tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Tiếp theo chúng ta đi tìm hiểu về khái niệm người bị bắt. Khái niệm này được xây dựng dựa trên cơ s của khái niệm biện pháp ngăn chặn bắt người. Người bị bắt là chủ thể bị các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các chủ thể khác theo quy định của BLTTHS áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người thuộc một trong ba trường hợp: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Theo đó, có thể hiểu khái niệm người bị bắt nói chung là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người do các chủ thể được quy định trong BLTTHS hình sự tiến hành theo thủ tục được pháp luật quy định. Hiện nay BLTTHS chưa quy định khái niệm người bị bắt mà chỉ quy định các trường hợp bắt người, đồng thời cũng đưa ra khái niệm người bị tạm giữ. Theo quy định của Điều 48 BLTTHS thì: Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ [28]. Điều này có nghĩa, các trường hợp người bị bắt sau đó chuyển hóa thành tư cách tố tụng của người bị tạm giữ, b i lẽ người bị tạm giữ sau khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt quả tang, bắt đang bị truy nã, bắt khẩn cấp và có quyết định tạm giữ thì tr thành chủ thể tố tụng này.
Nghiên cứu giai đoạn điều tra vụ án hình sự ta thấy, giai đoạn điều tra được xác định từ khi có quyết định kh i tố vụ án hình sự cho đến khi hoặc là có quyết định kết luận điều tra, đề nghị truy tố, hoặc kết luận điều tra, đình chỉ vụ án. Như vậy trong giai đoạn điều tra chỉ có sự xuất hiện của người có những tư cách tố tụng là người bị tạm giữ hoặc bị can mà không có người có tư cách bị cáo. B i lẽ theo Điều 50 BLTTHS thì: Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Như vậy, đối với người bị bắt trong giai đoạn điều
tra chỉ có thể là những người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt đối với các trường hợp bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã và bắt bị can để tạm giam mà không thể có trường hợp bắt bị cáo để tạm giam.
Một điều lưu ý là riêng đối với trường hợp bắt người đang bị truy nã, bắt bị can để tạm giam, bắt khẩn cấp, bắt quả tang có thể có cả trong các giai đoạn tố tụng khác như giai đoạn kh i tố, truy tố trong TTHS. Do đó, cần phải phân biệt các trường hợp này với trường hợp bắt người trong giai đoạn điều tra, để từ đó xác định đúng nội dung bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Thực tiễn hiện nay đa số biện pháp bắt người đều được tiến hành trong giai đoạn điều tra. Nghiên cứu bắt người trong giai đoạn này có những ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo quyền con người của người bị bắt.
Từ những phân tích về khái niệm bắt người trong TTHS và khái niệm giai đoạn điều tra trong TTHS, chúng ta có thể rút ra khái niệm về người bị bắt trong giai đoạn điều tra như sau: Người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là người bị các cơ quan điều tra hoặc các cơ quan khác được giao thẩm quyền điều tra theo quy định của BLTTHS áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp họ là bị can trong vụ án hoặc họ là người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hoặc có hành vi phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã khi có căn cứ do BLTTHS quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can gây khó khăn cho việc điều tra, vụ án hình sự.
Từ khái niệm trên về người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ta có thể rút ra các đặc điểm sau về người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Thứ nhất, người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người. Biện pháp này được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, với các điều kiện về căn cứ bắt, chủ thể bắt, thủ tục bắt rất chặt chẽ. B i lẽ, bắt người cũng như các biện pháp ngăn chặn khác là các biện pháp hạn chế quyền con người của người bị áp dụng. Do đó, khi áp dụng biện pháp bắt cũng như các biện pháp ngăn chặn khác thường có tác động tới các quyền cơ bản của con người như quyền bất khả xâm phạm về thân thể... Chính vì vậy, nghiên cứu về việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt là rất quan trọng.
Thứ hai, người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bị tiến hành áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người nhưng không phải trong mọi trường hợp bắt. Theo quy định của BLTTHS thì hiện nay quy định ba trường hợp bắt là: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Tuy nhiên, để phù hợp với giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì biện pháp bắt người chỉ áp dụng đối với trường hợp bắt bị can để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. B i lẽ nếu đã xác định là bị cáo trong vụ án hình sự thì là người đã có quyết định đưa ra xét xử. Như vậy, giai đoạn này thuộc giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Việc xác định phạm vi người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có vai trò quan trọng trong việc giới hạn đối tượng người bị bắt trong giai đoạn điều tra.
Thứ ba, người bị bắt trong giai đoạn điều tra là người sau khi bị áp dụng biện pháp bắt người thì họ là người tiếp theo bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Đó là các biện pháp tạm giữ, tạm giam hoặc một số biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS năm 2003. Điều này cho thấy, biện pháp bắt người khi kết hợp với các biện pháp ngăn chặn khác mới đảm
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 1
- Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 2
- Khái Niệm, Đặc Điểm Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự
- Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 5
- Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Hình Sự Trong Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Một Số Nước
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
bảo yếu tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, vụ án hình sự.
Thứ tư, một đặc điểm chung của người bị bắt trong giai đoạn điều tra cũng như những người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác đó là những người có nguy cơ bị hành vi tố tụng tác động tới các quyền con người cơ bản của họ như tự do thân thể, tự do cư trú... điều này cho thấy yêu cầu cần thiết của việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Vấn đề bảo đảm quyền của người bị bắt có liên quan đến rất nhiều yêu cầu khác nhau về điều kiện bắt, thủ tục bắt, chủ thể có quyền bắt... Đáp ứng được điều kiện này là một nhân tố quan trọng trong đảm bảo quyền của người bắt trong giai đoạn điều tra.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Khi tội phạm xảy ra, việc giải quyết vụ án phải trải qua nhiều giai đoạn và do nhiều cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhằm xác định chính xác, khách quan bản chất vụ án, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Toàn bộ quá trình giải quyết vụ án được gọi là tố tụng hình sự.Quá trình giải quyết vụ án hình sự được chia thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn tố tụng hình sự có nhiệm vụ giải quyết những yêu cầu khác nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn đó là chức năng cụ thể của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định. Như vậy, giai đoạn tố tụng hình sự được hiểu: Là bước của quá trình tố tụng hình sự tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình sự một cách công minh, khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của công dân [4].
Tất cả các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng, điều tra là một giai đoạn của tố tụng hình sự. Theo đó, giai đoạn điều tra chiếm một vị trí quan trọng trong TTHS. Theo quan điểm thống nhất hiện nay, giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụng hình sự được BLTTHS quy định trong 6 chương, từ chương VIII đến chương XIII. Giai đoạn điều tra được xác định bắt đầu từ khi có quyết định kh i tố vụ án hình sự cho đến khi CQĐT chuyển toàn bộ hồ sơ tài liệu và kết luận điều tra sang VKS đề nghị truy tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy định thì vụ án bị đình chỉ điều tra và tất nhiên các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra đối với vụ án đó sẽ chấm dứt, nên trong trường hợp vụ án bị đình chỉ điều tra thì cũng được coi là thời điểm chấm dứt giai đoạn điều tra vụ án.
Khoảng thời gian bắt đầu cho đến khi kết thúc của giai đoạn điều tra được Luật tố tụng hình sự quy định khá cụ thể, theo đó thời hạn điều tra (kể cả các lần gia hạn điều tra) đối với tội ít nghiêm trọng tối đa không quá 4 tháng, đối với tội nghiêm trọng không quá 8 tháng, đối với tội rất nghiêm trọng không quá 12 tháng, đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá 20 tháng kể từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định kh i tố vụ án hình sự. Riêng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia ngoài các thời hạn điều tra nêu trên thì Viện trư ng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm khi thấy cần thiết, thời hạn gia hạn thêm không quy định cụ thể mà tùy vào tính chất phức tạp của vụ án mà Viện trư ng VKSNDTC ấn định thời gian gia hạn.
Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, b i kết quả của hoạt động điều tra là để phục vụ cho việc xét xử của Tòa án, mọi quyết định của Tòa án về sự việc phạm tội và người thực hiện tội phạm đều phải dựa trên cơ s các chứng cứ đã thu thập được giai đoạn điều tra. Cho nên nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng
có quyền áp dụng mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để chứng minh tội phạm và người thực hiện tội phạm, các tình tiết khác có liên quan đến vụ án, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để kiến nghị với các cấp các ngành thực hiện biện pháp phòng ngừa tội phạm. Nhiệm vụ trên được thực hiện b i các chủ thể là CQĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Tất cả các hoạt động tố tụng được thực hiện b i chủ thể của giai đoạn điều tra đều phải tuân theo đúng các quy định của Luật tố tụng hình sự góp phần giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật.
Như vậy, giai đoạn điều tra vụ án hình sự được hiểu là: Một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra được sử dụng các biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác có liên quan đến vụ án làm cơ s cho việc xét xử của Tòa án. Đồng thời thông qua hoạt động điều tra xác định nguyên nhân điều kiện phạm tội đối với từng vụ án cụ thể và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa với các cơ quan và tổ chức hữu quan [7, tr.59].
Đặc điểm: Từ khái niệm về giai đoạn điều tra vụ án hình sự nêu trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản và đặc trưng của giai đoạn này như sau:
Thứ nhất, giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụng hình sự có thời hạn xác định bắt đầu từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định kh i tố vụ án hình sự cho đến khi CQĐT chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và kết luận điều tra sang VKS đề nghị truy tố hoặc CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
Thứ hai, nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự là các cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để
chứng minh tội phạm và người phạm tội, làm rò các tình tiết liên quan đến vụ án bao gồm cả tình tiết buộc tội và tình tiết gỡ tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để kiến nghị với các cấp các ngành thực hiện biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Thứ ba, chủ thể thực hiện các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều chỉ là CQĐT hoặc các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Các tài liệu do chính hoạt động của các chủ thể nói trên tiến hành thu thập mới được coi là những chứng cứ làm cơ s cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn các tài liệu có liên quan đến vụ án do các hoạt động khác cung cấp như hoạt động trinh sát thì phải được CQĐT kiểm tra và thẩm định lại thì mới được coi là chứng cứ để chứng minh tội phạm.
Thứ tư, biện pháp mà các chủ thể áp dụng trong giai đoạn điều tra là mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định, việc áp dụng các biện pháp đó tùy thuộc vào tính chất, mức độ của từng vụ án. Cụ thể các biện pháp đó là: Hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị hại; tạm giam; cấm đi khỏi nơi cư trú; khám xét khẩn cấp; bắt tạm giam v.v... Các biện pháp được áp dụng phải theo đúng quy định của Luật tố tụng hình sự [6, tr.63].
1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền con người, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự và bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quyền con người
Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như đạo đức, chính trị, pháp lý... Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo những góc độ khác nhau. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn b i các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: Quyền con người là những
quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn b i các nhà nghiên cứu: quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người [45, tr.1].
Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vấn đề quyền con người.Trong tác phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác giả định nghĩa quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế[23, tr.38].
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá trị đạo đức và giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn có (những đặc quyền) của con người như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do...; dưới bình diện pháp lý, để tr thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Như vậy, dù góc độ nào hay cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi người.
Phân biệt khái niệm quyền con người với quyền công dân:
Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm có mối liên hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt nhất định.
Quyền con người là khái niệm có tính chất bao quát và rộng hơn quyền công dân. Quyền con người là quyền được áp dụng cho tất cả mọi người