Hình Ảnh Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Sau Khi Bào Chế Hoàn Chỉnh

Nhận xét: Độ pH

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy các công thức F1, F3 và F5 có độ pH phù hợp.

Đối với các công thức F2 và F4, độ pH của các chế phẩm tương đối cao không phù hợp để bào chế thành dung dịch vệ sinh phụ nữ hoàn chỉnh.

Cảm quan


Các công thức từ F1-F5 đều có màu trong suốt và mùi thơm đặc trưng của tinh dầu hoa bưởi, trong đó công thức F1 có thể chất tốt nhất, dung dịch đồng nhất, sánh, mịn và tạo nhiều bọt. Ở công thức F2 và F4 thể trạng của dung dịch hơi lỏng, công thức F3 và F5 dung dịch hơi đặc không phù hợp với dung dịch vệ sinh phụ nữ cần bào chế. Vậy công thức F1 là công thức phù hợp nhất.

Sau khi khảo sát tỷ lệ một số thành phần trong công thức dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi, chúng tôi đã lựa chọn và đưa ra được công thức dung dịch vệ sinh phụ nữ hoàn chỉnh trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Công thức dung dịch vệ sinh phụ nữ hoàn chỉnh


STT

Thành phần

Công thức (%)

1

Tinh dầu hoa bưởi

2,77

2

Acid lactic

0,92

3

Nano Bạc

0,92

4

Natri laurylsulfate

48,94

5

Soda

0,14

6

Glyceryl

46,17

7

Nipazin

0,14

8

Nước tinh khiết

Vừa đủ 50ml

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

Hình 3 4 Hình ảnh dung dịch vệ sinh phụ nữ sau khi bào chế hoàn chỉnh 3 3 Đánh 1


Hình 3. 4. Hình ảnh dung dịch vệ sinh phụ nữ sau khi bào chế hoàn chỉnh


3.3. Đánh giá một số chỉ tiêu của dung dịch vệ sinh phụ nữ

Chỉ tiêu kim loại nặng


Việc đánh giá chỉ tiêu kim loại nặng rất quan trọng đối với sản phẩm dạng dung dịch, nó được coi là thông số quan trọng để đánh giá chế phẩm bào chế, nhất là đối với các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ.


Hình 3 5 Hình ảnh kết quả đánh giá giới hạn tạp chất các kim loại nặng 2

Hình 3.5. Hình ảnh kết quả đánh giá giới hạn tạp chất các kim loại nặng

Nhận xét:


Ở hình 3.5. ta thấy: dung dịch đối chiếu (2) có màu nhạt hơn hơn khi so sánh với dung dịch mẫu trắng (3) trong khi đó dung dịch thử (1) không màu.

→ Sản phẩm đạt chỉ tiêu yêu cầu về kim loại nặng có trong mẫu sản phẩm bào chế. Dung dịch không có các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân… hoặc có trong giới hạn cho phép theo DĐVN V.

Khả năng tạo bọt và độ ổn định bọt

Tạo bọt là đặc tính rất quan trọng để đánh giá sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ, đặc biệt để thu hút, kích thích người tiêu dùng. Khả năng tạo bọt và độ ổn định của bọt trong sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi được thể hiện ở hình 3.6.



Hình 3.6. Khả năng tạo bọt và ổn định bọt của chế phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa tinh dầu hoa bưởi

(A.Ngay sau khi lắc; B.Sau khi lắc 4 phút.)


Từ hình 3.6 có thể thấy tổng thể tích bọt tạo ra là khoảng 230 ml. Bọt thu được có hình dạng nhỏ, đồng đều và dày. Sau 4 phút, thể tích bọt giảm không đáng kể. Điều này cho thấy sản phẩm có độ ổn định bọt tốt.

3.4. Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa tinh dầu hoa bưởi

Sau khi xây dựng và bào chế được sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ, dựa trên một số tài liệu tham khảo [6,7] và quy định về tiêu chuẩn của các dung dịch vệ sinh phụ nữ hiện có trên thị trường, nhóm nghiên cứu đã bước đầu xây dựng tiêu chuẩn như sau:


TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS 01:2022/ĐHYD



TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Địa chỉ 144 Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Điện thoại: 0243745018

Sản xuất tại: Trường Đại học Y Dược- Đại học Quốc gia Hà Nội


TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TCCS 01:2022/ĐHYD


SẢN PHẨM

DUNG DỊCH VỆ SINH PHỤ NỮ CHIẾT XUẤT TỪ TINH DẦU HOA BƯỞI


Tiêu chuẩn dự kiến, 2022

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS 01:2022/ĐHYD


1. Phạm vi áp dụng

- Tiêu chuẩn nhằm bước đầu đánh giá các quy định về cảm quan và chất lượng của sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ bào chế được.

- Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng,công dụng, bao bì, đóng gói, bảo quản theo quy định tại phòng thí nghiệm của trường Đại học Y dược- Đại học Quốc gia Hà Nội.

2/ Tài liệu viện dẫn

- Dược điển Việt Nam V (viết tắt DĐVN V)

3/ Các yêu cầu kỹ thuật


3.1. Yêu cầu cảm quan


Các chỉ tiêu cảm quan đối với sản phẩm được quy định trong bảng 3.5


Bảng 3.5. Chỉ tiêu cảm quan đối với sản phẩm


STT

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Phương pháp thử

1

Dạng thể chất

Dạng dung dịch

Cảm quan

2

Màu sắc

Không màu

Cảm quan

3

Mùi vị

Mùi thơm đặc trưng của tinh dầu

hoa bưởi

Cảm quan

3.2. Yêu cầu về lý hoá

Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được quy định trong bảng 3.6


Bảng 3.6. Yêu cầu về chỉ tiêu lý-hoá


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Mức chất

lượng

Phương pháp thử

1

Thể tích sản phẩm

ml

50 ± 5ml

Phụ lục 11.1, DĐVN V- Giới hạn cho phép về thể tích nồng độ hoặc theo phương pháp thử của phòng thí nghiệm

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS 01:2022/ĐHYD


2

pH

Độ pH

4,0-6,5

Phụ lục 6.2, DĐVN V- Xác định chỉ số pH hoặc theo phương pháp thử của phòng thí nghiệm

3.3. Các chỉ tiêu kim loại nặng


Dung dịch không có các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, Asen… hoặc có trong giới hạn cho phép theo phương pháp thử của phòng thí nghiệm.

4. Thành phần cấu tạo


Sản phẩm vệ sinh phụ nữ gồm các thành phần cấu tạo:


4.1. Bình xịt: được làm bằng nhựa PE/PET/thuỷ tinh, cấu tạo gồm 03 bộ phận: nắp bình, thân bình và ống dẫn.

4.2. Dung dịch vệ sinh phụ nữ được chứa trong bình xịt dung dịch với công thức điều chế cho 50ml thành phẩm:


TT

Thành phần

Công thức (%)

1

Tinh dầu hoa bưởi

2,77

2

Acid lactic

0,92

3

Nano Bạc

0,92

4

Natri laurylsulfate

48,94

5

Soda

0,14

6

Glyceryl

46,17

7

Nipazin

0,14

8

Nước tinh khiết

Vừa đủ 50 ml


5. Công dụng

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS 01:2022/ĐHYD


Công dụng dự kiến của sản phẩm: hỗ trợ giảm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm gây ngứa rát. Làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, dưỡng da, bảo vệ vùng kín đem lại hương thơm dịu nhẹ quyến rũ.

6. Cách dùng

- Làm ướt vùng kín, lấy 2-3 ml dung dịch vào lòng bàn tay và thoa rửa nhẹ vùng kín trong vòng 1 phút, sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch.

- Nên dùng hàng ngày, nhất là thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản

- Trong những ngày hành kinh, tuỳ mức độ huyết ra nhiều hay ít mà rửa âm hộ từ 2- 4 lần trong một ngày.

7. Ghi nhãn

Ghi nhãn dự kiến theo quy định tại số 43/2017/NĐ-CP của chính phủ về nhãn hàng hoá.

8. Đóng chai, đóng gói

- Dung dịch vệ sinh phụ nữ được đóng trong bình nhựa PE/PET/thuỷ tinh- 50 ± 5ml dán nhãn đúng tiêu chuẩn cơ sở đã thiết lập TCCS 01:2022/ĐHYD.

9. Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh ánh sáng, nguồn nhiệt.

10. Hạn dùng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN

4.1. Về chiết xuất tinh dầu hoa bưởi bằng phương pháp chiết với dung môi

Cây bưởi đã được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, cây bưởi là loại cây trồng phổ biến đã đi sâu vào đời sống của nhân dân từ rất lâu đời. Khi nhắc đến tinh dầu bưởi, đa số chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tinh dầu được chiết xuất từ lá hoặc từ vỏ mà ít nghĩ tới tinh dầu được chiết xuất từ hoa. Hoa bưởi với rất nhiều ưu điểm như dễ thu hái và dễ kiếm, mùi thơm dịu nhẹ, chứa hàm lượng tinh dầu cao. Đặc biệt, nó là nguồn nguyên liệu sẵn có mà ít được khai thác do hằng năm người dân sẽ phải loại bỏ đi cánh hoa để bưởi đậu được nhiều trái tập trung các chất dinh dưỡng để nuôi nhuỵ và quả [8,37].Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn những cánh hoa bưởi để sản xuất tinh dầu vừa giúp đỡ lãng phí mà còn mang lại một nguồn thu nhập khác cho người dân trồng bưởi [13].

Tinh dầu hoa bưởi có thể chiết xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau: chiết với dung môi hữu cơ, cất kéo hơi nước, ngâm, giấm kiệt [15,21,31,36]... Nghiên cứu này đi sâu vào tách chiết tinh dầu hoa bưởi bằng phương pháp chiết với dung môi hữu cơ kết hợp với chưng cất phân đoạn. Với mục tiêu xây dựng quy trình chiết xuất, đánh giá hiệu suất chiết, hình thức cảm quan, thành phần cấu tử trong tinh dầu thu được bằng phương pháp sắc ký khí GC-MS. Kết quả cho thấy:

Về hiệu quả chiết xuất: hàm lượng tinh dầu thu được theo phương pháp này là 0,147% cao hơn hàm lượng tinh dầu chiết xuất bằng phương pháp cất kéo hơi nước 0,1% với nghiên cứu trước đây của tác giả Nguyễn Mạnh Pha về thành phần tinh dầu hoa bưởi của một số chủng loại bưởi ở miền Bắc Việt Nam [13]. Kết quả này cho thấy, hiệu quả của phương pháp chiết với dung môi tối ưu hơn phương pháp cất kéo hơi nước.

Về hình thức cảm quan: tinh dầu hoa bưởi có màu vàng đậm, khá sạch và hầu như không bị lẫn các tạp chất khác; trong suốt, mùi thơm nồng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của tác giả Vũ Ngọc Lộ và cộng sự về thành phần tinh dầu hoa bưởi của một số loài bưởi khác nhau [18].

Về thành phần hoá học, dựa vào bảng 3.1, ta có:

- Tinh dầu thu được đã được xác định gồm có 9 thành phần hóa học chính chiếm hàm lượng cao trong tinh dầu gồm có: pinen <b-> (7,27); limonen (7,93); phellandren <b-> (5,76); ocimen <(E)-b-> (7,1%); linalool (18,02); anethol <E-> (= anethol <trans->) (8,72); eugenol (8.19); zingiberen <a-> (7,27); nerolidol <E->

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 22/09/2024