Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------


HÀ KHẮC MINH


BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

(Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM,

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013)


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Báo chí học


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------


HÀ KHẮC MINH


BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

(Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM,

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013)


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60.32.01.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Tuấn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu. Các số liệu trong luận văn rò ràng và trung thực, các kết luận của luận văn này chưa từng được công bố trong các công trình khác.

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2015

TÁC GIẢ


Hà Khắc Minh


LỜI CẢM ƠN


Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Anh Tuấn đã tư vấn, hướng dẫn tôi lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài này. Đây là một đề tài khó, còn nhiều quan điểm khác nhau nhưng mang tính ứng dụng thực tiễn cao đối với công việc của bản thân. Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, song được sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Anh Tuấn, tôi đã có phương pháp tiếp cận, nghiên cứu và thực hiện đề tài một cách hiệu quả.


Xin gửi lời tri ân đến các thầy, cô giáo tại Khoa Báo chí - Truyền thông, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản, để bổ sung, hoàn thiện hơn cơ sở lý luận báo chí của mình đang khuyết thiếu, giúp tôi vững vàng hơn về nghiệp vụ, quan trọng hơn là bước đầu hình thành tư duy và kỹ năng nghiên cứu khoa học.


Xin được gửi lời cảm ơn đến các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nước, lãnh đạo báo, các đồng nghiệp đã dành thời gian trao đổi, cung cấp nhiều thông tin quý báu giúp tôi trong quá trình viết luận văn.


Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, là động lực giúp tôi hoàn thành luận văn.


Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về báo chí và vai trò báo chí với tái cơ

cấu DNNN 12

1.1. Báo chí, thông tin báo chí và giám sát phản biện của báo chí

trong sự phát triển kinh tế - xã hội 12

1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu DNNN 20

1.3. Vai trò của báo chí với tái cơ cấu DNNN 30

Tiểu kết Chương 1 36

Chương 2: Thực trạng thông tin báo chí về tái cơ cấu DNNN 37

2.1. Thực trạng thông tin về tái cơ cấu DNNN trên 4 tờ báo 37

2.2. Thực trạng nội dung thông tin 40

2.3. Thực trạng hình thức thông tin 52

Tiểu kết chương 2 71

Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp nâng chất lượng thông tin về tái

cơ cấu DNNN 72

3.1. Đánh giá ưu, nhược điểm công tác thông tin tái cơ cấu DNNN 72

3.2. Nguyên nhân của những hạn chế… 85

3.3. Đề xuất một số giải pháp 91

Tiểu kết chương 3 109

KẾT LUẬN 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Báo Đầu tư Báo Tuổi trẻ Cổ phần hóa Doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước Đại học Quốc gia Hà Nội Hỗ trợ phát triển chính thức Phản biện xã hội

Tạp chí Tài chính doanh nghiệp Tập đoàn kinh tế

Tổng công ty

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Tổng sản phẩm quốc nội

: BĐT

: BTT

: CPH

: DN

: DNNN

: ĐHQGHN

: ODA

: PBXH

: TCTCDN

: TĐKT

: TCT

: TBKTSG

: GDP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 1


MỞ ĐẦU


1 - Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài


Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng ta là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân và một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ “tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của nền kinh tế”.

Việc đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước không thể không bao gồm đổi mới các DNNN – nòng cốt của kinh tế nhà nước TĐKT, TCT.

Nhìn tổng thể, vai trò của DNNN nói chung, các TĐKT, TCT nhà nước nói riêng trong thời gian qua là hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các DNNN đã bảo đảm sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các DNNN vẫn duy trì được hoạt động và có đóng góp quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực nhằm ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy vậy, DNNN còn nhiều yếu kém và bất cập.


Một là, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của DNNN còn thấp mặc dù có nhiều lợi thế về nguồn lực. DNNN chiếm khoảng 40% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 70% nguồn vốn ODA và được hưởng nhiều đặc quyền khác. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực này còn thấp, chưa tương xứng với những gì được đầu tư. Năm 2011, đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước chỉ đạt 33,03% trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp tới 48%. Bên cạnh đó, việc giám sát nguồn vốn nhà nước, quản trị DN bị buông lỏng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước. Bên cạnh đó, theo số liệu của Bộ Tài chính tính đến cuối năm 2011, tổng số lỗ lũy kế của riêng các tập đoàn lớn đã lên tới hơn 26.000 tỷ đồng, cao gấp 12 lần so với các DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài, trong số đó có tới gần


1/3 Tập đoàn, Tổng Công ty có tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng dư nợ cho vay DNNN lên trên 415 nghìn tỷ đồng, trong đó tổng nợ của 12 tập đoàn kinh tế lớn đã chiếm đến 52,66%. Trong 10 năm qua, tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn của khu vực DNNN chưa năm nào vượt quá 6%, trong khi các DN FDI luôn duy trì ở mức trên dưới 10%.

Hai là, thực trạng tài chính tại một số DNNN rất yếu kém, thua lỗ kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính. Việc thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với kinh tế của các DNNN còn hạn chế. Nhiều DNNN chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường; năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản trị DN còn yếu kém, bất cập. Các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp (nông, lâm trường quốc doanh) còn chậm được sắp xếp, đổi mới; và hoạt động của một bộ phận DNNN đã góp phần dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô.

Những con số trên do bắt nguồn từ mô hình phát triển kinh tế chung, DNNN nhất là các TĐKT, TCT nhà nước đã quá thiên về mở rộng quy mô đầu tư, chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu nên hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh thấp. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm và của từng TĐKT, TCT, DNNN còn bất cập và yếu kém. Việc thực hiện sắp xếp, CPH DNNN còn chậm so với phương án được duyệt. Một nguyên nhân nữa là tình trạng nhiều TĐKT, TCT nhà nước đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào vốn vay hoặc chiếm dụng; tình trạng độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực làm hạn chế động lực cạnh tranh và phát triển.

Ngoài ra, cơ chế, chính sách về quản lý DNNN chưa theo kịp với thực tiễn hoạt động của các TĐKT, TCT; sự hạn chế trong phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong quản lý, giám sát DNNN nhất là TĐKT, TCT nhà nước; sự bất cập về mô hình, thể chế quản trị, đội ngũ cán bộ quản lý DN và quản lý nhà nước cũng là những nguyên nhân chủ quan gây ra sự yếu kém của khu vực DNNN. Hậu quả là đã có sự đổ vỡ mà tiêu biểu là Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines).

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí