Quan Điểm Nhằm Tăng Cường Bảo Đảm Quyền Con Người Của Người Bị Hạn Chế Quyền Tự Do Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

ta. Nội dung một số quy định của BLTTHS thể hiện không chính xác hoặc không đầy đủ chính sách TTHS. Ví dụ, cho đến nay pháp luật TTHS nước ta chưa coi tranh tụng là nguyên tắc của TTHS; một số nguyên tắc cơ bản được thể hiện chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác (như nguyên tắc suy đoán không có tội, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa…); quy định cho Tòa án một số thẩm quyền không thuộc chức năng xét xử (khởi tố vụ án, trả hồ sơ điều tra bổ sung, trình tự xét hỏi…).

Quyền hạn của người tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được quy định rất hạn chế Quyền của người tham gia tố tụng, nhất là của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, của người bào chữa vẫn chưa được quy định đầy đủ, hạn chế việc bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ví dụ: BLTTHS không quy định quyền im lặng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và không được coi sự im lặng đó như là một sự nhận tội v.v…;

Các căn cứ áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng, nhất là biện pháp ngăn chặn không đầy đủ hoặc không rò ràng. BLTTHS không quy định căn cứ nội dung của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không giam giữ như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Căn cứ áp dụng tạm giam lại quá rộng, không phù hợp với bản chất và các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn chung quy định tại điều 79 BLTTHS. Theo quy định của điều 79 BLTTHS thì biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng khi có một trong những căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án. Nếu không có một trong những căn cứ đó thì dù bị can, bị cáo phạm tội gì cũng không được bắt tạm giam. Trong khi đó điểm a khoản 1 điều 88 BLTTHS lại quy định tạm giam có thể được áp dụng đối với “bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng”. Như vậy, quy định của điểm a khoản 1 điều 88 BLTTHS không phù hợp với điều 79 BLTTHS. Không thể nói đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng là đương nhiên có căn cứ quy định tại điều 79 BLTTHS được;

BLTTHS quy định khả năng tùy nghi quá rộng cho người có thẩm quyền tiến

hành tố tụng dễ dẫn đến hạn chế QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ví dụ: theo quy định của điều 79, điểm b khoản 1 điều 88, khoản 2 điều 228 BLTTHS, thì biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng khi “có căn cứ chứng tỏ rằng”, “có căn cứ cho rằng”…; còn căn cứ đó cụ thể là gì, có buộc phải chứng minh không thì không được quy định rò ràng. Vì thế, trong thực tiễn, các căn cứ đó hoàn toàn được xác định theo đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó. Điều này dễ dẫn đến sự lạm dụng trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn; việc áp dụng đó có thể là tiện lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng nhưng lại hạn chế QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Bên cạnh đó, BLTTHS còn bộc lộ nhiều hạn chế như: quy định các quyền tố tụng của người tham gia tố tụng nhưng không quy định bảo đảm pháp lý, các trình tự, thủ tục để thực hiện các quyền đó trên thực tế, gây lúng túng cho người tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án và hạn chế người tham gia tố tụng thực hiện quyền tố tụng được quy định; chỉ quy định trình tự xét hỏi (điều 207 BLTTHS) mà không quy định trình tự được xét hỏi tại phiên tòa nên làm cho Tòa án lúng túng trong thực hiện việc xét hỏi; nhiều khi gây bất lợi cho người tham gia tố tụng, nhất là bị cáo

Thứ hai, do trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức của người tiến hành tố tụng còn có nhiều hạn chế.

Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ, năng lực nghiệp vụ. Một bộ phận cán bộ tư pháp tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của cá cơ quan tư pháp còn nhiều bất hợp lý nhưng chậm được đổi mới, kiện toàn cho phù hợp. Chính sách đối với cán bộ chưa xứng với yêu cầu nhiệm vụ và chức trách được giao.

Một người được coi là không có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là nguyên tắc quan trọng của TTHS. Còn bị can, bị cáo mới chỉ là người bị nghi là phạm tội và đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với họ, BLTTHS quy định có thể áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nhất định với căn cứ, điều kiện rò ràng để đảm bảo cho quá trình tố tụng được chính xác, khách

quan và phòng ngừa tội phạm. Các cơ quan tiến hành TTHS chỉ áp dụng các biện pháp đó trong phạm vi điều kiện, căn cứ do pháp luật quy định. Thế nhưng, không ít các trường hợp người tiến hành tố tụng coi họ là người phạm tội phải xứng đáng bị trừng phạt nghiêm khắc mà quên đi khía cạnh con người với các quyền và lợi ích được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Thậm chí ở góc độ nào đó họ cần được chú trọng vì đang ở trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không ngẫu nhiên mà người làm luật quy định nhiệm vụ của BLTTHS là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đồng thời trong số các nguyên tắc TTHS, các nguyên tắc về bảo đảm QCN chiếm vị trí quan trọng. Tình trạng do trình độ năng lực hạn chế nên nhận thức không đúng về các quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; quan niệm tiêu cực đối với bị can, bị cáo; quan niệm áp dụng các quy định của BLTTHS thế nào để thuận tiện cho hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cho được việc mình của người tiến hành tố tụng, không lưu tâm đến lời bào chữa, có định kiến với bị cáo sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử… đã ảnh hưởng không ít đến việc tôn trọng và bảo đảm QCN trong xét xử vụ án hình sự nói chung, quyền người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng; không ít trường hợp làm oan người không có tội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Thứ ba, hướng dẫn áp dụng pháp luật và tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế.

Thực tiễn thi hành quy định pháp luật liên quan đến QCN trong TTHS đã và đang đặt ra nhiều vấn đề. Nhiều vướng mắc mà các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh không thể giải thích được, cần phải chờ sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị UBTV Quốc hội giải thích. Một số nội dung của luật còn chung chung dẫn đến khi hướng dẫn còn nhiều quan điểm khác nhau giữa các ngành nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải quyết án.

Bảo đảm quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 12

Thứ tư, xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả vii phạm do hoạt động tố tụng chưa kịp thời.

Chế độ trách nhiệm chưa được quy định rò ràng, minh bạch, được truy cứu chưa thật nghiêm minh đối với các vi phạm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ phía người tiến hành tố tụng. Chế tài tố tụng đối với các vi phạm chưa rò

ràng, thiếu cụ thể. Cho đến nay chúng ta có Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17-3- 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra. Luật bồi thường của Nhà nước được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ V Quốc hội khóa 12 cũng chưa bao hàm hết các trường hợp oan, sai trong TTHS. Mặc dù BLTTHS có các nguyên tắc quan trọng quy định người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điều 12); quy định quyền được bồi thường thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra (điều 30). Nhưng trên thực tế các quy định này ít được áp dụng. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự ít được đặt ra, nếu đó không phải là hành vi cố ý; chế độ kỷ luật mới được thực hiện ở mức độ hạn chế, chủ yếu là không bổ nhiệm lại chức danh tố tụng nếu có nhiều sai sót nghiêm trọng; việc bồi thường thiệt hại do sai hầu như chưa được thực hiện. Đặc biệt, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng liên quan đến QCN chủ yếu tập trung ở người lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng như Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, trách nhiệm đó lại không gắn với hoạt động tố tụng trực tiếp cho nên chế độ trách nhiệm không rò ràng v.v…

Thứ năm, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động tố tụng chưa đảm bảo.

Do việc thành lập các tỉnh, huyện mới nên phát sinh thêm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan tư pháp mới được thành lập. Kinh phí đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị cho các cơ quan tố tụng chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Các cơ quan quản lý, lãnh đạo cấp trên chưa quan tâm đúng mức đối với lĩnh vực này.

Kết luận Chương 2


Trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của mình, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo đảm QCN nói chung, QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS nói riêng từ góc độ các quy định của pháp luật cũng như từ góc độ áp dụng các quy định đó trên thực tế. Ngay từ những ngày đầu được thành lập, QCN, quyền công dân đã được ghi nhận tương đối đầy đủ trong pháp luật nước ta. Trong các bản Hiến pháp các thời kỳ khác nhau, các quyền cơ bản của công dân, các nguyên tắc tố tụng quan trọng được ghi nhận. Các quyền cơ bản và các nguyên tắc tố tụng cơ bản đó từng bước được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật TTHS ở các cấp độ khác nhau phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Đồng thời, các văn bản pháp luật cũng quy định trách nhiệm, nhất là trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm QCN của người phạm tội. BLTTHS năm 1988 lần đầu tiên các quy phạm pháp luật TTHS được pháp điển hóa một cách hệ thống, đầy đủ vào trong một văn bản. BLTTHS 1988 đã quy định cơ bản, toàn diện các vấn đề liên quan đến bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS như quy định các nguyên tắc TTHS, địa vị tố tụng của các chủ thể TTHS, các biện pháp ngăn chặn, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử… Trên cơ sở kế thừa BLTTHS 1988, quán triệt đường lối đổi mới và cải cách tư pháp ở nước ta, Quốc hội đã ban hành BLTTHS 2003. BLTTHS 2003 đã kế thừa và phát triển các quy định của BLTTHS 1988 lên một bước mới, hoàn thiện các nguyên tắc TTHS; các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; các biện pháp ngăn chặn; các thủ tục điều tra, truy tố, xét xử… Đặc biệt, BLTTHS 2003 đã bổ sung một số chế định rất quan trọng liên quan đến việc bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS như bổ sung thủ tục rút gọn, chế định khiếu nại, tố cáo trong TTHS…

Tuy vậy, bên cạnh những thành quả đã đạt được trong việc đảm bảo QCN trong TTHS vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế trong việc đảm bảo QCN như: Mặc dù các quyền trong lĩnh vực TTHS đã được sửa đổi bổ sung ngày càng nhiều, nhưng chưa thật sự đồng bộ, đầy đủ, còn thiếu cơ chế đảm bảo có hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện các quyền này trong thực tế; tình trạng bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử oan sai tuy có giảm nhưng số lượng vẫn còn nhiều qua từng năm.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM

QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ QUYỀN TỰ DO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

3.1. Quan điểm nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự Việt Nam

Con người luôn được xác định là mục tiêu, là động lực của cách mạng, cho nên, Đảng ta xác định: "Chăm lo cho con người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi đơn vị, của từng gia đình, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Chúng ta chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt" [50, tr.32]. Vì thế, để đảm bảo QCN trong TTHS nhất thiết phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động này. Theo đó có những quan điểm cơ bản cần được quán triệt sau đây:

Một là, tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự doo trong tố tụng hình sự phải thể hiện được những quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền con người

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới QCN. Bảo vệ, phát triển QCN không chỉ là một nhiệm vụ lớn hiện nay mà chính là lý tưởng phấn đấu của những người Cộng sản, là bản chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa, là cốt lòi của chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chớ Minh.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về QCN được xác định là những tư tưởng chỉ đạo, áp dụng thống nhất trong suốt quá trình xây dựng, thực hiện QCN. Những quan điểm này được thể hiện một cách trực tiếp, gián tiếp trong nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, QCN là sự kết tinh các giá trị nhân bản trong nền văn hoá của các dấn tộc, là kết quả đấu tranh của nhân loại, đặc biệt là nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống áp bức, giành độc lập dân tộc, chống bất

công và bình đẳng xã hội. QCN có sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính đặc thù, có sự thống nhất cơ bản giữa QCN và quyền dân tộc. Quan điểm của Đảng cũng khẳng định QCN vừa cá tính giai cấp đồng thời là giá trị nhân loại, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội văn hoá và truyền thống của dân tộc, QCN phải được bảo vệ bằng chế độ pháp luật. Phát huy nhân tố con người, tôn trọng bảo vệ QCN, quyền công dân là một động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Tăng cường bảo đảm QCN hiện nay ở Việt nam gắn bó chặt chẽ với phát huy dân chủ, phát triển kinh tế, bảo đảm thực hiện chính sách xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền và nâng cao trình độ dân trí, quyền được thông tin của con người. Trong giai đoạn hiện nay, hoàn thiện pháp luật về QCN phải gắn với công cuộc cải cách tư pháp, với chiến lược xây dựng pháp luật tới năm 2020 của Bộ Chính trị trên cơ sở:

Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người [3, tr.2 - 8].

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QCN trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về QCN là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm đảm bảo cho hoạt động này diễn ra theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước ta, các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QCN đưa ra được thực hiện có hiệu quả trên thực tế, nhân dân thêm hiểu biết về lý tưởng và con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QCN phải thể hiện được tư tưởng chỉ đạo này, làm cho pháp luật về QCN phát huy hiệu quả trên thực tế

Hai là, tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự doo trong tố tụng hình sự phải phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia

Quyền con người vừa có tính phổ biến nhưng cũng có tính đặc thù. Hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về QCN dù muốn hay không cũng không thể được thực hiện ngay lập tức. Nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong xây dựng pháp luật Việt Nam về QCN, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QCN cũng phải được xác định trên tinh thần như vậy, phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam chứ không thể so sánh với quốc gia khác. Có như vậy, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QCN mới có giá trị thực sự. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QCN phải phù hợp với các điều kiện cụ thể về chính trị, kinh tế, xã hội văn hoá, truyền thống pháp lý của dân tộc, đồng thời phải tính đến những mâu thuẫn nội tại khó giải quyết giữa mục tiêu lý tưởng cần đạt tới, chính sách pháp luật hiện tại và thực tế đất nước.

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QCN cũng phải phù hợp với quy định trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đây được coi là những chuẩn mực quốc tế phổ biến về QCN. Thực hiện điều này không chỉ có ý nghĩa hiện thực hoá QCN mà nó còn thể hiện truyền thống, quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ các giá trị của QCN.

Ba là, tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự doo trong tố tụng hình sự trên cơ sở đổi mới tư duy pháp lý nhận thức đúng mối quan hệ giữa Nhà nước, pháp luật và quyền con người

Khác với các kiểu Nhà nước bóc lột tồn tại trong lịch sử, Nhà nước XHCN nói chung, Nhà nước Việt Nam nói riêng luôn coi nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân là mục đích của việc xây dựng xã hội, mà ở đó QCN được bảo đảm. Nhận thức đúng mối quan hệ giữa Nhà nước, pháp luật và QCN có ý nghĩa chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QCN, khắc phục những nguyên nhân vi phạm. Đồng thời, đây còn là cơ sở nhận thức quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền tôn trọng pháp luật, tôn trọng QCN. Là sự trang bị về tư tưởng quan trọng để mọi cá nhân ý thức được QCN của mình, đấu tranh hiệu quả với các vi phạm pháp luật về QCN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022