Tổng Bài Phỏng Vấn Theo Đối Tượng Được Phỏng Vấn Trên 04 Báo



Tên ấn phẩm

Phỏng vấn nhà

quản lý

Phỏng vấn chuyên gia

Phỏng vấn lãnh đạo DN

Tổng số bài phỏng vấn

BTT

Số lượng

2

0

0

2

Tỷ lệ %

100

0

0

100

BĐT

Số lượng

2

1

1

4

Tỷ lệ %

50

25

25

100

TBKTSG

Số lượng

0

0

3

3

Tỷ lệ %

0

0

100

100

TCTCDN

Số lượng

0

2

0

2

Tỷ lệ %

0

100

0

100

Tổng số (số lượng)


4

3

4

11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Bảng 2.3.2.3: Tổng bài phỏng vấn theo đối tượng được phỏng vấn trên 04 báo


Qua bảng 2.3.2.3 cho thấy, thể loại phỏng vấn không được 04 tờ báo lựa chọn nhiều. Tuổi trẻ có 02 bài, Đầu tư 04 bài, TBKTSG 3 bài và TCTCDN 02 bài. Một số báo cúng có trích dẫn ý kiến các nhân vật nhưng để kèm theo một bài viết, nên tác giả xem đó là việc trích ý kiến làm box, không xếp vào dạng bài phỏng vấn bàn tròn.

Phỏng vấn nhà quản lý


Đây là đối tượng phỏng vấn được các cơ quan báo chí, phóng viên và bạn đọc yêu thích. Bởi hơn hết, những thông tin được họ cung cấp luôn là những thông tin được cập nhật và mang lại sự tin tưởng tuyệt đối về nội dung thông tin. Bên cạnh đó, thông tin được các nhà quản lý nhà nước cung cấp cũng mang tính định hướng, giúp bạn đọc hiểu rò, hiểu đúng về mỗi cơ chế, chính sách từng thời điểm. Những bài phỏng vấn này cũng chiếm tới khoảng 36,4% tổng số bài phỏng vấn có liên quan về TCC DNNN trên các báo. Nhiều gương mặt thủ lĩnh các bộ, ngành hoặc lãnh đạo một số vụ, cục được báo chí lựa chọn phỏng vấn nhiều như: GS. TS Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính (thời điểm này); Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình; TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; ông Đặng Quyết Tiến – Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (bộ Tài chính); ông Phạm Viết Muôn – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN; ông Phạm


Mạnh Thường, Phó Tổng giám đốc Công ty Mua bán Nợ Việt Nam… Có thể nói đây là những nhà quản lý có thẩm quyền cũng như có chuyên môn và đủ tư cách phát ngôn về vấn đề TCC DNNN, đảm bảo những thông tin được cung cấp là chính thống, đáng tin cậy, có sức thuyết phục, trách nhiệm và giá trị pháp lý cao. Chẳng hạn, bài phỏng vấn ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN trên BTT: TCC tập đoàn, DNNN sẽ rò địa chỉ trách nhiệm” [9, (296), tr7]; “Sẽ giảm mạnh vốn nhà nước tại DN” [10, (185), tr6] cho thấy: Nội dung vấn đề nêu ra rất rò ràng thể hiện ngay cả ở Tít bài. Tương tự trên BĐT cũng có 02 bài phỏng vấn cơ quan quản lý: “Quy định rò trách nhiệm chủ sở hữu nhà nước” [10, (134), tr3]; “Tập trung kiểm toán DNNN” [10, (141), tr3].

Phỏng vấn chuyên gia


Kết quả khảo sát cho thấy, 04 tờ báo chỉ có 03 bài phỏng vấn chuyên gia. Điều này cũng không quá ngạc nhiên. Bởi thực tế trên các báo, ý kiến của các chuyên gia có thể đã được thể hiện ở các hình thức khác như trực tiếp tham gia viết bài, hoặc được phóng viên trích dẫn vào bài. Cũng có những bài được phóng viên trực tiếp ghi lại toàn bộ buổi nói chuyện của chuyên gia và thể hiện dưới dạng lược ghi như bài: “Bán DNNN cứu DNNN tại sao không?” [54, (19), tr20-21] do phóng viên Hồng Phúc ghi lại ý kiến của ông Nguyễn Xuân Thành- Giám đốc Chính sách công, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Các tác phẩm phỏng vấn trên BĐT:

Khó đánh giá thông tin DNNN” [7, (142), tr3] với TS Nguyễn Đình Cung - Viên Nghiên cứu Quản lý Kinh tê Trung ương; Trên TCTCDN có 02 bài: “Giám sát TCDN: Quan trọng là cơ chế, chính sách” [52, (7), tr10-11]; “Tài chính DN phải là lĩnh vực đi tắt đón đầu” [8, (8), tr2-3], phỏng vấn ông Phạm Đình Soạn, nguyên Cục trưởng Cục Tài chính DN – bộ Tài chính.

Phỏng vấn lãnh đạo DN


Cũng như hai loại phỏng vấn trên, số bài thuộc nhóm này không nhiều. Một phần vì ý kiến DN được trích dẫn trong bài hoặc được làm box ý kiến nhỏ. Nhưng


với đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo DN sở gĩ không được lựa chọn nhiều vì thường ít lãnh đạo nói về tình trạng chung hoặc góp ý chuyên sâu vào của vấn đề TCC, thường là nói trực tiếp tại DN họ. Đối với ý kiến về vấn đề chung, thường nói ít, vắn tắt chưa đủ độ dài để thể hiện một bài phỏng vấn riêng nên các phóng viên thường lồng vào bài viết. Đối với vấn đề được trao đổi cụ thể tại DN lại thường nói về cái tốt, cái tích cực hơn và che dấu cái xấu, cái còn khiếm khuyết… Do vậy, chỉ còn một số bài phỏng vấn lãnh đạo DN trên các báo như: Trên BĐT, “Vicem sẽ hoàn tất CPH đúng hẹn” [8, (63), tr12]; Trên TBKTSG: Tập đoàn chưa mang lại lợi ích gì cho DN ” [54, (36), tr46]; “Không chỉ làm sạch sổ sách” [54, (16), tr50- 51] Phỏng vấn ông Đoàn Xuân Trường, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Coma18 hay Phỏng vấn ông Phạm Mạnh Thường – Phó tổng giám đốc Công ty Mua bán Nợ Việt Nam; “Để giảm thiệt hại cho DNNN” [54, (29), tr21] phỏng vấn Tổng giám đốc Công ty Mua bán Nợ Việt Nam Phạm Thanh Quang.

2.3.2.4. Thể loại khác (Bình luận, bài báo khoa học...)


Bình luận:


Thể loại này không được sử dụng nhiều trên cả bốn tờ báo đối với chủ đề TCC DNNN. Qua thống kê tại bảng 3 cho thấy, cả 04 tờ báo chỉ sử dụng tổng số 04 bài bình luận. Trong đó BTT 01 bài “Tái cấu trúc giữa nói và làm” [9, (42), tr1-4] của tác giả Phạm Duy Nghĩa; ĐT 01 bài “Thấu đáo trách nhiệm sở hữu nhà nước” [7, (140), tr3]; TBKTSG 02 bài: “Đẩy xuống nước cho tự bơi” [53, (32), tr1]; “Đã thí điểm, cần tổng kết” [53 (38), tr1];

Bài báo có tính học thuật, khoa học:


Sở gì dùng từ “có tính” bởi các tác phẩm này chưa hẳn mang đầy đủ yêu cầu của một bài báo khoa học. Một phần, do các nhà khoa học kinh tế đã tham gia viết báo nhiều nên dần quen với thể loại phản ánh và tác phẩm của họ được thể hiện ở mức tiệm cận với bài phản ánh. Mặt khác, do các tòa soạn đặt bài thường yêu cầu dung lượng và đề nghị đi thẳng vào vấn đề, bài viết là một “nhát cắt” thay vì một đề


tài nghiên cứu. Do vậy, về dung lượng và tính hàn lâm có thể chưa mang đầy đủ yếu tố cấu thành một bài báo khoa học hoàn chỉnh.

Tuy số lượng không nhiều nhưng cả 04 tờ báo được khảo sát đều dùng thể loại bài báo khoa học để đan xen với các bài phản ánh của phóng viên. Tổng 04 tờ báo có 13 bài báo khoa học. Các bài báo này đều đi vào những vấn đề vĩ mô, hóc búa vốn được dư luận quan tâm lâu nay, như trên BĐT: “Xác định rò cơ quan thực hiện quền chủ sở hữu nhà nước” [7, (127), tr5] tác giả Bùi Văn Dũng – Trưởng Ban Cải cách phát triển DN CIEM. Việc phân quyền để gắn với trách nhiệm vốn gĩ được nhắc đến rất nhiều trong quản lý DNNN, tuy nhiên quyền đến đâu và trách nhiệm thế nào, đến nay vẫn chưa thực sự ngã ngũ. Và bài viết của chuyên gia này phần nào đi thẳng vấn đề này. 04 bài khác trên TBKTSG: “Tái cấu trúc kinh tế: Bàn dễ, làm khó” [53, (35), tr14-15] của TS Phạm Đỗ Chí; “Kết thúc thí điểm tập đoàn KTNN: Cần một ủy ban độc lập” [53, (46), tr10-11] của TS Lê Đăng Doanh; “Vì sao DNNN khó minh bạch thông tin” [54, (25), tr16-17] của Đinh Tuấn Minh – Phó trưởng ban Pháp chế VCCI; “Điều lệ mẫu không là chìa khóa vàng” [54, (27), tr58-59] của Luật gia Vũ Xuân Tiền cũng đều đề cập các vấn đề khó hiện tại nhằm tăng thêm sức nặng, uy tín cho tờ báo.

Với TCTCDN, do là tạp chí khoa học nên thể loại này được sử dụng nhiều hơn với 08 tác phẩm. Các tác giả chủ yếu là lãnh đạo Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính và các nghiên cứu sinh ở các trường Đại học: “CPH DNNN: Hoàn thiện cơ chế, tạo lập lộ trình mới” [51, (8), tr9-10], Ths Nguyễn Duy Long – Cục TCDN; “Xây dựng chiến lược kinh doanh: Nhìn tư tổng công ty than khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh” [51, (8), tr14-16] tác giả nghiên cứu sinh Lê Thanh Hải; “DNNN – Mộ số vấn đề, thực trạng và giải pháp” [51, (10), tr12-13-14] của Nguyên Cục trưởng Cục Tài chính DN Phạm Đình Soạn; “VAMC: Trái phiếu hay giấy nợ” [51, (6), tr28-29] của Ths Lê Hà Trang; “Xây dựng chiến lượng kinh doanh cho công ty TNHH MTV Cảng Nghệ tĩnh giai đoạn 2012-2020” [51, (7), tr14-15], Trần Văn Đạt…


Tiểu kết chương 2


Ở chương này, tác giả đã thống kê chi tiết công tác thông tin tuyên truyền của các báo, từ đó đưa ra, so sánh, đối chiếu và phân tích từ nội dung đến hình thức.

Có thể nói 4 tờ báo được lựa chọn khảo sát đều làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về chủ đề TCC DNNN. Nội dung vừa rộng, bao phủ hết các hoạt động từ chủ trương chính sách, đến việc đề cập các khó khăn vướng mắc và những bước chuyển từ cộng đồng DN. Đồng thời, thông tin cũng rất sâu sắc tương xứng với các tờ báo kinh tế hàng đầu khi có nhiều phân tích về nguyên nhân của sự yếu kém và đề xuất nhiều giải pháp hay, thiết thực với cơ quan quản lý, cộng đồng doạnh nghiệp.

Các thể loại báo chí cũng được sử dụng cơ bản từ: tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, bài báo khoa học…Về hình thức và ngôn ngữ thể hiện, các tờ báo đều có hình thức khá bắt mắt, thể hiện nhẹ nhàng không quá chuyên môn hóa kinh tế mà đang được hướng tới đông đảo bạn đọc phổ thông hơn.

Từ sự thống kê và phân tích cụ thể ở trên đã cho ta một dữ liệu quan trọng làm cơ sở để đưa ra những nhận định và đưa ra những nguyên nhân, hạn chế nhằm tìm giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền về chủ trương quan trọng này, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.


CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚ TRÊN

BÁO CHÍ


3.1. Đánh giá ưu, nhược điểm thông tin tuyên truyền về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

3.1.1. Mặt tích cực


3.1.1.1. Báo chí kịp thời đưa chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước


đi vào cuộc sống

Đăng tải, phổ biến, giải thích đường lối về TCC DNNN của Đảng, nhà nước và cấp, các ngành cho các tổ chức và các thành viên xã hội biết, hiểu, nhận thức và hành động trong thực tiễn. Đảng ta trong nhiều văn kiện đã chỉ rò: Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới; dũng cảm đấu tranh chống những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác, đề cập và chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực của xã hội; xây dựng xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Để giải quyết vấn đề này, một mặt báo chí phải nhạy cảm, hiểu biết và chủ động tuyên truyền, phân tích, giải thích, bình luận đường lối, chính sách cho quần chúng biết, mặt khác phải dựa vào nhân dân, trong đó có các nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà hoạt động xã hội, nhà hoạt động văn học, nghệ thuật để tiến hành công tác đó. Ý kiến, trình độ và uy tín của họ sẽ góp phần tích cực vào nhiệm vụ quan trọng này.

Kể từ đầu năm 2012 đến nay, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng về lĩnh vực DNNN [Phụ lục 1]. Các chính sách này ngay từ lúc dự thảo đã được báo chí đưa tin để lấy ý kiến các nhà quản lý, học giả, doanh nhân và đông đảo quần chúng nhân dân. Do vậy, ban soạn thảo đã có điều kiện tiếp thu, chỉnh sửa, loại bỏ những vấn đề không hợp lý như… Do vậy, khi ban hành các cơ chế


chính sách đã đi vào cuộc sống, DN dễ áp dụng và báo chí đã thông tin đầy đủ, kịp thời các cơ chế chính sách để DN biết, triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, báo chí cũng đăng tải ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành trong các buổi làm việc với các địa phương, DN và trả lời chất vấn tại Quốc hội… Đây cũng là những thông điệp, định hướng về lĩnh vực này để các đơn vị, DN biết thực hiện.

3.1.1.2. Báo chí tạo diễn đàn cho người dân, giới chuyên môn, giới khoa học đóng góp ý kiến để nâng cao hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ năm 2012 đã đánh giá: “TCC DNNN là nhiệm vụ khó nhất trong ba vấn đề chính của TCC nền kinh tế”. Cụ thể, ông nói: “TCC DNNN là việc làm khó khăn phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề, quyền lợi của nhiều nhóm lợi ích, DN và toàn xã hội nên đòi hỏi nhiều công sức, vật chất. Bởi, việc nhận thức đầy đủ và thống nhất của cả hệ thống chính trị với TCC DN không phải dễ dàng” [51 (1+2), tr6-7].

Do đây là vấn đề khó khăn, phức tạp như vậy, nên việc báo chí tạo diễn đàn người dân, giới chuyên môn, giới khoa học đóng góp ý kiến để nâng cao hiệu quả TCC DNNN là rất cần thiết.

Một số hình ảnh về ý kiến chuyên gia DN trên báo Thực tế cho thấy phong 1

Một số hình ảnh về ý kiến chuyên gia, DN trên báo

Thực tế cho thấy, “phong trào” góp ý kiến trên báo chí về chủ đề này khá rầm rộ bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó là những bài báo khoa học của các chuyên gia, hay trả lời bài phỏng vấn, các ý kiến được trích dẫn trong bài viết; đó là những ý kiến, kiến nghị của lãnh đạo DN. Do đây là báo in nên không đăng tải được nhiều


ý kiến tham gia của người dân. Thế nhưng, một số bài viết về TCC DNNN sau đó được báo mạng cập nhật và thu hút rất nhiều người vào phản hồi, đưa ra chính kiến. Tuy nhiên, do TCC DNNN là vấn đề khá vĩ mô, khó nên số người tham gia vào diễn đàn không lớn như những vấn đề xã hội, dân sinh. Mặt khác, do nội tại cộng đồng DNNN còn nhiều yếu kém và có cả nhóm lợi ích nên dư luận dễ nảy sinh tiêu cực, các ý kiến trái chiều còn nhiều, tạo nên bức tranh đa sắc màu để cơ quan chức năng có thể tham khảo.

Các ý kiến có thể từ việc phân cấp, phân quyền trong quản lý; vấn đề quyền lợi và trách nhiệm; vấn đề giám sát; lương thưởng hay khó khăn vướng mắc tại DN trong quá trình thực hiện.

Thông tin trên báo chí còn tạo ra động lực, áp lực cho các nhà lãnh đạo DN và cơ quan chủ sở hữu, trong việc thấy được trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy tiến trình TCC.

3.1.1.3. Báo chí tham mưu, góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Đây là nhiệm vụ quan trọng của báo chí. Điều này cho thấy, báo chí không chỉ tuyên truyền, động viên và tổ chức quần chúng thực hiện vào thực tế mà còn tham gia trực tiếp vào việc xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện đường lối, chính sách đó. Chúng ta từng chứng kiến các dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng, sửa đổi Hiến pháp, các bộ luật, các chính sách mới… đã được công bố công khai và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hàng triệu ý kiến chân thành, thẳng thắn, xây dựng và đầy tinh thần trách nhiệm của nhân dân trên báo chí đã giúp cho Đảng, Nhà nước hoàn thiện đường lối, chính sách phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

Báo chí phản ánh, phân tích kịp thời tình hình thực tế hiện trạng công việc của các địa phương, cơ sở xản xuất hoặc một vấn đề nào đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hoạt động này nhằm cung cấp bức tranh hiện thực sinh động, phong phú, phức tạp của xã hội. Các số liệu, sự kiện, con người, khó khăn, thuận lợi

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí