Kết Quả Kiểm Định Chi Bình Phương Về Sự Ràng Buôc Giữa Các Bài Viết Theo Tháng Với Các Tờ Báo Khảo Sát

khăn của người lao động, những giải pháp và lộ trình tăng lương. Những phản hồi này rất có ý nghĩa đối với CS cải cách tiền lương của Chính phủ.

Nội dung truyền thông về CS CCHCNN có tính phản hồi, tác động tích cực và có ý nghĩa đối với hiệu quả truyền thông điệp của các thể loại báo chí

Tính phản hồi hay mức độ phản hồi của thông điệp TTCS CC HC của báo chí thể hiện qua hiệu quả phản hồi qua mạng xã hội, hiệu quả phản hồi qua cổng thông tin điện tử, hiệu quả phản hồi qua thư điện tử và hiệu quả phản hồi bằng văn bản. Kết quả phân tích SEM cho thấy tính phản hồi hay mức độ phản hồi của thông điệp TTCS CCHCNN của báo chí có trọng số hồi quy β = 0.236 với khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.015. Có nghĩa là, khi các nhân tố khác trong mô hình không đổi, nếu tính phản hồi hay mức độ phản hồi của thông điệp TTCS CCHCNN của báo chí tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả truyền thông điệp của các chuyên mục báo chí tăng lên 0.236 đơn vị [Phụ lục 4].

Kết quả phân tích luồng thông tin TTCS CCHCNN của các chuyên mục báo chí cho thấy, hầu hết các phương thức lan truyền thông tin CS CCHCNN của báo chí qua các tiện ích của mạng xã hội như like (thích), dislike (không thích), comment (bình luận), share (chia sẻ) của facebook. Tính phản hồi của thông điệp TTCS CCHCNN chủ yếu qua các tiện ích của facebook, email (google mail). Mặc dù nhiều địa phương tích hợp mạng Zalo lên cổng thông tin điện tử (như An Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Nông, Cao Bằng, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Lâm Đồng, Lào Cai, Long An, Nam Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Thái Bình, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Để cập nhật thông tin, mã QR được tích hợp vào cổng thông tin điện tử) nhưng lượng phản hồi thông điệp TTCS CCHCNN của báo chí qua zalo ít hơn facebook và các mạng xã hội khác.

Nội dung thông điệp báo chí truyền thông về CS CCHCNN phù hợp, tác động tích cực đối với mức độ hiệu quả truyền thông điệp của các thể loại báo chí

Sự phù hợp của nội dung thông điệp CS CCHCNN của báo chí thể hiện

121

qua sự phù hợp quy tắc và giá trị xã hội, sự phù hợp với văn hóa - lối sống dân tộc, sự phù hợp với tâm lý, tâm trạng xã hội và thể hiện lợi ích của công chúng cũng như có tính lan tỏa. Kết quả phân tích SEM cho thấy nhân tố sự phù hợp của nội dung thông điệp TTCS CCHCNN có trọng số hồi quy β =

0.217 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.037. Có nghĩa, khi các nhân tố khác trong mô hình không đổi, nếu nhân tố sự phù hợp nội dung thông điệp TTCS CCHCNN tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả truyền thông điệp của các chuyên mục báo chí tăng 0.217 đơn vị [Phụ lục 4].

Nội dung báo chí truyền thông về CS CCHCNN có ý nghĩa

Ý nghĩa của nội dung báo chí TTCS CCHCNN của báo chí thể hiện bởi các thuộc tính dễ gây ấn tượng, sự tác động mạnh đến cảm xúc người khai thác và sử dụng thông tin, tính sáng tạo, tính độc đáo và có sự khác biệt. Kết quả phân tích SEM cho thấy nhân tố ý nghĩa của nội dung báo chí TTCS CCHCNN có trọng số hồi quy β = 0.302 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value =

0.008. Có nghĩa, khi các nhân tố khác trong mô hình không đổi, ý nghĩa của nội dung báo chí TTCS CCHCNN tăng lên 1 đơn vị thì mức độ hiệu quả truyền thông điệp của các chuyên mục báo chí tăng lên 0.302 đơn vị.

Kết quả phân tích thực tế đồng thời cũng cho thấy những nội dung bài báo dễ gây ấn tượng, có tác động mạnh đến cảm xúc người khai thác và sử dụng thông tin. Nhất là những bài báo có nội dung mang tính sáng tạo, độc đáo và có sự khác biệt. Bài viết “Mặn hay nhạt”, đăng trên BND ngày 19/4/2018, sau đó đăng lại trên báo Nhân dân điện tử phản ánh các thủ tục kinh doanh đã kìm hãm doanh nghiệp như thế nào. Tại thời điểm khảo sát, bài báo nhận được 1215 lượt bình luận, trong đó có 7 nhóm bình luận về cụm từ “mặn hay nhạt”. Ngoài ra, bài báo còn có 146 chia sẻ. Hay với nhan đề “Thiếu “nhạc trưởng”“ trong quản lý chung cư TP. Hồ Chí Minh”, đăng trên VietnamPlus ngày 09/12/2019, tại thời điểm khảo sát bài viết có 1542 lượt người thích, 07 chia sẻ nhưng có đến 871 bình luận. Những bình luận chia thành 14 nhóm xoay quanh cụm từ và ý nghĩa của cụm từ “nhạc trưởng” trong tiêu đề.

Tính phản hồi thông tin của nội dung báo chí truyền thông về CSCCHCNN hiệu quả

122

Tính phản hồi hay mức độ hiệu quả phản hồi thông tin của nội dung TTCS CCHCNN của báo chí thể hiện thể hiện qua hiệu quả phản hồi qua mạng xã hội, phản hồi qua cổng thông tin điện tử, phản hồi qua thư điện tử và phản hồi bằng văn bản. Kết quả phân tích CFA đối với nhân tố mức độ hiệu quả hình thức phản hồi của thông điệp qua báo chí đã được trình bày trong tiểu mục 3.1.1.2 (yếu tố phản hồi qua mạng xã hội có trọng số hồi quy β = 1 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.000. Yếu tố sự phản hồi qua cổng thông tin điện tử có trọng số hồi quy β = 1.068 và khoảng tin cậy 95% với giá trị = 0.000. Yếu tố sự phản hồi qua thư điện tử có trọng số hồi quy β = 0.883 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.000. Yếu tố sự phản hồi bằng văn bản có trọng số hồi quy β = 0.81 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.000) [Phụ lục 4].

Kết quả phân tích định lượng chuyên sâu đã đo lường sự tác động và ý nghĩa của các thuộc tính của nội dung thông điệp như tính toàn diện, tính trọng tâm, tính định hướng dư luận và tính pháp lý tác động đến hiệu quả phản hồi của người dùng, chia sẻ thông điệp. Để bổ sung cho kết quả phân tích định lượng, kết quả phân tích bài báo cho thấy, hầu hết nội dung của bài báo được phản hồi qua các công cụ like (thích), dislike (không thích), comment (bình luận), quan tâm, không quan tâm, share (chia sẻ), email (thư điện tử). Rất ít trường hợp nhận được phản hồi qua thư truyền thống. Những bài viết được đính kèm các chức năng của mạng xã hội facebook (like, dislike, comment) thường nhận được lượng người quan tâm, chia sẻ và bình luận với số lượng lớn. Điều đó cho thấy, mạng xã hội là nền tảng cung cấp cho người tiếp nhận và chia sẻ thông tin bài viết TTCS những công cụ tiện ích nhất, nên nhận được lượng thông tin phản hồi lớn nhất. Những hình thức phản hồi thông tin về thông điệp truyền thông của cổng thông tin điện tử thường chỉ cung cấp địa chỉ cơ quan, điện thoại, fax và email nên không thuận tiện trong công tác phản hồi thông tin về thông điệp TTCS CCHCNN qua báo chí, cụ thể là những bài viết có liên kết với cổng thông tin điện tử. Cổng thông tin điện từ chính phủ có liên kết với nhiều mạng xã hội nhất (google plus, facbook, twitter, email) nên gián tiếp cung cấp những công cụ phản hồi của

123

mạng xã hội. Cổng thông tin điện tử của các địa phương thường ít có những tiện ích này. Nhiều cổng thông tin có tiện ích “ý kiến bạn đọc” với các trường thông tin gồm: họ tên người góp ý, địa chỉ email, số ký tự, mã bảo mật nên rất khó nhận và phản hồi thông tin, vì liên quan đến danh tính người phản hồi. Kết quả phân tích tiện ích và luồng thông tin trên mạng xã hội, cổng thông tin điển tử và thư truyền thống cho thấy lượng phản hồi và hiệu quả phản hồi về nội dung thông điệp những bài viết về TTCS CCHCNN qua mạng xã hội chiếm ưu thế và hiệu quả. Những hình thức còn lại như phản hồi qua cổng thông tin điện tử, thư điện tử có hiệu quả trong chừng mực nhất định. Hình thức phản hồi bằng văn bản rất ít sử dụng.

Như vậy, từ kết quả phân tích định lượng chuyên sâu có thể khẳng định các thuộc tính của nội dung báo chí tác động tích cực và có ý nghĩa đối với tính hiệu quả của báo chí TTCS CCHCNN qua các hình thức phản hồi thông tin. Kết quả khảo sát, cho thấy số lượng và hiệu quả phản hồi thông tin CS CCHCNN chủ yếu qua mạng xã hội. Những hình thức khác như cổng thông tin điện tử, thư điện tử, đặc biệt là thư truyền thống vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định điều này.

Báo chí truyền thông về CS CCHCNN có hiệu quả

Tính hiệu quả quả TTCS CCHCNN của báo chí thể hiện ở quan hệ tuyến tính giữa mức độ hiệu quả truyền nội dung của các thể loại báo chí và tính hiệu quả của nội dung báo chí TTCS CCHCNN. Tính hiệu quả của nội dung TTCS CCHCNN của báo chí thể hiện ở tính toàn diện, tính trọng tâm, tính định hướng dư luận và tính pháp lý của thông điệp. Kết quả phân tích SEM cho thấy nhân tố mức độ hiệu quả của nội dung báo chí TTCS CCHCNN có trọng số hồi quy β = 0.388 và khoảng tin cậy 95% p-value = 0.000 [Phụ lục 4]. Kết quả phân tích định lượng chuyên sâu còn cho thấy tính hiệu quả truyền nội dung thông tin của các thể loại báo chí thể hiện qua tính hiệu quả của phóng sự chuyên đề, bản tin và các hình thức khác.

Theo các chuyên gia, mức độ hiệu quả truyền nội dung thông điệp tích cực của các thể loại báo chí cũng như nội dung báo chí TTCS CCHCNN thể hiện đầy đủ tính hiệu quả của TTCS CCHCNN. Nếu điều này không xảy ra sẽ

124

dẫn đến tình trạng chính phủ làm một đằng nhưng báo chí lại phản ánh một nẻo, thiếu sự thống nhất. Hơn thế nữa, nếu CS không tốt sẽ không nhận được sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều khi việc cung cấp thông tin cho báo chí và người dân còn thiếu gắn kết, dẫn đến thực trạng CS ra đời khó ứng dụng trong thực tiễn [Phụ lục 7]. Truyền thông do đó không thể là kênh tuyên truyền, giáo dục CS. Các chuyên gia cho rằng, khi CS tốt, giải quyết đúng những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra sẽ nhận được sự ủng hộ của xã hội, tạo đồng thuận cao trong việc thực thi, triển khai nên sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả lớn. Ngược lại, những CS “trên trời” không những không đạt được mục tiêu mong muốn, mà nhiều khi còn làm gia tăng bức xúc trong dư luận xã hội. Khi đó, báo chí lại là kênh phản biện CS hiệu quả. Nếu nhà nước biết chắt lọc, biết lắng nghe thông tin phản biện CS qua báo chí thì sẽ có những sự điều chỉnh kịp thời [Phụ lục 7]. Cũng theo ý kiến chuyên gia, thời gian qua, công tác thông tin, truyền thông trên cơ quan báo chí đã thể hiện được vai trò là mũi nhọn xung kích, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng trong việc cung cấp và định hướng thông tin trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình trong nước và quốc tế. Về CS CCHCNN, cơ quan báo chí đã tổ chức thông tin, truyền thông có hiệu quả; bước đầu tổng kết thực tiễn, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn để đề xuất, kiến nghị giải pháp giúp cho cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền có thêm căn cứ để kịp thời điều chỉnh, bổ sung chủ trương, CS cho phù hợp [Phụ lục 7].

Báo chí truyền thông về CS CCHCNN làm cho công chúng hài lòng

Công chúng của báo chí TTCS CCHCNN là CBCCVC, người dân và doanh nghiệp. Tính hiệu quả của thông điệp báo chí TTCS CCHCNN thể hiện qua tính toàn diện, tính trọng tâm, tính định hướng dư luận và tính pháp lý. Kết quả phân tích SEM cho thấy nhân tố tính hiệu quả của thông tin báo chí TTCS CCHCNN có trọng số hồi quy β = 0.568 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p- value = 0.000. Kết quả phân tích CFA đối với nhân tố mức độ hài lòng về nội dung báo chí TTCS CCHCNN cho thấy: yếu tố sự hài lòng về tính hiệu quả của nội dung có trọng số hồi quy β =1 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-

125

value = 0.000. Yếu tố sự hài lòng đối với hình thức phản hồi về nội dung có trọng số hồi quy β = 0.99 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.000 [Phụ lục 4].

Kết quả phân tích định lượng chuyên sâu đã trình bày ở trên chứng tỏ tính hiệu quả của nội dung báo chí TTCS CCHCNN trong thời gian qua có tính toàn diện, trọng tâm, định hướng dư luận và pháp lý. Điều này phù hợp với quan điểm của các chuyên gia nghiên cứu TTCS khi cho rằng, những bài báo có thông điệp rõ ràng, không “giật tít”, có trọng tâm, phản ánh đúng xu hướng dư luận và không vi phạm pháp luật làm cho doanh nghiệp và người dân hài lòng. Điều này không chỉ đúng với lĩnh vực CCHCNN mà còn các lĩnh vực khác mà báo chí phản ánh [Phụ lục 7]. Khi nội dung TTCS CCHCNN có tính toàn diện, tính trọng tâm, tính định hướng dư luận và tính pháp lý sẽ tạo dựng được hình ảnh quản trị quốc gia, làm gia tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Đối với các nhà hoạch định và thực thi CS, khi người dân, doanh nghiệp hài lòng với một kênh truyền thông nào đó, thì đây chính là kênh để chính phủ lấy ý kiến nhân dân khi xây dựng CS mới, điều chỉnh CS hiện tại, tạo ra sự đồng thuận xã hội. Thông qua thông tin phản hồi, chính phủ và các nhà truyền thông có chiến lược phù hợp, xây dựng sự đồng thuận xã hội trong hoạch định CS, thực thi CS và đánh giá CS cũng như khởi tạo CS nào đó. Trong chừng mực nào đó, người dân và doanh nghiệp sẽ hài lòng với TTCS (hài lòng với một cơ quan báo chí hay một kênh truyền thông nào đó) như các chuyên gia đã đánh giá [Phụ lục 7].

2.3.1.2. Nguyên nhân cơ bản của thành tựu

Báo chí truyền thông kịp thời và đúng thời điểm quan tâm CSCCHCNN

Như đã phân tích trong mục 2.2.4.1, số lượng bài viết về CS CCHCNN tập trung chủ yếu trong tháng 1 (chiếm 15%) và tháng 5 (chiếm 12%). Đây là những tháng mà các cá nhân, tổ chức rất cần thông tin về CS CCHCNN để phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Từ thực tế số liệu khảo sát, việc các cơ quan báo chí có số lượng bài viết về TTCS CCHCNN vào thời điểm này là phù hợp [Phụ lục 1]. Khi truyền thông cung cấp thông tin kịp thời cho công chúng, sẽ tạo dư luận xã hội tốt hơn

126

để gây sức ép đối với chính quyền trong hoạch định CS, làm cho các quy trình xây dựng CS được minh bạch hơn. Chính điều này đã tạo nên hiệu quả của báo chí TTCS là làm cho CBCCVC, người dân và doanh nghiệp hài lòng.

Bảng 2.10. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buôc giữa các bài viết theo tháng với các tờ báo khảo sát

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Chi-Square Tests


Value

df

Asymp. Sig. (2- sided)

Pearson Chi-Square

260.768

33

.000

Likelihood Ratio

343.972

33

.000

Linear-by-Linear Association

31.262

1

.000

N of Valid Cases

1318



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 17

Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buôc giữa các bài viết theo tháng với các tờ báo khảo sát cho thấy các chỉ số Pearson Chi-Square, Likelihood Ratio và Linear-by-Linear Association có độ tin cậy 95% với giá trị kiểm định hai đuôi (2-sided) có chỉ số p-value = 0.000. Kết quả này cho thấy có sự ràng buộc chặt chẽ giữa các bài viết theo tháng với các tờ báo khảo sát. Như vậy, nội dung hay chủ đề mà các tờ báo đề cập đều không có sự khác biệt theo tháng [Phụ lục 3]. Đây cũng có lẽ là nguyên nhân làm cho TTCS CCHCNN của báo chí có hiệu quả và mang lại hài lòng cho cá nhân, tổ chức.

Lượng bài viết lớn, thể loại đa dạng, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng Kết quả phân tích phía trên cho thấy trong hai năm 2018- 2019, VietnamPlus là cơ quan báo chí có số lượng bài viết lớn nhất (717 bài) với các chuyên mục khác nhau (chiếm 54.4 %). Thứ hai là BND với có 318 bài phân bố ở các thể loại khác nhau (chiếm 24.1%) [Phụ lục 1]. Trong số các tờ báo khảo sát, BND là tờ báo có các bài viết về CS CCHCNN ở nhiều thể loại báo chí nhất. BND có các thể loại bài viết về CS CCHCNN gồm Bình luận,

Chuyên luận, Phóng sự, Tin, Truyện và Xã luận.

Cơ quan báo chí có lượng bài viết dàn đều theo các tháng là VTV1 và BĐTĐBND. Tuy nhiên, kết quả này cũng không ảnh hưởng nhiều đối với sự quan tâm của cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng thông tin CS CCHCNN vì giữa các bài viết và các tờ báo đã có sự gắn kết chặt chẽ. Kết quả này đã được

127

luận giải về kiểm định trong phân tích Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các bài viết theo tháng với các tờ báo khảo sát [Phụ lục 2].

Có sự hài hòa về sự phân bố lượng bài viết về CS CCHCNN theo phạm vi phản ánh và loại hình báo chí

Số lượng bài viết của các tờ báo khảo sát đề cập đến nhiệm vụ CCHCNN ở trung ương và địa phương có sự chênh lệch đáng kể. Tỷ lệ chênh lệch nhiều nhất là BND (đề cập đến trung ương có 237 bài viết và địa phương có 81 bài viết). Đứng thứ hai là VTV1 (đề cập đến trung ương có 52 bài viết và địa phương có 118 bài viết).

Sự chênh lệch về số lượng bài viết trên góc độ phạm vi đề cập là điều đương nhiên. Lý do, mỗi cơ quan báo chí đều có tôn chỉ và mục đích riêng. BND là “Cơ quan trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam”. Trong khi VTV1 là Kênh Thời sự - Chính luận - Tổng hợp của Đài Truyền hình Việt Nam. BĐTĐBND là tiếng nói của Quốc Hội, diễn đàn của đại biểu Quốc Hội, hội đồng Nhân dân và cử tri. VietnamPlus là hãng thông tấn quốc gia, trực thuộc Chính phủ Việt Nam, là cơ quan thông tin chính thức của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. VietnamPlus liên tục cung cấp những thông tin đề cập đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, công nghệ của Việt Nam và thế giới.

Biều đồ 2.13. Số lượng bài viết phân bố theo phạm vi đề cập

Lượng bài viết phân bố theo phạm vi đề cập

450

400

350

300

250

200

150

100

50

0

BĐTĐBND BND VietnamPlus VTV1

Trung ương Địa phương

Cơ quan báo chí khảo sát

Sơ lượng bài viết

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Có sự chênh lệch về số lượng bài viết theo phạm vi đề cập của các tờ báo khảo sát do tôn chỉ, mục đích của các tờ báo là khác nhau. Tuy nhiên, kết quả


128

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022