Hình Ảnh Hoa Và Cỏ Dại - Hình Ảnh Mang Tính Biểu Tượng Về Thân Phận Người Phụ Nữ


(Chiều mưa)

Trong "Chiều mưa" ấy, nhà thơ nhìn về quá khứ, nhìn vào hiện tại và nhìn tới tương lai với một tâm trạng đầy bi quan, chán nản:

Lối về chiều lại mưa tuôn

Tôi thương hứng lấy giọt buồn cho tôi Lối về chỉ có một thôi

Lênh láng thế nước biết trôi ngả vào

(Lối mưa)

Mưa, buồn thơ hình như cứ gắn với nhau trong thơ Bùi Kim Anh trong mọi nơi, mọi lúc:

- Chờ khi người nhớ đến ta

Thì hạt sương trắng đã nhoà vào mưa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

(Bây giờ tìm ai)

- Ước một ngày giữa tự nhiên

Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 12

Cởi cho gió rũ ưu phiền cuốn đi

Cởi cho mưa xối nước kỳ

Chẳng còn chi nữa cả khi đứng ngồi

(Chẳng còn tự nhiên)

- Ngày xưa để lại ngày xưa

Hôm nay mưa nắng nắng mưa dội vào Ước gì có một ngọn sào

Trắng đen phơi hết chuyện nào cũng khô

(Ước)

- Ta là con kiến giữa dòng

Bám vào cọng cỏ long đong một mình Thả cho mưa rập gió rình

Trong cơn xoáy biết nhân tình nổi trôi.

(Long đong một mình)

- Ngó lên trời nắng chang chang


Nghĩ mưa chẳng tới mang vàng ra phơi Rò là khổ cái thân tôi

Biết dại dột đã ướt rồi còn đâu Vàng mười đem đổ thanh thau

Tiếc công lặn lội mà đau đớn mình

(Đem vàng ra phơi)

- Lời buồn gửi lại mùa đông

Kiến thơ thẩn thả mênh mông còi nào Bước thì bước thấp bước cao

Đi đâu cũng sợ mưa rào ướt thân

(Giấc ngủ hờ)

- Biết tìm đâu cái ngày xưa

Biết tìm đâu gió đâu mưa bây giờ

(Chuông nào đánh chẳng ngân nga)

- Như chiếc lá cuối thu em sẽ dừng lại và nhìn người đàn ông phảng phất nỗi buồn trong cơn mưa khi chiều chạng vạng.

(Tiếc nối)

- Con bé xíu giữa cuộc đời này Một gánh chắt chiu giọt mắt

Niềm vui nhỏ chẳng ai cần lượm

Mẹ con mình tát mưa nắng sớm trưa

(Dành cho con gái)

Hình ảnh cơn mưa, mưa, mưa xối, mưa dội, mưa rào, gió mưa, mưa rập gió rình… trở đi trở lại trong thơ Bùi Kim Anh khi chị nói về nỗi lòng mình.

Ngoài các hình ảnh nói trên, đọc thơ Bùi Kim Anh người đọc còn gặp khá nhiều các hình ảnh gây ấn tượng khác như: gió, mùa thu, giấc mơ, trái


tim,… Các hình ảnh này có trong thơ Bùi Kim Anh nhưng tần số xuất hiện không cao như các hình ảnh chiều, đêm, mưa đã nói ở trên.

3.2.2. Hình ảnh hoa và cỏ dại - hình ảnh mang tính biểu tượng về thân phận người phụ nữ

Bùi Kim Anh không có bài thơ nào chỉ viết riêng về hoa nhưng những hình ảnh về hoa trong thơ chị thường xuất hiện rất đúng chỗ để góp phần thể hiện cái Tôi của một người phụ nữ tri thức có cái nhìn sâu sắc với cuộc đời. Hoa là biểu tượng của những yếu tố làm nên cuộc đời người phụ nữ: nhan sắc, tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc…

Thơ Bùi Kim Anh có nói đến nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa sữa, hoa phượng, hoa nhài, hoa mận, hoa cà… nhưng phần lớn trong các lần xuất hiện thì hoa chỉ được nhắc đến một cách khái quát. Nếu như coi hoa là thứ ngôn ngữ tinh tế và gần gũi nhất với tâm hồn người phụ nữ thì ngôn ngữ của Bùi Kim Anh là cách nói ít phô trương, ít nói bằng màu sắc, hương thơm:

- Gửi người ở chốn Nghi Tàm

Một câu thơ đã muộn màng với hoa

Bây giờ biệt thự giăng đầy

Yêu hoa tìm lối ai hay lạc đường

Giá như thâm thấp giậu rào Cho ta được lả lơi chào với hoa

Hẹp hòi để lối hoa rơi

Câu thơ đành thả giữa trời vậy thôi

(Lối hoa rơi)


Ngoài phố những hoa hoa Mua về ta cắm chật nhà mới thôi Yêu đi cho trọn kiếp người

Kẻo mai thác lại tiếc đời buồn tênh

(Lục bát cuối chiều)

Cách nhìn cuộc đời khi phải đối mặt với ưu tư, buồn phiền, hiu hắt của Bùi Kim Anh là mua hoa về "cắm chật nhà mới thôi" - ở đây, ta thấy có một sự "lên gân" theo cái cách riêng của tác giả:

- Góc phố có hàng hoa tươi

Cho người mua để tặng người lúc yêu

(Phố có con hồ)

- Con đường đưa em đến anh

Có hương hoa sữa để dành cho đêm Gió đưa trăng ngả bên thềm

Em đi hết nửa nỗi niềm thì thôi

Lời yêu trót đã để dành

Nhặt lên lại sợ khô cành rụng hoa

(Lời yêu)

Tác giả đã thườ ng lấy hình ảnh hoa để bộc lộ nỗi niềm kín đáo của người phụ nữ:

- Giá như đừng có ngày xưa

Cho người gặp lại khỏi ngơ ngẩn người Lời nào cột lại với lời

Bông hoa tim tím nhắc thời ấu thơ

(Nhặt nắng)


Tác giả không nói rò loài hoa nào, chỉ nói hoa màu tim tím. Màu hoa tím gợi lên một khoảng trời thương nhớ thời thơ ấu, gợi lên sự thuỷ chung trong "lời nào cột lại với lời" của ngày xưa:

Người đừng có ước già đi

Để ta ước lại cái thì còn xuân

Hoa mận mới nở trắng ngần

Tiếng chim líu ríu trước sân sau nhà

Hoa xoan tim tím hoa cà

Người đừng nói câu nửa chừng Để ta tỏ nỗi ngập ngừng với ai Nửa đêm nở đoá hoa nhài

(Nửa đêm)

Hoa mận, hoa xoan, hoa cà, hoa nhài - những loài hoa bé bỏng đi ra từ những câu hát dân gian giàu chất liệu cổ truyền dân tộc.

Sớm mồng một mua hoa hồng

Không gai thời cắm chục bông cũng tàn

(Bắc lên ngọn gió mà cân)

Hoa nào nở rồi cũng phải tàn. Hoa hồng có gai hay không có gai cũng vậy. Mua hoa hồng ngày đầu tháng để làm lễ là lẽ thường. Hoa tàn cũng là lẽ thường. Cái khác thường ở chỗ tác giả "thả câu thơ để đi tìm tứ thơ":

- Trách nhau lần nữa làm chi Hoa tầm xuân có còn gì nữa đâu

- Bằng lăng tím ngát nở dày dưới mưa Lại về với những vần thơ

Nối dang dở để bây giờ trọn câu


Lại về với thuở yêu đầu….

(Tìm trong phố cũ)

Hoa tầm xuân - một loài hoa bình thường, gần gũi với loài hoa dại. Màu tím của hoa bằng lăng gợi nhớ ngày xưa. Cả hai đều làm "cầu nối" để chủ thể trữ tình được "lại về với thuở yêu đầu", được có "những vần thơ" "trọn câu".

Bùi Kim Anh là nhà thơ đồng thời cũng là nhà giáo. Viết về những năm tháng đứng trên bục giảng, chị có "Bục giảng và những mùa phượng":

Bao lớp học trò ra đi

Bao lần phượng thắm cành rũ lá Em mang được bao lời của tôi

Tôi cúi xuống nhặt cánh phượng rơi Chưa lấm bụi

Chưa nát nhàu bước thời gian dẫm đạp

Cây phượng già cháy đỏ lần hoa mới.

Cỏ là hình ảnh biểu tượng về thân phận của người phụ nữ nhỏ bé, khiêm nhường. Bùi Kim Anh có tập thơ "Cỏ dại khờ" và nhiều bài thơ có tên cỏ: Cỏ trắng, Cỏ dại, Cỏ, Mầm của cỏ…

- Bây giờ chị mới đến em

Thì tuổi thơ đã bỏ quên mất rồi Mộ cha cỏ trắng như phơi

Chị em ta cũng một đời cằn khô

(Cỏ trắng)

Và dưới con mắt nhà thơ, bản thân tác giả (chị em ta) cũng một "đời cằn khô" như cỏ dại vậy:

- Dại khờ là dại khờ ơi


Trong em là cả một trời bão dông


Ai hay cá chép hoá rồng

Để dòng sông phải rỗng không thế này Ai hay nước nổi lên mây

Mặc cỏ dại phải đêm ngày khát khao

(Cỏ dại)

Mở đầu bài thơ, tác giả nói đến sự dại khờ. Đó là sự dại khờ của mộ t tâm hồ n trong trẻ o , sự dại khờ của cỏ mọc nơi chân đê. "Dại khờ" nên mới thẫ n thờ , chờ đợ i trong vô vọ ng thế nà y:

- Có một loại cỏ dại khờ

Lan trên đất lại thẫn thờ theo gió

Có ai đâu tìm hoa cỏ mà xanh xao đợi chờ

- Có một loài cỏ dại khờ

Cứ nhớ nắng để cong xơ xác lá

Mưa tạt qua đất lạ mặc cỏ thành hoang vu

(Cỏ)

Cỏ cứ "dại khờ" "xanh xao đợi chờ" "nhớ nắng" đến "xơ xác lá" rồi trở thành "hoang vu". Có cách nói nào hơn cách nói này để bộc lộ sự trong trẻo, khiêm nhường, vị tha của chủ thể trữ tình trong bài thơ?

- Hình như có mầm của cỏ

Lách lên từ kẽ đất cằn Chỉ tỉnh yêu là được thế

Hoang sơ chân tóc nỗi niềm


Tình yêu thuở đất bình yên Tình yêu thuở trời giông bão Trong em một triền cỏ dại Bỏ quên rậm lối đi về


Chỉ là tình yêu được thế Thoả thê lửa dạt nước dào Cỏ không biết hình dáng cỏ

Chồm mình trong trảng đam mê

(Mầm của cỏ)

Nhưng cứ theo qui luật của tự nhiên "cỏ xanh rồi cỏ lại tàn", nên nhà thơ vẫ n hy vọng:

- Một ngày có chị có em

Triền đê dốc vạt cỏ mềm bước chân Gió đi để nắng tần ngần

Bao lần xuân nữa bao lần bãi sông

(Một ngày bãi sông)

Có vẻ như là vô thức khi nhà thơ cứ viết về "cỏ" nhưng dường như nằm sâu trong ý thức chỉ cần gợi nhẹ là bật lên như "mầm của cỏ". Những vật nhỏ nhoi, mỏng manh, phiêu dạt ấy phản ánh một tâm trạng cũng yếu ớt, bé bỏng, cô đơn luôn cầ n sự chở che , nâng niu , chăm chú t . Nhưng ở mộ t khí a cạ nh khác thì hình ảnh cỏ cũng thể hiện rò tính kiên trì , dai dẳ ng và bấ t tử củ a sự tồ n tạ i - loài cây nhỏ bé này trong thiên nhiên dù thuận lợi hay khắc nghiệt . Cỏ quả giống như hình ảnh người phụ nữ vậy.

3.3. Ngôn ngữ thơ

Như đã biế t ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên xây dựng nên một tác phẩm thơ ca. Ngôn ngữ thơ thể hiện đầy đủ những mặt mạnh và mặt hạn chế trong cách viết của từng nhà thơ. Ngôn ngữ thơ là yếu tố động, biến hoá và nhiều màu sắc. Các cấp độ khác nhau, trong bình diện khác nhau - ngôn ngữ đều góp phần tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn riêng, dễ nhận thấy nhất cho tác phẩm của mỗi nhà văn, nhà thơ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022