, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn có liên quan rất lớn đến quyền con người của người bị bắt; đặc biệt là các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, các quyền tự do dân chủ khác. B i vì, trong tố tụng hình sự, chỉ có người bị bắtlà những
đối tượng duy nhất bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn đúng thẩm quyền, đúng căn cứ, đúng thủ tục và đúng thời hạn…là những đảm bảo quan trọng cho việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra.
- Nghiên cứu các thủ tục trong giai đoạn điều tra từ góc độ để các thủ tục đó không xâm phạm quyền công dân cũng như bảo đảm cho người bị bắt thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân chủ, công khai, khách quan. Là cách thức, trình tự thực hiện hoạt động điều tra một mặt bảo đảm cho hoạt động điều tra tiến hànhđược chính xác, khách quan; mặt khác để các hoạt động điều tra đó không hạn chế quyền tố tụng của người tham gia tố tụng nói chung, của người bị bắt nói riêng. B i vì, ngay trong các hoạt động tố tụng (như lấy lời khai, khám xét, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật…) đã chứa đựng yếu tố cưỡng chế. Quy định thủ tục tố tụng đặc biệt trong giai đoạn điều tra chặt chẽ tức là đã hạn chế để cơ quan điều tra thực hiện những hành vi tố tụng được BLTTHS quy định vi phạm các quyền của người bị bắt.
- Nghiên cứu các quy định về khiếu nại, tố cáo trong điều tra vụ án hình sự. Bảođảm cho người bị bắt quyền khiếu nại, tố cáo đối với hành vi của cơ quan điều tra vi phạm pháp luật nói chung, xâm phạm quyền con người nói riêng và trình tự, thủ tục giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo đó là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền con người của họ trong điều tra hình sự. Trong giai đoạn điều tra, các vi phạm quyền con người thường bị khiếu nại như lạm dụng áp dụng biện pháp ngăn chặn, vi phạm thủ tục tố tụng trong khám xét, kê biên, hỏi cung, lấy lời khai v.v… Khiếu nại, tố cáo là một trong những nguồn thông tin báo về việc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan điều tra. Xác minh và giải quyết đúng đắn các khiếu nại tư pháp, một mặt nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm