Mối Quan Hệ Giữa Các Khái Niệm Trong Quyết Định Dtkh Nguồn: Tác Giả Xây Dựng


Từ khái niệm về DTKH và các khái niệm có liên quan, mối quan hệ giữa các khái niệm trong quyết định DTKH được mô tả qua hình 2.1 sau:



Nếu

Quyết định DTKH

Đánh giá:

RRKT

RRKD của khách hàng RRKD của CTKT

Đặc điểm Ban quản trị của khách hàng Mức độ chuyên ngành của CTKT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 276 trang tài liệu này.

Giá phí kiểm toán

CTKT có nên tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng hiện tại hay không

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì khách hàng tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam - 8

DTKH

Không

DTKH

Nếu đồng ý không đồng ý


Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các khái niệm trong quyết định DTKH Nguồn: Tác giả xây dựng


2.2. Các quy định về chấp nhận, duy trì khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính‌

2.2.1. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

2.2.1.1 Chuẩn mực quốc tế về kiểm soát chất lượng (ISQC 1)

Theo ISQC 1 (2019), các CTKT phải xây dựng, thực hiện chính sách, thủ tục về CN, DTKH cho từng cuộc kiểm toán. Những chính sách và thủ tục này giúp CTKT sẽ chỉ CN hoặc DTKH khi và chỉ khi:

(a) CTKT có năng lực chuyên môn, khả năng để thực hiện cuộc kiểm toán;

(b) CTKT tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp;

(c) CTKT đã xem xét tính chính trực của khách hàng.

Để đạt được sự bảo đảm trên, các CTKT phải xây dựng, thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm toán để thu thập được các thông tin cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể trước khi chấp nhận một khách hàng mới hoặc DTKH hiện tại. Bên cạnh đó, ISQC 1 cũng hướng dẫn một số vấn đề cần xem xét khi thực hiện quy trình CN, DTKH, bao gồm các vấn đề cần xem xét liên quan đến tính chính trực của NQL khách hàng như tên tuổi và danh tiếng NQL công ty khách hàng, các vấn đề cần xem xét liên quan đến khả năng thực hiện kiểm toán như sự hiểu biết về ngành nghề của khách hàng.

2.2.1.2 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 220

ISA 220 (2019) cũng đưa ra các hướng dẫn về các vấn đề cần xem xét khi quyết định CN, DTKH, bao gồm:

­ Tính chính trực của khách hàng;

­ Năng lực và khả năng để thực hiện kiểm toán;

­ Khả năng tuân thủ chuẩn mực, quy định đạo đức nghề nghiệp của CTKT. Ngoài những nội dung được quy định như trong ISQC 1, ISA 220 còn lưu ý

CTKT cần xem xét những vấn đề phát sinh trọng yếu trong năm hiện tại, năm


trước và ảnh hưởng tới việc DTKH.

2.2.1.3 Chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kế toán và kiểm toán

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phiên bản 2018 được Ủy ban chuẩn mực đạo đức quốc tế (IESBA) thuộc IFAC2 đã công bố vào tháng 5 năm 2018. Chuẩn mực này quy định KTV phải xác định liệu việc chấp nhận kiểm toán cho khách

hàng có làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng tới các nguyên tắc đạo đức nghề

nghiệp hay không trước khi CNKH mới hay DTKH cũ. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập cần được xem xét khi đưa ra quyết định có CN, DTKH như sau:

­ Xem xét liệu CTKT có quan hệ kinh doanh, lợi ích tài chính hay các khoản vay với khách hàng hay không;

­ CTKT có cung cấp các dịch vụ khác ngoài kiểm toán và doanh thu từ các dịch vụ này vượt quá phí kiểm toán và có ảnh hưởng tới tính độc lập của KTV hay không;

­ Liệu có Giám đốc kiểm toán/chủ phần hùn nào của CTKT có quan hệ thân thuộc hay bất kỳ lợi ích tài chính nào liên quan đến khách hàng hay không;

­ Liệu có bất kỳ thành viên cũ của CTKT hiện đang làm việc cho công ty khách hàng hay không.

2.2.1.4 Hướng dẫn thực hành về chấp nhận, duy trì khách hàng của Ủy ban kiểm toán xuyên quốc gia

UBKT xuyên quốc gia (The Transnational Auditors Committee ­ TAC) ­ ủy

ban điều hành của Diễn dàn của các doanh nghiệp (FOF) ­ đã ban hành “Hướng dẫn thực hành về việc CNKH mới và tiếp tục hợp đồng kiểm toán với khách hàng cũ” vào tháng 10 năm 2010.


2 International Federation of Accountant ­ Liên đoàn kế toán Quốc tế


Trong hướng dẫn này, TAC cũng đưa ra các yêu cầu cơ bản trong việc CN, DTKH khi và chỉ khi CTKT có sự đảm bảo rằng: (a) CTKT có đủ khả năng và nguồn lực để thực hiện cuộc kiểm toán; (b) CTKT đảm bảo sự tuân thủ về đạo đức nghề nghiệp; (c) CTKT đã xem xét và đánh giá tính chính trực của công ty khách hàng và không có bất cứ thông tin nào về việc công ty khách hàng thiếu chính trực. Ngoài các nội dung được hướng dẫn trong các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISQC 1, ISA 220), hướng dẫn này còn đưa ra một số yêu cầu khác như:

­ Mọi quyết định CNKH đều phải có sự tham gia của ít nhất một thành viên ở cấp độ là giám đốc kiểm toán hay chủ phần hùn. Giám đốc kiểm toán hay chủ phần hùn có thể tham dự với tư cách tư vấn hay phụ trách trực tiếp cuộc kiểm toán;

­ Chủ phần hùn thứ hai phải tham gia trong việc đưa ra quyết định nếu cuộc kiểm toán được đánh giá là có mức rủi ro trên mức bình thường;

CNKH

­ Nếu khách hàng hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt, cần có sự tham gia của chuyên gia trong quá trình đưa ra quyết định CNKH nếu đánh giá ban đầu về rủi ro khách hàng là trên mức bình thường.

2.2.2. Chuẩn mực kiểm toán và các quy định của Việt Nam

2.2.2.1 Luật kiểm toán độc lập

Ngày 29/03/2011, Quốc Hội khoá 12 đã thông qua Luật KTĐL số 67/2011/QH12. Điều 29, khoản 13 và 14, Luật KTĐL quy định CTKT cần từ chối thực hiện kiểm toán khi xét thấy không đảm bảo tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán hoặc khi khách hàng được kiểm toán có yêu cầu trái với chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.

Ngoài ra, điều 30, Luật KTĐL còn quy định được thực hiện kiểm toán như:

các trường hợp CTKT không

­ CTKT đang thực hiện công việc ghi sổ kế toán, kiểm toán nội bộ cho khách hàng hoặc trong năm trước liền kề;


­ Thành viên nhóm kiểm toán là cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào công ty được kiểm toán;

­ CTKT và khách hàng được kiểm toán có cùng cá nhân hoặc tổ chức thành lập;

­ Công ty khách hàng đang thực hiện kiểm toán BCTC cho chính CTKT hoặc trong năm trước liền kề…

2.2.2.2 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam


Ngày 6/12/2012, Bộ

tài chính ban hành 37

chuẩn mực kiểm toán

VN theo

thông tư

214/2012/TT­BTC, có hiệu lực từ

ngày 01/01/2014. Trong hệ

thống

chuẩn mực này, một số chuẩn mực liên quan tới quy trình CN, DTKH bao gồm:

VSQC1– Kiểm soát chất lượng

doanh nghiệp

thực hiện

kiểm toán, soát xét

BCTC, dịch vụ đảm bảo & các dịch vụ liên quan khác; chuẩn mực kiểm toán số

220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC. Trên cơ sở kế thừa

chuẩn mực kiểm toán quốc tế, chuẩn mực kiểm toán VN VSQC1, VSA 220 cũng đưa ra những quy định và hướng dẫn tương tự về CN, DTKH trong kiểm toán BCTC.

2.2.2.3 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán


Chuẩn mực

đạo đức nghề

nghiệp

kiểm toán (Bộ

Tài Chính ban hành vào

ngày 08/05/2015 theo TT70/2015/TT­BTC) yêu cầu CTKT cần xây dựng & thực hiện chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, xử lý các tình huống làm xảy ra xung đột lợi ích và ảnh hưởng đến tính độc lập trước khi quyết định DTKH. Trên cơ sở kế thừa chuẩn mực quốc tế, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán VN đưa ra những quy định và hướng dẫn về tính độc lập. Một số quy định khác biệt so với chuẩn mực quốc tế về tính độc lập như:

­ Về kiểm toán nội bộ và ghi sổ kế toán: Là hai dịch vụ bị cấm cung cấp cho khách hàng kiểm toán theo chuẩn mực VN. Tuy nhiên chuẩn mực quốc tế vẫn cho phép nếu có biện pháp bảo vệ phù hợp.


­ Về thời gian kiểm toán trước khi đơn vị được kiểm toán trở thành công ty có lợi ích công chúng: Quy định của chuẩn mực quốc tế có tính cả thời gian kiểm toán trước khi đơn vị được kiểm toán trở thành công ty có lợi ích công chúng. Tuy nhiên, chuẩn mực VN không quy định trường hợp này.

­ Về thời gian cung cấp dịch vụ kiểm toán: Chuẩn mực quốc tế quy định

nhóm kiểm toán không được làm kiểm toán cho công ty có lợi ích công chúng quá 7 năm và phải có 2 năm không được tham gia kiểm toán sau đó. Chuẩn mực VN quy định, KTV hành nghề không được phép ký báo cáo kiểm toán quá 3 năm liên tục cho một khách hàng là công ty có lợi ích công chúng và không được kiểm toán trong 5 năm tài chính liên tục cho một công ty có lợi ích công chúng.

2.2.2.4 Chương trình kiểm toán mẫu báo cáo tài chính

Ngoài các quy định được nêu trong các chuẩn mực kiểm toán, Chương trình kiểm toán mẫu BCTC (2019) do VACPA xây dựng và ban hành đã đưa ra những hướng dẫn chi tiết hơn về các vấn đề khi xem xét CN, DTKH như:

­ Các vấn đề mà KTV và CTKT cần cân nhắc khi đánh giá tính chính trực của NQL khách hàng và các vấn đề trọng yếu khác.

­ Những vấn đề mà KTV và CTKT cần xem xét về KTV tiền nhiệm.

­ Các thay đổi so với năm trước mà KTV và CTKT cần xem xét.

Hệ thống các tài liệu pháp lý liên quan CN, DTKH được trình bày trong phụ lục 6.

2.3. Các lý thuyết nền tảng‌

Các lý thuyết nền liên quan tới chủ đề của luận án bao gồm: lý thuyết ra

quyết định,

lý thuyết quản trị rủi ro, các lý thuyết về

động lực,

lý thuyết

lựa

chọn hợp lý, lý thuyết cân bằng về đạo đức khi ra quyết định.


2.3.1. Lý thuyết ra quyết định

Lý thuyết ra quyết định NC về cơ sở cho việc lựa chọn của


cá nhân hoặc

đơn vị. Có 3 nhánh chính của lý thuyết ra quyết định: (i) lý thuyết quyết định chuẩn tắc (Normative Decision Theory), (ii) lý thuyết quyết định mô tả

(Descriptive Decisions Theory) và (iii) lý thuyết quyết định quy định (đề (prescriptive decision­making theory).

xuất)

(i) Lý thuyết ra quyết định chuẩn tắc: Savage (1954), người khởi xướng lý thuyết này đề cập cách thức lựa chọn quyết định trong điều kiện không chắc

chắn. Lý thuyết này được áp dụng rộng rãi trong kinh tế học và khoa học ra

quyết định. Theo lý thuyết này, việc ra quyết định là hành động có chủ đích dựa trên các quy định, quy tắc và tiêu chuẩn. Tính hợp lý của việc chọn lựa quyết định được xác định bởi sự hữu ích (utility) của quyết định đó. Hữu ích là việc đáp ứng các mong muốn hoặc mang đến sự hài lòng từ các quyết định đưa ra. Có hai biến số có liên quan sự hữu ích bao gồm: (1) niềm tin và (2) các kết quả mong đợi. Chức năng hữu ích cho phép nhà quản lý thiết lập các dự kiến cho một loạt các kết quả có thể xảy ra.

Nhìn chung, lý thuyết quyết định chuẩn tắc NC về cách thức để đưa ra quyết định hợp lý. Theo đó, để có thể đưa ra quyết định, các cá nhân, tổ chức phải đánh giá kết quả của các lựa chọn khác nhau dựa trên một số cơ sở như quy định, quy tắc và tiêu chuẩn, từ đó sẽ lựa chọn kết quả tốt nhất để đưa ra quyết định.

(ii) Lý thuyết quyết định mô tả: Lý thuyết này tập trung phân tích nguyên

nhân và cách thức triển khai trên thực tế. Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) của Kahneman và Tversky (1979) là một trong những lý thuyết thuộc nhánh học thuyết ra quyết định mô tả. Lý thuyết tập trung vào cách thức mà tổ chức và cá nhân phân tích lợi ích và thiệt hại. Xu hướng ra quyết định là lựa chọn phương án nào mang lại nhiều lợi ích hơn.


(iii) Lý thuyết ra quyết định dựa trên quy định (đề xuất) (prescriptive

decision­making theory): Lý thuyết tập trung phân tích các phương pháp ra quyết định bao gồm việc thiết kế các lựa chọn thay thế. Nhánh lý thuyết này có bốn phương pháp, bao gồm: (a) Phương pháp của AHP (Analytic Hierarchy Process) (Saaty, 1986); (b) Phương pháp của Ron Howard (1966); (c) Phương pháp Giá trị suy nghĩ tập trung của Keeney (Keeney, 1992), và (d) Lựa chọn thực (Brach 2003). Các phương pháp này đều đề xuất ba nguyên tắc giải quyết vấn đề trong quá trình ra quyết định là phân tích, so sánh và lựa chọn. Nguyên tắc phân tích cho phép tổ chức xác định tất cả vấn đề trong quá trình ra quyết định. Nguyên tắc đối chiếu so sánh yêu cầu các tổ chức phải so sánh giữa các lựa chọn thay thế, đồng thời xác định mức độ ưu tiên của các lựa chọn để ra quyết định.

Nhìn chung, các lý thuyết ra quyết định nêu trên đều đưa ra cách thức giúp việc lựa chọn quyết định của cá nhân, tổ chức. Cách thức thông thường là phân tích nguyên nhân, hậu quả gánh chịu, lợi ích, chi phí khi ra quyết định để dựa vào đó chọn lựa quyết định phù hợp. Những gì mà một cá nhân, tổ chức lựa chọn trong bất kỳ tình huống nào được xác định bởi niềm tin và mong muốn hoặc mục tiêu giá trị của tổ chức.

Vận dụng các lý thuyết ra quyết định vào NC của luận án

Các lý thuyết ra quyết định cho thấy, để đưa ra quyết định DTKH, tổ chức cần phân tích nguyên nhân, hậu quả, đánh giá các lợi ích và thiệt hại. Lợi ích không chỉ xem xét về phương diện tài chính, mà còn xem xét về phương diện giá trị của tổ chức. Các CTKT ngoài mục tiêu có được khách hàng còn phải đảm bảo giữ vững uy tín, hình ảnh, tuân thủ quy định chuẩn mực và quan trọng hơn là phải giảm thiểu các rủi ro mà CTKT có thể gặp phải khi đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng như bị kiện tụng, đưa ra ý kiến sai.

Để đưa ra quyết định DTKH, CTKT trước hết phải phân tích nguyên nhân đưa đến rủi ro mà CTKT sẽ gánh chịu. Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ RRKD

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022