Báo Chí Phản Ánh Mặt Trái Nhiều, Mặt Ưu Điểm Ít


được báo chí phản ánh khách quan, cụ thể và kịp thời là cơ sở để giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý nắm bắt nhanh, sát thực tiễn, kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoặc hủy bỏ chính sách không phù hợp. Hoạt động này đòi hỏi báo chí phải năng động, nhạy bén với thời cuộc, bám sát thực tiễn cuộc sống, luôn có mặt ở những nơi bức xúc của đời sống xã hội, gần gũi với nhân dân để nắm được tình hình, phát hiện những vấn đề mới mẻ, có ích để phân tích và phản ánh kịp thời.

Báo chí cùng với nhân dân đề xuất sáng kiến, đưa ra kiến nghị, giải pháp cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn diện và khoa học các số liệu, giữ liệu cần thiết, khi báo chí đề cập một vấn đề kinh tế - xã hội thì không chỉ nêu thuận lợi, khó khăn, phê phán mà điều quan trọng hơn là đưa ra được sáng kiến, giải pháp gì để khắc phục khó khăn đó. Ngay cả những người làm báo chân chính ở phương tây cũng không đồng tình với việc chỉ nêu cái xấu, miêu tả thực trạng đen tối, tiêu của của xã hội. Người ta đã đề xướng và đang thực hiện “một nền báo chí có giải pháp”, tức là báo chí không chỉ phê phán hiện thực mà còn phải đưa ra giải pháp để khắc phục và cải tạo hiện thực đó. Ngoài ra, báo chí còn phải dự báo, đoán định trước các nhu cầu, tâm lý, sở thích, quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân; các xu hướng vận động, phát triển của đời sống trong nước và quốc tế để chủ động, kịp thời đưa ra kế sách ứng phó, đón đầu. Đây là yêu cầu khách quan của cuộc sống, đồng thời là chức năng mới của báo chí hiện nay, thể hiện rò hơn trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo. “Những người viết báo trong quá trình thâm nhập thực tiễn ngoài những bài viết, có thể và cần thiết tiến hành tập hợp và phân tích tình hình phản ánh ý kiến của nhân dân, nêu kiến nghị với cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ở các cấp, đồng thời phản ánh những mô hình, điển hình làm tốt trong nhân dân về các lĩnh vực để nhân rộng ra”. (Nguyễn Văn Linh. Báo Nhân dân ngày 12/3/1991).

Soi vào quá trình TCC DNNN, báo chí thực đã chuyển tải nhiều ý kiến, góp ý thực sự đắt giá tạo kênh tham thảo hữu ích cho cơ quan quản lý nhà nước. Ngay từ ngày chắp bút xây dựng Đề án TCC DNNN, trên các báo đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau: Nào là cần phải tư nhân hóa tất cả DNNN; nào là cần minh bạch thông


tin; cần bình đẳng các thành phần hình kinh tế; Cần chấm dứt bảo hộ DNNN… Về sau, Đề án được ban hành, đã có ghi nhận một số ý kiến từ những bài báo đó, chẳng hạn, đề án đã tạo lập được một lộ trình CPH cụ thể cho các DN; có những yêu cầu bắt buộc về công bố thông tin, và nhà nước không trả nợ thay DN… Trước lúc ban hành mỗi cơ chế, chính sách ban soạn thảo đều có báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức,DN… Đó là những sự tham mưu, góp ý kịp thời để cùng cơ quan điều hành vượt qua khó khăn, vướng mắc.

Một điểm nữa đáng chú ý như trên đã đề cập là do DNNN còn nhiều yếu kém nên có nhiều ý kiến khá tiêu cực đòi xóa bỏ toàn bộ DNNN… Trước những thông tin này, báo chí đã thể hiện được vai trò của mình thông tin một cách chính thống, có định hướng; giúp cơ quan nhà nước thông qua báo chí thông tin lại, giải thích, định hướng để Đảng hiểu dân, dân tin Đảng, tin tưởng vào chủ trương cùng nhau thực hiện.

3.1.2. Mặt hạn chế


Đánh giá hiệu quả của DNNN phải công bằng, nhìn thẳng vào ưu, khuyết điểm thay vì chỉ nhìn thấy mặt trái, không thể nói tất cả DNNN là ăn hại” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị 10 năm sắp xếp đổi mới DNNN, [51, (1+2), tr4].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, qua các báo nói chung và 04 tờ báo được khảo sát nói riêng cho thấy, một số bài báo vẫn chưa thực sự đảm bảo được điều này.

3.1.2.1. Báo chí phản ánh mặt trái nhiều, mặt ưu điểm ít

Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 11


Đánh giá trên của Thủ tướng được đưa ra sau khi nhận xét về thông tin trên báo chí vốn đề cập đến ý kiến của một số chuyên gia cho rằng: Nên bán tất cả vốn nhà nước tại DN, thậm chí bán bất cứ giá nào vì DNNN hoạt động không hiệu quả.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính DN kiêm Tổng Biên tập TCTCDN cũng nhận xét: “Có khi báo chí đưa tin thiếu kiểm chứng, có thể thông tin đó đúng tại một DN, một con người cụ thể song đó không phải là tình trạng chung” [Phụ lục 3.2.2].


Qua khảo sát trên 04 tờ báo thì số lượng bài đề cập các vấn đề tiêu cực của DNNN như: Chấp hành pháp luật kém, quản trị yếu, lợi ích nhóm, chậm chuyển đổi… thường xuất hiện nhiều hơn các vấn đề tích cực. Chỉ tính riêng chủ đề nợ nần của DNNN đã chiếm số lượng tin bài khá lớn. TBKTSG có 14/77 viết về về chủ đề nợ DNNN, chưa kể có khá nhiều bài viết dạng viết về sự chậm trễ, chấp hành kém, quản lý lỏng lẻo… ; TCTCDN có 9/43 bài về chủ đề nợ (tất nhiên không phải bài nào về chủ đề này cũng là tiêu cực).

Phát biểu của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam – BIDV, Trần Bắc Hà tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ TCC DNNN giai đoạn 2014- 2015 (21/02/2014) rất đáng chú ý: “Tôi còn nhớ năm ngoái chúng tôi đã làm được nhiều việc nhưng chỉ vì một vài TĐ, TCT có hoạt động yếu kém mà cuối cùng thì cứ bị đánh hết, tràn lan và đi đâu cũng bị coi như “vi trùng”.Chúng tôi thấy rất buồn!” [32]. Ông Hà nói tiếp: Báo chí cũng là của Nhà nước nhưng lại toàn đi nói xấu DNNN.

Ông Hà đề xuất: “Về vai trò của DNNN, Chính Phủ đánh giá đúng, Quốc hội cần phải ghi nhận, đồng thuận đánh giá, tránh tình trạng do một số trường hợp vi phạm thì quy chụp cả hệ thống. Tất nhiên chúng ta không thể hoàn hảo được nhưng ai làm chưa đúng thì phải sửa và cái đúng thì phải ghi nhận[32].

Ông Bùi Đức Hải- Phó Tổng Biên tập BĐT cũng thừa nhận: “Điểm khiến tôi chưa thực sự hài lòng là dường như những tồn tại trong hoạt động TCC DNNN được đưa đậm nét hơn những điều làm được" [Phụ lục 3.4.4].

Trong lúc đó, các báo thông tin không nhiều về những kinh nghiệm quý, bài học hay để đẩy nhanh TCC, hoặc chuyển biến thực sự tại các DNNN sau TCC. Chẳng hạn những bài cổ vũ như thế này không nhiều: “DN Ngành Giao thông tự cứu mình qua TCC” [8, (38), 10]; trong đó, tác giả dẫn chứng số liệu cho thấy, sau CPH , các DN mang lại lợi nhuận cao hơn, điều này là minh chứng cho sự hiệu quả của chủ trương TCC DNNN và khiến các DN không được trì hoãn. Hay trên TCTCDN có tin: “Các TĐ, TCT tiết kiệm 14.000 tỷ đồng” [8, (10), tr5]. Thế nhưng,


điều đáng tiếc là không có bài nào của các báo được khảo sát viết về bài học quý trong sự tiết kiệm của một DN cụ thể, các cá nhân có sáng kiến mang lại tiết kiệm đó để nhân rộng điển hình.

Về nguyên nhân của tình trạng này, ông Hải phân tích: “Có một phần lý do là tồn tại còn quá lớn và cần phải được cải thiện nhanh, mà tiếng nói từ truyền thông có sức nặng đáng kể, nhưng những bài học thành công có lẽ cũng cần phải được đề cập một cách đầy đủ. Trong quá trình các DN đang vào giai đoạn rốt ráo thực hiện các phương án tái cấu, bài học thành công cũng cần như bài học thất bại. Đây là điều mà BĐT và nhiều báo khác chưa thực sự coi trọng” [Phụ lục 3.4.4].

3.1.2.2. Một số thông tin báo chí thể hiện sự nóng vội thái quá, chưa đúng trọng tâm

Sự chệch chuẩn của thông tin trên báo chí về TCC DNNN chủ yếu do nóng vội theo trào lưu cần đẩy nhanh, CPH gấp…

Nhà báo Hoàng Tư Giang TBKTSG cho biết: “Quan điểm của Ban Biên tập TBKTSG rất rò ràng là: Ủng hộ, thúc đẩy, và kêu gọi đẩy nhanh CPH , thoái vốn nhà nước để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển” [Phụ lục 3.3]

Đây là quan điểm không sai đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, do áp đặt quan điểm này từ đầu nên có trường hợp không thuận lợi cho việc thoái vốn, CPH vẫn kêu gọi nhanh chóng bán vốn, thậm chí bán lỗ, bán cho đối thủ là DN nước ngoài, có thể đó là đối thủ chính của DN Việt. Từ đây có thể gây thất thoát vốn nhà nước, mất thương hiệu Việt, DN bị thâu tóm, thực tế đã có những thương hiệu Việt như: Nước ngọt Tribeco, bộ giặt Daso bị thâu tóm mất thương hiệu vĩnh viễn…

Trong lúc đó, Thủ tướng đã chỉ đạo: “Sắp xếp DNNN phải đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động, giữ được vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế. Phải kiên định điều này, không thể tư nhân hóa hết mọi thứ” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị 10 năm sắp xếp đổi mới DNNN, [51, (1+2), tr4].

Nhận xét về nhược điểm của báo chí nói chung khi thông tin về TCC DNNN, ông Đặng Quyết Tiến – Phó Cục trưởng kiêm Tổng Biên tập TCTCDN nhận xét:


Chưa tập trung nêu và phân tích rò nguyên nhân, chỉ ra được đâu là nguyên nhân khiến việc TCC bị chậm. Hầu hết, báo chí mới đưa tin mang tính “chụp lại hình ảnh”, biểu hiện bên ngoài. Gốc rễ vấn đề ở đây của việc TCC, CPH bị chậm đó là do người đứng đầu DN. Trong lúc không ít báo đều nói theo tiếng nói DN là do cơ chế chưa thông” [Phụ lục 3.2.1].

Ông Tiến phân tích: Tính chủ động của lãnh đạo DN lẽ ra phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo DN vẫn ở trên hào quang đạt được của thời gian trước, chưa muốn CPH. Đến khi chiến lược giai đoạn 2011-2015 đưa ra thì mất 3 năm từ 2011-2013 loay hoay thông tin theo tiếng nói của DN là cơ chế chưa thông, thiếu cơ chế, do cơ quan quản lý nhà nước chưa ban hành cơ chế…. Trong khi đó vẫn với cơ chế đó nhưng ở những bộ, ngành DN có người đứng đầu quyết liệt thì vẫn thực hiện CPH tốt. Ví dụ ở Bộ Giao thông Vận tải, ở Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Mãi đến khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và khẳng định gắn trách nhiệm người đứng đầu DN vào TCC thì báo chí mới vào cuộc quyết liệt, thúc đẩy được trách nhiệm người đứng đầu. Do vậy, tình trạng này đã từng bước được khắc phục. Một số tác phẩm trên BĐT như: “Tái cấu trúc DNNN phải bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất” [7, (129), tr10]. Bài báo nêu rò: “Việc tái cấu trúc phải bắt nguồn từ lãnh đạo cao nhất của DN, tức là, tổng giám đốc hay chủ tịch hội đồng thành viên của DNNN phải quyết tâm làm và xem đây là nhiệm vụ sống còn của DN”. Đây thực sự là thông tin có giá trị, để DN, dư luận nhìn trúng vấn đề.

Về chủ đề thoái vốn đầu tư trái ngành, khi Chính phủ chủ trương đẩy mạnh thoái vốn, nhiều thông tin trên báo chí cho rằng thiếu cơ chế để thoái vốn dưới mệnh giá và viện dẫn rất nhiều ý kiến của DN. Trên BĐT: “TCC tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Xin cơ chế thoái vốn” [8, (8), tr5] tác giả bài báo trích dẫn ý kiến của ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex): “Giả sử giá trị sổ sách là 17, nhưng thị trường chỉ chấp nhận mua với giá 7 - 8 thì có bán không? Hiện việc thoái vốn rất khó nếu dựa trên giá trị sổ sách”.


Hay trên TBKTSG, “Còn nhiều việc phải làm” [54, (32), tr11-12] của tác giả Giang Anh cũng phản ánh tình trạng này: “Quy định thoái vốn theo nguyên tắc thị trường mâu thuẫn với yêu cầu bảo toàn vốn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán, bất động sản suy giảm nghiêm trọng và chưa biết bao giờ hồi phục… Phó Tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri nói thẳng: Nếu thoái vốn mà có thể bị truy tố, phạt tù, thì không một lãnh đạo DNNN nhà dám quyết định thoái vốn

Theo ông Đặng Quyết Tiến: “Thực ra các cơ chế hiện hành từ cơ chế quản lý vốn nhà nước, đến cơ chế CPH đều đã có quy định việc thoái vốn, trong đó đã đề cập trường hợp giá thị trường thấp hơn giá trị trị sổ sách thì quy trình như thế nào, ai là người quyết định... Nên báo chí đưa tin là cơ chế thiếu, cơ chế chưa thông là không đúng. Nhiều trường hợp áp dụng cơ chế đó vẫn thoái vốn được như DN ngành Giao Thông, hay ở Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam” [Phụ lục 3.2.1].

“Giá như, các cơ quan báo chí đăng tải sớm và nêu được: Cơ chế thoái vốn đã có nhưng rải rác ở các văn bản khác nhau, DN khó tiếp cận. Kiến nghị Chính phủ cần hệ thống một cách khoa học và sửa đổi những bất cập, đồng thời báo chí phải đăng tải hướng dẫn cụ thể cho DN... Thì chúng tôi, cơ quan quản lý Nhà nước đã sớm tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị quyết 15/NĐ-CP và Quyết định 51/2014/NĐ-CP sớm hơn, giúp DN thực hiện dễ hơn.”[Phụ lục 3.2.2]

Thông tin trên báo chí phải đúng, đủ, chuẩn xác định hướng chủ trương, mục tiêu của Đảng và nhà nước. Đảng và Chỉnh phủ luôn nhất quán: “việc TCC DNNN, trọng tâm là CPH nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước hay nói cách khác là đồng vốn của dân tại các DN, khơi thông nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy kinh tế dân doanh, các thành phần kinh tế khác”.

Việc đẩy nhanh CPH, thoái vốn là cũng nhằm mục tiêu như vậy, nhưng có vấn đề cần lưu ý là đây là bán đồng vốn của người dân, mà Nhà nước được trao quyền quản lý, thì không thể bán bằng mọi giá được mà phải bán đúng giá trị, đúng thị trường, đảm bảo tránh sự lợi dụng, tranh thủ việc bán này để mua rẻ, chiếm đoạt tài sản nhân dân. Việc bán vốn đó phải công khai minh bạch, và phải phân biệt chỉ bán ở lĩnh vực thành phần kinh tế khác làm được, sẵn sàng tiếp nhận. Còn nếu ở lĩnh


vực mà các thành phần kinh tế khác không làm được, hoặc chưa sẵn sàng làm thì vô hình trung sẽ đẩy lĩnh vực kinh tế đó thành khoảng trống, không có ai quản lý dẫn đến chất lượng phục vụ người dân sẽ xuống. Ví dụ, lĩnh vực hạ tầng giao thông chi phí lớn, hay lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội...Báo chí phải sáng suốt để tuyên truyền để đông đảo nhân dân ủng hộ.

Quan điểm của Chính phủ và các Bộ ngành không phải CPH là bán bằng mọi giá và việc tìm cổ đông chiến lược cần có thời gian. Thực tế CPH một số công ty vật tư nông nghiệp địa phương thời gian qua cho thấy, khi nhà đầu cơ mua cổ phần sẽ không giữ lại ngành nghề kinh doanh chính của DN, đằng sau những đơn vị này là những lợi ích khác như nguồn lực đất đai, cơ sở hạ tầng. Thay vì cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho người nông dân họ chuyển sang kinh doanh thương mại dẫn đến địa phương không thể chỉ đạo. Khi đã CPH, DN hoạt động theo Luật DN nên ngành nghề kinh doanh nào hiệu quả thì họ làm. Điều này cho thấy, người nông dân không được hưởng lợi từ công tác này, để khắc phục hậu quả, các địa phương lại thành lập các trung tâm khuyến nông cung cấp vật tư cho nông dân.

Đối với DN nhỏ, tác động không nhiều đến an ninh – quốc phòng, việc bán cổ phần chi phối của nhà nước sẽ không phải là vấn đề lớn. Nhưng đối với DN kinh doanh xăng dầu, hay hàng không có ảnh hưởng đến nền kinh tế, nếu nhà đầu tư không phục vụ nhân dân tốt như mong muốn của Chính phủ có nghĩa là CPH thất bại. Do vậy, mục tiêu CPH các tập đoàn, tổng công ty này cần thận trọng. Trước tiên, DN phải chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Khi đó, việc tìm cổ đông chiến lược do hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông quyết định. Giá bán cổ phần sẽ thực hiện theo thị trường và theo Luật chứng khoán. Làm như vậy việc bán cổ phần lần 2 sẽ dễ hơn mô hình 1 chủ.

Việc CPH của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airline) có khía cạnh tích cực là vốn nhà nước không bán ào ào, vấn đề ở đây không phải là thiếu vốn. Nếu bán vì tiền, các nhà đầu tư mạo hiểm, đầu cơ sẽ tìm mọi cách để mua nhưng mục tiêu của CPH là tìm cổ đông chiến lược. Cổ đông chiến lược phải là


người bạn đồng hành cùng DN, chứ không phải đối thủ cạnh tranh. Nếu Vietnam Airline không có sự sàng lọc để chọn cổ đông chiến lược, các đối thủ sẽ sẵn sàng mua cổ phần, xóa thương hiệu của DN trên thị trường. Do vậy, việc chọn cổ đông chiến lược phải rất thận trọng, để tìm đúng bạn đồng hành.

Điển hình như năm 2013, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chỉ bán 5% nhưng hiện DN này đã tìm được cổ đông chiến lược là 1 tập đoàn tư nhân JX của Nhật Bản. Đặc biệt, sau 02 năm nghiên cứu, tập đoàn này muốn mua tới 30% cổ phần của Petrolimex. Nghĩa là họ muốn mua với mức có thể điều hành được DN. Đây là cả quá trình dẫn đến sự thay đổi về “chất” của DN. Trong đó bản thân DN phải thay đổi quản trị, minh bạch thông tin. Đồng thời, phải thay đổi cách thức mời cổ đông chiến lược. DN cần trí tuệ, công nghệ phải tự tìm hiểu đối tác, có khi phải đến tận nơi giới thiệu, chào bán cổ phần. CPH không phải như “cô gái ngủ trong rừng” nhà đầu tư tự tìm đến.

Việc bán ít cổ phần của Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam (Vinamotor) 1 năm trước cũng vậy. Đây không thể xem là thất bại, bởi sau khi thực hiện bán một phần vốn nhà nước, DN thấy được thị trường thiếu gì và đã có những điều chỉnh phù hợp. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề để 1 năm sau cho việc bán bước 2 thành công. Sở dĩ, cổ phần của nhà nước tại DN này được bán hết, vì hiện nay đã có một số DN kinh doanh trong lĩnh vực này làm tốt hơn như Trường Hải. Nhưng nếu chưa có DN đứng đầu, vẫn cần có một đơn vị cung cấp ô tô như Vinamotor thì rò ràng phải cân nhắc.

Như vậy, với mục tiêu giảm tỷ lệ vốn nhà nước, bán đạt kế hoạch theo phương án đã được Chính phủ duyệt, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo CPH không chỉ là chuyển đổi thành công ty cổ phần. Đơn vị này phải tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước giảm. Đồng thời, tìm được nhà đầu tư để thay đổi được quản trị, chất lượng dịch vụ của DN. Còn những DNNN không cần nắm giữ cổ phần chi phối sẽ bán hết, thu vốn về để đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu, nhà

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí