Kết Quả Kiểm Định Chi Bình Phương Về Sự Ràng Buộc Giữa Bài Viết Của Các Tờ Báo Và Phạm Vi Đề Cập

kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa bài viết của các tờ báo và phạm vi đề cập cho thấy các chỉ số Pearson Chi-Square, Likelihood Ratio, Linear-by-Linear Association đều có khoảng tin cậy 95% với giá trị với chỉ số p-value = 0.000. Điều này cho thấy mặc dù có sự chênh lệch về số lượng bài viết nhưng giữa các bài viết và các tờ báo có sự gắn kết chặt chẽ, có sự hài hòa [Phụ lục 3].

Bảng 2.11. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa bài viết của các tờ báo và phạm vi đề cập

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Chi-Square Tests


Value

df

Asymp. Sig. (2- sided)

Pearson Chi-Square

115.459a

3

.000

Likelihood Ratio

119.608

3

.000

Linear-by-Linear Association

36.632

1

.000

N of Valid Cases

1318



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 18

Từ kết quả phân tích định lượng như đã đề cập, chúng ta có thể khẳng định dù có sự chênh lệch giữa số lượng bài viết phân loại theo phạm vi đề cập của các cơ quan báo chí khác nhau, nhưng lại có sự ràng buộc chặt chẽ giữa các tờ báo về các bài viết CS CCHCNN. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho TTCS CCHCNN của báo chí hiệu quả và mang đến cho cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng thông tin CCHCNN hài lòng.

2.3.2. Hạn chế báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Chưa có sự ràng buộc giữa hình thức thông điệp và tính phản hồi của thông điệp trong báo chí truyền thông về CS CCHCNN

Mức độ hiệu quả hình thức phản hồi của thông điệp qua báo chí thể hiện qua mức độ hiệu quả phản hồi qua mạng xã hội, cổng thông tin điện tử, thư điện tử, văn bản. Hình thức thông điệp báo chí TTCS CCHCNN thể hiện ở các nội dung: ngắn gọn, đầy đủ, súc tích. Kết quả phân tích SEM cho thấy sự tác động của hình thức thông điệp truyền thông chính sách đối với hình thức phản

129

hồi của thông điệp truyền thông chính sách của các loại hình báo chí khảo sát rất thấp và không có ý nghĩa thống kế. CỤ thể: trọng số hồi quy β = 0.188 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.145 (> 0.050) [Phụ lục 4].

Biểu đồ 2.14. Tần suất quan tâm của đối tượng khảo sát đối vớ loại hình báo chí

t

Tần suất quan tâm của đối tượng khảo sát với loại hình báo

chí

80

Giới tính đối tượng khảo sá Nam Nữ Series3

60

40

20

0

Báo in

Bá o đi ện tử

Truyền hình

Phát thanh

Số lượng người quan

tâm

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả






Kết quả phân tích định lượng cho thấy không giải thích được quan hệ tuyến tính giữa biến số hình thức thông điệp với hình thức phản hồi của thông điệp báo chí. Có nghĩa là, không có sự tác động hay quan hệ tuyến tính của hình thức thông điệp TTCS đối với hình thức phản hồi của thông điệp TTCS của các loại hình báo chí. Biểu đồ 2.14 cho thấy phần lớn đối tượng khảo sát quan tâm tiếp cận CS CCHCNN qua báo điện tử. Sự kết hợp giữa công nghệ và truyền thông, dựa trên nền của internet đã tạo ra tính ưu việt của báo điện tử. Trong khi đó, các loại hình báo chí khảo sát cho thấy thiếu tính phản hồi, đặc biệt là báo in. Điều này cho thấy không có sự tác động tuyến tính giữa biến số hình thức thông điệp với hình thức phản hồi của thông điệp của báo chí là hợp lý.

Kết quả phân tích định lượng chuyên sâu này cũng khớp với quan điểm của các chuyên gia khi cho rằng báo chí TTCS nói chung và CS CCHCNN nói riêng trong thời gian qua có không ít bài báo nội dung truyền thông còn nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn, chưa đáp ứng nhu cầu thông tin; nội dung thông tin chỉ dừng lại mô tả, chưa được phân tích sâu, việc kiến giải và tổng kết kinh nghiệm về những vấn đề phức tạp còn chưa kịp thời, chưa sắc bén...; phương thức truyền thông còn lạc hậu, thiếu tính thuyết phục, hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Năng lực của nhà báo về nắm bắt, phân tích, tổng hợp, dự báo chưa cao; khả năng phát hiện, tham mưu, xử lý, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn chưa

130

thực sự kịp thời, chưa đủ sức thuyết phục [Phụ lục 7].

Quan hệ giữa hình thức và mức độ hiệu quả truyền nội dung thông tin của các thể loại báo chí chưa phản ánh được hiệu quả báo chí truyền thông về CS CCHCNN

Như đã trình bày ở trên, nhân tố hình thức báo chí TTCS CCHCNN thể hiện ở các nội dung: bảo đảm ngắn gọn, đầy đủ và xúc tích. Kết quả phân tích định lượng cho thấy chưa tìm thấy bằng chứng về quan giữa hình thức và mức độ hiệu quả truyền nội dung thông tin của của thể loại báo chí TTCS CCHCNN. Kết quả phân tích SEM về quan hệ tuyến tính giữa nhân tố hình thức thông điệp và mức độ hiệu quả truyền thông điệp của các thể loại báo chí có trọng số hồi quy β =

0.240 và khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.065 (>0.050). Với giá trị p- value lớn hơn 0.050, quan hệ tuyến tính giữa hình thức thông điệp và mức độ hiệu quả truyền thông điệp của các thể loại báo chí không có ý nghĩa thống kê hay không đươc chấp nhận trong phân tích định lượng. Do đó, không có cơ sở để khẳng định rằng có quan sự tác động tích cực và ý nghĩa trong quan hệ giữa hình thức thông điệp và mức độ hiệu quả truyền thông điệp của các thể loại báo chí [Phụ lục 3].

Về hạn chế này, theo ý kiến chuyên gia là do có một lượng nhỏ thông tin trên các tin trên báo chí hiện nay thiếu trung thực, phiến diện một chiều, thậm chí là xuyên tạc, sai sự thật; một số tờ báo và người làm báo đôi khi để thu hút bạn đọc đã sử dụng những thủ thuật giật tít bài hoặc đưa nội dung câu khách “rẻ tiền”. Nội dung truyền thông còn nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn, chưa đáp ứng nhu cầu thông tin; nội dung thông tin dừng lại mô tả, chưa được phân tích sâu, việc kiến giải và tổng kết kinh nghiệm về những vấn đề phức tạp còn chưa kịp thời, sắc bén...; phương thức truyền thông còn lạc hậu, thiếu tính thuyết phục nên hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế [Phụ lục 7].

Thiếu mối liên hệ giữa các cơ quan báo chí trong truyền thông về CS CCHCNN với kỳ vọng của công chúng

Kết quả mô tả trong Biểu đồ 2.8 cho thấy thiếu mối liên hệ giữa các cơ quan báo chí trong TTCS CCHCNN, thể hiện ở sự chênh lệch về lượng bài báo

131

của các cơ quan báo chí theo tháng và theo năm như đã phân tích trong mục

2.2.4.1 rất lớn. Chỉ có VietnamPlus có lượng bài báo phân bố đều giữa các tháng. Trong khi đó, BND có lượng bài báo tập trung chủ yếu vào các tháng một, tháng năm, tháng bảy và có xu hướng đi xuống theo tháng. VTV1 và BĐTĐBND có bài báo phân bố tương đối đều giữa các tháng, nhưng số lượng bài báo rất khiêm tốn [Phụ lục 3].

Mối liên hệ giữa các cơ quan báo chí trong TTCS CCHCNN thể hiện ở kết quả kiểm định Chi bình phương về mối liên hệ giữa các cơ quan báo chí với số bài báo đăng theo năm.

Theo kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với lượng bài báo phân bố theo năm 2018 và 2019: Pearson Chi- Square = 100.477, bậc tự do = 3, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.000. Likelihood Ratio =110.048, bậc tự do = 3, khoảng tin cậy 95% có giá trị p- value = 0.000. Linear-by-Linear Association = 36.959, bậc tự do =1, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.000. Kết quả kiểm định Chi bình phương cho thấy quan hệ giữa các cơ quan báo chí với số lượng bài báo phân bố theo năm 2018 và 2019 có sự ràng buộc. [Phụ lục 3, Mục 3.2]

Mặc dù quan hệ giữa các cơ quan báo chí với số lượng bài báo phân bố theo năm 2018 và 2019 có sự ràng buộc nhưng lại không khớp với kỳ vọng của người khai thác, sử dụng thông tin CS CCHCNN. Biểu đồ 2.20 cho thấy phần lớn người khai thác, sử dụng thông tin CS CCHCNN quan tâm đến loại hình báo điện tử. Trong khi đó, lượng bài báo trong năm 2018 -2019 lại thiên về báo in, báo truyền hình - loại hình có người đọc ít quan tâm hơn.

Biểu đồ 2.15. Tần suất quan tâm đến loại hình báo chí của người khai thác

và sử dụng thông tin CS CCHCNN

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Tần suất quan tâm đến loại hình báo chí theo giới tính đối tượng

200

khảo sát

Nam Nữ

100


0

Báo in

Bá o đi ện tử

Truyền hình

Phát thanh

Giới tính đối tượng khảo sát

Số lượng người

quan tâm

132

Kết quả kiểm định Chi bình phương về mối liên hệ giữa giới tính đối tượng khảo sát và loại hình báo chí đối tượng khảo sát thường xuyên truy cập thông tin: Pearson Chi-Square = 10,827, bậc tự do = 3, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.013 (< 0.050). Likelihood Ratio = 11,349, bậc tự do =3, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.010. Linear-by-Linear Association = 0,005, bậc tự do = 1, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value =0.945 (>0.050). Với kết quả Linear-by-Linear Association = 0,005, bậc tự do = 1, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.945 (>0.050) nên không có cơ sở để kết luận rằng giới tính của đối tượng khảo sát với các loại hình báo chí có sự ràng buộc với nhau. [Phụ lục 3]

Kết quả phân tích định lượng cho thấy có sự ràng buộc về mặt thống kê giữa lượng bài báo trong năm 2018, 2019 với loại hình báo chí; ngược lại, không có sự ràng buộc giữa kỳ vọng của người đọc về CS CCHCNN với các loại hình báo chí. Với kết quả này có thể kết luận thiếu mối liên hệ giữa các cơ quan báo chí trong TTCS CCHCNN với kỳ vọng của người khái thác, sử dụng thông tin.

Thiếu tính đồng bộ trong truyền thông về CS CCHCNN giữa các cơ quan

báo chí nên không đáp ứng kỳ vọng của công chúng

Sự thiếu tình đồng bộ trong TTCS CCHCNN giữa các cơ quan báo chí thể hiện ở số lượng bài báo phản ánh nhiệm vụ CS CCHCNN chỉ tập trung vào nội dung cải cách bộ máy hành chính và cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, BND có lượng bài báo về cải cách bộ máy hành chính lớn nhất, VietnamPlus có lượng bài báo về cải cách thủ tục hành chính lớn nhất, tiếp đến là VTV1 [Phụ lục 3].

Kết quả kiểm định Chi bình phương về mối liên hệ giữa các cơ quan báo chí với số bài báo về nhiệm vụ CS: Pearson Chi-Square = 427.017, bậc tự do = 15, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.000. Likelihood Ratio = 413.472, bậc tự do = 15, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.000. Linear-by- Linear Association = 159.063, bậc tự do = 1, khoảng tin cậy 95% có giá trị p- value = 0.000 [Phụ lục 3].

Kết quả này cho thấy có sự ràng buộc giữa giữa cơ quan báo chí với

133

lượng bài báo theo nhiệm vụ CCHCNN. Tuy nhiên, điều này lại không khớp với kỳ vọng của người đọc.

Biểu đồ 2.16. Tần suất bài báo theo nhiệm vụ CCHCNN và đối tượng khai thác, sử dụng thông tin quan tâm

Tần suất quan tâm các bài viết nhiệm vụ CCHCNN theo giới tính đối

tượng khảo sát

50

40

30

20

10

0

Giới tính đối tượng khảo sát

Nam Nữ

CC thể chế CC thủ tục HCCCXbâộymdựáyngH,Cnâng cao độiCnCgũtàCi BchCíCnVhCcôHnigện đại hóa HC

lượng người quan tâm

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Số liệu thống kế của tác giả cho thấy, số lượng người quan tâm đến khai thác và sử dụng thông tin nhiệm vụ CCHCNN khá đồng đều về giới tính và số lượng bài báo về từng nhiệm vụ CCHCNN cụ thể: cải cách thể chế (nam = 25, nữ =13); cải cách thủ tục (nam =29, nữ =20); cải cách bộ máy hành chính (nam

= 42, nữ = 30); đội ngũ CBCCVC (nam =21, nữ =15); cải cách tài chính công (nam = 18, nữ = 30); hiện đại hóa hành chính (nam =19, nữ =12) [Phụ lục 3]. Sự phân bố về số lượng các bài báo thể hiện rõ trong Biểu đồ 2.16.

Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các bài báo về nhiệm vụ CCHCNN và sự quan tâm của đối tượng khảo sát: Pearson Chi- Square =1,324, bậc tự do = 5, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0,932 (>0.050). Likelihood Ratio = 1,331, bậc tự do = 5, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0,932 (>0.050). Linear-by-Linear Association = 0,382, bậc tự do = 1, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0,537 (>0.050). Kết quả này cho thấy không có sự ràng buộc giữa các bài báo về nhiệm vụ CCHCNN và sự quan tâm về mặt thống kê [Phụ lục 3].

Kết quả phân tích định lượng cho thấy có sự ràng sự ràng buộc giữa cơ quan báo chí với lượng bài báo theo nhiệm vụ CCHCNN. Ngược lại, không có sự ràng buộc giữa các bài báo về nhiệm vụ CCHCNN và sự quan tâm về mặt


134

thống kê. Do đó có thể kết luận rằng do thiếu tính đồng bộ trong TTCS CCHCNNN giữa các cơ quan báo chí nên không đáp ứng kỳ vọng của người khai thác và sử dụng thông tin.

2.3.2.2. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế

Lượng bài viết đề cập trực tiếp đến chính sách cải cách hành chính nhà nước còn khiêm tốn

Trong năm 2018 và 2019, sự phân bố lượng bài viết đề cập trực tiếp và gián tiếp về CS CCHCNN khác nhau tùy theo cơ quan báo chí (như đã phân tích trong mục 2.2.3.2).

Bảng 2.11 cho thấy kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với tính chất phản ánh của bài viết về CS CCHCNN: Pearson Chi-Square = 484.763, bậc tự do = 3, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.000. Likelihood Ratio = 495.299, bậc tự do = 3, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.000. Linear-by-Linear Association = 4.9711 và khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.026 (<0.050) [Phụ lục 3].

Bảng 2.12. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với tính chất phản ánh của bài viết về CS CCHCNN

Nguồn: Kết quả kháo sát của tác giả

Chi-Square Tests


Value

df

Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square

484.763a

3

.000

Likelihood Ratio

495.299

3

.000

Linear-by-Linear Association

4.971

1

.026

Kết quả kiểm định Chi bình phương cho thấy, với các tiêu chí Pearson Chi-Square, Likelihood Ratio và Linear-by-Linear Association có khoảng tin cậy 95% với giá trị P-value < 0.050, chứng tỏ giữa các cơ quan báo chí với tính chất phản ánh của bài viết về nhiệm vụ và quy trình CS CCHCNN có sự ràng buộc. Do đó, có thể khẳng định rằng chỉ có sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với những bài viết đề cập gián tiếp đến nhiệm vụ hay quy trình CCHCNN. Chính lượng bài viết đề cập trực tiếp đến các CS CCHCNN khiêm


135

tốn, kèm theo thông tin nghèo nàn, thiếu cập nhật và phân tích thấu đáo đã dẫn đến TTCS CCHCNN của báo chí có những hạn chế cơ bản, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của CBCCVC, người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là nhà làm CS chuyên nghiệp.

Các bài viết chủ yếu được đăng ở ngoài khung giờ vàng

Giờ vàng rất quan trọng đối với truyền thông, trong đó có TTCS. Kết quả khảo sát, ngoài BND, các cơ quan báo chí còn lại trong diện khảo sát phần lớn đăng tải bài viết ngoài khung giờ vàng. Kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo khung giờ cho thấy: Pearson Chi-Square = 1357.399, bậc tự do = 6, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.000. Likelihood Ratio = 1492.590, bậc tự do = 6, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.000. Linear-by-Linear Association

= 346.946, bậc tự do = 1 và khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.000 [Phụ lục 3]. Do đó, có thể kết luận giữa cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo khung giờ có sự ràng buộc.

Bảng 2.13. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo khung giờ

Nguồn: Kết quả kháo sát của tác giả

Chi-Square Tests


Value

df

Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square

1357.399a

6

.000

Likelihood Ratio

1492.590

6

.000

Linear-by-Linear Association

346.946

1

.000

N of Valid Cases

1318



Kết quả phân tích định lượng cho thấy một mặt số lượng bài viết của các tờ báo được phát nằm ngoài khung giờ vàng (trừ BND). Mặt khác, kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo khung giờ vàng có ý nghĩa thống kê, tức là có sự ràng buộc về mặt thống kê giữa giữa các cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo khung giờ. Trong khi đó, số lượng bài viết chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp thông tin và chủ yếu đăng hoặc phát ngoài khung giờ vàng, dẫn đến phần nào


136

Xem tất cả 340 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí