Quý Vị Tiếp Cận Những Nội Dung Liên Quanđến Tccnnn Nào Trên Báo Chí Đbscl Nhiều Nhất?


nông dân Đồng Tháp hồi năm 2014. Bất đồng xảy ra khi đến thời điểm thu hoạch lúa nhưng phía công ty thì cho rằng lúa chưa đủ độ chín nên thu hoạch gạo sẽ bị nát sẽ không đảm bảo chất lượng để xuất khẩu. Về phía nông dân ở huyện Tân Hồng, Đồng Tháp thì cho rằng doanh nghiệp cố tình kéo dài thời gian thu hoạch để khi lúa chín rục, trọng lượng sẽ nhẹ đi.

Lúc bấy giờ đáng lý ra báo chí phải phản ánh một cách khách quan đâu là trách nhiệm của doanh nghiệp, còn nông dân phải tuân thủ cam kết như thế nào. Thế nhưng có nhiều bài báo lại bênh vực quyền lợi của nông dân (bài viết đăng trên báo Đồng Tháp, 16/04/2014, tác giả: Tuấn Tường). Vấn đề này đã làm cho mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và nông dân càng thêm trầm trọng. Chính quyền địa phương phải vào cuộc để tìm hướng giải quyết. Rò ràng với cách thông tin như vậy không chỉ làm cho vấn đề thêm phức tạp mà còn ảnh hưởng đến chủ trương xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng.

Còn rất nhiều câu chuyện khác về sự đổ vỡ hợp đồng bao tiêu đối với các ngành hàng khác như: xoài, chanh, cam, quýt, trứng vịt...Lúc doanh nghiệp thu mua nông sản giá cao hơn thị trường thì nông dân tìm đủ mọi cách đưa hàng bên ngoài vào buộc doanh nghiệp phải mua, còn khi giá đã ký kết thấp hơn bên ngoài hoặc có thương láy cố tình phá giá thì tìm cách bội tín với doanh nghiệp đem hàng ra bán bên ngoài. Một lãnh đạo ngành nông nghiệp Đồng Tháp cho rằng: “Phản ánh trên báo chí phải công bằng, đâu là cái sai của người nông dân, đâu là cái sai của doanh nghiệp, đâu là cái sai của chính quyền cần phải chỉ ra, nhưng đa phần là báo chí mình là bênh ông nông dân. Cái đó cần phải phê phán, mình phê phán đây là để đạt được cái mục tiêu chung chứ không phỉ mình chỉ trích người này để bảo vệ người kia một cách vô tội vạ” [Phụ lục 3; PVS 6].

Mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều thông tin được đăng tải trên các mạng xã hội, tài khoản cá nhân. Trong cuộc sống hàng ngày cũng xuất hiện rất nhiều thông tin liên quan đến NN, TCCNNN. Trong số những thông tin đó có những tin đồn thổi, nguồn tin sai


sự thật, không đúng với bản chất của vấn đề chỉ vì mục đích cá nhân, lợi ích nhóm. Một số nhà báo với nhiều lý do khác nhau đã khai thác những thông tin này để làm đề tài thông tin, phản ánh trên tờ báo của mình. Vô tình, báo chí tiếp tay để những thông tin “thất thiệt” đó lan truyền nhanh chóng và làm cho công chúng bị ngộ nhận, hiểu chưa đúng, thậm chí sai lệch với bản chất của vấn đề, sự kiện. Để rồi vô tình báo chí đã “làm giàu” cho những cá nhân, thành phần cơ hội. Vấn đề này đã gây ra những thiệt hại cho nông dân và nhiều hệ lụy cho xã hội.

Mặt khác, để sản xuất nhiều chương trình TCCNNN hay đáp ứng nhu cầu của công chúng, các cơ quan báo chí đã đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ kinh phí để mở chuyên trang, chuyên mục, sản xuất các chương trình. Có những chương trình doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm quá nhiều, làm cho nội dung chương trình bị thương mại hóa, ít hàm lượng thông tin. Những chương trình này thường gặp nhất là những chuyên trang, chuyên mục về TCCNNN, chương trình, tạp chí TCCNNN, khuyến nông, khuyến ngư... Các ngành chuyên môn hiện nay đang khuyến khích nông dân sản xuất sạch, an toàn nhưng trong các chương trình tài trợ trên báo chí ĐBSCL lại xuất hiện khá nhiều mẫu quảng cáo sản phẩm phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trị bệnh cho tôm, cá... Nhìn từ gốc độ kinh tế thì các cơ quan báo chí có thêm kinh phí từ các doanh nghiệp để xã hội hóa các chương trình. Xét về chức năng thì các cơ quan báo chí vì lợi ích thương mại đã xem nhẹ vai trò định hướng thông tin của báo chí.

Thứ tư, chưa có nhiều tác phẩm báo chí phản biện về các chủ trương, chính sách về TCCNNN

TCCNNN là chủ trương mới trong quá trình thực hiện có rất nhiều vấn đề khó khăn, bất cập, những chính sách chưa phù hợp. Vai trò của báo chí một mặt truyền thông các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước đến người dân mặt khác phản ánh, phản biện vấn đề chưa phù hợp để các cơ quan quản lý và các ngành chức năng hoạch định, đề ra những chủ trương,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.


chính sách phù hợp hơn. Thế nhưng báo chí ĐBSCL phản biện các vấn đề liên quan đến NN, TCCNNN còn rất ít. Nhà báo Bùi Thanh Hồng, Giám đốc Đài PTTH Đồng Tháp cho rằng: Vấn đề truyền thông về TCCNNN, nhà báo phản ánh và phản ánh lại là chính, còn những tác phẩm phân tích sâu và những tác phẩm phát hiện những cái mới thì chưa nhiều. Còn nông dân, một số ngành cũng còn cái bệnh thành tích…nên hay che giấu, hoặc thông tin theo hướng tô hồng cho địa phương mà chưa dám nhìn thẳng vào những vấn đề còn tồn tại [Phụ lục 4].

Theo kết quả khảo sát công chúng, chỉ có 2.1% người được hỏi cho rằng đã tiếp cận những thông tin về phản biện chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNNN trên báo chí ĐBSCL [biểu đồ 14, phụ lục 1].

Biểu đồ 17: Quý vị tiếp cận những nội dung liên quanđến TCCNNN nào trên báo chí ĐBSCL nhiều nhất?


Nguồn Kết quả khảo sát Về kết quả khảo sát nhà báo thì 43 65 người cho 1

Nguồn: Kết quả khảo sát

Về kết quả khảo sát nhà báo thì 43.65% người cho rằng thông tin của báo chí ĐBSCL về phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNNN ở mức độ trung bình, 27.78% người đánh giá ở mức độ yếu [biểu đồ 16, phụ lục 2].


Biểu đồ 18: Theo Quý vị, mức độ thông tin của báo chí ĐBSCLvề phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNNN‌


Nguồn Kết quả khảo sát Một lãnh đạo cơ quan báo chí nói về nguyên nhân 2

Nguồn: Kết quả khảo sát Một lãnh đạo cơ quan báo chí nói về nguyên nhân: “Là báo địa phương, nên phần nào còn hạn chế tuyên truyền về mặt hạn chế. Cơ sở ít cung cấp thông tin, nhất là những thông tin có liên quan đến vấn đề hạn chế, yếu kém của cán bộ cơ sở” [Phụ lục 3; PVS 14]. Điều này cho thấy báo chí chưa thật sự chủ động thực hiện chức năng phản biện các vấn đề bất cập về

NN, TCCNNN một cách có hiệu quả.

3.2.2. Nguyên nhân hạn chế của báo chí Đồng bằng sông Cửu Long trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp

3.2.2.1. Cơ quan báo chí còn chưa quan tâm đến truyền thông TCCNNN

Bên cạnh việc báo chí ĐBSCL đẩy mạnh truyền thông TCCNNN thì một số cơ quan báo chí ĐBSCL chưa quan tâm đến công tác truyền thông TCCNNN. Theo kết quả khảo sát, 39.1% người được hỏi nguyên nhân của việc lãnh đạo các cơ quan báo chí chưa quan tâm truyền thông TCCNNN là do chưa có nguồn kinh phí riêng để truyền thông về TCCNNN [biểu đồ 11; phụ lục 2].


Biểu đồ 19: Nguyên nhân do đâu?


Nguồn Kết quả khảo sát Trong số 13 tỉnh ĐBSCL chỉ có Đồng Tháp là có 3

Nguồn: Kết quả khảo sát

Trong số 13 tỉnh ĐBSCL chỉ có Đồng Tháp là có nguồn kinh phí cấp riêng cho truyền thông TCCNNN vì thế báo chí Đồng Tháp có nhiều nội dung, chương trình truyền thông về TCCNNN khá phong phú và được công chúng quan tâm nhiều hơn một số tỉnh, thành khác. Một lãnh đạo cơ quan báo chí cho biết thêm: “Việc tuyên truyền nhiều hay ít, chất lượng tốt hay chưa tốt phụ thuộc vào sự quan tâm của cơ quan chủ quản, chủ trương của cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên và nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động truyền thông” [Phụ lục 3; PVS 13].

Vì chưa được cấp nguồn kinh phí riêng nên trong truyền thông TCCNNN nhiều cơ quan báo chí ĐBSCL xem TCCNNN như những mảng đề tài khác. Có những chương trình, nội dung về TCCNNN được bố trí ở vị trí, thời điểm ít được công chúng quan tâm. Theo kết quả khảo sát công chúng thì 18% người được hỏi cho rằng thời điểm đăng tải, phát sóng các chương trình NN, TCCNNN chưa phù hợp. Và 45.9% người được hỏi cho rằng hạn chế của báo chí ĐBSCL trong truyền thông TCCNNN là thời lượng, dung lượng truyền thông còn ít [biểu đồ 25, phụ lục 1].


Biểu đồ 20: Thời điểm, thời lượng đăng tải, phát sóngnội dung TCCNNN trên báo chí ĐBSCL còn những hạn chế, bởi:


Nguồn Kết quả khảo sát Báo chí ĐBSCL truyền thông về NN TCCNNN đã được 4

Nguồn: Kết quả khảo sát Báo chí ĐBSCL truyền thông về NN, TCCNNN đã được đẩy mạnh nhưng có những thời điểm công tác truyền thông vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và chưa phổ biến sâu rộng đến các đối tượng công chúng. Theo kết quả khảo sát của công chúng, có đến 62.2% người được hỏi đều cho rằng dung lượng, thời lượng của các chương trình truyền thông

TCCNNN của báo chí ĐBSCL còn ít [biểu đồ 19, phụ lục 1].

Biểu đồ 21: Dung lượng, thời lượng của các chương trìnhtruyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL như thế nào?


Nguồn Kết quả khảo sát Nhiều cơ quan báo chí ĐBSCL chưa quan tâm đến tính 5

Nguồn: Kết quả khảo sát

Nhiều cơ quan báo chí ĐBSCL chưa quan tâm đến tính tương tác hay tiếp nhận phản hồi từ phía công chúng. Kết quả khảo sát từ công chúng cho


thấy 60.2% người được hỏi cho rằng chưa bao giờ tương tác và nhận được phản hồi từ báo chí [biểu đồ 18, phụ lục 1].

Biểu đồ 22: Quý vị đã tương tác với báo chí ĐBSCLvà nhận được phản hồi bằng hình thức nào?

Nguồn Kết quả khảo sát Trong 4 loại hình báo chí thì phần lớn nội dung thông 6

Nguồn: Kết quả khảo sát Trong 4 loại hình báo chí thì phần lớn nội dung thông tin báo chí ĐBSCL đều tập trung cho loại hình báo in, truyền hình rồi sau đó được chuyển thể đơn giản qua loại hình báo điện tử và phát thanh. Còn những chương trình, nội dung mới được sáng tác theo ngôn ngữ đặc trưng của từng loại hình báo chí thì cũng có nhưng rất ít. Vì thế 36.1% người được hỏi từ kết quả khảo sát công chúng cho rằng hạn chế trong truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSL là do chưa phù hợp với ngôn ngữ đặc trưng của từng loại hình

báo chí [biểu đồ 25, phụ lục 1].

Biểu đồ 23: Thời điểm, thời lượng đăng tải, phát sóng nội dung TCCNNN trên báo chí ĐBSCL còn những hạn chế, bởi nguyên nhân

Nguồn Kết quả khảo sát Xét về phương diện chính trị thì các cơ quan báo 7

Nguồn: Kết quả khảo sát


Xét về phương diện chính trị thì các cơ quan báo chí vẫn xem TCCNNN như các mảng đề tài khác, chỉ khi nào sự kiện, vấn đề này trở thành tâm điểm, các ngành, các cấp có nhiều hoạt động về TCCNNN thì báo chí ĐBSCL mới đẩy mạnh truyền thông về nội dung này. Về góc độ kinh tế thì do nguồn kinh phí của các cơ quan báo chí còn nhiều hạn chế nên các hoạt động xã hội hóa, những chương trình, mãng đề tài tạo ra nguồn thu sẽ ưu tiên đầu tư sản xuất những chương trình để tăng nguồn thu. Có thể nói kinh phí đầu tư truyền thông cho TCCNNN còn ít là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến những hạn chế, tác động tiêu cực trong truyền thông về TCCNNN của các cơ quan báo chí ĐBSCL.

3.2.2.2. Có tình trạng phóng viên chưa am hiểu và nắm vững vấn đề

Khi truyền thông về TCCNNN nhiều phóng viên vẫn chưa am hiểu và chưa nắm vững vấn đề, hiểu rò nội dung. Kết quả khảo sát nhà báo cho thấy, 11.8% phóng viên, nhà báo được hỏi cho rằng nguyên nhân còn hạn chế là do tác giả chưa am hiểu và nắm chắc vấn đề. Và 35% phóng viên, nhà báo đều thừa nhận công tác truyền thông “TCCNNN” trên báo chí ĐBSCL vẫn còn chung chung [biểu đồ 26; phụ lục 1].

Biểu đồ 24: Nguyên nhân của những hạn chế đối với công tác truyền thông TCCNNN trên báo chí ĐBSCL là do nguyên nhân

Nguồn Kết quả khảo sát 8

Nguồn: Kết quả khảo sát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022