Thời Gian Quý Vị Tiếp Cận Báo Chí Để Nắm Bắt Thông Tin?


Để có thể cạnh tranh thông tin nói chung và thông tin về TCCNNN nói riêng một cách hiệu quả, báo in ĐBSCL cần tăng kỳ phát hành, đồng thời mở thêm phiên bản báo điện tử (đến thời điểm khảo sát, báo in Trà Vinh vẫn chưa có phiên bản báo điện tử) và trên các nền tảng mạng xã hội khác: Website, facebook, youtube, Zalo để đẩy mạnh kết nối, tương tác với độc giả. Cần đổi mới tư duy về nội dung tuyên truyền TCCNNN trên báo in, sản xuất những tin, bài về TCCNNN ngắn gọn, cô động, súc tích, nội dung thông tin phong phú, sử dụng hình ảnh, biểu đồ, số liệu, câu trích dẫn, lời phát biểu của nhân vật minh họa ấn tượng và hình thức thể hiện, cách trình bày bắt mắt, sinh động để thu hút độc giả vì ngày nay độc giả có rất ít thời gian để tiếp cận với báo chí. Theo kết quả khảo sát, có đến 40.4% người được hỏi cho rằng tiếp cận báo chí từ 30 phút đến 1 giờ/ngày [biểu đồ 8; phụ lục 1].

Biểu đồ 31: Thời gian quý vị tiếp cận báo chí để nắm bắt thông tin?


Nguồn Kết quả khảo sát Báo điện tử Trong thời đại công nghệ số báo 1

Nguồn: Kết quả khảo sát

+ Báo điện tử:

Trong thời đại công nghệ số, báo điện tử đang dần thu hút công chúng và chiếm nhiều ưu thế của các loại hình báo chí khác và theo dự đoán trong tương lai không xa báo điện tử sẽ dẫn đầu về chỉ số hấp dẫn độc giả. Bởi theo kết quả khảo sát [biểu đồ 7; phụ lục 1]. như đã đề cập ở trên có 23.4%


công chúng được hỏi cho rằng thường xuyên tiếp cận báo điện tử, cao hơn so với báo in và phát thanh, chỉ sau truyền hình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Báo chí ĐBSCL cần phát lợi thế của loại hình báo chí hiện đại này trong truyền thông TCCNNN, thành lập ban biên tập riêng cho báo điện tử và đầu tư sản xuất tin, bài theo ngôn ngữ của loại hình báo chí hiện đại, vì hiện tại phần lớn nội dung của báo điện tử ĐBSCL đều được chuyển từ báo in sang, chỉ có báo điện tử Cần Thơ sản xuất khoảng 30% tin, bài riêng theo ngôn ngữ đặc trưng của báo điện tử. Ngoài ra, báo chí ĐBSCL cần mở thêm chuyên trang, chuyên đề về TCCNNN trên báo điện tử với những nội dung mới lạ, hấp dẫn, phản ánh, phân tích, bình luận về TCCNNN một cách sâu sắc. Hình thức truyền thông trên báo điện tử cần tích hợp đa phương tiện: ảnh, audio, video…để cuốn hút công chúng. Lợi thế của báo điện tử là tính tương tác giữa báo chí với độc giả cao vì thế cần khai thác kịp thời các vấn đề về TCCNNN được mọi người quan tâm, như: giá cả nông sản, thị trường tiêu thụ, những chính sách hỗ trợ của nhà nước về TCCNNN, những quan điểm, ý kiến trái chiều về quy hoạch sản xuất NN và tạo diễn đàn để người dân có thể nêu ý kiến, trình bày quan điểm của mình. Từ đó sẽ phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với người dân trong thực hiện TCCNNN.

+ Phát thanh:

Trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, loại hình báo chí phát thanh của ĐBSCL cần đầu tư nâng cao chất lượng nội dung các chương trình phát thanh chuyên về TCCNNN, vì phần lớn nội dung các chương trình phát thanh ở ĐBSCL hiện nay đều được chuyển từ truyền hình sang, chỉ có THTPCT, THĐT mở một số chương trình phát thanh chuyên về TCCNNN. Báo chí ĐBSCL cần mở thêm các chuyên mục, tạp chí, câu chuyện truyền thanh đề cập đến những vấn đề TCCNNN gần gũi, dễ hiểu, thiết thực và đáp ứng nhu cầu, mối quan tâm của nông dân; Phát triển các chương trình phát thanh hiện đại, chương trình “phát thanh mở”,


phát thanh thực tế, phát thanh tương tác để tăng cường vai trò và sự tham gia trực tiếp của công chúng vào chương trình truyền thông về TCCNNN.

Phát thanh có ưu thế là ngoài các chương trình tin tức thời sự, chuyên mục, chuyên đề, tạp chí phát thanh còn có thể thực hiện các chương trình mang tính tương tác cao. Đối với những sự kiện, vấn đề về TCCNNN đang được mọi người quan tâm các đài PTTH ĐBSCL cần thực hiện nhiều các thể loại tọa đàm phát thanh phát lại, phát thanh trực tiếp về chủ đề TCCNNN để thính giả có thể tương tác, tham gia vào các chương trình. Ngoài ra báo chí ĐBSCL cần đẩy mạnh các loại hình giải trí như câu chuyện truyền thanh, tiểu phẩm để thông điệp về TCCNNN một cách nhẹ nhàng, sâu sắc.

+ Truyền hình

Mặc dù ngày nay truyền hình đang ở thế “thượng phong”, nhưng truyền hình ĐBSCL cũng cần đầu tư nâng cao chất lượng nội dung và hình thức truyền thông về TCCNNN. Ngoài các bản tin, chương trình thời sự, tiểu mục truyền hình ĐBSCL cần thực hiện nhiều chương trình tọa đàm, nhịp cầu nhà nông, nhịp cầu khuyến nông, tạp chí, truyền hình thực tế như: tạp chí “TCCNNN”, tạp chí “Toàn cảnh nông nghiệp”, tọa đàm trực tiếp “Trong Vườn - Ngoài ruộng”, chương trình truyền hình thực tế “Từ Vườn Lên Phố” của THĐT; Chuyên mục “Tình cây và đất” của THTPCT... Đầu tư sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp về TCCNNN, tăng tính thực tế và tương tác với khán giả. Trong các chương trình cần đẩy mạnh tính thực tế và tương tác; truyền thông càng gần gũi, càng tự nhiên sẽ làm cho khán giả dễ dàng đón nhận những nội dung, thông điệp mà báo chí đưa ra. Đối với những chương trình tọa đàm, talkshow truyền hình cần nhiều hình ảnh, phóng sự minh họa. Phát thanh viên không chỉ xuất hiện ở phim trường với phong màn đơn điệu, mà cần phải hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ 3D, 4D về phong ảo, phim trường ảo, tạo cảm giác mới lạ, sinh động thu hút khán giả. Mặt khác phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên cần xuất hiện và dẫn


nhập chương trình ở thực tế, khi xuất hiện cần phải chỉnh chu về ngoại hình, trang phục phù hợp, dễ gần đối với công chúng.

Nội dung truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp

- Các cơ quan báo chí ĐBSCL cần truyền thông sâu rộng và toàn diện hơn nữa các nội dung về TCCNNN

Và nhu cầu của công chúng cần tiếp cận nhiều nội dung hơn, đa chiều hơn và nhất là có những mô hình mới, mô hình TCCNNN đã mang lại hiệu quả cao của các nước tiên tiến; Những ý kiến phản biện của các nhà khoa học, nhà quản lý, những phản ánh của người dân về những khó khăn, bất cập trong thực hiện TCCNNN. Muốn làm được điều này, từ lãnh đạo các cơ quan báo chí cho đến các phóng viên, nhà báo cần nhận thức đây là nhu cầu khách quan và cũng là xu thế tất yếu khi các địa phương đang đẩy mạnh thực hiện TCCNNN và nông dân đang muốn vươn lên để hội nhập kinh tế quốc tế. Khi nhận thức đầy đủ về nhu cầu của khán giả như vậy thì trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện tác phẩm mới có sự quyết tâm và có sự đầu tư đúng mức cho công tác truyền thông về nội dung TCCNNN toàn diện hơn.

Giới thiệu những mô hình, cách làm hay về TCCNNN của các nước tiên tiến. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới cũng đã thực hiện TCCNNN từ nhiều năm nay và đã có những thành công, thất bại. Do đó, các cơ quan báo ĐBSCL cũng cần tạo điều kiện để phóng viên, nhà báo tham gia các chuyến đi học tập kinh nghiệm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành ở nước ngoài, hoặc nếu có kinh phí thì tự tổ chức đi sáng tác tin, bài, chương trình về TCCNNN ở các nước: Nhật bản, Isarael, Thái Lan để giới thiệu về những mô hình, các làm hay trong TCCNNN, đồng thời phân tích, nêu những bài học kinh nghiệm của các nước trong quá trình thực hiện TCCNNN. Đơn cử như vừa qua, tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức nhiều đoàn đi học tập kinh nghiệm và tìm hiểu mô hình sản xuất nông nghiệp, kinh doanh ở nhiều nước trong khu vực Châu Á, như: Thái


Lan, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và lần nào THĐT cũng cử nhóm phóng viên theo ghi nhận thực tế và giới thiệu đến khán giả về những mô hình, cách làm hay của các nước bạn để có thể nghiên cứu, học tập và ứng dụng ở địa phương mình. Những chương trình này đã thật sự thu hút khán giả. Theo kết quả khảo sát, thì 20.30% nhà báo được hỏi cho rằng để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải giới thiệu những mô hình TCCNNN thành công của những nước tiên tiến trên thế giới [biểu đồ 23; phụ lục 2].

Biểu đồ 32: Các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN?


Nguồn Kết quả khảo sát Đẩy mạnh tương tác giữa cơ quan báo chívới công 2

Nguồn: Kết quả khảo sát

- Đẩy mạnh tương tác giữa cơ quan báo chívới công chúng.

Cơ chế tác động của báo chí hiện nay là đa chiều, từ trên xuống, từ dưới lên, và cả tác động theo chiều ngang, tác động qua lại giữa báo chí với mạng xã hội. Vì thế trong truyền thông TCCNNN báo chí ĐBSCL cần đẩy mạnh tương tác với công chúng. Khi có sự phản hồi và công chúng thường xuyên liên lạc, tham gia sản xuất các sản phẩm báo chí truyền thông TCCNNN sẽ làm tăng tính khách quan, thuyết phục và công chúng ngày càng tin tưởng hơn đối với cơ quan báo chí. Điều này cũng giúp cho các cơ quan báo chí truyền thông đúng định hướng, đáp ứng nhu cầu của công


Chúng Và báo chí cũng thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng Nhà 3

chúng. Và báo chí cũng thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và là diễn đàn của nhân dân. Thông qua phản hồi của người dân, báo chí ĐBSCL sẽ có thêm nội dung, đề tài phong phú, đa dạng trong truyền thông TCCNNN, nhất là đối với báo điện tử. Nguyễn Thị Trường Giang lưu ý: “Cần tương tác nhiều hơn: các đặc điểm tương tác trên báo điện tử sẽ được tập trung khai thác nhằm vừa giữ chân độc giả chân thành vừa kéo theo sự quan tâm của độc giả mới.” [31, Tr 116 - 117]. Nhà báo Bùi Thanh Hồng, Giám đốc đài PTTH Đồng Tháp cũng cho rằng: “Việc tương tác với công chúng là rất cần thiết, Đài sẽ mở thêm các chương trình có sự tham gia trực tiếp của khán giả, hoặc cung cấp số điện thoại, địa chỉ email để tác giả tham gia góp ý, phản ánh cùng chương trình” [Phụ lục 4]. Theo kết quả khảo sát, có đến 23.50% nhà báo được hỏi cho rằng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN, cơ quan báo chí thường xuyên tổ chức, thu thập thông tin, phản hồi từ công chúng [biểu đồ 22; phục lục 2]. Biểu đồ 33: Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp?


Nguồn: Kết quả khảo sát

- Thực hiện tốt vai trò phản biện của báo chí về vấn đề TCCNNN Như đã đề cập ở trên, báo chí ĐBSCL thời gian qua có rất ít tin, bài

phản biện về TCCNNN. Theo kết quả khảo sát công chúng, chỉ có 2.1%


người được hỏi đã tiếp cận thông tin phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNNN [biểu đồ 14; phụ lục 1]. Vì thế thời gian tới, báo chí ĐBSCL cần thực hiện tốt vai trò phản biện nói chung, các vấn đề về TCCNNN nói riêng.

Biểu đồ 34 : Quý vị tiếp cận những nội dung liên quan đến TCCNNN nào trên báo chí ĐBSCL nhiều nhất?


Nguồn Kết quả khảo sát TCCNNN là chủ trương mới nên trong quá trình ban hành 4

Nguồn: Kết quả khảo sát

TCCNNN là chủ trương mới nên trong quá trình ban hành các chính sách, triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Phóng viên, nhà báo là những người bám sát thực tế, đi sâu, đi sát với nông dân nên cần phát hiện, chỉ ra được những vấn đề phát sinh, những vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực hiện TCCNNN; Đồng thời mạnh dạn phản biện những vấn đề chưa làm được, hoặc làm chưa đúng của các địa phương, của nông dân để các cơ quan quản lý, ngành chuyên môn kịp thời điều chỉnh. Muốn làm tốt nhiệm vụ này, các cơ quan báo chí ĐBSCL cần thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý, ngành chuyên môn, chuyên gia, nhà khoa học để tiếp cận, phát hiện ra những vấn đề bất cập, vướng mắc, hạn chế về TCCNNN. Đồng thời dựa vào ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học để chỉ ra những vấn đề phát sinh, phản biện những vấn đề


bất cập, hạn chế đó. Các cơ quan báo chí có chủ trương đẩy mạnh vai trò phản biện các vấn đề TCCNNN để trên cơ sở đó các phóng viên, nhà báo mạnh dạn viết những tin, bài phản ánh, phản biện những cách làm chưa đúng, chưa phù hợp với chủ trương của địa phương.

Đa dạng hóa nội dung, hình thức thể hiện các chương trình tái cơ cấu nông nghiệp: Theo kết quả khảo sát công chúng, 31.04% người được hỏi cho rằng hạn chế trong truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL là chưa phản ánh hết mong muốn của người dân về TCCNNN; Chưa thông tin đầy đủ về những dự báo, cảnh báo về thị trường tiêu thụ nông sản chiếm tỷ lệ 28.30%. 19.7% người được hỏi cho rằng báo chí chưa thông tin kịp thời những chính sách của nhà nước về TCCNNN. Và tỷ lệ cho rằng mô hình TCCNNN khi được truyền thông trên báo chí ĐBSCL bị thất bại chiếm 12.7% [biểu đồ 23; phụ lục 1].

Biểu đồ 35: Nội dung truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL còn có những hạn chế gì?

Nguồn Kết quả khảo sát Từ nhận xét của công chúng báo chí ĐBSCL cần đẩy 5

Nguồn: Kết quả khảo sát

Từ nhận xét của công chúng, báo chí ĐBSCL cần đẩy mạnh truyền thông các nội dung TCCNNN một cách đầy đủ và toàn diện. Những chủ trương, chính sách của nhà nước và các hoạt động về TCCNNN cần được

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022