Phản Biện Những Chủ Trương, Chính Sách Trong Thực Hiện Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp


Liều lượng truyền thông về những mô hình liên kết, xây dựng chuỗi ngành hàng nông nghiệp thông qua tư vấn của các chuyên gia thấp tương đương so với nội dung quy hoạch sản xuất và tiêu thụ các ngành hàng nông sản. Tổng số tin bài của 4 loại hình báo chí ở 3 địa bàn khảo sát là 24.334, chiếm tỷ lệ 15.5 - 17.3% tin, bài TCCNNN. Qua khảo sát cho thấy hoạt động này ở các cấp, các ngành diễn ra với mật độ thấp nên báo chí ít có nguồn thông tin đề truyền thông về nội dung này.

2.3.6. Phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

TCCNNN là đề án mới, khi triển khai trên thực tế còn nhiều bất cập và vướng mắc. Báo chí là kênh thông tin quan trọng giúp các ngành, các cấp nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng cũng như những phản ánh về thuận lợi, khó khăn, vướng mắc để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoặc đề ra những chủ trương, chính sách mới cho phù hợp. Nhiều tin, bài phản ánh, phản biện về TCCNNN của báo chí đã giúp các cơ quan quản lý, các ngành chức năng đã kịp thời điều chỉnh những bất cập và bổ sung những kế hoạch, chính sách phù hợp. Như mục “Kinh tế nông thôn” của Đài PTTH Đồng Tháp được phát vào ngày 4.7.2017 (nhóm tác giả: Văn Lợi, Hữu Lộc) có phóng sự phản ánh những hạn chế về năng lực, trình độ lãnh đạo các hợp tác xã khi chuyển đổi theo luật hợp tác xã mới. Ngay sau khi phóng sự được phát trên sóng truyền hình Đồng Tháp, Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã chỉ đạo cho các ngành chuyên môn tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho lãnh đạo hợp tác xã để có thể nắm vững luật và điều hành, hoạch định kế hoạch của hợp tác xã theo hướng năng động hơn; Hay trên trang kinh tế NN của báo điện tử Cần Thơ ngày 7.6.2018 có bài phân tích về “Khó nhân rộng mô hình NN sạch” (tác giả: Trần Quốc). Phóng sự này phản ánh các mô hình sản xuất NN sạch ở Bến Tre đều hướng đến mục tiêu phát triển theo xu hướng hiện đại. Nhưng những mô hình này đã không


được nhân rộng, do lợi ích mang lại cho người trực tiếp tham gia chưa thỏa đáng. Người tiêu dùng vẫn chưa chấp nhận mua hàng nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (thực hành NN tốt) với giá phù hợp mà người tiêu dùng vẫn “đánh đồng” với nông sản sản xuất theo kiểu truyền thống. Qua bài viết này, các ngành chức năng xem lại những chính sách về khuyến khích, phát triển các mô hình sản xuất NN sạch cũng như việc xây dựng chuỗi ngành hàng từ sản xuất đến tiêu thụ phù hợp hơn. Những bài viết phản biện thường xuất hiện ở các tờ báo lớn, báo của Trung ương, còn các báo địa phương do “ngại đụng chạm” nên ít xuất hiện.

Biểu đồ 10: Số lượng tin, bài phản biện những chủ trương-chính sách trong thực hiện TCCNNN


Nguồn Kết quả khảo sát Tin bài truyền thông về nội dung phản biện những 1

Nguồn: Kết quả khảo sát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Tin, bài truyền thông về nội dung phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNNN chỉ có 3.300 tin, bài của 4 loại hình báo chí ở 3 tỉnh khảo sát, chiếm tỷ lệ từ 2 - 2.5% tin, bài TCCNNN. Nguyên nhân là


do đây là mãng đề tài khó vì và thường thì những tin, bài phản biện xuất hiện ở các tờ báo lớn, còn các cơ quan báo chí ở địa phương “ngại đụng chạm” với cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý ở các địa phương.

2.4. Hình thức truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí đồng bằng sông Cửu Long

2.4.1. Chiến dịch truyền thông về tái cơ cấu nông nghiệp

Chiến dịch truyền thông là việc tổ chức nhiều hoạt động với nhiều thể loại, hình thức truyền thông tập trung vào một nội dung trong một thời gian nhất định. Tùy theo tính chất, mức độ của sự kiện, vấn đề mà thời gian tập trung tuyền thông cho chiến dịch đó dài hay ngắn. Khi thực hiện chiến dịch truyền thông sẽ thu hút và làm cho người dân chú ý, quan tâm nhiều hơn về nội dung của chiến dịch, từ đó sẽ giúp người dân hiểu rò mục đích, ý nghĩa và lợi ích mang lại đề án TCCNNN, đồng thời vận động mọi người cùng ủng hộ và tham gia thực hiện chủ trương.

Thực tế trong thời gian qua, các cơ quan báo chí ĐBSCL không tự đứng ra tổ chức chiến dịch truyền thông về TCCNNN. Bởi muốn tổ chức chiến dịch đòi hỏi phải có kinh phí và dành thời lượng, dung lượng nhất định cho nội dung này. Trong khi các cơ quan báo chí thì xem TCCNNN cũng như các mảng đề tài khác. Mặc dù không tự tổ chức chiến dịch truyền thông về TCCNNN nhưng thời gian qua báo chí ĐBSCL cũng đã có nhiều tin, bài, phóng sự, phóng sự tập trung truyền thông TCCNNN khi Chính phủ, Bộ NN và PTNT, tỉnh tổ chức các hoạt động, sự kiện lớn về nội dung này. Theo kết quả khảo sát công chúng, chỉ có 5% người được hỏi tiếp cận về NN, TCCNNN trên báo chí ĐBSCL [biểu đồ 16; phụ lục 1]. Kết quả này cho thấy, trong truyền thông TCCNNN, báo chí ĐBSCL chỉ tập trung truyền thông bằng các sản phẩm tin, bài, rất ít sử dụng các hình thức truyền thông khác.


Biểu đồ 11: Hình thức truyền thông nào của báo chí ĐBĐCL về TCCNN mà quý vị được tiếp cận nhiều nhất?

Nguồn Kết quả khảo sát 2 4 2 Tổ chức sự kiện truyền thông về tái cơ cấu 2

Nguồn: Kết quả khảo sát

2.4.2. Tổ chức sự kiện truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất NN của cả nước vì thế có rất nhiều hoạt động, sự kiện về NN, TCCNNN. Những sự kiện về lĩnh vực NN, TCCNNN luôn là tâm điểm để báo chí tập trung khai thác. Báo chí luôn nắm bắt và khai thác những sự kiện, thông tin mới. Bởi một trong những chức năng quan trọng của báo chí là thông tin. Đây cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí. Khi có sự kiện mới, báo nào đưa tin trước thì sẽ thu hút công chúng nhiều hơn.

Cũng giống như chiến dịch truyền thông, báo chí ĐBSCL cũng chỉ bám theo các vấn đề, sự kiện về TCCNNN để khai thác và thông tin, các cơ quan báo chí chưa tự đứng ra tổ chức sự kiện truyền thông về TCCNNN. Khi có những vấn đề, sự kiện liên quan đến TCCNNN, báo chí ĐBSCL tập trung truyền thông nội dung này ở nhiều khía cạnh khác nhau làm cho công chúng có cái nhìn tổng thể, đa chiều về vấn đề TCCNNN. Tuy nhiên, theo lãnh đạo một cơ quan quản lý báo chí thì:


Việc tổ chức hoạt động truyền thông khác về TCCNNN như tổ chức sự kiện, hội thảo, phát tờ rơi, phát hành sách... nên giao cho các cơ quan chuyên môn khác vì họ chuyên sâu nên sẽ làm tốt hơn. Đó là chức năng nhiệm vụ của họ, nếu cơ quan báo chí có làm thì cũng chỉ nên phối hợp. Báo chí lấn sân sang những lĩnh vực khác nữa thì tôi nghĩ là nó không phù hợp [Phụ lục 3; PVS 9].

2.4.3. Sản phẩm chuyên đề truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

+ Tiết mục, tiểu mục

Loại hình PTTH sử dụng phổ biến thể loại này. Tiểu mục, tiết mục được thể hiện bằng thể loại ghi nhanh, phóng sự phản ánh mảng đề tài NN, TCCNNN, thường được bố trí trong các bản tin, chương trình thời sự. Thời lượng của các tiểu mục, tiết mục từ 3-6 phút. THTPCT thì có tiết mục phát thanh “Câu chuyện nông thôn mới” phát lúc 11 giờ trưa thứ hai hàng tuần. Nội dung câu chuyện là giới thiệu các mô hình sản xuất NN đô thị theo hướng NN sạch, NN thông minh, NN công nghệ cao, phản ánh về đời sống, sản xuất NN ở nông thôn.

Trong các đài PTTH khảo sát thì Đài PTTH Đồng Tháp mở nhiều tiểu mục chuyên về NN, TCCNNN nhất. Kể từ khi có đề án TCCNNN, Đài PTTH Đồng Tháp đã mở thêm 3 tiểu mục truyền hình thông tin đậm nét về NN, TCCNNN, gồm: Tiểu mục “Kinh tế nông thôn” có thời lượng 5 phút, phát vào thứ sáu hàng tuần lúc 18 giờ 45. Tiểu mục này đề cập đến vấn đề qui hoạch sản xuất NN ở nông thôn, tình hình sản xuất NN và tiêu thụ nông sản; Tiểu mục “Nông dân @”, có thời lượng 5 phút phát chủ nhật cách tuần, lúc 18 giờ 15. Và tiểu mục “Thông tin kinh tế” có thời lượng 5 phút, mỗi tuần phát vào thứ ba, lúc 18 giờ 45, thông tin về những vấn đề mới về kinh tế, trong đó có những thông tin về vấn đề tiêu thụ nông sản, mô hình sản xuất NN mới.

Mặc dù Báo chí ĐBSCL đẩy mạnh truyền thông TCCNNN bằng việc mở thêm các tiết mục, tiểu mục chuyên về TCCNNN nhưng chỉ có 8%


người được hỏi tiếp cận các thông tin về NN, TCCNNN qua các tiểu mục, tiết mục [biểu đồ 11; phụ lục 1]. Kết quả này phản ánh việc mở mới các tiểu mục, tiết mục chuyên về TCCNNN của báo chí ĐBSCL chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Hạn chế này cần phải được tìm hiểu kỷ và làm rò nguyên nhân để có hướng điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp và hiệu quả hơn.

+ Chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục

Các chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục, liên quan đến TCCNNN về kết cấu, bố cục cũng giống như những chuyên đề, chuyên mục khác. Thông thường kết cấu chuyên trang liên quan đến NN, TCCNNN trên báo in gồm phần tổng hợp các tin tức liên quan và từ 1-2 bài viết có dung lượng từ

1.500 chữ - hơn 2.000 chữ. Cách thiết kế, trình bày các chuyên trang về NN, TCCNNN trên báo in ngoài phần văn bản còn có thêm hình ảnh minh họa cho tin tức, bài viết, phóng sự có nhiều cải tiến hơn so với trước đây.

Đối với các chuyên trang trên báo điện tử như đã nói ở phần trên mặc dù đa phần nội dung được chuyển từ báo in và đầu tư về cách trình bày. Như trên chuyên trang “Kinh tế” của báo điện tử Cần Thơ, đầu giao diện là ảnh lớn minh họa cho bài viết chính. Bên phải bài viết là các tít của các tin, bài viết khác. Phía dưới các bài viết là phần “Tin mới nhất” và được thiết kế theo chiều dọc từ trên xuống. Những tin tức mới nhất được ưu tiên đưa lên đầu. Tít và những nội dung chính của tin kèm theo hình ảnh minh họa nên “bắt mắt” hơn loại hình báo in nhưng nhìn chung vẫn chưa phát huy ưu điểm của loại hình báo chí hiện đại. Còn chuyên đề, chuyên mục phát thanh, truyền hình về NN, TCCNNN phong phú và đa dạng hơn so với loại hình báo in, và báo điện tử. Trước đây, các chuyên mục, chuyên đề của phát thanh, truyền hình đều có phần tổng hợp tin tức nổi bật nhưng từ năm 2014 trở về sau do xu hướng phát triển báo chí hiện đại nên nhiều chuyên đề, chuyên mục, trong đó có chuyên đề, chuyên mục về NN, TCCNNN đã bỏ bớt phần tin để tập trung vào chủ đề, nội dung chính.


Còn chuyên mục “Khuyến nông” của Đài PTTH Đồng Tháp có thời lượng 15 phút. Nội dung chủ yếu là hướng dẫn nông dân về kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất NN. Đối với chuyên mục “Kinh tế” của THTV có thời lượng 15 - 20 phút đề cập các vấn đề về kinh tế NN, kinh tế biển, kinh tế nông thôn, đô thị...Hạn chế của thể loại này là có những vấn đề, sự kiện chưa đủ chất liệu, hoặc vấn đề không mới nhưng một số phóng viên, nhà báo kéo dài thời lượng làm cho người xem có cảm giác “ngán ngẫm”.

Biểu đồ 12: Quý vị thường tiếp cận thông tin TCCNNN qua dạng chương trình nào?


Nguồn Kết quả khảo sát Theo kết quả kháo sát 19 1 người được hỏi tiếp 3

Nguồn: Kết quả khảo sát Theo kết quả kháo sát, 19.1% người được hỏi tiếp cận thông tin TCCNNN báo chí ĐBSCL từ chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục, tuy có tỷ lệ người tiếp cận không cao, nhưng đứng thứ 2 sau thể loại tin tức thời sự [biểu đồ 11; phụ lục 1]. Điều đó cho thấy vai trò và tầm quan trọng của thể loại này trong truyền thông về NN, TCCNNN. Do đó các cơ quan báo chí ĐBSCL cần thường xuyên đầu tư cải tiến về hình thức thể hiện và cả nội dung

đối với thể loại này để đáp ứng nhu cầu công chúng một cách có hiệu quả.


+ Tạp chí

Báo in và báo điện tử ở ĐBSCL chưa có chuyên về NN, TCCNNN. Còn phát thanh, truyền hình thì gần đây một số đài PTTH ở ĐBSCL đã mở nhiều tạp chí, trong đó có tạp chí chuyên về NN, TCCNNN. Thời lượng của các tạp chí phát thanh, truyền hình từ 10-30 phút. Nội dung của chương trình này rất đa dạng, ngoài phần tổng hợp tin tức nổi bật còn có nhiều thể loại khác như ghi nhanh, bài viết, phỏng vấn, câu chuyện truyền thanh, ý kiến của các chuyên gia... Hình thức thể hiện của các tạp chí có khi phát thanh viên, biên tập viên xuất hiện, dẫn chương trình tại phim trường, phòng thu, có khi thì dẫn chương trình tại hiện trường tạo tính hấp dẫn và sinh động. Đây là hình thức có tính tương tác đang được khán giả đánh giá cao.

Như tạp chí phát thanh “Bạn nhà nông” của THĐT có thời lượng 30 phút. Nội dung về TCCNNN ở chương trình này chiếm đến 90%. Kết cấu của chương trình gồm có: tin, ghi nhanh, bài viết, phỏng vấn, câu chuyện truyền thanh. Nội dung tạp chí tập trung cập nhật những tin tức về thị trường nông sản trong nước và thế giới; dự báo sâu bệnh (thông tin dự báo tình hình sâu bệnh), “Câu chuyện nhà nông” (đề cập những vấn đề thời sự, hoặc định hướng của ngành NN trong phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới), “Ý kiến chuyên gia” (định hướng sản xuất, hoặc những thông tin khoa học ứng dụng vào sản xuất, chăn nuôi) và “Nhìn ra thế giới” (giới thiệu Những tiến bộ NN thế giới có thể ứng dụng vào sản xuất NN trong nước). Còn Đài PTTH TP Cần Thơ có “Tạp chí kinh tế” với thời lượng 20 phút. Kết cấu của chương trình này mở đầu là phần tin kinh tế, tiếp theo là phóng sự chính đề cập các vấn đề về kinh tế.

Qua khảo sát, Đài PTTH Trà Vinh chưa mở tạp chí nào chuyên về NN, TCCNNN. Còn THTPCT có “Tạp chí kinh tế”. Riêng Đài PTTH Đồng Tháp từ khi có đề án TCCNNN đã mở 4 tạp chí phát thanh, truyền hình chuyên về NN, TCCNNN, gồm: tạp chí phát thanh “Bạn nhà nông”; Tạp chí

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí