Phân Bố Lượng Bài Viết Theo Theo Loại Hình Báo Chí Với Độ Tuổi Người Quan Tâm Đến Thông Tin Cchcnn (2018-2019)

Chính phủ kiến tạo phát triển là một trong những thông điệp CS đầy ấn tượng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tác giả đã làm rõ sự quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng định hướng hoạt động của Chính phủ nhằm kiến tạo phát triển đất nước, thúc đẩy CCHCNN để cải thiện môi trường kinh doanh; trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp; Nhà nước phải biết tạo ra cạnh tranh lành mạnh để tất cả mọi chủ thể trong xã hội đều phải vươn lên và để thu hút được người tài…

Báo chí đã đăng tải nhiều bài báo có hàm lượng chuyên môn cao về cải cách thủ tục hành chính, tập trung phân tích các giải pháp bảo đảm tính công khai, minh bạch thủ tục hành chính, kiến nghị loại bỏ những quy định, thủ tục không phù hợp, gây phiền hà, sách nhiễu, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều bài báo đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định về cơ chế CS, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng, cấp các loại giấy phép, đơn giản hóa trình tự thực hiện, giảm thời gian, thành phần hồ sơ của chính phủ và chính quyền địa phương [Phụ lục 7]. Có thể kể đến một số bài báo nêu lên quan điểm của nhà nghiên cứu thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị như: “Thảo luận đề án về công tác cán bộ và CS tiền lương” (BND, 9/5/2018); quan điểm của công chúng về CS CCHCNN được thể hiện chủ yếu thông qua các kỳ họp quốc hội, lấy ý kiến cử tri về dự thảo CS, như bài báo “Họp Quốc hội:Nhiều kiến nghị liên quan đến thủ tục hành chính” (VietnamPlus, 01/11/2018), “3.480 ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội” (VietnamPlus, 23/10/2018), “Thảo luận đề án về công tác cán bộ và CS tiền lương” (BND, 9/5/2018),… Thực hiện tốt nội dung này có nghĩa là báo chí đang làm tốt chức năng phản biện CS - yếu tố quan trọng góp phần xây dựng thành công CS. Bên cạnh đó, báo chí còn tập trung phản ánh hệ thống các giải pháp hoàn thiện tổ chức và phương thức hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cơ quan Nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành, ứng dụng chữ ký số, dịch vụ công trực tuyến.

Báo chí giám sát việc thực hiện CS CCHCNN

Trong khâu thực thi CS, nội dung truyền thông tập trung vào giám sát thực hiện CS. Đây được xem là một trong những chức năng quan trọng hàng

97

đầu của báo chí. Ngày 30/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về “Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương” với yêu cầu thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chính. Đề cập đến vấn đề này, VietnamPlus có bài báo “Thanh Hóa: Công khai xin lỗi dân việc gần 4.000 bộ hồ sơ tồn đọng” (VietnamPlus, 28/3/2019), “Thành phố Thái Bình tập trung tinh gọn bộ máy cơ sở” (BND, 13/1/2018),…

Trong thời gian qua, báo chí đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện CS CCHCNN của cán bộ quản lý các cấp, thực thi công vụ, nhiệm vụ; giám sát hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của CBCCVC. Bên cạnh tuyên truyền phổ biến CS CCHCNN hướng đến xây dựng và phát triển một nền hành chính hiện đại, dân chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận và niềm tin mạnh mẽ trong nhân dân, báo chí còn định hướng, khuyến khích thực hiện CS CCHCNN trong phạm vi các cơ quan Nhà nước, cá nhân thực thi công vụ và người dân tham gia vào quá trình thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính tại cơ quan công quyền.

Thực tế cho thấy, thông tin về CS CCHCNN của báo chí có tác động trực tiếp, kịp thời đến dư luận xã hội… đáp ứng yêu cầu thông tin về CS CCHCNN của công chúng, góp phần nâng cao dân trí. Kết quả trong Bảng 2.1 cho thấy số lượng các tác phẩm báo chí về CS CCHCNN của các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, truyền hình và phát thanh) phân bố đều đến số lượng người quan tâm theo độ tuổi.

Bảng 2.1. Phân bố lượng bài viết theo theo loại hình báo chí với độ tuổi người quan tâm đến thông tin CCHCNN (2018-2019)

Nguồn: Khảo sát của tác giả


Loại hình báo chí

Tổng

Báo in

Báo điện tử

Truyền hình

Phát thanh


Độ tuổi

Dưới 30

12

41

14

13

80

Từ 30 - 40

19

75

40

32

166

Trên 40

3

4

5

2

14

Tổng

34

120

59

47

260

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.


98

Thực tế cho thấy công tác giám sát thực hiện CS CCHCNN của báo chí gắn với lộ trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, kế hoạch CCHCNN theo giai đoạn của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp. Báo chí đã lồng ghép nội dung của công tác thông tin, tuyên truyền, giám sát CCHCNN với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về các chủ trương, CS của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong thời gian qua, công tác giám sát thực thi CS CCHCNN của báo chí đã tạo ra một diễn đàn để người dân thể hiện các tâm tư, nguyện vọng đóng góp ý kiến của mình đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động CCHCNN. Báo chí đã phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân bằng các sản phẩm báo chí bám sát thực tiễn thực hiện hoạt động CCHCNN tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời gian quan, các cơ quan báo chí đã nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục về hoạt động CCHCNN để tiếp nhận và đăng tải ý kiến của tổ chức, cá nhân về công tác CCHCNN, góp phần thúc đẩy hoạt động CCHCNN ngày càng sâu rộng, đa chiều; phát huy vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực và những yếu kém, thiếu sót, hạn chế của tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác CCHCNN [Phụ lục 7].

Trong thực hiện chức năng giám sát của mình, báo chí cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị xây dựng, thiết lập kênh/mục tiếp nhận, xử lý, phản hồi kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính. Các cơ quan báo chí đã phát huy thế mạnh của các loại hình báo chí, trong đó có các sáng kiến cụ thể chuyên mục, tọa đàm, phỏng vấn nên đã thu hút được số lượng lớn sự quan tâm từ phía công chúng. Thông tin báo chí phản biện thực thi CS CCHCNN cũng góp phần xây dựng và điều chỉnh các CS để phù hợp, sâu sát hơn với thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống từ thông tin báo chí, các cơ quan lãnh đạo, quản lý đã xây dựng CS mới để giải quyết những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân. Khi thực hiện chức năng giám sát, phản biện CS, báo chí phản ánh khách quan tác động của CS khi áp dụng vào thực tiễn và đóng góp các ý kiến đề xuất nhằm

99

tăng cường, phát huy mục tiêu CS đã được đề ra. Thực tế cho thấy, báo chí đã giúp kịp thời phát hiện, đưa tin các tấm gương cá nhân, tổ chức thực hiện sáng tạo, hiệu quả về hoạt động CS CCHCNN; hoặc phê phán những biểu hiện tiêu cực cần được sửa đổi, khắc phục để phát huy hơn nữa tính tích cực, cấp thiết của CS CCHCNN.

Báo chí cũng góp phần tăng cường kiểm soát đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả sử dụng tài sản, kinh phí từ ngân sách nhà nước, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ đó, vai trò giám sát của người dân đối với cán bộ, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ và các nội dung CS CCHCNN được phát huy. Báo chí cũng là kênh thông tin quan trọng phản ánh phiền hà, tiêu cực trong bộ máy công quyền, góp phần xây dựng chính quyền trong sạch. Trong khâu thực thi CS, nội dung truyền thông tập trung vào giám sát thực hiện CS. Đây được xem là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí. Ngày 30/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về “Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục HC tại các bộ, ngành, địa phương” với yêu cầu thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chính. Đề cập đến vấn đề này, VietnamPlus có bài báo “Thanh Hóa: Công khai xin lỗi dân việc gần 4.000 bộ hồ sơ tồn đọng” (VietnamPlus, 28/3/2019), “Thành phố Thái Bình tập trung tinh gọn bộ máy cơ sở” (BND, 13/1/2018),…

Trong thời gian qua, báo chí đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện CS CCHCNN của cán bộ quản lý các cấp, thực thi công vụ, nhiệm vụ; giám sát hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của CBCCVC. Bên cạnh tuyên truyền phổ biến CS CCHCNN hướng đến xây dựng và phát triển một nền hành chính hiện đại, dân chủ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả tốt, tạo sự đồng thuận và niềm tin mạnh mẽ trong nhân dân, báo chí còn định hướng, khuyến khích thực hiện CS CCHCNN trong phạm vi các cơ quan nhà nước, cá nhân thực thi công vụ và người dân tham gia vào quá trình thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục

100

hành chính tại cơ quan công quyền.

Thực tế cho thấy, thông tin về CS CCHCNN của báo chí có tác động trực tiếp, kịp thời đến dư luận xã hội… đáp ứng yêu cầu thông tin về CS CCHCNN của công chúng, góp phần nâng cao dân trí. Kết quả trong Bảng 2.1 cho thấy số lượng các tác phẩm báo chí về CS CCHCNN của các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, truyền hình và phát thanh) phân bố đều đến số lượng người quan tâm theo độ tuổi. Tuy nhiên lượng người quan tâm khá khiêm tốn (260 người).

Báo chí giới thiệu kinh nghiệm và sáng kiến thực hiện thành công CS CCHCNN

Việc đăng những bài viết về sáng kiến, kinh nghiệm thực hiện CS CCHCNN… là một trong những đóng góp quan trọng của báo chí trong TTCS CCHCNN. Báo chí đã tạo diễn đàn để CBCCVC, người dân, doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kĩ năng thực thi CS CCHCNN.

Cơ quan báo chí đã đăng tải bài viết về kinh nghiệm, giải pháp, sáng kiến thực hiện CS CCHCNN hay được chính quyền các cấp áp dụng trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp, vững mạnh, từng bước hiện đại. Theo đó, báo chí tập trung phản ánh một số tỉnh, thành điển hình thực hiện thành công, có hiệu quả CS CCHCNN như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Tháp…: Hà Nội làm tốt công tác CCHC (BĐTĐBND, 27/11/2018), Quảng Ninh nâng cao hiệu quả công tác CCHC (VietnamPlus, 21/5/2018), Long An gắn đánh giá với sử dụng cán bộ (BND, 27/2/2018), Tinh gọn bộ máy ở Phú Thọ (BND, 17/4/2018),… Bên cạnh đó, báo chí còn tập trung nêu sáng kiến, cách làm hay trong quá trình triển khai CS CCHCNN vào thực tế hoạt động của địa phương: TP. Hồ Chí Minh: Nhiều sáng kiến CCHC trong công tác Đảng (VietnamPlus, 5/3/2019), Hà Tĩnh: Độc đáo mô hình hành chính “một cửa” ở Trường THPT Cẩm Bình (VietnamPlus, 13/11/2019), Thành phố Hồ Chí Minh triển khai mô hình Phòng họp không giấy (VietnamPlus, 25/6/2019),

101

Lâm Đồng nỗ lực tinh gọn bộ máy, biên chế (BND, 6/1/2018), Nhiều hình thức đánh giá cán bộ hiệu quả ở Tp. Hồ Chí Minh (BND, 19/7/2018), Hà Nội tìm giải pháp đổi mới mô hình chính quyền đô thị (BND, 5/5/2018),…

2.2.2. Hình thức báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

2.2.2.1. Thể loại báo chí

Tiêu chí phân chia thể loại báo chí đã được đề cập từ chương cơ sở lý thuyết để khảo sát tin bài. Mỗi thể loại báo chí thể hiện một chức năng cũng như cách thể hiện khác nhau. Các thể loại báo chí thông tấn như tin, phóng sự là thông tin thời sự với ngôn ngữ thông báo, tả thuật, phân tích; còn với các thể loại báo chí chính luận như bình luận, chuyên luận, truyện, xã luận lại thể hiện quan điểm, chính kiến của người viết thông qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng.

Bảng 2.2. Tần suất bài viết về CS CCHCNN phân bố theo thể loại báo chí

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Thể loại chuyên mục

Tổng

Tỷ lệ

%

Bình luận

Chuyên luận

Phóng sự

Tin

Truyện

Xã luận

Cơ quan báo chí

BĐTĐBND

0

0

7

106

0

0

113

8.6

BND

10

5

139

131

4

29

318

24.1

VietnamPlus

0

0

3

671

0

43

717

54.4

VTV1

0

0

93

77

0

0

170

12.9

Tổng

10

5

242

985

4

72

1318

100

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các bài viết về CS CCHCNN được thể hiện dưới loại hình thông tấn báo chí (tin, phóng sự) và tin là chiếm ưu thế nhất trong hình thức thể hiện. Điều này dễ hiểu bởi thể loại tin có tính cập nhật, ngắn gọn, đầy đủ thông tin nên đáp ứng được yêu cầu về tính thời sự, chính xác, khách quan. Xem xét ở khía cạnh này có thể thấy bốn cơ quan báo chí đã làm tốt vai trò thông tin về vấn đề CS CCHCNN. Trong tổng số 1318 bài khảo sát có tới 985 bài thuộc thể loại tin tức, chiếm 74,7%. BĐTĐBND có 106/113 bài thuộc thể loại tin tức. BND có 131/319 bài thuộc thể loại tin tức. Đáng chú ý là VietnamPlus có 671/717 bài thuộc thể loại tin tức. Thông qua đó cho thấy, các cơ quan báo chí đã thể hiện vai trò là cầu nối truyền tải CS CCHCNN - một vấn đề thời sự tới công chúng. Ngược lại, thể loại chính luận (bình luận,

102

chuyên luận, xã luận) có số lượng thấp hơn rất nhiều với 87/1318 bài viết chiếm 25,3%. Điều đó cho thấy sự quan tâm của cơ quan báo chí và nhà nghiên cứu về CS CCHCNN chưa cao. Thể loại báo chí chính luận thể hiện quan điểm, chính kiến mạnh mẽ và rõ hơn chức năng phản biện, định hướng dư luận. Bởi vậy, khi tỷ lệ bài viết thể loại này thấp rất có thể là yếu tố làm cho tiếng nói, quan điểm về CS CCHCNN thưa và yếu hơn. Chi tiết về tần suất thể loại báo chí thể hiện rõ trong bảng 2.2 và biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4. Phân bố lượng bài viết theo thể loại báo chí

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Trong số các tờ báo khảo sát BND là tờ báo có bài viết về CS CCHCNN phân bố 1

Trong số các tờ báo khảo sát, BND là tờ báo có bài viết về CS CCHCNN phân bố ở nhiều thể loại nhất, gồm Bình luận, Chuyên luận, Phóng sự, Tin, Truyện và Xã luận (Bảng 2.2). Đặc biệt, đây là cơ quan báo chí duy nhất trong diện khảo sát có bài viết chuyên luận về CS CCHCNN, thể hiện sự nghiên cứu chuyên sâu và quan điểm riêng của tác giả về vấn đề CS như: Quan triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ mới (BND, 28/5/2018), Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) để xây dựng đội ngũ cấp chiến lược xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới (BND, 03/6/2018).

2.2.2.2. Tên và cách thức đặt vấn đề tác phẩm báo chí


103

Tên tác phẩm thể hiện nội dung tác phẩm

Tên tác phẩm báo chí hay tít bài là tín hiệu thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận của nhà báo về CS CCHCNN trong bài viết của mình. Đây là yếu tố đầu tiên trong tác phẩm báo chí mà công chúng tiếp cận để từ đó quyết định có tiếp tục theo dõi bài viết đó nữa hay không. Theo Lê Thanh Bình, nhìn chung nhiều độc giả thích các đầu đề, đề mục rõ ràng, ngắn gọn, hấp dẫn, tóm lược được chủ đề lớn [1, tr244].

Theo kết quả khảo sát, tên tác phẩm báo chí thể hiện phần lớn nội dung bài viết chiếm tỷ lệ lớn nhất với 651 bài, chiếm 49,4%, thấp hơn là tên tác phẩm phản ánh đầy đủ nội dung với 435 bài, chiếm 33%, thấp nhất là tên tác phẩm phản ánh một phần nội dung với 232 bài, chiến 17,6%.

Bảng 2.3: Mức độ phản ánh nội dung của tên tác phẩm

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


STT

Mức độ phản ánh

Số lượng bài

Tỷ lệ %

1

Phản ánh đầy đủ nội dung

435

33

2

Phản ánh một phần nội dung

232

17.6

3

Phản ánh phần lớn nội dung

651

49.4


Tổng số

1318

100.0

Xét theo độ dài của tít: Thông thường tít có độ dài từ 8-12 chữ là vừa đủ trong việc cung cấp thông tin cho công chúng và giúp họ dễ ghi nhớ. Tuy nhiên, trong tổng số 1318 bài viết khảo sát, lượng tít có độ dài trên 12 chữ lại chiếm ưu thế hơn hẳn với 856 bài, chiếm 64,9%: 2019 - Năm đột phá CC HC và thực hiện Nghị quyết 54 ở TP. Hồ Chí Minh (VTV1, 05/01/2019), Thành ủy Đà Nẵng xác định thu hút đầu tư vào năm lĩnh vực mũi nhọn (VietnamPlus, 04/12/2019), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chủ động, tích cực bảo đảm cân đối NSNN; tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển (BND, 08/01/2018)... Thấp hơn là tít có độ dài từ 8 đến 12 chữ có 420, chiếm 31,9%: Chính quyền gần dân ở thành phố Tây Ninh (BND, 24/6/2018), Cải cách thủ tục hành chính để gần dân hơn (BND, 28/6/2018)... Tỷ lệ tít có độ dài dưới 8 chữ thấp nhất với 42 bài, chiếm 3,2%: Đạo đức công vụ (VTV1, 14/10/2019), Chính quyền điện tử (VTV1, 23/9/2019), Đột phá về CCHC (BĐTĐBND,

104

Xem tất cả 340 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí