Thể Loại Tên Tác Phẩm Báo Chí Được Sử Dụng

25/6/2018), Thuận tiện và giảm chi phí (BĐTĐBND, 02/6/2018),... Như vậy, tít bài quá dài được sử dụng nhiều, đó là hạn chế còn tồn tại trong hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí, ảnh hưởng đến quá trình đọc, xem, ghi nhớ và gây chú ý của độc giả.

Một số tít bài thường được sử dụng trong báo chí như: tít xác nhận thông tin sự kiện, tít bình luận, tít đặt câu hỏi, tít giật gân. Mức độ sử dụng các loại tít này được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.4: Thể loại tên tác phẩm báo chí được sử dụng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


STT

Thể loại tên

Số lượng bài

Tỷ lệ %

1

Bình luận

473

35.9

2

Đặt câu hỏi

4

0.3

3

Giật gân

6

0.5

4

Xác nhận thông tin sự kiện

835

63.3


Tổng số

1318

100.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

Tít xác nhận thông tin sự kiện thường thông báo về vấn đề một cách ngắn gọn, dễ hiểu, sử dụng câu trần thuật với đủ chủ ngữ và vị ngữ; khái quát toàn bộ nội dung bài viết. Loại tít này được dùng phổ biến nhất với 835 bài, chiếm 63,3%: TP. Hồ Chí Minh yêu cầu nhân rộng 5 sáng kiến CCHC (VTV1, 26/3/2019), Lâm Đồng quy định tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo cấp phòng, ban (VietnamPlus, 27/11/2019), CCHC là nhiệm vụ trọng tâm (BĐTĐBND, 14/6/2019),...

Tít bình luận là tít biểu thị thái độ, biểu cảm và quan điểm của tác giả có 473 bài, chiếm 35.9%: Công nghệ thông tin là “chìa khóa” CCHC bảo hiểm xã hội (VietnamPlus, 27/12/2019), Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải ngày càng thực chất hơn (VietnamPlus, 20/6/2018), Cần chuẩn và thực sự phù hợp (BND, 27/4/2018) nêu lên quan điểm của tác giả đối với dự thảo Thông tư về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo,... Đặc biệt, quan điểm của tác giả được thể hiện thông qua một số động từ như: nỗ lực, tăng cường, phát huy, quyết liệt, đẩy mạnh,... đặt ngay đầu tít, chẳng hạn như: Đổi mới hơn nữa nội dung, phương thức của công tác dân


105

vận (VietnamPlus, 25/6/2019), Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý đất đai trên cả nước (VietnamPlus, 05/6/2018), Đẩy mạnh CCHC (BĐTĐBND, 15/12/2019), Quyết liệt CCHC (BĐTĐBND, 08/11/2019), Nỗ lực bứt phá trong CCHC (BĐTĐBND, 27/8/2019),...

Thấp hơn rất nhiều là lượng tít giật gân nhằm tạo ra sự tò mò, gây chú ý, thu hút người học với 6 bài viết chiếm 0.5%: Nhiều tín hiệu vui (BĐTĐBND, 09/01/2018), Đồng bộ và quyết liệt (BĐTĐBND, 09/01/2018), Không để “trên nóng dưới lạnh” (BND, 11/01/2018), Coi thường kỷ cương (BND, 17/4/2018), Chế tài về đạo đức (BND, 04/7/2019), Chiếm chỗ, giữ ghế (BND, 17/7/2018),...; và tít đặt câu hỏi là dạng tít mở có 04 bài chiếm 0.3% và đều ở BND: Mặn hay nhạt? (BND, 19/4/2018), Sao vẫn chưa “nóng”? (BND, 08/5/2018), Đã là tinh giản? (BND, 12/7/2019), Vì sao lương công chức thấp vẫn sắm xe xịn, cho con du học (VietnamPlus, 21/5/2018).

Một tít bài hay và gây ấn tượng với công chúng thường đảm bảo tiêu chí về nội dung phản ánh, độ dài, hấp dẫn và đáp ứng yêu cầu tìm kiếm thông tin. Trong lựa chọn đặt tiêu đề tác phẩm báo chí đưa tin về CS CCHCNN, tình trạng tên bài viết phản ánh phần lớn nội dung bài viết, quá dài và tập trung vào việc xác nhận thông tin sự kiện là chiếm ưu thế hơn thế hơn hẳn. Cách đặt tên bài bình luận, giật gân hay ở dạng câu hỏi mở chiếm tỷ lệ ít hơn. Điều này một mặt gây ấn tượng và thu hút đối với công chúng, nhưng mặt khác cũng vô hình trung tạo nên định hướng đánh giá không khách quan cho công chúng khi tiếp cận thông tin bài viết về CS CCHCNN.

Cách thức đặt vấn đề

Cách đặt vấn đề - Sapo là một trong những yếu tố tạo nên thành công của một bài báo để thu hút độc giả, đồng thời chứa đựng nội dung cốt lõi của vấn đề cần đề cập. Có nhiều cách đặt vấn đề khác nhau trong bài viết, trong đó có cách đặt vấn đề bằng cách đưa ra trực tiếp hoặc gián điếp vấn đề CS CCHCNN. Nếu như cách đặt vấn đề trực tiếp thường tóm lược khái quát nội dung thông tin, nói rõ chủ đề bài viết và góc độ tiếp cận đề tài thì cách đặt


106

vấn đề gián tiếp lại thường nêu vấn đề từ xa đến gần, thông tin chính cần thể hiện. Với cách thức đặt vấn đề trực tiếp, công chúng dễ dàng nắm và hiểu được nội dung cốt lõi của bài viết, tại sao tác giả lại lựa chọn viết về sự kiện hay hiện tượng đó. Điều này rất cần thiết và phù hợp với công chúng có nhu cầu đọc nhanh, đọc lướt.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát các bài viết cho thấy lượng bài viết đề cập trực tiếp đến nội dung CS CCHCNN rất thấp với 354/1318 bài, chiếm 26,9%, trong khi đó lượng bài viết đề cập gián tiếp là 964/1318 bài viết, chiếm 73,1%.

Bảng 2.5: Tần suất bài viết về CS CCHCNN theo tính chất phản ánh

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Tính chất phản ánh

Số lượng

Tỷ lệ %

Đề cập trực tiếp

354

26.9

Đề cập gián tiếp

964

73.1

Tổng

1318

100.0


Biểu đồ 2.5: Phân bố bài viết về CS CCHCNN theo tính chất phản ánh

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Kết quả khảo sát đồng thời cũng cho thấy trong năm 2018 và 2019 sự phân bố 1

Kết quả khảo sát đồng thời cũng cho thấy, trong năm 2018 và 2019, sự phân bố lượng bài viết đề cập trực tiếp và gián tiếp đối với CS CCHCNN khác nhau tùy theo cơ quan báo chí. Có những cơ quan báo chí phần lớn bài viết đề cập gián tiếp các vấn đề của CS CCHCNN như: VietnamPlus có 46 bài viết đề


107

cập trực tiếp trong khi có tới 671 đề cập gián tiếp, BĐTĐBND chỉ có 7 bài đề cập trực tiếp, 106 bài đề cập gián tiếp; VTV1 có lượng bài đề cập trực tiếp về các nhiệm vụ CS CCHCNN tương đối lớn với 93 bài và có 77 bài đề cập gián tiếp; BND cũng có lượng bài đề cập trực tiếp lớn nhất trong các cơ quan báo chí khảo sát với 208 bài và 110 bài đề cập gián tiếp [Phụ lục 1].

Biểu đồ 2.6. Tần suất bài viết về CS CCHCNN theo cơ quan báo chí và tính chất phản ánh

800

700

600

500

400

300

200

100

0

Phân bố lượng bài viết theo tính chất phản ánh

BĐTĐBND BND VietnamPlus VTV1

Tính chất đề cập của tác phẩm báo chí

Đề cập trực tiếp Đề cập gián tiếp

Số lượng bài viết

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


2.2.2.3. Lĩnh vực chính sách cải các hành chính nhà nước được phản ánh

Tác phẩm báo chí về CS CCHCNN rất phong phú, việc phân chia chỉ mang tính tương đối vì trong một số tác phẩm viết về CS CCHCNN có đan xen nhiều nội dung thông tin.

Theo Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020, có 6 nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ đề ra nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành. Những năm qua, báo chí luôn bám sát thông tin về CS theo các nhiệm vụ nêu trên với mức độ khác nhau. Nhìn vào biểu đồ cho thấy thông tin về CS thủ tục hành chính được phản ánh nhiều nhất (chiếm 66%), tiếp đến là CS cải cáh bộ máy hành chính (chiếm 22%), CS đối với đội ngũ CBCCVC và CS tài chính công (chiếm 5%); thấp

108

hơn là CS cải cách thể chế và hiện đại hóa hành chính (chiếm 1%).

Biểu đồ 2.7: Kết quả phân bố bài viết theo nhiệm vụ CCHCNN

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Nhóm thông tin về CS cải cách thủ tục hành chính Chủ đề về CS cải cách 2

Nhóm thông tin về CS cải cách thủ tục hành chính:

Chủ đề về CS cải cách thủ tục hành chính được đề cập khá nhiều trên các cơ quan báo chí được lựa chọn khảo sát. Vấn đề được thông tin là CS cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực quản lý của một số bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Công thương,… Bộ Tài chính nỗ lực CCHC (VTV1, 17/9/2018), Ngân hàng đẩy mạnh CCHC, lấy người dân làm trung tâm (VTV1, 18/10/2020), Ngành ngân hàng cắt giảm nhiều thủ tục hành chính hỗ trợ khách hàng (VietnamPlus, 17/6/2019), Cấp phép xây dựng dẫn đầu trong 10 chỉ số môi trường kinh doanh (VietnamPlus, 27/12/2019), CCHC: Ngành Giao thông cắt giảm 65% điều kiện kinh doanh (VTV1, 26/3/2018),… Tại các địa phương, báo chí thường đưa tin về việc rút ngắn thời gian, giảm chi phí giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư: bài viết Thành phố Hồ Chí Minh quyết liệt và sát sao để thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án (VietnamPlus, 4/6/2019) thông tin về việc TP. Hồ Chí Minh công bố 40 bộ chỉ số thủ tục hành chính liên thông, kể cả việc phải làm việc ngày thứ bảy, chủ nhật. Bên cạnh đó, báo chí còn đề cập đến việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, địa phương xây dựng và triển khai

109

mô hình Trung tâm hành chính công cấp tỉnh để tổ chức giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp: Bộ Ngoại giao khai trương Bộ phận giải quyết thủ tục hành chính 1 cửa (VietnamPlus, 19/6/2019), Đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương (VietnamPlus, 28/2/2019), Hà Nội xây Trung tâm Điều hành thông minh với 8 trung tâm chức năng (VietnamPlus, 15/2/2019), Cơ chế một cửa Quốc gia đường hàng không (BND, 5/1/2018),…

Nhóm thông tin về CS cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:

Báo chí đưa tin sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của các bộ, ngành, địa phương với một số nội dung được đề cập là tinh gọn, giảm đầu mối cấp trung gian và từng bước khắc phục những bất cập, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế phân cấp, xây dựng chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, cơ chế tự chủ và tự chiu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập. Có thể kể đến một số bài viết nổi bật như: CCHC: Vĩnh Phúc tiên phong trong tinh giản bộ máy (BND, 02/7/2018), CCHC: Sáp nhập đầu mối ngành thuế (VTV1, 22/10/2018). Đáng chú ý là nội dung báo chí thông tin về tình hình thực hiện CS tinh giản biên chế theo Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014: Sẽ tinh giản biên chế hơn

4.000 cán bộ, viên chức trong năm 2019 (VietnamPlus, 01/3/2019), Phê duyệt biên chế công chức các cơ quan hành chính nhà nước năm 2018 (BND, 12/2/2018), Bình Dương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập (BND, 11/6/2018); hay việc triển khai rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập: Đẩy mạnh cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (BND, 1/2/2018),…


110

Nhóm thông tin về CS xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC:

Báo chí đưa tin về việc nâng cao chất lượng tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số (BND, 13/1/2018),…; đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng theo quy định tại kết luận số 202-TB/TW ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị: Thí điểm thi tuyển một số chức danh công chức lãnh đạo, quản lý (BND, 2/3/2018), Bắc Cạn bổ nhiệm cán bộ thông qua thi sát hạch (BND, 3/3/2018),…; kỷ cương, kỷ luật hành chính tại các cơ quan, đơn vị theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, báo chí còn đăng tải nhiều bài viết về nội dung và chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC; chế độ đãi ngộ, tạo động lực làm việc cho người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước.

Bảng 2.6. Lượng bài viết về các nhiệm vụ CS CCHCNN theo cơ quan báo chí

Nguồn: Khảo sát của tác giả


Cơ quan báo chí

Tổng

BĐTĐBND

BND

VietnamPlus

VTV1


Nhiệm vụ CS

CS cải cách bộ máy hành chính

28

181

84

2

295

CS xây dựng và nâng

cao đội ngũ CBCCVC

1

32

23

7

63

CS hiện đại hóa hành chính

2

0

6

1

9

CS tài chính công

0

0

0

7

7

CS thể chế

6

9

56

0

71

CS thủ tục hành chính

76

96

548

153

873

Tổng

113

318

717

170

1318

Nhóm thông tin về CS cải cách tài chính công:

Về nội dung cải cách tài chính công, báo chí tập trung phản ánh việc hoàn thiện các CS quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp như CS và hệ thống thuế, các CS về thu nhập, tiền lương, tiền công; cân đối ngân sách, cách CS tiền lương và an sinh xã hội. Trong đó, báo chí chí trọng truyền thông về CS cải cách tiền lương, một vấn đề rất được công

111

chúng quan tâm, đặc biệt là đội ngũ CBCCVC làm trong cơ quan hành chính nhà nước: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 về cải cách CS tiền lương (VietnamPlus, 22/5/2018); hay truyền thông đổi mới cơ chế, CS tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài. Từ năm 2015 đến nay, báo chí còn tập trung truyền thông về đổi mới cơ chế hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công và cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế công lập; cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước theo hướng xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế. Nhiều bài viết nhận được sự chú ý của công chúng, tiêu biểu như bài “Nỗi lo tự chủ tài chính bệnh viện”(BND, 16/12/2019). Bài báo đề cập đến cơ chế tự chủ tài chính đã khiến các bệnh viện phải tận thu. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bệnh cũng như chất lượng khám, chữa bệnh. Cơ chế CS ảnh hưởng đến “cơm áo gạo tiền” của nhân lực lao động trong bệnh vện.

Nhóm thông tin về CS cải cách thể chế:

Về CS cải cách thể chế, báo chí tập trung truyền thông những nội dung như đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật. Cụ thể, báo chí đã truyền thông những yêu cầu của công tác cải cách thể chế như yêu cầu bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật; đảm bảo tính phù hợp của hệ thống thể chế, pháp luật, CS của Việt Nam với những điều ước, cam kết, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết. Bên cạnh đó, báo chí còn tập trung truyền thông việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, CS, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Truyền thông về CS cải cách thể chế, các bài viết chú trọng tập trung về công tác sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa. Các bài viết làm rõ quy định phạm vi, cơ chế tác động và trách nhiệm của nhà nước trong quản lý nền kinh tế- xã hội, quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước theo hướng tinh gọn, tăng cường hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, báo chí tập trung truyền thông về những quy định trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của

112

Xem tất cả 340 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí