Phân Bố Số Lượng Đối Tượng Khảo Sát Quan Tâm Theo Thể Loại Báo Chí

hạn chế sự quan tâm của độc giả. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của báo chí TTCS CCHCNN của báo chí.

Phần lớn các bài viết về chính sách cải cách hành chính nhà nước dưới loại hình tin tức

Phần lớn các bài viết đều tập trung ở chuyên mục tin tức hay bản tin. Do đó các bài viết mới chỉ dừng lại ở truyền đạt, phản ánh sự kiện liên quan đến nhiệm vụ hay quy trình CS CCHCNN mà thiếu sự phân thích chuyên sâu về những nội dung này. Trong khi đó, người đọc lại có nhu cầu tìm hiểu thông tin từ các chuyên mục khác nhau. Bảng 2.13 cho thấy, người đọc CCHCNN quan tâm tất cả các chuyên mục (Tin, Phóng sự, Bình luận, Chuyên luận, Truyện và Xã luận). Cụ thể (tin có 66 người quan tâm, phóng sự có 66 người quan tâm, bình luận có 21 người quan tâm, chuyên luận có 36 người quan tâm, truyện có 37 người quan tâm, xã luận có 34 người quan tâm). Với lượng bài viết chủ yếu dưới hình thức bản tin nên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của công chúng [Phụ lục 3].

Bảng 2.14. Phân bố số lượng đối tượng khảo sát quan tâm theo thể loại báo chí

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả



Thể loại

Tổng

Tin

Phóng sự

Bình luận

Chuyên luận

Truyện

Xã luận

Giới tính

Nam

42

35

13

24

24

16

154

Nữ

24

31

8

12

13

18

106

Tổng

66

66

21

36

37

34

260

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 19

Bảng 2.14 cho thấy kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo chuyên mục: Pearson Chi-Square = 558.958, bậc tự do = 15, với khoảng tin cậy 95% có giá trị p- value = 0.000. Likelihood Ratio = 614.922, bậc tự do = 15, với khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.000. Linear-by-Linear Association = 0.000, bậc tự do = 0, với khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.999. Kết quả này cho thấy, Linear-by-Linear Association = 0.000, bậc tự do = 0, với khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value = 0.999 (>0.050) nên không có ý nghĩa về mặt thống


137

kê trong xác định sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo thể loại.

Bảng 2.15. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với thể loại báo chí

Nguồn: Kết quả kháo sát của tác giả

Chi-Square Tests


Value

df

Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square

558.958a

15

.000

Likelihood Ratio

614.922

15

.000

Linear-by-Linear Association

.000

1

.999

N of Valid Cases

1318



Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra vai trò của TTCS không chỉ giới hạn để cung cấp thông tin mà TTCS còn có chức năng giáo dục mọi người về các vấn đề CS quan trọng, liên quan đến cuộc sống của người dân. Truyền thông tiến hành các phê bình, phân tích và đánh giá chuyên sâu bằng cách thảo luận về ưu và nhược điểm của một CS nhất định của chính phủ hoặc bất kỳ vấn đề nào một cách vô tư và công bằng. Trong quá trình phục vụ công chúng, TTCS có thể thông báo những gì tốt hay có hại cho NN, người dân, doanh nghiệp để có những phản đối hoặc hỗ trợ. Đó là cách TTCS thực hiện vai trò của một người đưa ra ý kiến. Kết quả tổng hợp của cách tiếp cận như vậy làm cho chính phủ có cơ sở để xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng trong việc xây dựng CS. Từ thực tế phần lớn các bài viết đề cập đến nhiệm vụ CS và quy trình CS tập trung ở thể loại tin tức. Trong khi đó, công chúng quan tâm khai thác thông tin ở hầu như các thể loại báo chí. Đây là cơ sở để khẳng định rằng chính lượng bài viết chủ yếu tập trung ở thể loại tin tức đã tạo ra những hạn chế của báo chí trong TTCS CCHCNN. Trên góc độ khoa học về CS, bản tin về CCHCNN có thế mạnh là cung cấp thông tin nhanh chóng, ngắn gọn, thiết thực. Tuy nhiên bản tin thường thiếu tính định hướng tư tưởng, tính giáo dục, thiếu phân tích khoa học nên làm hạn chế vai trò của báo chí trong TTCS CCHCNN.

Số lượng bài viết chủ yếu tập trung đề cập đến hoạt động cải cách hành chính ở các thành phố lớn và địa phương có kinh tế phát triển

138

Như đã phân tích ở trên, phần lớn các bài viết về nhiệm vụ và quy trình CS chủ yếu đề cập đến các thành phố lớn và những địa phương có kinh tế phát triển như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh. Sự phân biệt về ưu tiên đăng tải những thông tin liên quan đến nhiệm vụ và quy trình CS ở các địa phương, dẫn đến bức tranh mà báo chí TTCS CCHCN phần nào tạo ra sự “méo mó”, làm cho người đọc khó thấy tính toàn diện về CS CCHCNN ở Việt Nam. Điều này cũng chính Kang, Lee, Park, & Shin (2013) phát hiện: Khi TTCS bị thao túng, các nhóm lợi ích đặc biệt và giới tinh hoa chính trị chi phối quá trình CS, không công khai trong thay đổi CS thường tạo ra sự phản ứng của công chúng.

CS CCHCNN thực sự có hiệu quả khi mức độ lan tỏa, tác động rộng khắp, sửa đổi toàn diện hệ thống hành chính nhà nước, giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn. Sự thiên lệch trong phản ánh của báo chí khi chỉ tập trung phản ánh về các thành phố lớn và địa phương có kinh tế phát triển dẫn đến thông tin CS thiếu tính đồng bộ, toàn diện, thậm chí tạo định hướng trái chiều về hoạt động CCHCNN của các địa phương mà báo chí ít phản ánh. Tình trạng này dẫn đến người dân, doanh nghiệp và đặc biệt là những người làm CS thiếu thông tin toàn diện, đầy đủ để phục vụ công tác giám sát, đánh giá và điều chỉnh CS.

Số lượng bài viết phân bố không đều theo trong đề cập, phản ánh các khâu trong quy trình CS

Thực tế cho thấy phần lớn các bài viết tập trung vào giai đoạn thực thi CS, lượng bài viết về giai đoạn hoạch định CS rất khiêm tốn. Bảng 2.15 cho thấy kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết về quy trình CS: Pearson Chi-Square = 251.584, bậc tự do = 6, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value =0.000. Likelihood Ratio = 249.790, bậc tự do = 6, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value =0.000. Linear-by-Linear Association = 19.909, bậc tự do = 1, khoảng tin cậy 95% có giá trị p-value =

0.000 [Phụ lục 3]. Kết quả này cho thấy có sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết về quy trình CS. Tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa đối với

139

các bài viết về thực hiện CS.

Bảng 2.16. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết về quy trình CS

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Chi-Square Tests


Value

df

Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square

251.584a

6

.000

Likelihood Ratio

249.790

6

.000

Linear-by-Linear Association

19.909

1

.000

N of Valid Cases

1317




CS CCHCNN là một quy trình từ hoạch định CS, thực thi CS và đánh giá CS. Việc chỉ tập trung vào phản ánh thực thi CS và không chú ý tới toàn bộ quy trình CS là hạn chế cơ bản trong TTCS. Điều này đã được các nhà nghiên cứu TTCS phát hiện. TTCS là một quá trình cung cấp hoặc duy trì thông tin CS, gắn với quá trình CS để tác động và định hướng thái độ và hành động của công chúng đối với CS (Garnett & Kouzmin, 1997). Truyền thông là một loại hành vi tổ chức để truyền đạt thông tin giữa các bên liên quan bên trong và bên ngoài liên quan đến quá trình CS. TTCS là một công cụ hỗ trợ chính phủ đạt được các mục tiêu CS và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa chính phủ và công chúng về sự thành công hay thất bại của CS. Do đó, TTCS phải gắn với quy trình CS. Quy trình TTCS trải qua các giai đoạn gồm hoạch định CS, thực thi CS và đánh giá CS (Howlett, 2008; Howlett, 2011). Việc báo chí chủ yếu phản ánh, phân tích giai đoạn thực thi CS dẫn đến người sử dụng thông tin CCHCNN thiếu những thông tin cần thiết để nắm được bối cảnh CS và tính lịch sử của CS, do đó dễ dẫn đến hiểu sai về CS CCHCNN.


140

Tiểu kết Chương 2

Để tạo nên một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh, sự thể hiện về mặt nội dung, hình thức và cách thức thể hiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phân tích nêu trên cho thấy nội dung báo chí phản ánh về CS CCHCNN khá phong phú, toàn diện. Nội dung thông tin về CS CCHCNN được báo chí phản ánh khái quát thành năm vấn đề chính, đó là: (1) Báo chí nêu lên quan điểm, giải pháp về CS CCHCNN; trong đó lượng thông tin về giải pháp nhiều hơn quan điểm. Nội dung cơ bản được đề cập đến là quá trình thay đổi tư duy trong quan điểm của Đảng về CS CCHCNN và quan điểm, giải pháp thực hiện CS CCHCNN của Chính phủ. (2) Báo chí thông tin về những điểm mới của CS CCHCNN trước và sau khi CS được chính thức ban hành. (3) Báo chí đánh giá hiệu quả CS CCHCNN bằng cách nêu lên mặt tích cực cũng như hạn chế khi áp dụng CS vào thực tiễn. Điều này có ý nghĩa góp phần tạo dựng lòng tin của công chúng vào các quyết sách, tạo đồng thuận xã hội khi hiểu được mục đích, ý nghĩa của CS; mặt khác để cơ quan hoạch định CS tiếp thu những điểm còn bất cập của CS để chỉnh sửa, hoàn thiện. (4) Báo chí giám sát việc thực hiện CS CCHCNN trong giai đoạn thực thi CS. (5) Giới thiệu kinh nghiệm, sáng kiến hay thực hiện thành công CS CCHCNN của tỉnh, thành phố điển hình trên cả nước.

Nội dung báo chí TTCS CCHCNN được biểu hiện thông qua hình thức, sự hòa hợp giữa nội dung và hình thức tạo nên một chỉnh thể tác phẩm. Hình thức TTCS CCHCNN trên báo chí như đã phân tích ở trên cho thấy: (1) Phần lớn các tác phẩm thể hiện CS CCHCNN ở dạng thông tấn báo chí, cụ thể là thể loại tin tức và cao hơn rất nhiều so với thể loại chính luận báo chí đòi hỏi có sự thể hiện quan điểm, phân tích chuyên sâu của người viết. (2) Tên tác phẩm và cách thức đặt vấn đề khảo sát được cho thấy tên tác phẩm (tít) phản ánh phần lớn nội dung bài viết chiếm tỷ lệ lớn, thấp hơn là lượng tít phản ánh một phần nội dung bài viết và đẩy đủ nội dung bài viết. Một số tít bài thường được sử dụng trong báo chí như: tít xác nhận thông tin sự kiện, tít bình luận, tít đặt câu hỏi, tít giật gân. Trong hai cách thức đặt vấn đề: trực tiếp và gián tiếp thì cách đặt vấn đề gián tiếp được sử dụng phổ biến hơn. (3) Lĩnh vực CS CCHCNN được báo chí phản ánh bao trùm theo sáu nhiệm vụ của Chương trình


141

CCHCNN. Trong từng lĩnh vực, báo chí luôn bám sát đưa tin nhằm cung cấp cho công chúng cái nhìn khái quát hệ thống về CS CCHCNN của Nhà nước nhằm xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cách thức truyền thông cũng cho thấy một số vấn đề về thực trạng báo chí TTCS CCHCNN trong thời gian quan. Đó là:

(1) Tần xuất tin bài đăng tải theo thời gian có sự khác biệt; (2) Chuyên mục và khung giờ đăng tải bài viết: Ngoài BND đăng tải theo ngày thì bài viết về CS CCHCNN trên các cơ quan báo chí còn lại chủ yếu đăng tải ngoài khung giờ vàng … (3) Xét theo cấp hành chính và phạm vi CS CCHCNN phản ánh: chủ yếu tập trung phản ánh cấp trung ương và các thành phố lớn, địa phương có kinh tế phát triển; phần lớn bài viết tập trung vào giai đoạn thực thi CS, thấp hơn là đánh giá CS và hoạch định CS.

Sự phong phú trong nội dung, hình thức và cách thức biểu đạt của báo chí đã giúp cho công tác thông tin CS CCHCNN đạt được những hiệu quả nhất định, thể hiện vai trò trung tâm của báo chí trong công tác TTCS nói riêng và CS CCHCNN nói chung. Thông qua kết quả phân tích định lượng bằng mô hình đa biến, luận án đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam.

Thành tựu trong nội dung thể hiện được đề cập khá cụ thể. Đó là nội dung báo chí TTCS CCHCNN có ý nghĩa, tác động tích cực đến hiệu quả phản hồi và phù hợp, tác động tích cực đối với hiệu quả phản hồi thông tin; có tính phản hồi và tác động tích cực đối với hiệu quả hình thức phản hồi qua báo chí; có tính phản hồi, tác động tích cực và có ý nghĩa đối với hiệu quả truyền thông tin của các thể loại báo chí; phù hợp, tác động tích cực đối với mức độ hiệu quả truyền thông tin của các thể loại báo chí và nội dung thông tin có ý nghĩa. Bên cạnh đó, tính phản hồi thông tin của nội dung báo chí TTCS CCHCNN hiệu quả; đáp ứng cơ bản như cầu của công chúng. Kết quả này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như báo chí đã truyền thông kịp thời và đúng thời điểm quan tâm chính CS; lượng bài viết lớn, thể loại đa dạng, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng; có sự hài hòa về phân bố lượng bài viết theo phạm vi đề cập và loại hình báo chí.

Bên cạnh những thành tựu đã đề cập, trong thời gian qua không thể


142

không nhắc đến những hạn chế cơ bản của báo chí TTCS mà kết quả khảo sát cho thấy như: hình thức và tính phản hồi của thông tin trong báo chí TTCS CCHCNN; quan hệ giữa hình thức thể hiện và mức độ hiệu quả truyền thông tin của các thể loại báo chí không có ý nghĩa thống kê; còn tình trạng thiếu mối liên hệ giữa các cơ quan báo chí trong TTCS CCHCNN với kỳ vọng của người khai thác, sử dụng thông tin cũng như thiếu tính đồng bộ trong TTCS CHCNN chính giữa các cơ quan báo chí nên không đáp ứng kỳ vọng của công chúng. Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như số lượng bài viết đề cập trực tiếp đến các nhiệm vụ CS CCHCNN còn khiêm tốn; phần lớn các bài viết đăng ở ngoài khung giờ vàng và dưới loại hình tin tức; chủ yếu tập trung đề cập đến hoạt động CCHCNN ở các thành phố lớn và địa phương có kinh tế phát triển; phân bố không đều theo trong đề cập, phản ánh các khâu trong quy trình CS, các nhiệm vụ của CS.


143

Chương 3

DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

3.1. Dự báo báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

3.1.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Đây là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng tích hợp của hệ thống kết nối số hóa vật lý, sinh học với sự đột phá của kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, hệ thống thực và ảo, đặc điểm cơ bản là kết hợp được với sự mạnh của số hóa và công nghệ thông tin một cách tối ưu. Cuộc cách mạng này đã làm biến đổi toàn diện đời sống xã hội, chi phối đến hoạt động báo chí - truyền thông nói chung và TTCS nói riêng. Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị số 16/CT/TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điều này đòi hỏi mỗi ngành, lĩnh vực trong đó có báo chí phải nắm bắt được những thay đổi đột phá này để có định hướng và giải pháp phát triển phù hợp trong tương lai.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ tạo nên một thế giới phẳng, cho phép các cá nhân sử dụng máy tính cá nhân tiếp cận với các sản phẩm số trên thế giới và phần mềm xử lý công việc trên cùng cơ sở dữ liệu số. Hoạt động báo chí từ chỗ chỉ truyền thông tin một chiều (báo chí truyền thống), tương tác hai chiều (báo điện tử) sang tương tác đa kênh, đa chiều. Thời kỳ “print first” - ưu tiên báo in, khi có tin bài nóng cơ quan báo chí thường “găm” lại, đợi báo in ra rồi mới đưa lên báo mạng điện tử, tiếp đến là “online first”, “mobile firt” và bây giờ là “mobile firt”. Trật tự ưu tiên hiện tại là: Mạng xã hội, phiên bản trên điện thoại di dộng, web và sau đó là các nền tảng truyền thông. Hiện nay, các loại hình báo chí không chỉ cạnh tranh với nhau và còn phải cạnh tranh với đối thủ từ mọi ngóc ngách của không gian ảo như mạng xã hội, web tổng hợp, blog cá nhân, trang hay nhóm truyền thông xã hội. Bên cạnh đó, quy trình báo chí tạo ra tác phẩm TTCS, nghiệp vụ và nội dung, quá trình, phương thức đưa và nhận tin, quy trình biên tập…; xu hướng báo chí - truyền thông; nhu cầu và cách thức tiếp cận thông tin của công chúng đều có sự thay đổi theo sự phát


144

Xem tất cả 340 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí