Bảo Đảm Quyền Con Người Của Người Bị Hạn Chế Quyền Tự Do Trong Khởi Tố, Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Vụ Án Hình Sự

Quý bị Nguyễn Tùng Lâm trêu gẹo và chặn đánh. Ông Chứ (chồng bà Vuốt) cũng bị Lâm hành hung. Khoảng 21h30 Lâm kéo vài chục người đến vây nhà, ném gạch đá, dùng kiếm đâm thủng nhà ông Chứ. Ông Chứ ném gạch xuống không cho Lâm và đồng bọn đến gần, sau đó nhóm của Lâm bỏ chạy. Hôm sau, mẹ và chú của Lâm đến nhà ông Chứ bắt đền vì làm gãy răng của Lâm (và phải đền mỗi cái hai triệu đồng). Vụ việc được đưa lên cơ quan pháp luật. Sàng ngày 25/10/2010, anh Quý đến trụ sở công an huyện Yên Mỹ theo giấy triệu tập và bị bắt giam tại trại tạm giam công an tỉnh Hưng Yên, mãi tới 22 giờ cùng ngày công an huyện mới thông báo cho gia đình bà Vuốt. Trước đó ngày 20/6/2010, anh Sửu (em trai anh Quý) đang lao động tại trại nuôi lợn của nhà thì bị ba cán bộ công an huyện mặc thường phục đến chở thẳng lên công an huyện Yên Mỹ bắt giam. Trường hợp này các cán bộ công an đã vi phạm các quy định của Luật TTHS về việc bắt, giam giữ người. Cán bộ thực hiện bắt người không có lệnh bắt, khi bắt không tôn trọng trình tự thủ tục bắt, bắt người không có sự chứng kiến của chính quyền, không lập biên bản khi bắt. Những việc làm này làm ảnh hưởng nghiêm trọng QCN, quyền công dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nghiên cứu thực trạng bảo đảm các QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, tác giả đã sử dụng số liệu thống kê việc giải quyết các vụ án hình sự, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc như tạm giữ, tạm giam do Cục Thống kê tội phạm VKSND tối cao cung cấp [Xem bảng phụ lục 2.1].

Qua nghiên cứu thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tiến hành TTHS, từ góc độ bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, tồn tại một số hạn chế, bất cập như sau:

- Thứ nhất, có tình trạng quá lạm dụng biện pháp tạm giam. Tỷ lệ bị can, bị cáo bị tạm giam chiếm tỷ lệ khá cao. Nhiều trường hợp tạm giam không có căn cứ. Nhiều trường hợp, căn cứ tạm giam chưa được thể hiện cụ thể. Nhìn chung trong quá trình điều tra vụ án, khi đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giam, đa số các trường hợp trong công văn yêu cầu đều ghi căn cứ chung chung như “để

đảm bảo cho công tác điều tra, xử lý”, “thấy rằng cần thiết phải tạm giam bị can, không để bị can trốn”, “không để bị can tiếp tục phạm tội”… mà ít đưa ra được những căn cứ cụ thể. Cũng không loại trừ trường hợp Cơ quan điều tra sử dụng tạm giam như là biện pháp nghiệp vụ để buộc bị can khai nhận tội. Mặc dù điều 177 BLTTHS quy định sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam; nhưng trên thực tế, sau khi thụ lý hồ sơ thông thường Viện kiểm sát, Tòa án tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam mà Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đã áp dụng; rất ít trường hợp Viện kiểm sát hoặc Tòa án thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam đã áp dụng trước đó.

Tình trạng tạm giam là một trong những nguyên nhân dẫn đến Tòa án ngại tuyên không có tội khi xét xử mặc dù có đủ căn cứ để làm điều đó. Do sợ bị đánh giá là quyết định bắt giam oan, sai cho nên Tòa án thường không dám tuyên bị cáo không có tội, mà thường trả hồ sơ để điều tra bổ sung để Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng cách này hay cách khác đình chỉ điều tra.

- Thứ hai, các cơ quan tiến hành tố tụng đang lúng túng trong việc áp dụng thời hạn tạm giam trong trường hợp đồng phạm mà các bị can, bị cáo phạm tội thuộc các loại khác nhau, cho nên thời hạn tố tụng cũng được quy định khác nhau. Thực tiễn hiện nay đi theo hướng thời hạn tố tụng nói chung, tạm giam nói riêng được thực hiện theo tội nặng nhất trong vụ án đó.

- Thứ ba, các biện pháp ngăn chặn không giam giữ rất ít được áp dụng trên thực tế. Trong điều kiện tâm lý xã hội ở nước ta hiện nay, khi một người vì lý do nào đó mà bị bắt, tạm giữ, tạm giam thì sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín, danh dự, và vì vậy rất khó để có thể đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, hoạt động xã hội. Vì vậy, theo chúng tôi việc quá lạm dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, giam giữ, tạm giam mà coi nhẹ các biện pháp ngăn chặn khác sẽ gây ra không chỉ hậu quả pháp lý, mà cả hậu quả xã hội không có lợi; ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đến sự phát triển, tiến bộ của con người.

- Thứ tư, hầu như bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm

giam. Bởi vì BLTTHS không quy định cụ thể các điều kiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm về nội dung, cho nên đa số những người tiến hành tố tụng, trong đó có Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán quan niệm rằng đã là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự thì phải bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nào đó. Nhận thức như vậy là không đúng với tinh thần của BLTTHS. Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05- 11-2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003 cũng đã khẳng định rằng Chánh án hoặc Phó Chánh án có thể quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam người đó và cũng không cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn khác [36, tr.57]. Như vậy, không nhất thiết đã là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự thì phải bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ, tạm giam [Xem bảng Phụ lục 2.2]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

2.2.3. Bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự

2.2.3.1. Bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong hoạt động khởi tố

Bảo đảm quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 10

Trong bộ máy Nhà nước ta có nhiều loại cơ quan để thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, việc khởi tố vụ án hình sự chỉ giao cho các cơ quan THTT và một số cơ quan quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực nhất định mà không quy định cho tất cả các cơ quan Nhà nước. Quy định như vậy một mặt đảm bảo sự phân công quyền lực giữa các cơ quan trong Nhà nước XHCN, mặt khác đảm bảo nguyên tắc thận trọng, khách quan trong TTHS, tôn trong QCN. Điều 103 Bộ luật TTHS quy định nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc về các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và trong thời hạn hai mươi ngày hoặc hai tháng trong trường hợp phức tạp, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị

khởi tố của cơ quan Nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết. Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

Tuy nhiên vấn đề khởi tố vẫn còn một số vướng mắc. Điều 23 BLTTHS quy định: “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước tòa án”. Trên cơ sở kết quả công tố, Tòa án tiến hành xét xử vụ án hình sự và đưa ra bản án, quyết định. Trong Nghị quyết 49 của Bộ chính trị còn đặt ra yêu cầu:

Bảo đảm việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục trong thời hạn pháp luật quy định [3].

Như vậy, Tòa án không phải là trọng tài, nhưng là chủ thể đứng giữa để xem xét tranh tụng tại phiên tòa giữa kiểm sát viên,người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn… trong xét xử vụ án hình sự. Điều này khẳng định những hành vi tố tụng liên quan đến hoạt động công tố thuộc trách nhiệm của CQĐT, VKS chứ không phải của Tòa án.

Tuy nhiên, tại Điều 104 BLTTHS lại giao quyền cho “Hội động xét xử ra quyết định khởi tố nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới VKS để xem xét, quyết định việc điều tra”. Việc quy định như thế dường như làm cho Tòa án mất đi tính khách quan trong việc đứng giữa để xem xét kết quả tranh tụng tại phiên tòa giữa kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác trong xét xử vụ án hình sự, và Tòa án dường như vượt rào sang làm công việc khởi tố vụ án của CQĐT, VKS. Điều này đi ngược với tinh thần pháp luật liên quan đến chức năng của Tòa án.

Bên cạnh đó, giai đoạn khởi tố của CQĐT có nhiều hạn chế, việc chậm ra

quyết định khởi tố của CQĐT vẫn còn nhiều, “VKS đã yêu cầu khởi tố 202 vụ án theo đúng quy định; VKS phải khởi tố, yêu cầu điều tra 20 vụ, hủy 47 quyết định không khởi tố và 54 quyết định khởi tố vụ án” [53, tr.10].

2.2.3.2. Bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong hoạt động điều tra

Hoạt động điều tra án hình sự là quá trình thu thập chứng cứ, củng cố chứng cứ, đánh giá chứng cứ, chứng minh về sự thật khách quan của vụ án nhằm xác định các vấn đề liên quan đến tội phạm và người phạm tội. Đây là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm, liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống của con người. Vì thế, trong hoạt động này, nguy cơ QCN bị xâm phạm là rất lớn. Trong đó, phổ biến là tình trạng bắt, tạm giữ, tạm giam chưa đúng pháp luật, vượt quá thời hạn luật định. Việc quản lý người bị tạm giữ, tạm giam còn chưa chặt chẽ, chưa đúng luật định. Còn có tình trạng "đầu gấu", "anh chị" trong nhà tạm giữ, tạm giam. Trong hoạt động điều tra còn có trình trạng bức cung, nhục hình... làm cho kết quả điều tra vụ án có lúc không khách quan, chưa đúng pháp luật, vi phạm đến QCN, quyền công dân trong lĩnh vực này. Trình trạng lợi dụng bắt khẩn cấp quá nhiều, bắt khẩn cấp nhưng không đủ căn cứ khởi tố phải trả tự do còn chiếm tỷ lệ cao, bắt quả tang nhưng không khởi tố hình sự trả tự do, chuyển xử lý hành chính chiếm tỷ lệ lớn, số người bị tạm giữ, tạm giam quá thời hạn luật định còn nhiều. Việc quản lý nhà tạm giữ, tạm giam vẫn còn thiếu chặt chẽ, nên số bị can trốn trại tạm giam, bị đánh chết trong trại tạm giam vẫn còn xảy ra.

Theo Báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao ngày 22/8/2014 về công tác của ngành kiểm sát nhân dân tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII: “ Có 1.200 trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó phải trả tự do, xảy ra 22 trường hợp tự sát, 60 trường hợp trốn, 5 trường hợp bị đối tượng cùng buồm giam đánh chết; 74 vụ án vi phạm thời hạn điều tra…”.

Qua số liệu về thực trạng việc bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố truy tố, đình chỉ điều tra [Bảng Phụ lục 2.5]… cho thấy: Chất lượng hoạt động trong lĩnh vực này đã được nâng lên; tỷ lệ khởi tố hình sự đạt kết quả cao việc bắt, tạm giữ, tạm giam cơ bản đảm bảo đúng pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế như:

Số vụ án bị khởi tố, điều tra sau đó được đình chỉ điều tra tuy đã giảm nhẹ qua từng năm, nhưng vẫn còn chiếm số lượng lớn (năm 2010 là 1677 vụ, năm 2011 là 2097 vụ, năm 2012 là 2.031 vụ, năm 2013 là 2054 vụ).

Tóm lại, trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, số lượng người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, sau đó bị xác định là oan, sai hoặc không cần thiết phải xử lý về hình sự chiếm số lượng còn quá lớn, mà tương ứng với thực trạng trên là sự vi phạm QCN trong hoạt động TTHS đang còn nhiều. Đó chính là thực trạng đáng báo động trong hoạt động điều tra và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp ở nước ta trong thời gian qua.

2.2.3.3. Bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong hoạt động truy tố

Hoạt động truy tố của Viện kiểm sát các cấp cũng được thực hiện theo đúng các quy định của BLTTHS, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo đảm có hiệu quả QCN của bị can. Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; kịp thời hủy bỏ các quyết định trái pháp luật xâm phạm QCN của bị can; trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều vụ án do thiếu chứng cứ hoặc do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra; đình chỉ điều tra đối với nhiều bị can không có tội hoặc miễn trách nhiệm hình sự… Viện kiểm sát đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều vụ án do chưa đủ chứng cứ để buộc tội, phát hiện thêm tội phạm hoặc người phạm tội mới hoặc có vi phạm nghiêm trọng trong điều tra.

2.2.3.4. Bảo đảm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong hoạt động xét xử

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nhìn chung các Tòa án đã thực hiện tốt các thủ tục, quyền hạn mà BLTTHS quy định. Việc bảo đảm quyền bào chữa nhìn chung được thực hiện tốt: đảm bảo tốt thời hạn chuẩn bị xét xử, không có tình trạng Tòa án gây khó dễ cho luật sư trong thực hiện các quyền tố tụng quy định như nghiên cứu hồ sơ, tiếp xúc với bị can, bị cáo, đưa ra các yêu cầu, thực hiện tốt quyền hạn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử như đình chỉ vụ án, trả hồ sơ để điều tra

bổ sung… Đặc biệt, theo thống kê của các cơ quan có thẩm quyền, hàng năm có khoảng 4% - 5% số vụ án được các Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung; trong đó phần lớn là thiếu các chứng cứ buộc tội, gây bất lợi cho bị can theo quyết định truy tố của Viện kiểm sát.

Qua thực trạng số liệu xét xử các vụ án hình sự cho thấy: Tòa án các cấp đã cố gắng giải quyết kịp thời các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền theo luật định nên tình trạng án bị tồn đọng, tình trạng oan sai qua xét xử ngày càng giảm, chất lượng xét xử ngày càng được nâng lên.

Tuy vậy, hoạt động xét xử vẫn còn bộc lộ tình trạng án xử oan sai, trong đó, số oan, sai có mức hình phạt cao còn nhiều. Trong xét xử vẫn còn vi phạm pháp luật TTHS, còn bộc lộ trình trạng thiếu dân chủ nhất là việc tranh luận giữa bị cáo, người bào chữa với đại diện VKS và sự áp đặt của Hội đồng xét xử về kết quả tranh luận. Cho nên thuật ngữ "tôi bảo lưu quan điểm của mình trong cáo trạng" và "án bỏ túi" xuất hiện đó là sự phản ánh tình trạng trên.

Việc tôn trọng và bảo đảm QCN cũng được thể hiện rò nét trong văn hóa xét xử tại phiên tòa. Các Tòa án đã thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về trang phục của bị cáo tại phiên tòa; các bị cáo bị tạm giam không phải mặc đồng phục phạm nhân. Việc xưng hô tại phiên tòa đã có tiến bộ đáng kể; các đại từ mang tính mạt sát, coi thường như “y”, “thị”, “đồng bọn”… cơ bản đã được bãi bỏ và thay vào đó là các thuật ngữ pháp lý theo địa vị tố tụng (bị cáo, người bị hại, người làm chứng…) hoặc theo phong tục giao lưu thông thường (anh, chị, ông, bà). Thái độ của những người tiến hành tố tụng trong điều khiển, xét hỏi, tranh luận nhìn chung được thực hiện theo mực thước văn hóa pháp lý, phù hợp với truyền thống dân tộc. Tình trạng quát nạt, mạt sát, hù doạ bị cáo, người tham gia tố tụng càng ngày càng được hạn chế.

Có thể nói, hoạt động của cơ quan THTT chiếm một vị trí vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước phản ánh sâu sắc và đầy đủ bản chất của công lý, của quyền tư pháp và thể hiện rò đạo đức XHCN. Bản thân cơ quan THTT trước hết là một loại cơ quan nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử

theo thủ tục tố tụng do luật định nhằm bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhà nước. Trong đó, người tiến hành tố tụng là người đại diện quyền lực nhà nước để giải quyết khách quan, đúng pháp luật những vụ việc theo trình tự, thủ tục nhất định. Hoạt động của họ trong khuôn khổ nhiệm vụ được giao chính là hoạt động công vụ nhân danh nhà nước bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Bên cạnh những hoạt động tích cực thì đôi lúc họ cũng gặp phải những sai lầm vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác. Do vậy bản thân họ phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước nhân dân về những sai lầm đó. Nhưng nếu để các cá nhân công chức thi hành nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho những người bị thiệt hại thì đôi khi sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực và chủ động của nhân viên nhà nước khi thi hành nhiệm vụ.

Trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ công quyền của mình, tinh thần trách nhiệm công tác của những người tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đều được nâng cao hơn do đó việc khởi tố, truy tố, xét xử oan đã giảm nhiều so với trước đây. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì số lượng bị cáo Tòa án tuyên không tội so với số bị cáo Tòa án đưa ra xét xử ít hơn và ngày càng giảm. Năm 2010 số bị cáo đưa ra xét xử là 89.373 bị cáo, trong đó số bị cáo Tòa án tuyên không tội là 19 bị cáo nhưng đến năm 2014, số bị cáo đưa ra xét xử là 116.282 và số tuyên không tội giảm xuống còn 12 [Xem bảng Phụ lục 2.3]. Năm 2010 số bị cáo Tòa án tuyên không tội VKS kháng nghị là 27 bị cáo, năm 2011 tăng lên 118 bị cáo nhưng năm 2013 giảm còn 29 bị cáo (Xem bảng Phụ lục 2.4].

Về công tác giải quyết đề nghị bồi thường theo Luật trách nhiệm bồ thường của Nhà nước, theo Báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao ngày 22/8/2014 về công tác của ngành kiểm sát nhân dân tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII: “Ngành kiểm sát thụ lý giải quyết 25 đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền; đã kiểm tra hồ sơ, thẩm định các yêu cầu bồi thường, thương lượng và làm thủ tục bồi thường cho 11 trường hợp (đã bồi thường cho 07 người với số tiền 606 triệu đồng), đang thương lượng giải quyết việc bồi thường đối với 14 trường hợp theo đúng pháp luật” [52, tr.13].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022