Cách Thức Báo Chí Truyền Thông Về Chính Sách Cải Cách Hành Chính Nhà Nước Việt Nam

nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, CS quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. CS cải cách thể chế cũng được một số bài viết đề cập như: Nâng cao hiệu quả hợp tác nước ngoài về pháp luật, Cải cách tư pháp (VietnamPlus, 08/8/2019), Hoàn thiện cơ chế, CS trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (BND, 08/01/2018),…

2.2.3. Cách thức báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

2.2.3.1. Tần suất tin bài theo thời gian

Phân tích tần suất tin bài là một trong những chỉ báo đo lường hình thức TTCS CCHCNN trên khía cạnh mục đích, tính định kỳ, đều đặn trên báo chí. Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt trong phân bố thời gian theo tháng, năm và thời điểm đăng tải. Cụ thể:

Trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020, báo chí đã bám sát, phân tích các nhiệm vụ CCHCNN. Các bài viết về nhiệm vụ CCHCNN tăng lên về số lượng khi chương trình này ra đời, chiếm phần lớn so với các bài viết về lĩnh vực khác. Số liệu trong Bảng 2.8 cho thấy, trong hai năm 2018-2019 có 1318/3025 bài viết về CS CCHCNN (chiếm 56.5%).

Bảng 2.7. Tần suất các bài viết về CS CCHCNN năm 2018, 2019

Nguồn: Khảo sát của tác giả


Nhiệm vụ CS

Nội dung về CS CCHCNN

Nội dung khác

Tổng

Số bài

Tỷ lệ

Số bài

Tỷ lệ %

Số bài

Tỷ lệ %

Số lượng/ Tỷ lệ

1318

43.5%

1708

56.5%

3026

100.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

Số liệu trong Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.4 cho thấy VietnamPlus là cơ quan báo chí có số lượng bài viết lớn nhất với 717 bài phân bố các thể loại khác nhau chiếm 54.4 %. Thứ hai là BND có 318 bài ở các thể loại khác nhau chiếm 24.1%. Tiếp đến là VTV1 với 170 bài chiếm 12,9% và BĐTĐBND với 113 bài chiếm 8,6% [Phụ lục 1].

Sự chênh lệch về lượng bài viết của các tờ báo theo tháng rất lớn.


113

VietnamPlus là cơ quan báo chí duy nhất trong diện khảo sát có lượng bài viết phân bố đều giữa các tháng. Trong khi đó, BND có lượng bài viết lớn tập trung chủ yếu vào các tháng một, tháng năm và tháng bảy. Xu hướng lượng bài viết này đi xuống theo tháng. VTV1 và BĐTĐBND có số lượng bài viết phân bố tương đối đều giữa các tháng, nhưng số lượng rất khiêm tốn [Phụ lục 1].

Biểu đồ 2.8. Xu hướng phân bố bài viết về CS CCHCNN theo tháng

theo cơ quan báo chí khảo sát

Phân bố lượng bài viết theo tháng của các cơ quan báo chí

100


50


0

Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Cơ quan báo chí

BĐTĐBND

BND

VietnamPlus

VTV1

Số lượng bài viết

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Xét trong tương quan phân bố tin bài về CS CCHCNN theo năm, năm 2018 có số lượng bài viết là 793 bài, nhiều gấp 1,5 lần so với năm 2019. Điều đó có nghĩa là, số lượng bài viết về CS CCHCNN có xu hướng đi xuống.

Bảng 2.8. Tần suất phân bố số lượng bài viết trong năm 2018, 2019

của các cơ quan báo chí

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Cơ quan báo chí * Năm đăng


Năm đăng

Tổng

Năm 2018

Năm 2019


Cơ quan báo chí

BĐTĐBND

65

48

113

BND

267

51

318

VietnamPlus

375

342

717

VTV1

86

84

170

Tổng

793

525

1318

Bên canh đó, có sự chênh lệch tương đối lớn về lượng bài viết giữa các tờ báo khảo sát, trong đó lớn nhất là BND: năm 2018 có 261 bài, năm 2019 có 51 bài) tức chênh lệch nhau khoảng 5 lần, thứ đến là VietnamPlus xấp xỉ 01 lần. Số lượng bài viết theo năm của các tờ báo còn lại không có sự chênh lệch đáng kể.

114

Biểu đồ 2.9. Số lượng bài viết về CS CCHCNN phân bố theo năm

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


2 2 3 2 Chuyên mục khung giờ đăng tải Xét về thời điểm đăng tải bài viết 1

2.2.3.2. Chuyên mục/ khung giờ đăng tải

Xét về thời điểm đăng tải, bài viết chủ yếu được đăng ở ngoài khung giờ vàng. Ngoài các bài viết của BND được đăng theo ngày, còn lại các bài viết của các tờ báo khác đăng vào khung giờ vàng rất khiêm tốn. Trong hai năm 2018 và 2019, BĐTĐBND không có bài viết nào được đăng vào khung giờ vàng; VietnamPlus có 58/717 bài viết đăng trong khung giờ vàng; VTV1 có 31/170 bài đăng trong khung giờ vàng. Biểu đồ 2.10 cho thấy sự phân bố cụ thể lượng bài viết được đăng hay phát theo khung giờ vàng [Phụ lục 1].

Biểu đồ 2.10. Phân bố bài đăng hay phát theo khung giờ

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


115 2 2 3 3 Cấp hành chính và phạm vi chính sách cải cách hành chính nhà nước 2


115

2.2.3.3. Cấp hành chính và phạm vi chính sách cải cách hành chính nhà nước được phản ánh

Cấp hành chính và phạm vi phản ánh

CS CCHCNN là quy định của nhà nước về các yếu tố cấu thành của nền hành chính. Bởi vậy, CS CCHCNN bao phủ và tác động rộng khắp các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương, đến các tỉnh và thành phố trên cả nước. Bảng 2.9 và Biểu đồ 2.8 cho thấy trong hai năm 2018-2019, số lượng bài viết của các tờ báo khảo sát đề cập đến việc triển khai thực hiện CS CCHCNN ở trung ương và địa phương có sự chênh lệc đáng kể: nhiều nhất là BND (đề cập đến trung ương có 237 bài viết và đề cập đến địa phương có 81 bài viết), tiếp đến là VTV1 (đề cập đến trung ương có 52 bài viết và đề cập đến địa phương có 118 bài viết).

Bảng 2.9. Tần suất bài viết phân bố theo cơ quan báo chí và phạm vi đề cập

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả



Đề cập theo cấp hành chính

Tổng

Trung ương

Địa phương


Cơ quan báo chí

BĐTĐBND

44

69

113

BND

237

81

318

VietnamPlus

321

396

717

VTV1

52

118

170

Tổng

654

664

1318

Kết quả khảo sát đồng thời cũng thể hiện phần lớn các bài viết về nhiệm vụ và quy trình CS chủ yếu đề cập đến việc thực hiện CS CCHCNN tại các thành phố lớn và những địa phương có kinh tế phát triển như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh. Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh có 145 bài, chiếm 22%; Hà Nội có 70 bài, chiếm 11%; Đà Nẵng có 17 bài, chiếm 3%; Quảng Ninh có 29 bài, chiếm 4%; các địa phương còn lại có 380 bài, chiếm 57%). Kết quả cụ thể về sự phân bố lượng bài viết theo địa phương thể hiện chi tiết trong Biểu đồ 2.11.


116

Biểu đồ 2.11. Tần suất phân bố bài viết về CS CCHCNN theo địa phương

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Tin bài phân bổ theo quy trình CS Từ góc độ nghiên cứu truyền thông quy trình 3

Tin, bài phân bổ theo quy trình CS

Từ góc độ nghiên cứu truyền thông, quy trình CS CCHCNN được chia làm 03 giai đoạn, đó là giai đoạn hoạch định CS, thực thi CS và đánh giá CS. Trong chu trình CS nói chung và CS CCHCNN nói riêng, báo chí cung cấp thông tin toàn diện và minh bạch ở từng giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới việc thành công hay thất bại của một CS. Theo kết quả khảo sát, phần lớn các bài viết tập trung vào giai đoạn thực thi CS với 1198 bài viết, chiếm 91%, tiếp đến là giai đoạn đánh giá CS với 101 bài viết, chiếm 8%, thấp nhất giai đoạn hoạch định CS với 18 bài viết, chiếm 1%. Điều đó cho thấy, khâu xác định và đề xuất vấn đề về CCHCNN cần được giải quyết bằng CS được các cơ quan báo chí phản ánh rất hạn chế. Trái lại, các tin bài chủ yếu đưa tin về CS CCHCNN sau khi đã được ban hành, có lẽ bởi việc tìm kiếm đề tài ở giai đoạn này dễ dàng hơn.

Biểu đồ 2.12: Phân bố bài viết theo quy trình CS CCHCNN

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


117 Bài viết về quy trình CS CCHCNN xét theo cơ quan báo chí cũng có sự chênh lệch 4

117

Bài viết về quy trình CS CCHCNN xét theo cơ quan báo chí cũng có sự chênh lệch tương tự như trên. BĐTĐBND không có bài viết nào về giai đoạn hoạch định CS và đánh giá CS, số bài viết về thực thi CS là 113 bài; BND có số bài viết về hoạch định CS có 17 bài, số bài viết về giai đoạn thực thi CS có 222 bài, số bài viết về giai đoạn đánh giá CS là 78 bài; VietnamPlus không có bài viết nào về giai đoạn hoạch định CS, số bài viết về giai đoạn thực thi CS là 714 bài, số bài viết về giai đoạn đánh giá CS là 03 bài; VTV1 có số bài viết hoặc chương trình về giai đoạn hoạch định CS có 01 bài, số bài viết về giai đoạn thực thi CS có149 bài, giai đoạn đánh giá CS có 20 bài. Sự phân bố về số lượng bài viết về quy trình CS CCHCNN thể hiện rõ trong Biểu đồ 2.12.

2.3. Thành tựu, hạn chế báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam và nguyên nhân

2.3.1. Thành tựu báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam và nguyên nhân

2.3.1.1. Thành tựu

Nội dung truyền thông về CS CCHCNN của báo chí có ý nghĩa và tác động tích cực đến hiệu quả phản hồi

Ý nghĩa của nội dung báo chí TTCS CCHCNN bao gồm các thuộc tính như: dễ gây ấn tượng; tác động mạnh đến cảm xúc người dùng thông tin, có tính sáng tạo, có sự độc đáo. Mức độ hiệu quả hình thức phản hồi của thông điệp qua báo chí gồm có các hình thức như sự phản hồi qua mạng xã hội; sự phản hồi qua cổng thông tin điện tử; sự phản hồi qua thư điện tử; sự phản hồi bằng văn bản. Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy ý nghĩa của nội dung TTCS CCHCNN tác động tích cực và có ý nghĩa đối với sự phản hồi với trọng số hồi quy β = 0.234 và mức ý nghĩa p-value = 0.038. Có nghĩa là, nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi, ý nghĩa nội dung thông điệp tăng lên 1 đơn vị thì mức độ phản hồi tăng lên 0.234 đơn vị [Phụ lục 4].

Kết quả khảo sát cho thấy, những bài báo có thông điệp rõ ràng, mang đầy đủ thông tin, dễ gây ấn tượng, có tính sáng tạo, có sự độc đáo sẽ có số lượng người quan tâm, chia sẻ và bình luận cao. Ví dụ như bài “TP. Hồ Chí Minh công bố 10 sự kiện nổi bật 2019”, đăng trên website VTV1 ngày 29/12/2019 phản ánh

118

về việc TP. Hồ Chí Minh đã công bố 10 sự kiện nổi bật chủ đề năm đột phá CCHCNN và thực hiện nghị quyết 54 của Quốc hội trong năm 2019. Tính đến thời điểm khảo sát, có 1700 lượt người thích, 25 lượt chia sẻ và 30 bình luận. Các bình luận đánh giá cao hình thức của bài báo ngắn gọn, thông điệp rõ ràng và ý nghĩa. Bài báo “Đồng thuận để thành công”, đăng trên BĐTĐBND ngày 01/9/2018 phản ánh huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tự ý vượt quyền tuyển dụng thừa mấy trăm giáo viên khiến tỉnh phải xắn tay giải quyết. Nhưng lần này, giáo dục cùng với y tế lại là những ngành đi đầu giải quyết bài toán cải cách bộ máy, tinh giản biên chế hiệu quả ở địa phương này. Tại thời điểm khảo sát, bài báo nhận được 1321 lượt người thích, 35 lượt người chia sẻ và 154 lượt người bình luận. Các bình luận đánh giá cao chất lượng của bài báo như thông tin kịp thời, thông điệp rõ ràng, ấn tưởng, phản ánh vấn đề bức xúc dư luận đang quan tâm.

Nội dung thông điệp báo chí truyền thông về CS CCHCNN phù hợp, tác động tích cực đối với hiệu quả phản hồi thông tin

Nội dung báo chí TTCS CCHCNN thỏa mãn yêu cầu bảo đảm dễ hiểu, dễ nhớ, minh bạch, pháp lý. Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy trọng số hồi quy β của nhân tố nội dung thông điệp = 0.274 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.010. Có nghĩa là, nếu các nhân tố khác trong mô hình không đổi, nội dung thông điệp hay yêu cầu của thông điệp tăng lên 1 đơn vị thì nhân tố hiệu quả phản hồi thông tin CS CCHCNN tăng lên 0.274 đơn vị [Phụ lục 4].

Kết quả khảo sát cho thấy, những bài báo có nội dung thông điệp rõ ràng, tạo cho người đọc, người xem có cái nhìn tổng thể nội dung thông tin trình bày ngay từ đầu, dễ hiểu, dễ nhớ, minh bạch, không vi phạm pháp luật như kiểu “giật gân…” đều nhận được sự quan tâm, chia sẻ và bình luận tích cực với số lượng lớn. Bài viết “Cải cách và tinh giản biên chế”, đăng trên BĐTĐBND ngày 08/02/2018 phản ánh Ban Chỉ đạo CCHCNN của Chính phủ đã họp trực tuyến toàn quốc, tổng kết công tác trong năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. Tại thời điểm khảo sát, bài báo nhận được 1321 lượt người thích, 35 lượt người chia sẻ và 154 lượt người bình luận tích cực.

119

Nội dung truyền thông về CS CCHCNN có tính phản hồi và tác động tích

cực đối với hiệu quả hình thức phản hồi qua báo chí

Nội dung báo chí TTCS CCHCNN có tính phản hồi cần phù hợp quy tắc và giá trị xã hội, với văn hóa - lối sống dân tộc, với tâm lý xã hội, thể hiện lợi ích của công chúng và có tính lan tỏa. Kết quả phân tích SEM cho thấy nhân tố sự phù hợp của thông điệp TTCS CCHCNNN của báo chí tác động tích cực và ý nghĩa đối với hiệu quả phản hồi thông tin CCHCNN với trọng số hồi quy β =

0.224 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.021. Có nghĩa là, khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố tính phản hồi của thông điệp TTCS CCHCNN tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả hình thức phản hồi của thông điệp TTCS CCHCNN của báo chí tăng lên 0.224 đơn vị [Phụ lục 4].

Kết quả khảo sát cho thấy, những bài báo có lượng người chia sẻ và phản hồi (bình luận) nhiều có thông điệp rõ ràng, giá trị xã hội, với văn hóa - lối sống dân tộc, với tâm lý, tâm trạng xã hội, thể hiện lợi ích của công chúng và có tính lan tỏa. Ví dụ như bài “Thành phố Thái Bình tập trung tinh gọn bộ máy cơ sở”, đăng trên BND ngày 13/1/2018, sau đó đăng lại trên Báo Nhân dân điện tử phản ánh những hạn chế về sắp xếp lại bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Đó là những bất cập khi đội ngũ cán bộ được sắp xếp chưa tinh gọn, nhiệm vụ chồng chéo, chưa cụ thể, và hoạt động hiệu quả chưa cao ở TP. Thái Bình. Tại thời điểm khảo sát, bài báo nhận được 124 lượt chia sẻ và 341 lượt bình luận. Đa số những phản hồi về bài báo đánh giá cao chất lượng bài báo, thông điệp rõ ràng, tích cực. Nhiều phản hồi về bài báo mang tính xây dựng, tham mưu, có ý nghĩa đối với Đảng, Nhà nước về CCHCNN. Hay bài “Khi đồng lương không được chấp nhận”, đăng trên BND ngày 26/01/2018, sau đó đăng lại trên Báo Nhân dân điện tử phản ánh những bất cập và hệ quả khi lương công chức thấp. Tình trạng tăng lương khiến người dân mừng ít lo nhiều. Trong thực tế, nói đến chuyện tăng lương nhiều người lao động lại không mấy hào hứng. Tại thời điểm khảo sát, bài báo nhận được 142 lượt chia sẻ nhưng có đến 1462 bình luận. Có lẽ sự quan tâm đến lương là chính đáng nhất vì lương tác động trực tiếp đến đời sống người lao động nên nhận được nhiều lượt bình luận và chia sẻ đến như vậy. Hầu như những bình luận phản ánh đời sống khó

120

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022