Từ những điểm nêu trên, có thể thấy rò, việc TCC DNNN là yêu cầu cấp thiết, được xác định là một trong ba nội dung quan trọng của TCC toàn bộ nền kinh tế (cùng với TCC đầu tư công, TCC ngân hàng và các tổ chức tín dụng).
Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) tiếp tục khẳng định DNNN là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, lực lượng vật chất quan trọng, công cụ hỗ trợ để điều tiết nền kinh tế, hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường. Vì thế, nhìn rò những yếu kém, sai lầm, đề ra các phương thức nâng cao tính hiệu quả của DNNN là yêu cầu tất yếu, có tính mấu chốt trong quá trình TCC kinh tế hiện nay.
Do TCC DNNN có vai trò to lớn như vậy, nên việc tuyên truyền về TCC DNNN làm sao cho hiệu quả là vô cùng quan trọng. Trong đề án TCC DNNN, Chính phủ nêu rò: Bộ Thông Tin Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các TĐKT, TCT nhà nước tổ chức thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về TCC DNNN theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Việc tuyên truyền đúng góp phần đả thông tư tưởng người quản lý, tạo sự ủng hộ của cán bộ nhân viên trong DN, sự ủng hộ của toàn dân, những người được xem là cổ đông của DNNN (vốn toàn dân, sở hữu toàn dân)...
Báo chí cách mạng với vai trò sứ mệnh của mình đã nhập cuộc tuyên truyền, thông tin về TCC DNNN khá đậm nét với tần suất khá cao, hình thức phong phú, đa dạng. Từ việc phản ánh những bất cập của cơ chế chính sách đến sai phạm trong quản lý, yếu kém trong điều hành... báo chí còn phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân, chuyên gia, và sức ép của các nhà tài trợ quốc tế. Bức tranh về TCC DNNN trên báo chí đã trở nên đa sắc màu và sát với chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, điều hành về lĩnh vực DNNN vốn là lĩnh vực khó, nhạy cảm, nên có những vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều, nhiều quan điểm khác nhau cần được cân nhắc kỹ lưỡng để hài hòa lợi ích kinh tế và yếu tố an ninh quốc phòng và an sinh xã hội. Có những thông tin cũng đã thấp thoáng việc đòi hỏi thái quá về TCC không đúng chủ trương là “TCC để gọn, nhưng vẫn mạnh, DNNN vẫn phải là nòng cốt của nền kinh tế”. Theo đó, có ý kiến đòi tư nhân hóa tất tần tật...
Với những lý do đó, bản thân chọn nghiên cứu đề tài “Báo chí với quá trình TCC DNNN” với mong muốn có cái nhìn khái quát, tổng thể thông qua sự khảo sát, so sánh đối chiếu giữa các tờ báo, giữa các cách thể hiện, giữa thực tế và chủ trương... Việc nghiên cứu bao gồm cả việc nhận xét đánh giá và đưa ra khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền chủ trương lớn này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do chính sách TCC DNNN còn khá mới mẻ, được ban hành từ tháng 7/2012 nên đến nay, qua tìm hiểu của bản thân ở Khoa báo chí – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội), Học viện Báo chí Tuyên truyền có một số công trình nghiên cứu, các bài viết chuyên sâu các vấn đề liên quan đến vấn đề báo chí với DNNN ở cấp khóa luận như:
Có thể bạn quan tâm!
- Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 1
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Báo Chí Và Vai Trò Báo Chí Với Tcc Dnnn
- Quan Điểm Của Đảng, Nhà Nước Về Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Quan Điểm, Định Hướng Về Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp Nhà Nước
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
- “Báo chí với công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” của tác giả Đậu Huy Sáu - năm 2004.
- “Báo chí với việc phát huy vài trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước”, Nguyễn Thị Nguyệt Hà - năm 1998;
- “Báo chí với tiến trình đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước” của Lê Thị Hải Lý - năm1998;
- “Những thuận lợi và khó khăn của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên báo chí”, Đặng Anh Tuấn – năm 2001;
- “Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước qua sự phản ánh của báo chí” của Phạm Thu Hà – năm 2002;
- “Báo chí với việc tuyên truyền chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”, Lê Thị Ngọc Hà thực hiện - năm 2000;
- “Báo Nhân dân với việc tuyên truyền phát huy vài trò doanh nghiệp nhà nước” của Nguyễn Thiện Kế - năm 2001.
- “Báo chí và doanh nghiệp: Gắn bó, hợp tác và chia sẻ”, bài báo khoa học của TS Phạm Tất Thắng đăng ngày 21/10/2014 trên Tạp chí Cộng sản.
Các nghiên cứu này khá thành công trong việc khẳng định những đóng góp của báo chí đối với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về đổi mới phát triển DNNN ở thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ mới ở cấp khóa luận, nên chưa thực sự chuyên sâu. Việc đánh giá nhận xét và đề xuất giải pháp chủ yếu dừng lại đối với báo in lúc bấy giờ, chưa đặt trong môi trường truyền thông hội tụ và có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình báo chí khác nhau, cũng như sự vào cuộc của mạng xã hội. Do hoàn cảnh khác nhau nên việc đánh giá và kiến nghị giải pháp với các luận văn không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Mặt khác, những khóa luận trên chủ yếu được thực hiện từ những năm 2003 về trước (khi Luật DNNN chưa ra đời, nay luật này đã hết hiệu lực tháng 7/2010). Như vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN ở các nghiên cứu trên là trong giai đoạn thường xuyên, chưa phải đợt cao điểm, cấp bách, toàn diện như hiện nay nhất là khi hàng loạt sai phạm, đổ vỡ của các DNNN thời gian qua…; Chủ trương TCC DNNN còn nóng hổi, trở thành mối quan tâm của toàn dân và các nhà tài trợ nước ngoài… Chủ trương này cần được theo dòi, giám sát, phản biện từng ngày, từng giai đoạn và đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, xuất hiện một số quan điểm trái chiều: đòi bán toàn bộ DNNN, không xem kinh tế nhà nước là chủ đạo, vấn đề độc quyền nhà nước hay độc quyền DN…
Ở cấp luận văn, gần đây có 02 nghiên cứu:
- “Báo chí ngành tài chính với vấn đề TCC DNNN” – Đậu Huy Sáu (2013);
Đây là luận văn có đề tài gần nhất với đề tài của bản thân nhất. Nhưng do nghiên cứu này được bảo vệ sau thời điểm bản thân được hội đồng thông qua quyết định công nhận đề tài nghiên cứu nên thời điểm đó, bản thân không biết đã có nghiên cứu về vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu, bản thân đã tìm được những điểm khác biệt như sau:
Thứ nhất, về đối tượng khảo sát: Chỉ bị trùng 01 tờ TC TCDN. 03 tờ báo còn lại có 01 tờ chính trị - xã hội đại chúng hơn là tờ Tuổi trẻ TP HCM, nhằm tìm kiếm những thông tin được “đại chúng hóa” một vấn đề vốn rất khô khan, vĩ mô, chuyên sâu.. mặt khác kỳ vọng vào tính chiến đấu của tờ báo này ở dạng phóng sự điều tra. TBKTSG cũng chuyên sâu hơn về kinh tế và BĐT vốn có lợi thế hơn khi cơ quan
chủ quản – Bộ Kế hoạch Đầu tư được giao nhiệm vụ nghiên cứu Đề án TCC tổng thể nền kinh tế (trong đó có TCC DNNN) và xây dựng nhiều cơ chế chính sách về DNNN.
Thứ hai, về lý luận: Bản thân đã cắt nghĩa cụ thể hơn, đầy đủ hơn về các khái niệm về TCC DNNN và bổ sung thêm phần giám sát, PBXH trên báo để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá thông tin về lĩnh vực được xem là có nhiều lỗ hổng, dễ thất thoát, sai phạm này.
Thứ ba, về kết quả nghiên cứu của đề tài, khi nghiên cứu đánh giá thông tin, bản thân đi vào một số vấn đề nóng bỏng, vướng mắc nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo chí về TCC DNNN đó là: Thiếu thông tin (vốn được xem là vấn đề cơ bản cốt lòi ảnh hưởng đến hoạt động của DNNN và khó khăn cho hoạt động báo chí); Phản ánh mặt trái nhiều, mặt ưu điểm ít; Thông tin thể hiện sự nóng vội thái quá, chệnh trọng tâm; thiếu thông tin hấp dẫn... Đây là những điều khác biệt với luận văn của Đậu Huy Sáu.
- “Vấn đề TCC nền kinh tế trên báo chí kinh tế Việt Nam” - Lê Phương Vân (năm 2014);
Luận văn này được bảo vệ khi công trình nghiên cứu của bản thân đã gần hoàn thiện. Điểm khác biệt là: Vấn đề TCC nền kinh tế rộng hơn gồm: TCC Đầu tư công; TCC ngân hàng và các tổ chức tín dụng; TCC DNNN. Do vậy, nghiên cứu này có bề rộng hơn song thiếu chiều sơn so với luận văn tác giả. 03 vấn đề trong Đề án TCC tổng thể nền kinh tế cũng có nhiều điểm khác nhau, do vậy nghiên cứu đánh giá thông tin giữa hai luận văn cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Luận văn này cũng chưa đề cập đến các vấn mà bản thân đã nêu ra ở trên là thiếu thông tin, nóng vội chệch chuẩn; thiếu thông tin hấp dẫn và nêu ưu điểm quá ít so với nhược điểm.
Như vậy, nghiên cứu của bản thân không bị trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại.
Ngoài báo chí học, cũng có khá nhiều nghiên cứu dưới các góc độ kinh tế học:
- Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012, Từ bất ổn vĩ mô đến con đường TCC, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Nxb Tri thức, 2012;
- Cuốn Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình TCC nền kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Viện KHXHVN, VCCI, UNDP, tháng 5/2012;
- Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Tập đoàn kinh tế - Lý luận và thực tiễn” do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật tổ chức ngày 25/5/2009)”
- Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa Xuân, mùa Thu 2013, 2014, Ủy ban Kinh tế Quốc hội…
Nghiên cứu của bản thân lần này cập nhật và đánh giá lại tất cả các vấn đề nóng hổi mà báo chí nêu về TCC nền kinh tế nói chung và DNNN nói riêng; đặc biệt trong thời gian gần đây có nhiều sự kiện chấn động toàn quốc đó là: Sau sự đổ vỡ của Vinashin, Vinalines, báo chí đã đề cập đến hàng loạt vấn đề: Ai là ông chủ thực sự của DNNN? Xảy ra sai phạm ai chịu trách nhiệm? Mô hình nào của DNNN sắp tới là hiệu quả? DNNN có nên được tiếp tục xem là trọng điểm của nền kinh tế của nền kinh tế quốc dân không?
3. Mục đích, nội dung nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài “Báo chí với quá trình TCC DNNN” là nhận diện, phân tích, đánh giá bước đầu thực trạng thông tin, tuyên truyền về hoạt động tái cấu trúc DNNN trên 4 tờ báo được khảo sát, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí nói chung và các tờ báo được khảo sát nói riêng, góp phần thực hiện thành công tái cấu trúc DNNN theo tinh thần Nghị Quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội 2011 -2020.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tác giả làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn về TCC DNNN và vai trò, sứ mệnh của báo chí đối với chủ trương và thực tiễn của hoạt động này.
Dựa trên khung lý thuyết tại nhiệm vụ nghiên cứu trên và tham vấn ý kiến các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, các phóng viên, biên tập viên theo dòi mảng kinh tế nói chung và TCC DNNN nói riêng, tác giả phân tích, đánh giá thực
trạng về cách thức tổ chức thông tin, nội dung và hình thức thông tin vấn đề TCC DNNN trên 4 tờ báo khảo sát.
Qua việc, phân tích, đánh giá trên, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền về triển khai thực hiện TCC DNNN trên báo chí nói chung, các tờ báo được khảo sát nói riêng.
4 – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là: Vấn đề TTC DNNN trên 04 tờ báo: BĐT, BTT, TBKTSG, TCTCDN.
- Phạm vi nghiên cứu là nội dung thông tin; cách thức tổ chức thông tin đăng tải trên 4 tờ báo, tạp chí sau: BĐT (Bộ Kế hoạch Đầu tư), BTT TP Hồ Chí Minh (Thành đoàn TP Hồ Chí Minh), TBKTSG (Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh), TCTCDN (Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính); Chỉ khảo sát báo in, ấn phẩm chính.
Việc lựa chọn 04 tờ báo này bởi: BĐT là tờ báo chuyên về kinh tế, thuộc bộ kinh tế tổng hợp – Bộ Kế hoạch Đầu tư được Chính phủ ủy quyền xây dựng Đề án tổng thể TCC toàn bộ nền kinh tế (Đề án TCC DNNN là một trong ba thành phần của đề án này). Riêng với TCC DNNN, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng tham gia xây dựng một số cơ chế chính sách, Quyết định, Nghị định cho Chính phủ. TCTCDN thuộc Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) là nơi tác giả đang công tác, do vậy có điều kiện hiểu sâu hơn về Tạp chí thuận lợi trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, Tạp chí thuộc Cục Tài chính DN – Đơn vị được Bộ Tài chính giao chủ trì soạn thảo chính Đề án TCC DNNN này và các cơ chế chính sách về lĩnh vực DNNN. Do vậy, Tạp chí có thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn tin. BTT là tờ báo chính trị xã hội có uy tín và tia ra hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Nhật báo này có thông tin thời sự nóng hổi và được đánh giá dám nói những điều khó nói, đăng những bài phóng sự điều tra về những sai phạm, thất thoát vốn… mà TCC DNNN và một trong những vấn đề như thế. TBKTSG cũng là một tờ báo kinh tế ở phía nam được đánh giá có uy tín cao trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh. Tờ báo kinh tế theo hướng thị trường này gần đây có nhiều bài chuyên gia phân tích sâu sắc về lĩnh vực TCC DNNN.
Thời gian khảo sát: Từ tháng 8/2012 đến tháng 8/2013
- Lý do lựa chọn: Ngày 17/7/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 929/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “TCC DNNN, trọng tâm là TĐKT, TCT nhà nước giai đoạn 2011 -2015”. Từ đó đến nay việc nội dung thông tin báo chí tập trung vào phán ánh, giám sát quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp cụ thể.
5 –Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận:
Đề tài luận văn này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống lý luận báo chí truyền thông; Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về TCC DNNN; hệ thống văn bản pháp luật, điều hành của Chính phủ, các bộ ngành trong việc triển khai thực hiện TCC DNNN; định hướng và nội dung thông tin liên quan đến TCC DNNN trên BĐT, BTT, TBKTSG, TCTCDN từ tháng 8/2012 đến hết tháng 8/2013.
Phương pháp cụ thể:
+ Nghiên cứu, khảo cứu tài liệu: Để tìm hiểu các khái niệm về vấn đề nghiên cứu trong luận văn và
+ Thống kê, phân tích tài liệu: Thống kê số lượng tin bài, hình họa, biểu đồ... về TCC DNNN trên 04 báo được khảo sát. Việc thống kê được căn cứ trên cơ sở lý thuyết về thể loại báo chí để phân chia hợp lý, tạo điều kiện cho việc khái quát hóa.
+ So sánh, đối chiếu: Từ thống kê ở trên, tác giả đã tiến hành so sánh, đối chiếu số lượng, chất lượng thông tin TCC DNNN giữa báo này với báo khác, giữa thể loại này với thế loại khác...
+ Phân tích, tổng hợp; nhận xét, đánh giá và khái quát vấn đề: Việc phân tích được dựa vào những con số cụ thể từ đó đánh giá chất lượng thông tin, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và khái quát hóa để luận văn mang tính tổng thể của vấn đề.
+ Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực kinh tế - tài chính; các lãnh đạo báo, phóng viên, biên tập viên phụ trách lĩnh vực này. Cụ thể, tác giả đã phỏng vấn: Ths Nguyễn Duy Long – Trưởng phòng Sắp xếp đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (Cục Tài chính doanh nghiệp- Bộ Tài chính), thành viên ban soạn thảo Đề án TCC DNNN; Ths Đặng Quyết Tiến – Phó Cục trưởng Cục Tài
chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), Kiêm tổng Biên tập Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, thành viên ban soạn thảo Đề án TCC DNNN; ông Hoàng Tư Giang – Phóng viên Thời báo Kinh tế Sài gòn; ông Bùi Đức Hải – Phó tổng Biên tập Báo Đầu tư; Ths Tạ Thị Thu Hằng – Phóng viên Tạp chí Tài chính doanh nghiệp; Bà Lê Thanh – Phóng viên báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh.
Tùy theo điều kiện khách quan, đề tài thực hiện phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp (quan email, điện thoại).
6 – Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến vai trò của báo chí đối với việc triển khai thực hiện TCC DNNN hiện nay.
+ Khái quát lý luận về thông tin tuyên truyền TCC DNNN trên báo chí.
+ Cung cấp cơ sở lý luận, khoa học cho những người viết báo chuyên về lĩnh vực kinh tế, tài chính, DN và những người làm quản lý các báo, chuyên mục kinh tế- tài chính, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác định hướng dư luận, góp sức vào thực hiện hiệu quả công tác TCC DNNN và đáp ứng nhu cầu của công chúng.
+ Luận văn cũng góp phần làm giàu, phong phú và hoàn thiện thêm lý luận báo chí truyền thông hiện đại (vai trò, chức năng, kinh tế báo chí truyền thông…).
- Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thông về TCC DNNN trên các tờ báo được khảo sát. Do vậy luận văn có thể làm cẩm nang nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành báo chí học; tài liệu tham khảo cho các phóng viên, biên tập viên, cơ quan báo chí khảo cứu cho việc hoạch định tổ chức thông tin báo chí về công tác TCC DNNN. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu, khảo sát và phân tích, tác giải đã đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin tuyên truyền về TCC DNNN trên các cơ quan báo chí khác.
7 – Kết cấu luận văn