9. Anh chị có nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ địa phương hay cơ sở can thiệp không? Nếu có, đó là những hỗ trợ gì?
Không có em ạ.
10. Anh chị có mong muốn, nguyện vọng gì cho việc can thiệp, hỗ trợ trẻ không?
Chị chỉ mong con có một cơ sở nào đó ở gần đây mà gia đình chị có thể tham gia để giúp con can thiệp. Có lẽ đó là mong muốn cháy bỏng nhất lúc này vì cháu đang ở giai đoạn vàng để can thiệp. Bây giờ chị và một số chị phụ huynh khác cứ như mò kim đáy bể.
Trường hợp PV sâu số 1 (Theo danh sách các trường hợp PV sâu)
1. Chị cho biết năm nay cháu bao nhiêu tuổi rồi?
Năm nay cháu 12 tuồi rồi em ạ.
2. Gia đình phát hiện cháu mắc hội chứng tự kỷ từ khi nào?
Gia đình chị phát hiện cháu mắc tự kỷ cũng khá lâu rồi. Nhưng thời của D có mấy ai biết đến tự kỷ đâu em nên các nơi can thiệp rất ít, chị có tìm nhưng những khu vực lân cận nhà chị không nơi nào cả. Mãi sau này c quyết định nghỉ việc để đưa cháu đi can thiệp bên Hà Nội, khi đó ai bảo đi đâu chị đều đi đó, đến bây giờ cháu cũng chỉ chậm thế thôi em ạ.
3. Chị có thể kể qua về một số hình thức mà D đã từng được can thiệp không ạ?
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 9
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 10
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 11
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Cháu thì can thiệp nhiều hình thức lắm rồi. Từ đi trung tâm đến cấy chỉ, bấm huyệt. Sau đó, do đi nhiều chị cũng mệt mỏi mà nói thật kinh tế có hạn, chị lại không thể nghỉ việc nên chị cho D ở nhà gửi D cho một cô trông nhóm trẻ.
4. Thời gian phát hiện D mắc tự kỷ, gia đình chị có gì thay đổi không?
Lúc đó mọi người có ai biết tự kỷ là như thể nào đâu em. Sauk hi nghe bác sĩ trao đối về tình trạng của con chị mới chỉ thấy buồn bã thôi, sau đó về đọc thêm tài liệu về tự kỷ chị lại thấy sợ. Mãi 7 năm sau chị mới dám có ý định sinh em D.
5. Việc trong gia đình có thành viên mắc chứng tự kỷ có làm cho cuộc sống của gia đình mình khó khăn hơn không?
Có chứ em. Suốt cả thời gian từ sau khi đi khám cho D về ban đầu gia đình chị có chút mâu thuẫn vì việc đổ lỗi lẫn nhau rồi hàng xóm không hiểu bảo nhà có thằng câm, người độc địa hơn thì nói nhà có thằng thần kinh. Giai đoạn đó chị nản lắm em ạ. Chỉ có suy nghĩ mà già người đi. Bây giờ đỡ hơn rồi, mọi người lâu rồi cũng hiểu và thông cảm
cho nhưng chị lúc nào cũng lo cho tương lai sau này của con. Năm nay 12 tuổi rồi mà vẫn còn dại lắm (khóc)
6. Vậy chị có mong muốn gì với con và cho gia đình?
Mong sự cảm thông nhiều hơn nữa của tất cả mọi người, các cháu không có tội, chúng cần nhiều tình thương hơn là sự xa lánh. Một điều nữa đó là với những nơi xa trung tâm như ở đây thì rất cần có môi
trường học tập phù hợp cho không chỉ riêng D mà còn nhiều cháu khác nữa.
PHỤ LỤC 3
Một số hình ảnh hoạt động của “Lớp hỗ trợ hoà nhập”
Giờ học cá nhân: Can thiệp ngôn ngữ
Giờ vận động tinh của HC – xã Dương Xá – Gia Lâm
Giờ hoạt động nhóm
Giờ thư giãn của cô và trò
Cô và trò đón giáng sinh